30 January 2013

Ngày Quốc Khánh Úc - Australia Day 2013 ở Melbourne

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới & nghe Paltalk Online xin hãy nhấn▼2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Năm nay Hội Chợ Tết (HCT) Cộng Đồng Melbourne trùng vào Ngày Quốc Khánh Úc (Australia Day), tuy rất bận rộn với việc tổ chức, điều hành, tiếp đón quan khách, ... ở HCT, nhưng CĐNVTD/VIC đã có gắng sắp xếp, kêu gọi đồng hương tham gia Diễn Hành Mừng Ngày Quốc Khánh Úc Ðại Lợi - 26/01/2013.

Ðây là dịp để người Việt chúng ta bày tỏ lòng tri ân của Cộng Đồng đối với đất nước đã và đang cưu mang người Việt tỵ nạn, cũng là dịp để cho người dân Úc, cho các cộng đồng bạn thấy rằng Cộng Đồng người Việt đã hoà nhập thành công vào cuộc sống hài hoà, đa văn hoá trên đất nước Úc và luôn luôn cố gắng đóng góp để xây dựng, gìn giữ căn nhà chung mỗi ngày mỗi thêm tươi đẹp hơn.

Đoàn diễn hành CĐNVTD/VIC gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần - từ các em nhỏ, các em sinh viên học sinh, ... cho đến các vị cao niên trên 90 tuổi, đặc biệt có sự tham gia của Nhóm Vũ Âu Cơ trong trang phục dân tộc với nón quai thao, với áo tứ thân nhiều màu sắc đã được đông đảo người đi xem đứng hai bên đường cổ vũ, tán dương bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.

Không những thế, người dân địa phương còn bày tỏ lòng cảm mến đối với Người Việt qua việc gia nhập đoàn diễn hành và cùng cầm Cờ Vàng.

* Thêm hình ảnh diễn hành của CĐNVTD-Vic ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2730-2730
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

29 January 2013

Ðài SBTN phát hình sang Úc, bắt đầu Tháng Hai

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới & nghe Paltalk Online xin hãy nhấn▼2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html Website ▼
http://www.sbtn.net/


Ðài truyền hình SBTN sẽ chính thức phát hình sang Úc bắt đầu từ Tháng Hai năm nay, theo thông cáo báo chí của đài.

Chương trình của đài SBTN (Saigon Broadcasting Television Network) sẽ được phát qua làn sóng của hệ thống truyền hình TVB Australia, cũng theo thông báo.

SBTN, trụ sở chính tại Garden Grove, California, là đài truyền hình tiếng Việt đầu tiên ở hải ngoại phát hình 24/24. Hiện nay, đài phát hình qua nhiều hệ thống truyền hình vệ tinh cũng như dây cáp (cable) đến với người Việt định cư tại Hoa Kỳ và Canada ...

“SBTN luôn duy trì các chương trình tạo một sự nối kết với người Việt hải ngoại, nhất là trong lãnh vực văn hóa và truyền thống,” nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc SBTN, được thông cáo trích lời nói. “SBTN thu hút khán giả đủ mọi thế hệ, với một sự đa dạng bao gồm tin tức, cộng đồng, phim truyện, chương trình thiếu nhi, nhạc, văn hóa và lịch sử...”

SBTN sẽ có một buổi lễ khai mạc chương trình phát sóng được tổ chức tại Sydney với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.UQZuufInnqU


mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

28 January 2013

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Sống mà không có tự do là chết"


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/


Larry Berman - Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch - "Đối với các ông chúng tôi không hơn gì là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc đấu tranh, thì chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào vô phương, và rồi chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự chọn lựa là giữa sống và chết.

Đối với chúng tôi ký vào hiệp định, mà chẳng khác gì đầu hàng tức sẽ chấp nhận bản án tử hình, vì sống mà không có tự do là chết. Không, sống như thế còn tệ hơn cả chết!" - Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Vào ngày 18 tháng 10, Henry Kissinger bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn để báo cáo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định hòa bình. Buổi họp ngày 19 tháng 10 kéo dài gần hai giờ. Sau khi lắng nghe Kissinger thuyết trình, ông Thiệu muốn có bản thảo hiệp định. Ông được trao cho bản tiếng Anh.

Cuộc họp trở nên xấu đi. Đầu tiên, ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn cho Tổng thống Thiệu, chỉ được trao cho bản tiếng Anh. Ông Nhã phẫn nộ đáp lại: "Chúng tôi không thể thương lượng số phận của nước mình bằng tiếng nước ngoài!" Ông rất tức giận đòi có bản tiếng Việt. Ông Nhã muốn thấy bản tiếng Việt mà những người cộng sản đã trao cho Kissinger.

Kissinger nói, "À, chúng tôi quên." Ông Nhã đáp: "Ông muốn nói gì thế, ông quên ư?". Rồi ông Nhã chế giễu toàn bộ quá trình hội nghị và ông nói với Kissinger, "Ông muốn bảo tôi người Mỹ có thể hiểu tiếng Việt hơn người Việt? Chúng tôi muốn thấy bản tiếng Việt."

Về sau khi nhận được bản tiếng Việt, ông Nhã mới nhận ra rằng nhân dân Miền Nam được yêu cầu ký vào bàn hiệp định mà tương đương như bản tuyên bố đầu hàng.

Trong buổi họp ấy ông Nhã nhớ lại, "Kissinger nói giải pháp mới này khiến vị thế của Bắc Việt suy yếu hoàn toàn, và ngay cả Lê Đức Thọ còn ôm tôi khóc. Lúc đó tôi nhìn ông ta chăm chú mà lòng rất hoài nghi. Tôi nói, Lê Đức Thọ? Một tay cộng sản già giặn? Mà khóc sao? Rồi tôi nói đùa mà ông ta không thích. Tôi nói: Coi chừng nước mắt cá sấu đấy."

Sau này, ông Thiệu bảo ông Nhã, "Tôi muốn đấm vào miệng Kissinger."

Còn John Negroponte, trợ lý cho Kissinger, hồi tưởng lại cuộc họp ấy theo ngôn ngữ ngoại giao:

"Bầu không khí cuộc họp ấy rất căng thẳng và rất khó chịu. Chúng tôi đến Sài Gòn vào tháng 10 năm 1972 mang theo toàn bộ bản hiệp ước kết thúc chiến tranh mà có quan hệ trực tiếp, thật sự quan hệ gần như hoàn toàn đến sự tồn vong quốc gia của họ trong tương lai. Thế mà chúng ta yêu cầu họ ký ngay vào hàng cuối cùng. Vì thế bầu không khí rất căng thẳng, và Tổng thống Thiệu phản đối rất dữ dội bản thảo hiệp định."

Ông Nhã thức khuya để đọc bản dịch tiếng Anh và ông nhận ra rằng có những điểm mà "chúng tôi đã hoàn toàn bác bỏ trong các cuộc mật đàm trước, và chúng tôi đã nghĩ rằng phía Mỹ đã đổng ý với chúng tôi là không nêu ra những vấn đề ấy nữa, nhưng bây giờ chúng tôi thấy rằng những người cộng sản lại nêu ra những vấn đề ấy dưới hình thức này hay hình thức khác."

Chẳng hạn, bản thảo hiệp định đề cập đến ba quốc gia Đông Dương: Lào, Cambodia và Việt Nam. Như vậy, ngay từ đầu Việt Nam được mô tả như là một nước, chứ không phải hai nước. Nếu thế làm sao quân đội của nước mình rút ra khỏi nước mình được? Từ đấy, ông Nhã hỏi Kissinger chuyện gì đã xảy ra với "bốn quốc gia". Kissinger đáp là do đánh máy sai. Ông Nhã cười "Tôi biết tẩy các ông rồi. Số "3" không được viết ở đấy. Cái từ "ba" viết ra không phải là con số, nó là từ ba, B- A. Cho nên đây là điều chúng tôi không thích."

Kế tiếp, ông Nhã suy đoán rằng cái gọi là Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc thực tế chỉ là một "liên hợp trá hình vì những người cộng sản hơi thông minh hơn Hoa Kỳ." Bản tiếng Anh đề cập đến hội đồng như là "cấu trúc hành chánh" nhưng bản tiếng Việt lại ghi hội đồng là "cơ cấu chánh quyền", qua đó nên được dịch sang tiếng Anh "cấu trúc chánh quyền", như thế ám chỉ một cấu trúc từ trung ương đến cơ sở và bao gồm toàn bộ chính quyền từ hành pháp, lập pháp đến tư pháp. Đây là vấn đề chính đối với Miền Nam.

Cuối cùng sau khi trình bày xong, ông Nhã đưa ra 64 điểm cần phải thay đổi.

Cuộc họp diễn ra cực kỳ tranh cãi, nhưng Tổng thống Thiệu vẫn giữ nguyên lập trường. Ông Nhã báo cho Tổng thống Thiệu biết Kissinger đến Sài Gòn để phản bội miền Nam Việt Nam, và vì đây là vấn đề sinh tử cho nên Tổng thống cần nghĩ ra chiến lược nhằm đối phó với Kissinger.

Ông Nhã thuyết phục Tổng thống Thiệu hủy bỏ cuộc họp với Kissinger vào cuối ngày. Kissinger nổi giận, nói với ông Nhã "Tôi là Đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ. Ông biết không nên đối xử với tôi như kẻ sai vặt. Tôi phải gặp Tổng thống Thiệu tối nay." Ông Nhã cứng rắn đáp trả: "Đừng cảm thấy bị xúc phạm, tôi không bao giờ coi ông là kẻ sai vặt. Tổng thống không thể tiếp ông vì quả thực có cuộc họp với các tướng lãnh. Cuộc họp sẽ kéo dài bốn giờ."

Kissinger bấy giờ ắt hẳn nhận thức Tổng thống Thiệu sẽ từ chối ký hiệp định. Cho nên ông rời Sài Gòn sang Cambodia, nơi ông và Thủ tướng Lon Nol nâng ly chúc mừng "hòa bình ở Việt Nam". Khi ở Phnom Penh Kissinger khiến Lon Nol có ấn tượng rằng Tổng thống Thiệu chấp thuận hiệp định. Khi biết chuyện, Tổng thống Thiệu lại càng tức giận trước sự trân tráo của Kissinger.

Hòa bình vẫn còn mờ mịt. Vào ngày 21 tháng Mười Kissinger trở về từ Phnom Penh và đi thẳng đến gặp Tổng thống Thiệu. Trong tâm trạng "căng thẳng và rất khích động", Tổng thống Thiệu nghĩ bản hiệp định được đưa ra này thậm chí còn tồi tệ hơn hiệp định 1954: "Tôi có quyền nghi ngờ Mỹ đã âm mưu với Liên Xô và Trung Cộng. Vì các ông thừa nhận sự hiện diện của Bắc Việt ở đây, cho nên nhân dân miền Nam cho rằng Hoa Kỳ đã bán đứng họ và Bắc Việt đã thắng cuộc chiến."

Ông nói tiếp "Tiến sĩ Kissinger nói ngày hôm kia rằng Lê Đức Thọ bật khóc, nhưng tôi có thể đoan chắc với ông ta rằng nhân dân Miền Nam là những người đáng khóc, và người nên khóc là tôi... Nếu Mỹ muốn bỏ rơi nhân dân Miền Nam, đó là quyền của họ!"

Tổng thống Thiệu nói dù chuyện gì xảy ra ông cũng cảm ơn Tổng thống Nixon về tất cả những gì ông ta đã làm cho Miền Nam Việt Nam. Ông biết Nixon phải hành động vì quyền lợi riêng của mình và vì quyền lợi của nhân dân ông ta. Ông cũng phải hành động vì quyền lợi của nhân dân Miền Nam Việt Nam.

Kissinger nói với Tổng thống Thiệu con đường Tổng thống Thiệu đang đi sẽ là con đường tự sát. Tổng thống Thiệu đáp rằng có từ 200.000 đến 300.000 quân Bắc Việt ở miền Nam và Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc gồm có ba thành phần. "Nếu chúng tôi chấp nhận văn kiện như hiện nay, chúng tôi sẽ tự sát- và tôi sẽ tự sát."

Kissinger cố gắng lần cuối cùng để thuyết phục Tổng thống Thiệu. Kissinger nói trong vòng sáu tháng, nếu Tổng thống Thiệu không ký, quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ. Bất chấp những lời khẩn cầu của Kissinger, ông Thiêu vẫn từ chối ký hiệp định.

Kisinger nói với ông Nhã, "Tổng thống đã chọn con đường tử vì đạo. Nếu chúng tôi phải làm, Hoa Kỳ có thể ký hiệp ước hòa bình riêng với Hà Nội. Còn về phần mình, tôi nhất định không bao giờ đặt chân lại Sài Gòn. Sau vụ này. Đây là thất bại lớn nhất trong nghề nghiệp ngoại giao của tôi!"

"Chúng tôi rất lấy làm tiếc", Ông Nhã đáp lời, "nhưng ông phải nhớ chúng tôi có cả quốc gia để bảo vệ!"

Tổng thống Thiệu chỉ bản đồ nói, "Đối với các ông chúng tôi không hơn gì là chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc đấu tranh, thì chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào vô phương, và rồi chúng tôi sẽ chết... Đối với chúng tôi, sự chọn lựa là giữa sống và chết. Đối với chúng tôi ký vào hiệp định, mà chẳng khác gì đầu hàng tức sẽ chấp nhận bản án tử hình, vì sống mà không có tự do là chết. Không, sống như thế còn tệ hơn cả chết!"

Kissinger trở về Washington vào ngày 23 tháng Mười mà lòng tràn ngập thất vọng.

Ngày 24 tháng Mười Tổng thống Thiệu phát biểu với nhân dân Việt Nam trên hệ thống truyền thanh và truyền hình trong bài diễn văn hai giờ đồng hồ để bàn về hiệp định có thể có trong tương lai. Ông nói lý do chính người cộng sản muốn ngừng bắn là để đuổi tất cả người Mỹ đi nhằm để dễ dàng thôn tính Miền Nam. Ông cảnh cáo về nền hòa bình giả. Ông muốn đồng bào ông biết rằng ông không bao giờ cản trở nền hòa bình nào thật sự lâu dài và ông sẵn sàng từ chức một khi nền hòa bình ấy được bảo đảm.

Ông ngừng nói hai lần để lấy khăn tay lau mồ hôi trên trán.


Lược dịch từ tác phẩm Không Hòa bình, Không Danh dự (No Peace, No Honor) của giáo sư Larry Berman, chương 9, nhà xuất bản The Free Press, 2001.

Larry Breman là giáo sư chính trị ở Đại học University of California, Davis. Ông dùng nhiều tài liệu lưu trữ được coi là bí mật trước đây để viết tác phẩm này. Tác phẩm được coi là tác phẩm trung thực nhất bàn về Hiệp định Hòa bình Paris.


* Nguồn bài viết trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/01/tong-thong-nguyen-van-thieu-song-ma.html#more
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

21 January 2013

Audio: Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris

Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới & nghe Paltalk Online xin hãy nhấn▼2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Nếu Audio chưa xuất hiện xin Quý Vị hãy nhấn vào F5 hay Refresh

=>


Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 sẽ là ngày kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam.

Được mệnh danh là ‘Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình ở Việt Nam’, Hiệp Định Paris gồm 9 Chương 23 Điều và được ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 bởi bốn ngoại trưởng đại diện cho bốn bên tham dự theo lập luận của Hà Nội, hoặc giữa 2 bên - tức là phe đồng minh và phe cộng sản - theo quan điểm của Sài Gòn.

Đó là ông William P. Rogers, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Hoa​Kỳ và ông Trần Văn Lắm, Tổng Trưởng Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và bà Nguyễn Thị Bình, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, hai nhân vật quan trọng nhất trong tiến trình kéo dài trên bốn năm từ ngày 13 tháng 5 năm 1968 khi Hòa Đàm Paris bắt đầu đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 khi Hòa Đàm Paris kết thúc là Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ông Lê Đức Thọ, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Lao Động tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã mật đàm nhiều lần với nhau để mặc cả khai thông Hòa Đàm mà Washington lại không thông báo với đồng minh Sài Gòn.

Chính quyền Hà Nội trước đây và bây giờ, lúc nào cũng coi Hiệp Định Paris là một chiến thắng ngoại giao lớn của phe cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam. Hà Nội đã có thể đạt được chiến thắng ngoại giao này là vì Washington đã nhượng bộ, bất chấp phản đối mạnh mẽ của Sài Gòn, hai yếu tố quan trọng quyết định cuộc chiến Việt Nam về mặt pháp lý và thực tế chiến trường:

Điều 1 của Hiệp Định Paris qui định rằng: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận.”

Nhìn từ quan điểm của Hà Nội, đây là cơ sở pháp lý cho phép Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực.

Điều 3 khoản (a) của Hiệp Định Paris viết rằng: “Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc. Bắt đầu từ khi ngừng bắn: Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam cộng hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân." Và điều 5 qui định rằng việc rút quân này sẽ hoàn tất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp Định.

Điều 3 và Điều 5 của Hiệp Định Paris thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự tại chiến trường, vì Hà Nội chẳng những được quyền duy trì Bộ đội Bắc Việt tại Miền Nam, theo Hiệp Định, mà còn trắng trợn vi phạm Hiệp Định, khi ồ ạt chuyển quân vào Nam sau ngày 27 tháng 1 năm 1973 trong chiến dịch gọi là ‘Đại Thắng Mùa Xuân’ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội cộng sản Miền Bắc tiến vào chiếm đóng Thủ đô Sài Gòn.

Vậy thì bối cảnh nào đã đưa đẩy đến Hiệp Định Paris 1973 và tại sao VNCH đã phải ký tên vào Hiệp Định khi biết rằng Hiệp Định này hoàn toàn bất lợi? Sài Gòn đã chống đối Washington như thế nào và đã nỗ lực vận động các đồng minh khác ra sao?

Chúng tôi nêu lên các câu hỏi này với Ls Lưu Tường Quang tại Sydney. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Lưu Tường Quang, phục vụ tại Trung Ương Bộ Ngoại Giao ở Sài Gòn cũng như tại Đại Sứ Quán Việt Nam Cộng Hòa ở Canberra, đã đảm nhận một vài nhiệm vụ có ít nhiều liên hệ đến Hiệp Định Paris.

Ngọc Hân: Thưa ông Lưu Tường Quang – Nhìn lại cục diện chính trị của những năm sau cùng thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những yếu tố nào đã đưa đẩy đến Hiệp Định 1973 về Việt Nam?

Lưu Tường Quang: Thưa cô Ngọc Hân và kính chào quí vị thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – Trừ phi có một chiến thắng quân sự rõ rệt, cuộc chiến nào cũng được giải quyết bằng một tiến trình thương thuyết hòa bình. Điểm khác biệt nổi bật trong cuộc chiến Việt Nam là một chiến thắng quân sự đã đạt được hoàn toàn nhờ vào một hiệp định gọi là để ‘lập lại hòa bình’.

Hà Nội đã ký kết Hiệp Định Paris, vì họ đánh giá là Hiệp Định cho họ cơ hội chiến thắng quân sự, một thành quả mà họ đã không đạt được tại chiến trường, trước khi Hiệp Định được ký kết.

Còn tại Washington, chính phủ Mỹ thúc đẩy việc ký kết Hiệp Định, vì Mỹ cần Hiệp Định này để giải kết khỏi Việt Nam gọi là ‘trong danh dự’. Lúc vận động tranh cử, cũng như sau khi đắc cử và nhậm chức vào đầu năm 1969, Tổng Thống Richard Nixon lúc nào cũng sử dụng nhóm chữ ‘hòa bình trong danh dự’ khi nói về cuộc chiến Việt Nam.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã mất ý chí chính trị để tiếp tục trợ giúp quân sự cho Sài Gòn dưới thời Tổng Thống Đảng Dân Chủ Lyndon Johnson, khi Hà Nội mở cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Hà Nội đã thất bại nặng nề về mặt quân sự tại Miền Nam và về mặt chính trị vì nhân dân Miền Nam đã không ‘nổi dậy’ như Hà Nội mong đợi, nhưng Hà Nội lại chiến thắng chính trị tại Washington, khi Tổng Thống Johnson quyết định không tái tranh cử và bắt đầu tiến trình thương thuyết với Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 1968.

Tổng thống kế nhiệm Richard Nixon đã bắt đầu kế hoạch ‘giải kết’ này với chương trình Việt-Nam-hóa [Vietnamization] mà ông đã thảo luận và áp đặt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Việt-Mỹ ở Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969 tức là ngày 9 tháng 6 tại Sài Gòn.

Tôi đã tháp tùng Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành trong Phái Đoàn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Midway này. Sau đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1969 tại Guam ông Nixon công bố chính sách gọi là Chủ thuyết Nixon

Theo đó Mỹ phân biệt 3 loại đồng minh, đồng minh mà Mỹ có nghĩa vụ kết ước, đồng minh mà Mỹ không có nghĩa vụ kết ước nhưng bị đe dọa tấn công bằng võ khí nguyên tử, và thứ 3 là nhóm quốc gia khác như Việt Nam Cộng Hòa, tức là không bị tấn công nguyên tử và không có hiệp ước với Mỹ - thì phải ‘tự lực cánh sinh’ trước khi được Mỹ giúp đỡ.

Ngoài những áp lực chính trị quốc nội, một diễn tiến quan trọng khác trên chính trường quốc tế, là vào tháng 2 năm 1972, Tổng thống Nixon thăm viếng Bắc Kinh và ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Chu Ân Lai để công nhận và thiết lập bang giao với Trung Quốc. Với biến chuyển này, cuộc chiến chống Cộng tại Miền Nam Việt Nam không còn quan trọng trong chính sách Châu Á của Mỹ.

Ngọc Hân: Đã đánh giá là dự thảo Hiệp Định Paris hoàn toàn bất lợi, nhưng tại sao chính phủ VNCH lại ký tên vào Hiệp Định và Sài Gòn đã có các nỗ lực cải thiện Hiệp Định như thế nào với Mỹ và các đồng minh khác, thưa ông Lưu Tường Quang?

Lưu Tường Quang: Tiến sĩ Kissinger đến Sài Gòn hồi tháng 10 năm 1972 với bản dự thảo Hiệp Định mà ông chuẩn bị ký tắt với ông Lê Đức Thọ tại Hà Nội, nếu được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đồng ý. Tất nhiên, Tổng Thống Thiệu bác bỏ dự thảo này, vì dự thảo hoàn toàn trái ngược lập trường cố hữu của Sài Gòn là:

Hà Nội cũng phải rút bộ đội cộng sản trở về Miền Bắc, như các quăn đội ngoại nhập khác tại Miền Nam. Ông Kissinger không thể đi Hà Nội như mong muốn mà phải trở về Washington.

Đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon lại gởi Tướng Alexander Haig, Phụ tá Cố Vấn An Ninh, đến Sài Gòn với bản dự thảo không khác gì bản dự thảo trước, với lời đe dọa là nếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chống đối, Mỹ dự trù ký kết một mình với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho VNCH.

Sau năm 1975, tại Canberra, cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm đã nhiều lần xác nhận với tôi về sự bế tắc này, khiến ông phải ký tên vào Hiệp Định Paris 1973. Tất nhiên, trong tình trạng bang giao bế tắc với Mỹ, Tổng thống Thiếu đã gởi nhiều sứ giả đi vận động các đồng minh khác của VNCH nhưng không đạt được sự ủng hộ mong đợi.

Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Kim Phượng, cựu đại sứ tại Kuala Lumpur và Canberra, phụ trách công tác vận động với Malaysia, Sinpapore và Australia.

Ngày thứ Sáu 3 tháng 11 năm 1972, tôi đã từ Canberra đến Sydney để tham dự cuộc thảo luận giữa Đặc sứ Trần Kim Phượng và Ngoại trưởng Úc Nigel Bowen trong chính phủ liên đảng Tự Do-Quốc Gia - là thế lực chính trị Australia đã quyết định tham chiến taị Việt Nam hồi năm 1965. Ngoại trưởng Bowen từ chối ủng hộ Sài Gòn trong nỗ lực chống lại Washington.

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-40-nam-hiep-dinh-paris/1588006.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Dạ tiệc Tất Niên với Hồn Việt Radio tại thành phố Sydney, Australia


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới & nghe Paltalk Online xin hãy nhấn▼2 hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Khắp toàn cầu vẫn có thể nghe được Audio những buổi phát thanh trước và trực tiếp của Hồn Việt Radio trên Computer, Laptop, iPad, iPhone . Xin nhấn Chuột vào 2 hàng chữ xanh dưới đây ▼

http://www.nicheradio.com.au/honviet/index.php/podcast


http://www.nicheradio.com.au/index.php/programs/vietnamese-program


* Thông báo trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2709-2709
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive