31 July 2016

Video tin tức và Tin tặc Trung Cộng tấn công nhiều sân bay quốc tế tại Việt Nam

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Video: Loa phóng thanh tại sân bay Nội Bài bị tin tặc Trung Cộng chiếm quyền kiểm soát, phát thông điệp đe doạ Việt Nam

Chiều ngày 29/7/2016, Trung Cộng đã ồ ạt tấn công tin tặc nhắm vào hệ thống màn hình tại các sân bay quốc tế lớn Việt Nam. Đây được nói là một sự cố “rất nghiêm trọng”, báo Pháp Luật dẫn lời một quan chức sân bay cho biết.

Sau khi chiếm quyền kiểm soát, tin tặc Trung Cộng đã cho hiển thị một số hình ảnh, dòng chữ có nội dung chửi bới Việt Nam và Philippines, xuyên tạc về vấn đề chủ quyền Biển Đông.

Cho đến thời điểm này, các cuộc tấn công đã xảy ra đồng loạt tại 3 sân bay lớn gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Tại sân bay Nội Bài, không những tấn công vào hệ thống màn hình, tin tặc còn chiếm quyền kiểm soát hệ thống loa phóng thanh.

Một video phổ biến trên facebook đã ghi lại được những tiếng cười man rợ, sau đó là một giọng đọc đe doạ được phát ra trên hệ thống loa phóng thanh.Tại Tân Sơn Nhất, hệ thống máy tính của sân bay bị đánh sập hoàn toàn sau 3 cuộc tấn công liên tiếp. Các nhân viên đã phải chuyển sang làm thủ tục bằng tay cho khách hàng.

Trong khi đó, sân bay Đà Nẵng cũng bị tin tặc Trung Cộng tấn công, nhưng mức độ ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn. Đến tối ngày 29/7/2016, hệ thống mạng internet trên toàn bộ 21 sân bay tại Việt Nam đã bị cắt đứt để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo. Nhiều chuyến bay có nguy cơ bị trì hoãn.

Được biết trước đó, tin tặc Trung Cộng cũng xâm nhập vào hệ thống máy chủ của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Việc này đã làm đóng cửa hệ thống điều hành vé, thủ tục cho khách hàng và thông tin các chuyến bay trong nhiều giờ. Tin tặc Trung cộng cũng đã ăn cắp và tung danh sách các tài khoản khách hàng của Vietnam Airlines lên mạng. Danh sách này bao gồm trên 400.000 tài khoản, dữ kiện họ tên, ngày sinh, địa chỉ của khách hàng VNA. Danh sách này có nhiều xác suất kèm theo mã độc để qua tay người tải về tiếp tục lan toả đến các trang mạng khác.

Sang đến tối thì hacker Trung Cộng chiếm cứ trang nhà của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Vào trang này lúc đó người ta chỉ thấy một màn hình chó sói đen như sau:

Nhóm tin tặc của Trung Nam Hải này có tên là 1937CN là lực lượng tin tặc mạnh nhất của Trung cộng hiện nay. 1937CN là thủ phạm của hơn 36.000 cuộc tấn công trong đó có cuộc tấn công vào trang thegioididong và mạng Facebook tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2013.

CTV Danlambao

* ▼ Còn nhiều hình và chi tiết tại trang mạng ►

25 July 2016

Audio: Nhà hàng Uncle Ho ở Brisbane chính thức đóng cửa!

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* XIN HÃY NHẤN LINK DƯỚI ĐÂY NGHE AUDIO ▼
http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/content/nha-hang-uncle-ho-o-brisbane-chinh-thuc-dong-cua?language=vi

Nhà hàng Uncle Ho ở Brisbane gây nhiều tranh cãi, sau khi đổi tên thành Uncle Bia Hoi và sau cùng là Aunty Oh's Bia Hoi, vừa chính thức tuyên bố đóng cửa.

Trung tuần tháng Tư năm nay, vụ một nhà hàng ở Brisbane lấy tên là Uncle Ho đã gây phẫn nỗ trong cộng đồng người Việt tự do tại Úc và sau đó đã nổ ra các cuộc biểu tình ngay bên ngoài nhà hàng này.

Theo Courier Mail đưa tin vào trưa ngày 24/7, nhà hàng mang tên Uncle Ho ở Brisbane đã chính thức đóng cửa và bắt đầu được thanh lý.

Theo Courier Mail, chiều thứ Sáu vừa qua, Bespoke Hospitality Group, công ty sở hữu nhà hàng gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua với cái tên Uncle Ho, rồi Uncle Bia Hơi, đã không còn hoạt động để chuẩn bị cho các bước thanh lý tài sản.

Theo công ty này, ông Brendan Nixon từ Công ty Kế toán Stanley Morgan Solvency Accountants sẽ chịu trách nhiệm việc phát mại và thanh lý nhà hàng này.

Ông Nixon đã xác nhận rằng nhà hàng hiện nay đã hoàn toàn ngừng hoạt động.

Ông này nói giám đốc công ty là bà Anna Demirbek, đã thông qua một quyết định để thanh lý nhà hàng từ hôm thứ Sáu vừa qua và hiện nay ông Nixon đang thuê người định giá các tài sản trong nhà hàng này.

Công ty Bespoke Hospitality Group không cho biết nguyên nhân đóng cửa nhà hàng Aunty Oh’s Bia Hơi mà tên ban đầu là Uncle Hồ gây nhiều tranh cãi.

Hiện nay, ông Nixon cho biết đang liên lạc với các nhân viên làm việc tại nhà hàng, các nhà cung cấp thực phẩm, các chủ nợ của nhà hàng này để giải quyết thủ tục thanh lý. Ông Nixon hy vọng sẽ sớm nộp báo cáo tài chính cho các chủ nợ của nhà hàng để họ có thể yêu cầu công ty Bespoke Hospitality Group bồi thường cho các khoản nợ.

Theo ông Nixon, trong tuần tới công ty sẽ tổ chức cuộc họp với các chủ nợ để quyết định tương lai của nhà hàng. Qua Courier Mail, ông Nixon cũng nói rằng bất cứ ai có nhu cầu sang lại nhà hàng này thì có thể liên lạc với công ty để bàn thảo thêm.

Như vậy, nhà hàng phải thay đổi tên hai lần kể từ tháng Tư đến nay với cái tên ban đầu gây tranh cãi và phẫn nộ trong cộng đồng người Việt, Uncle Hồ nay đã chính thức kết thúc công việc làm ăn ở Brisbane.

21 July 2016

Video: Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đã thành công quyên góp tiền cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Ông Nguyễn Văn Thanh, cựu chủ tịch CĐNVTD/Sydney.

* Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đã thành công quyên góp tiền cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.

Thưa các bạn,

Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đã quyên góp được $254,453 để hỗ trợ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Thay mặt Ban Tổ Chức chúng tôi xin cám ơn tất cả quý đồng hương, các hội đoàn, tổ chức, anh chị em ca nghệ sĩ, các thiện nguyện viên những người đã làm việc vất vả để có được kết quả này.

Hy vọng rằng số tiền chúng ta quyên góp được sẽ giúp những người đang sống ở các trại tỵ nạn trông chờ một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ, như nhiều người trong chúng ta đã trải qua trong thời gian ở trại tỵ nạn.

-----------------------------------------------------------

Dear friends,

VCA/NSW has raised over $254,453 for UNHCR. An amazing result!

We would like to thank all the donors, the entertainers, all the guests and the volunteers who have worked hard to make our mission come true. I believe I speak for all involved, we are humbled by the significant generosity that everyone provided to reach our target.

I hope the monies raised will be of great assistance to those who are in refugee camps and seeking a better future for them and their families just like how myself and others who were once being refugees.

Thanh

* Copy trên Facebook của Thanh Nguyễn:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010698883515

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

20 July 2016

Audio: Tâm sự của Luật sư Lê Công Định với nhà báo Trần Quang Thành

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

LS. Lê Công Định: Những vấn đề nội tại của đất nước và của phong trào dân chủ. Nội dung như sau - mời quí vị cùng nghe.

Hiện tình đất nước đang diễn ra biết bao điều làm lòng dân bất an: Bành trướng Bắc Kinh bằng những thủ đoạn nham hiểm, trắng trợn đang tìm mọi cách thôn tính Việt Nam. Giới cầm quyền CSVN nhu nhược và hèn kém cam tâm làm tay sai cho Trung cộng đẩy đất nước vào con đường suy sụp, nhân dân lầm than nghèo khổ.

Không cam chịu làm nô lệ cho phương Bắc, không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của nhà cầm quyền cộng sản, nhiều năm nay nhân dân Việt Nam đã có các hoạt động đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh.

Từ Sài Gòn, luật sư Lê Công Định đã tâm sự với nhà báo Trần Quang Thành về những vấn đề nội tại của đất nước và của phong trào dân chủ.

SOURCE: http://danlambaovn.blogspot.com/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

17 July 2016

Video ti tức: Phân tích Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực ngày 12 tháng 7 năm 2016

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Ghi chú: Đây là version mới, được sự giúp đỡ của Giáo Sư Phạm Quang Tuấn. GS Tuấn không phải là một luật sư nhưng là một người mà tôi ngưỡng mộ từ lúc học trung học hay tiểu học tại Nha Trang cho đến bây giờ vì trí tuệ và khả năng phân tích của anh. Anh lưu ý tôi đã nhầm lẫn các chi tiết sau đây trong version trước:

1. Tòa Trọng Tài Thường Trực không phải là một cơ chế của Liên Hiệp Quốc như tôi viết, mặc dầu tòa là một pháp đình cao cấp và có uy tín quốc tế, với sự tham gia của 119 quốc gia kể cả các siêu cường đương đại và những phán quyết của tòa có tính chung quyết (final) và ràng buộc pháp lý (legally binding).

2. Anh Tuấn giúp định nghĩa “Mõm đá ngầm khi thủy triều thấp (low tide elevation)” rõ hơn.

3. Khi TQ thăm dò dầu hỏa hoặc dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Phi thì TQ vi phạm quyền chủ quyền (sovereign rights) của Phi chứ không phải chủ quyền (sovereignty) của Phi. Có một sự khác biệt lớn giữa hai từ.

4. Khi TQ ngăn cản các ngư phủ Phi hành nghề tại Bãi Scarbourough, thì TQ không vi phạm chủ quyền Phi mà vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Phi.

Sau cùng, một độc giả trên Dân Làm Báo với nick “Chuột Túi” cũng lưu ý với tôi rằng The Hague không phải là thủ đô của Hà Lan. Amsterdam mới phải.

Tôi đã sửa chữa version này theo lưu ý của GS Tuấn và anh/chị “Chuột Túi”. Cám ơn các anh/chị.

Xin thành thật cáo lỗi cùng quý bạn vì những sơ sót. Là một người viết bài, đáng lẽ tôi phải nghiên cứu kỹ hơn, trước khi gởi bài, nhất là khi liên hệ đến những quyền lợi giữa các quốc gia đang tương tranh. Tuy nhiên theo tôi nghĩ, sai thì phải nhận sai và sửa, và xin hứa lần sau cẩn thận hơn.

Phán quyết có tính lịch sử của Tòa Trọng Tài Thường Trực về cuộc tranh chấp chủ quyền hải đảo và các vùng biển giữa Trung Quốc và Phillipines ngày 12 tháng 7 năm 2016 đang gây tranh cãi trên thế giới.

Phán quyết này ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế và an ninh tại các quốc gia có quyền lợi tại Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

I. Để hiểu rõ hơn về phán quyết này, chúng ta cần một số nguyên tắc pháp lý quốc tế căn bản về luật biển liên hệ đến tương quan quyền lợi giữa các quốc gia tại Biển Đông, một số thông tin căn bản về Tòa Án này và những nét chính về luật biển là gì.

Trước hết chúng ta phải hiểu rằng Tòa Trọng Tài Thường Trực, tuy không phải là một pháp đình chính thức của LHQ, nhưng là một cơ quan tài phán quan trọng, có sự tham gia của 119 quốc gia, kể cả các cường quốc đương đại như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… có thẩm quyền phán xét trên các bình diện tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, chủ quyền quốc gia, nhân quyền, đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế hoặc thương mại trong vùng. Tòa Án có bản doanh tại thành phố của Hà Lan là The Hague.

Các quyết định của tòa có tính chung quyết (final), ràng buộc về pháp lý (legally binding). Tòa có thẩm quyền tiến đến phân xử, ngay cả trong trường hợp bên bị cáo (trong trường hợp này là Trung Quốc) từ chối đối đơn kiện của nguyên cáo là Phillipines.

Trong trường hợp tranh chấp giữa Trung Quốc và Phillipines, căn bản pháp lý của Tòa là Hiệp Ước Quốc Tế về Luật Biển của LHQ (UNCLOS). Hiệp ước này quy định những nguyên tắc căn bản các quốc gia phải tuân theo liên hệ đến quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với các vùng biển trên thế giới, nhất là tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

Tôi không phải là một chuyên gia về luật biển, tuy nhiên một số khái niệm căn bản mọi người cần nắm vững để hiểu phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực như sau:

- Hải phận (territorial waters) của một quốc gia tuyệt đối thuộc chủ quyền của quốc gia đó được tính từ bờ biển của quốc gia đó, khi thủy triều xuống thấp (baseline) đến 12 hải lý ngoài khơi.

- Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone) là vùng biển trong đó, tuy có tự do hàng hải quốc tế, nhưng mọi tài nguyên thuộc về quốc gia sở tại. Vùng này cũng bắt đầu từ bờ biển ở mức thủy triều thấp, ra khơi đến 200 hải lý. Trong trường hợp khoảng cách giữa 2 quốc gia không quá 400 hải lý, thì biên giới giữa 2 vùng đặc quyền kinh tế do 2 quốc gia thương thuyết. Thông thường là nằm lằn chính giữa vùng tranh chấp.

- Mõm đá ngầm khi thủy triều thấp (low tide elevation) là một mõm đá chỉ nhô lên khi thủy triều xuống thì không thể có hải phận hay vùng đặc quyền kinh tế.

- Mõm đá (rock) luôn luôn trên mặt nước nhưng không thể có người ở và đời sống kinh tế có thể có hải phận, vùng liên hệ (contiguous zone) nhưng không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc quyền trên thềm lục địa (continental shelf rights)

- Hải đảo (island) luôn trên mặt nước, tự có cư dân và đời sống kinh tế, có hải phận, vùng liên tục, vùng kinh tế đặc quyền và quyền trên thềm lục địa.

Liên hệ đến các mõm đá, hải đảo nêu trên, Tòa chỉ xét căn cứ trên tình trạng tự nhiên của chúng, không phải tình trạng do con người bồi đắp hoặc dựng lên. II. Câu hỏi kế tiếp để hiểu rõ vấn đề hơn là tại sao Phillipines lại kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Thường Trực này và chi tiết của vụ kiện gồm những điểm nào?

Lý do Phillipines đưa Trung Quốc ra tòa tuy phức tạp nhưng có 2 điểm mà tôi cho là quan trọng nhất.

Thứ nhất là Trung Quốc đơn phương, dùng vũ lực và các phương tiện tuyên truyền, áp đặt Đường Lưỡi Bò 9 đoạn bao gồm chủ quyền của mình, trên 80% Biển Đông, xâm phạm đến chủ quyền của nước này.

Thứ hai là những đảo trong quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, mà Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực, được bồi đắp và xây dựng thành những hải đảo, và từ đó, Trung Quốc đòi hỏi không những hải phận 12 hải lý mà cả Vùng Đặc Quyền Kinh tế 200 hải lý, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Phillipines.

Đơn kiện của Phillipines gồm 15 điểm. Tuy nhiên có thể được tóm lược thành các điểm sau đây coi như quan trọng nhất: - Yêu cầu tòa án phán quyết về tính hợp pháp hay phi pháp của Đường Lưỡi Bò Trung Quốc chủ trương.

- Một số các hoạt động có tính xây dựng và đánh cá của Trung Quốc có vi phạm chủ quyền của Phi hay không.

- Định nghĩa nghiêm chỉnh các mõm đá, hải đảo mà Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp và các hệ lụy về hải phận, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và chủ quyền quốc gia.

Kết quả là vào ngày 12/7/2016, trong một quyết định lịch sử Tòa Trọng Tài Thường Trực LHQ phán quyết như sau:

- Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc căn cứ trên những yếu tố và quyền lịch sử của TQ là phi pháp và không hiệu lực, vì tuy các thương nhân thương thuyền TQ có sử dụng Biển Đông trong lịch sử dài, nhưng TQ không phải là quốc gia duy nhất sử dụng. Thương thuyền và thương nhân các quốc gia khác cũng đã làm điều ấy tương tự suốt nhiều ngàn năm qua.

- Toàn bộ quần đảo Trường Sa, kể cả những phần mà TQ chiếm đóng hay bồi đắp, không có vùng đặc quyền kinh tế và quyền trên thềm lục địa và tối đa chỉ có thể có hải phận 12 hải lý. Hậu quả là vùng đặc quyền kinh tế của Phi bao gồm tất cả các vùng biển quanh các đảo Trường Sa cách bờ biển Phi trong vòng 200 hải lý, ngoại trừ lãnh hải của các đảo đó (nếu có). Chủ quyền lãnh hải của mỗi đảo thuộc về nước nào có chủ quyền trên đảo, việc này nằm ngoài phạm vi của phán quyết.

- Các bãi ngầm như The Reed Bank không phải là lãnh thổ một nước nào, không thể bị chiếm hữu và về pháp lý phải được coi như bất cứ vùng biển nào khác. Chính vì thế khi TQ thăm dò dầu hỏa và dầu khí gần vùng này, thì đã vi phạm quyền chủ quyền (sovereign rights) Phillipines vì Reed Bank nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi.

- Trong trường hợp bãi Scarbourough (cách Philippines dưới 200 hải lý), ngư phủ của cả TQ lẫn Phi đều có quyền đánh cá truyền thống trong lãnh hải 12 hải lý của bãi này. Khi TQ cấm ngư phủ Phi đánh cá, là vi phạm quyền đánh cá truyền thống của các ngư phủ Phillipines, bất kể Scarborough thuộc về nước nào.

Đây là một thất bại lớn lao cho Trung Quốc và sẽ có hậu quả lâu dài cho trật tự địa chính trị tại Á Châu, nhất là vùng Đông Á và Đông Nam Á. Chúng ta đều biết TQ ngay từ đầu đã tẩy chay và tiếp tục không chấp nhận thẩm quyền lẫn phán xét của Tòa Án.

III. Điều chúng ta quan tâm đặc biệt là quyết định này có liên hệ đến chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa hay không?

Quyết định này không có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng có ảnh hưởng gián tiếp.

Lý do là vì Tòa đã minh thị tuyên bố không phán quyết về biên giới chủ quyền các đảo và lãnh hải. Tuy nhiên, khi vô hiệu hóa Đường Lưỡi Bò và nhất là bác bỏ lập luận “yếu tố lịch sử không thể tranh cãi” của TQ, điều này vô cùng thuận lợi cho những tranh tụng của Việt Nam trong tương lai.

Trước hết, ngay tại Trường Sa, mức độ tranh chấp sẽ giảm bớt vì các quần thể chỉ còn là những mõm đá và cao tay nhất chỉ có thể có hải phận 12 hải lý, không còn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hoặc quyền thềm lục địa.

Sau đó, trong trường hợp Hoàng Sa, ngoài Đường Lưỡi Bò bị hủy bỏ, các yếu tố từ lịch sử đến kiểm soát trong thời gian dài (thời Pháp thuộc đến VNCH miền nam), địa dư... đều thuận lợi cho Việt Nam hơn.

Tuy công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có thể được Bắc Kinh nêu ra, nhưng thời đại bây giờ không phải như thời đại quân chủ tuyệt đối của Nga Sa Hoàng bán Alaska cho Hoa Kỳ (1867) thủa xưa nữa.

Một công hàm của một thủ tướng ký, không qua các thủ tục hợp hiến và hợp pháp, nhất là nhường Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó không thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), mà thuộc một quốc gia khác là VNCH (miền Nam), sẽ không có hiệu lực pháp lý, nhất là tại một tòa án quốc tế của LHQ hay một pháp đình quốc tế có thẩm quyền khác. Lý do đơn giản là một quốc gia này không thể nhường cho một quốc gia khác, một lãnh địa vốn thuộc về chủ quyền một đệ tam quốc gia.

Đảng CSVN đã đánh mất một cơ hội quan trọng, theo chân Phillipines kiện TQ, hầu yêu cầu Tòa Trọng Tài Thường Trực phán quyết về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà cầm quyền CSVN đã trì hoãn quá dài trong quá khứ vì cả nể đàn anh TQ và càng trì hoãn thì chủ quyền pháp lý của Việt Nam càng có xác suất bị thử thách.

Đây là lúc toàn dân đứng lên, áp lực nhà cầm quyền CSVN, nộp đơn kiện TQ, đòi lại chủ quyền biển và đảo của tổ quốc, từ tay xâm lược bành trướng Bắc Kinh.

Sau cùng, tuy cả thế giới đều lo ngại là quyết định vừa qua của Tòa Trọng Tài Thường Trực này sẽ gia tăng xung đột tại Biển Đông, nhưng theo quan điểm của tôi, sự tăng tốc xung đột chỉ trong giai đoạn ngắn hạn. Về lâu về dài, phán quyết này sẽ giảm bớt mức độ xung đột. Có 2 lý do chính cho lập luận này.

Một là những nguyên tắc nền tảng về luật biển đã được đặc nền móng và trở thành những tiêu chuẩn hành xử. Hai là sự xác định toàn bộ quần đảo Trường Sa không đủ tiêu chuẩn pháp lý để được định nghĩa như những hải đảo.

Hệ lụy pháp lý là không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hoặc quyền trên thềm lục địa. Như thế chiếm giữ các hải đảo với tối đa là hải phận 12 hải lý không đem lại những quyền lợi kinh tế lớn lao cho bất cứ quốc gia nào.

16.07.2016

Luật sư Đào Tăng Dực

12 July 2016

Video: Học giả quốc tế ca ngợi phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hội thảo thường niên về tranh chấp biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 12 tháng 7.

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Hội thảo thường niên về tranh chấp biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 12 tháng 7 diễn ra vào đúng khi tòa thường trực trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại biển Đông. Các học giả quốc tế tại hội thảo nhìn chung ca ngợi phán quyết này trong khi học giả Trung Quốc một mặt tỏ ra mềm mỏng hơn, một mặt vẫn cảnh báo những hậu quả khôn lường ở biển Đông sau phán quyết quan trọng này.

Một thách thức cho các nước

Khác với mọi năm, hội thảo thường niên về biển Đông lần thứ 6 ở CSIS diễn ra vào ngày 12 tháng 7 năm nay chứng kiến một diễn biến quan trọng, thu hút nhiều ý kiến phân tích và dự đoán của các chuyên gia tham dự hội thảo. Đó là phán quyết của Tòa thường trực trọng tài quốc tế ở The Hague liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, mà theo đó Philippines đã dành chiến thắng lớn trước Trung Quốc. Phát biểu mở đầu buổi hội thảo, chuyên gia Greg Poling, giám đốc sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á thuộc CSIS nhận định:

“Philippines đưa ra khoảng 15 điểm trong vụ kiện Trung Quốc khoảng 3 năm trước, và vào sáng nay họ đã thắng đến 14 ¾ điểm trong sáng nay… đây là một chiến thắng lớn cho Philippines và chắc chắn đặt ra câu hỏi về những nhân nhượng nào có thể có từ phía Bắc Kinh trong tương lai.”

Phán quyết của tòa xác định tất cả các thực thể thuộc khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa không phải là những đảo có thể duy trì sự sống lâu dài và do đó không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Điều này cũng áp dụng với đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa hiện do Đài Loan kiểm soát. Phán quyết cũng bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông và xác định toàn bộ quần đảo Trường Sa không thể có đường cơ sở như đòi hỏi của Trung Quốc từ trước đến nay.

Thượng nghị sĩ Dan Sullivan, thuộc ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ gọi phán quyết của PCA là một thách thức và cơ hội đối với tất cả các nước. Ông nhận định với phán quyết này, tất cả các nước bao gồm cả Mỹ đang đứng trước một ngã tư đường:

“Phán quyết này đưa ra cơ hội và thách thức với tất cả các nước bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và những nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và xa hơn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tôi tin là chúng ta đang đứng giữa ngã tư đường khi nói đến cách mà chúng ta phản ứng, nhất là Trung Quốc.”

Trước phán quyết, Thượng nghị sĩ Sullivan tiếp tục khẳng định vai trò của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và trật tự tại biển Đông. Ông cũng nói đây là quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ:

“Là một quốc gia ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ chắc chắn có quyền lợi quốc gia để đảm bảo trật tự hòa bình hiện tại và tương lai hòa bình tại khu vực rộng lớn ở châu Á Thái Bình Dương. Là một cường quốc, là nước dẫn đầu thế giới, nền tảng của trật tự này nằm trong niềm tin của Hoa Kỳ là duy trì tự do hàng hải từ khi lập nước từ. Tự do hàng hải, khuyến khích thương mại toàn cầu đã là quyền lợi an ninh cốt lõi của Hoa Kỳ.”

Mặt khác, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã thực hiện một chích sách có tính đe dọa và ép buộc với những nước khác trong khu vực, tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp. Theo ông những hành động này của Trung Quốc chỉ làm Trung Quốc bị cô lập. Ông cũng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên phớt lờ phán quyết của tòa vì điều này chỉ làm cho Trung Quốc thêm cô lập.

Trong tuyên bố chung với thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Sullivan kiêu gọi các nước có liên quan ở biển Đông trong đó có Việt Nam, nên tìm kiếm giải pháp tương tự trước tòa giống như Philippines đã làm bên cạnh đàm phán:

“Điều này có lợi cho tất cả mọi người. Như tôi đã nói vùng biển tự do mở ở biển Đông và Hoa Đông đã có lợi cho tất cả mọi nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Cho nên theo chúng tôi, vì quyền lợi chiến lược của Trung Quốc, sau phán quyết này họ ngồi vào bàn đàm phán với các nước để giải quyết vấn đề… nếu như họ vẫn từ chối, vẫn duy trì quan điểm về đường đứt khúc 9 đoạn thì các nước khác sẽ phải thách thức như đã nói trong tuyên bố.”

Thượng nghị sĩ Sullivan cũng cho rằng những hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông trong suốt thời gian qua đã không nhận phải những hậu quả tương xứng. Kết thúc bài phát biểu của mình, thượng nghị sĩ Sullivan đưa một số những khuyến nghị cứng rắn đối với chính sách của Hoa Kỳ ở biển Đông bao gồm việc tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, tiếp tục thực hiện chương trình tự do hàng hải ở biển Đông, đảm bảo máy bay và tàu của Hoa Kỳ có thể đi đến bất cứ nơi nào có thể, tăng cường khả năng phòng vệ cho các nước đồng minh ở khu vực, phải có hành động trước Trung Quốc thay vì đưa ra phản ứng sau khi Trung Quốc có hành động.

Ông cũng đặc biệt kêu gọi Hoa Kỳ cần làm rõ điều 5 trong hiệp ước phòng vệ chung giữa Mỹ và Philippines theo đó Hoa Kỳ cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của mình khi Philippines bị tấn công.

Trung Quốc không chịu ảnh hưởng bởi phán quyết?

Trong phần thảo luận về vấn đề luật pháp sau phán quyết của tòa, chuyên gia Julie Xue thuộc chương trình luật quốc tế của Chatham House, Học viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế, nhận định phán quyết mới thực sự đã làm hỏng uy tín của Trung Quốc nhưng theo bà Trung Quốc sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi phán quyết:

“Với quyết định này, chắc chắn Trung Quốc đã phải chịu những tác hại về uy tín nhưng theo tôi Trung Quốc có thể vượt qua được những ảnh hưởng này như đã từng xảy ra trước kia với Nga và Mỹ… Hệ thống luật về biển không có cơ chế để áp đặt cấm vận đối với Trung Quốc nếu nước này không tuân thủ phán quyết của tòa.

Chắc chắn Trung Quốc sẽ không phải đối mặt ngay lập tức với những hậu quả rõ ràng nếu nước này không tuân thủ phán quyết.” Chuyên gia Xue cho rằng Hoa Kỳ không nên ép Trung Quốc quá mức trong việc tuân thủ phán quyết của tòa vì điều này chỉ đẩy Trung Quốc xa thêm:

“Vụ kiện này có ý nghĩa chính trị nhiều hơn là pháp lý. Và theo tôi nếu Philippines cứ tiếp tục theo đuổi hướng này thì sẽ chỉ gặp ngõ cụt. Thay vì vậy họ nên dùng đây như một điểm mới để thuyết phục Trung Quốc đàm phán và có những nhượng bộ… Nếu Hoa Kỳ cứ ép Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết thì chỉ đẩy Trung Quốc ra xa hơn.”

Một số ý kiến tại hội thảo liên quan đến phản ứng của Philippines và ASEAN trước phán quyết cũng được đề cập. Trước đó Tổng thống tân cử của Philippines đã từng nói nước này sẽ cân nhắc đàm phán song phương và hợp tác khai thác chung với Trung Quốc ngay cả khi phán quyết có lợi cho Phi. Tuy nhiên theo chuyên gia Greg Poling thì điều này còn phụ thuộc vào áp lực nội địa.

Viện phó Viện Quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc, ông Shen Dingli thì cho rằng phán quyết của PCA đang mở ra một màn mới có thể mở ra tương lai tốt hơn mà cũng có thể tạo thêm mất ổn định tại biển Đông:

“Theo tôi chúng ta đã chứng kiến sự kết thúc của màn đầu mà chúng ta thấy là một sự thất bại của Trung Quốc như tờ New York Times đã nói đến. Nhưng theo tôi đây cũng là sự bắt đầu của màn thứ hai, một màn không chắc chắn, nó có thể mở ra một tương lai tốt hơn hoặc có thể mở ra một tương lai bất ổn.”

Ông Shen khẳng định Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa nhưng có thể vẫn chấp nhận một số điểm mang tính kỹ thuật. Ông cũng cho biết Trung Quốc rất mềm dẻo khi giải quyết các vấn đề tranh chấp. Ông đưa thí dụ như việc Trung Quốc giải quyết tranh chấp với Việt Nam.

“Chúng tôi có thể không chấp nhận phán quyết như đã nói trước đó… Nhưng chúng tôi vẫn có thể tuân thủ một số điểm kỹ thuật liên quan đến việc chúng tôi hiểu thế nào mỗi điều luật và chúng được áp dụng vào từng trường hợp.”

Với lập luận này, học giả Trung Quốc kêu gọi các nước không nên quá cứng rắn với Trung Quốc để một màn mới mở ra sau phán quyết, mang đến cơ hội cho các nước thay vì mất ổn định. Theo học giả Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã là bạn thì không cần phán quyết của tòa.

Ý kiến Học giả Việt Nam

Khác với nhận định từ phía học giả Trung Quốc, học giả đại diện cho Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Tùng, quyền giám đốc học viện ngoại giao nhận định tình hình biển Đông trong năm 2016 vẫn đáng lo ngại do những hành động xây lấp của Trung Quốc, tấn công ngư dân Việt Nam. Ông bày tỏ lo lắng về những thay đổi trong chính sách của Philippines đối với vấn đề biển Đông. Ông kêu gọi các nước nên thay đổi để phù hợp với phán quyết mới:

“Tôi muốn nghĩ rằng phán quyết sáng nay sẽ mở ra những thay đổi trong hành động và quan hệ. Chúng tôi trông đợi các nước thay đổi chiến lược, thay đổi chính sách theo phán quyết của tòa… Nó có thể mở ra hai cơ hội hoặc là Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn hoặc mềm mỏng hơn.

Nhưng tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ tiếp tục những gì mà họ đã làm, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa như đưa ra vùng nhận diện phòng không hoặc xây cất trên bãi Scaborough shoal. Điều này cũng bao gồm những đối xử mạnh tay hơn với các ngư dân trong khu vực và điều này sẽ dẫn đến những phản ứng của các nước trong khu vực, bao gồm những nước có đòi hỏi chủ quyền, Mỹ, Nhật Bản và các nước khác.”

Học giả Việt Nam cũng cho phản bác ý kiến của học giả Trung Quốc cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán thành công ở vịnh Bắc Bộ thì cũng làm tương tự ở biển Đông vì theo ông Việt Nam và Trung Quốc hiện không có lòng tin như khi đàm phán ở vịnh Bắc Bộ.

Phát biểu tại buổi hội thảo lần này, giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia, cũng nhấn mạnh lại quan điểm được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra sau phán quyết của PCA là ủng hộ tôn trọng luật pháp, giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông qua biện pháp hòa bình, bao gồm cả việc đưa r

a tòa quốc tế, yêu cầu các bên bao gồm Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa, kêu gọi các bên kiềm chế không có các hành động gây hấn. Mặt khác ông cũng khẳng định cam kết duy trì sự có mặt về quân sự của Mỹ trong khu vực và hợp tác với các nước đồng minh để duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông.

* ▼ Còn nhiều hình và chi tiết tại trang mạng ►

07 July 2016

Video: CA đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình lớn chống Formosa tại Quảng Bình.

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Sáng ngày 7/7/2016, hơn 3 ngàn người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bất ngờ xuống đường biểu tình chống Formosa, đồng thời yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức.

Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đoàn biểu tình tuần hành ôn hoà tiến về uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch để nêu nguyện vọng chính đáng. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.

Đến khoảng 11 giờ trưa, khi bà con còn cách trụ sở uỷ ban huyện khoảng 2 km thì bị chặn lại. Hình ảnh phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động một lực lượng đông đảo, bao gồm CA, cảnh sát cơ động, an ninh thường phục, đoàn viên thanh niên cộng sản… để đối đầu với nhân dân.

Thậm chí, cả quân đội và các thành phần mặc áo đoàn viên thanh niên cộng sản cũng đã được huy động để chống biểu tình.

Ngay sau đó, lực lượng CA, cảnh sát cơ động đã bất ngờ ra tay đàn áp đẫm máu người biểu tình. Nhiều tiếng súng đã vang lên cùng hàng loạt lựu đạn cay được ném thẳng về phía bà con ngư dân tay không tấc sắt.

Theo ghi nhận, ít nhất hai người dân đã bị đánh gây thương tích trầm trọng và phải nhập viện, hàng chục người khác cũng bị đánh đến mức đổ máu.

Theo tin từ Facebook Hung Tran: Anh Phạm Đức bị công an đánh quá nặng, anh bị não và đang phải chuyển vào bệnh viện Huế vì viện Ba Đồn không thể chữa trị cho anh. Gia đình anh nghèo khổ lại thêm thời gian qua biển nhiễm độc anh không thể làm ăn được. Mong cộng đồng giúp đỡ anh trong lúc khó khăn này. Đặc biệt mọi người ở Huế xin đến trực tiếp bệnh viện.

Mọi sự giúp đỡ xin liên lạc với Hung Tran hoặc qua sđt con trai anh Đức: +84 984 776 621

Trong một video phổ biến trên mạng xã hội, có thể thấy cảnh nhiều ngư dân phẫn nộ đã dùng gạch đá đáp trả, khiến lực lượng CA đàn áp phải rút lên trên cầu.

Tuy vậy, cuộc đối đầu không cân sức cũng nhanh chóng kết thúc, bà con ngư dân sau đó đã phải rút lui trước lực lượng cảnh sát cơ động đông đảo, trang bị vũ khí đến tận răng.

Hình ảnh khói mù mịt từ các quả lựu đạn cay ném ra xối xả không khác gì cảnh tượng thời chiến.

Cũng như bao địa phương khác, người dân giáo xứ Cồn Sẻ và bà con ngư dân Quảng Bình là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc Formosa thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển.

Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, đời sống bà con ngày càng khó khăn và khủng hoảng. Hầu hết những người dân nơi đây đều sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, nhưng nay thì biển đã chết, bà con không biết làm gì để lo cho gia đình, trẻ em có nguy cơ phải bỏ học…

Trong khi đó, giới chức địa phương lại không hề hỗ trợ ngư dân. Trái lại, khi bà con xuống đường biểu tình nêu lên nguyện vọng ôn hoà thì lại bị đàn áp đẫm máu.

7.7.2016

* Còn nhiều hình rất tội nghiệp của bà con ở Link ▼ http://danlambaovn.blogspot.com.au/2016/07/quang-binh-ca-ap-am-mau-cuoc-bieu-tinh.html

*▼ Video tin tức khắp nơi ▼

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive