23 November 2020

Video: Thị trưởng Khal Asfour kiên quyết bảo vệ Cờ Vàng và bia tưởng niệm 5 Vị Tướng VNCH

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆↑
  Thị trưởng Khal Asfour kiên quyết bảo vệ Cờ Vàng và bia tưởng niệm 5 Vị Tướng VNCH

Thị trưởng Canterbury-Bankstown Khal Asfour: "Chúng tôi sẽ không để nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, năm nay 2020 rồi, mà còn ra lệnh cho cộng đồng về những chuyện chúng ta nên làm tại đây...

Họ có thể làm như vậy ở đó ̣(Việt Nam), nhưng họ không thể làm như vậy ở đây. Chúng ta đừng bao giờ nên nhượng bộ chuyện này. Tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ chuyện này..." Quan điểm của Thị trưởng Canterbury-Bankstown

Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do NSW Paul Huy Nguyễn cho biết ông đã tiếp xúc trực tiếp với Thị trưởng Thành phố Canterbury Bankstown Khal Asfour để tìm hiểu quan điểm của ông Asfour về việc Tòa Đại sứ Việt Nam tại Canberra gởi thư cho Bộ Ngoại giao Úc phàn nàn về việc Hội đồng Thành phố của ông trực tiếp xây dựng bia tưởng niệm 5 vị Tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa.

Tấm Bia này khắc hình các Vị:

Chuẩn Tướng Trần Văn Hai (1925-1975)

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975)

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (1927-1975)

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (1933-1975)

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (1928-1975), đã tuẩn tiết ngày 30/4/1975 và được đặt trang trọng tại SaiGon Place, Bankstown City Plaza, nơi đông đảo người Việt cư ngụ.

Tham dự buổi lế khánh thành Bia Tưởng niệm ngày 19/9/2020 có Thị trưởng Canterbury Bankstown Khal Asfour, Chủ tịch CDNVTD/NSW Paul Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Nội vụ Kate Hoàng và một số viên chức của Hội đồng Thành phố này.

Bia tưởng niệm được chính Hội đồng Thành phố Canterbury Bankstown xây đựng toàn phần và tài trợ một phần.

Tuy nhiên sau đó Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Canberra đã gởi thư cho Bộ Ngoại Giao Úc yêu cầu can thiệp để dẹp bỏ Bia Tưởng Niệm 5 Vị Tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vì "lợi ích bang giao của hai quốc gia".

Ông Paul Huy Nguyễn cho biết, trong cuộc gặp gỡ này: "Ông Khal Asfour đã mạnh dạn lên tiếng bảo vệ cờ vàng và tượng đài VNCH vì đây là nguyện vọng của CĐNVTD, ông, với tư cách Thị trưởng sẽ lắng nghe, bảo vệ, và sẵn sàng đối đầu với Bộ Ngoại giao Úc nếu họ xem nhẹ ý kiến của cộng đồng."

Trong video ghi lại một phần cuộc nói chuyện giữa hai ông, Thị trưởng Khal Asfour nói:

Chúng tôi sẽ không để nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, năm nay 2020 rồi, mà còn ra lệnh cho cộng đồng về những chuyện chúng ta nên làm tại đây...

Họ có thể làm như vậy ở đó ̣(Việt Nam), nhưng họ không thể làm như vậy ở đây. Chúng ta đừng bao giờ nên nhượng bộ chuyện này. Tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ chuyện này...

UPDATED 1 HOUR AGO

BY THANH VI

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến👇 nguồn gốc Youtube.        
Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Sydney tiểu bang New South Wales. Australia Khánh thành Trống Đồng tại Saigon Place, Bankstown
Mặt sau của chiếc Trống Đồng
Ông Nguyễn Văn Thanh - Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng, là người đề xướng, vận động và điều hành dự án cất Trống Đồng. Ông đã bỏ rất nhiều công sức, thời gian để thực hiện dự án nầy đặt tên SàiGòn Place và đựng Tượng Đài Thuyền Nhân tại Bankstown
🥰🥰 Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Sydney tiểu bang New South Wales. Australia   🌹🌹 Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Sydney tiểu bang New South Wales. Australia

08 October 2020

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu trả tự do cho Phạm Đoan Trang

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆↑

   Hiếu Bá Linh (Danlambao) biên dịch - Ngay sau khi hay tin Phạm Đoan Trang bị bắt giam, cùng ngày Thứ ba 07.10.2020, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra một thông cáo báo chí. Sau đây là bản dịch:

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Phạm Đoan Trang. Nhà báo Việt Nam này bị bắt vào tối thứ Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước“. Tổ chức RSF đã trao tặng bà Trang Giải thưởng Tự do Báo chí hồi năm 2019 cho hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả.

"Vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang là ví dụ mới nhất về việc đàn áp những tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam", ông Christian Mihr – Giám đốc điều hành RSF – nói. "Tội bị cáo buộc của bà, thật ra chỉ là phổ biến những thông tin độc lập và tạo điều kiện cho đồng bào của bà thực hiện các quyền của người dân được bảo đảm bởi hiến pháp. Bà Trang không thể bị tù. Bà ấy phải được thả ngay lập tức".

Phạm Đoan Trang hoạt động không mệt mỏi cho dân quyền ở đất nước của bà. Bà là người sáng lập tạp chí Luật Khoa và biên tập viên của tờ báo The Vietnamese, bà tư vấn cho đồng bào về các vấn đề pháp lý và bênh vực các nhóm người thiểu số. Vì vậy, nhà báo này đã bị bắt bớ vài lần một cách độc đoán. “Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam“, bà Trang viết trong một lá thư hồi tháng 5 năm 2019 với ý định trong trường hợp bị bắt, lá thư này sẽ được công bố.

Cùng với Trung Quốc, Ả Rập Xê-út, Ai Cập và Syria, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới mà có nhiều người nhất bị ngồi tù vì công việc làm truyền thông của họ, hiện nay có ít nhất 23 người bị ngồi tù ở Việt Nam vì lý do này. Hầu hết họ là các blogger và nhà báo công dân – thường là những nguồn thông tin được điều tra độc lập duy nhất, vì các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam phải tuân theo chỉ thị của Đảng Cộng sản.

Để biện minh cho việc bỏ tù họ, chế độ đã viện đến các cáo buộc như “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “các hoạt động nhằm lật đổ chính phủ”. Các tội danh này có thể bị trừng phạt với các án tù dài hạn. Các blogger thường xuyên bị ngược đãi trong tù.

Theo thông tin của RSF, Chính phủ Việt Nam cũng nhắm vào các nhà báo lưu vong ở nước ngoài và theo dõi những tiếng nói phản biện, ví dụ trên Facebook. Hồi tháng 12 năm 2017, quân đội đã thông báo về việc sử dụng một đội quân trên không gian mạng để chống lại thông tin “sai sự thật” trên Internet. Luật an ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 qui định các các công ty nước ngoài hoạt động cung cấp mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu của người dùng trong nước trên máy chủ tại Việt Nam và giao các dữ liệu này cho cơ quan chức năng Việt Nam theo chỉ thị.

Trong danh sách tự do báo chí, Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 nước.

  Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến👇 nguồn gốc Youtube.        

24 September 2020

Video tin tức và Cây bắp, cây cầu & cây cột điện

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►  http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ ← ► http://www.khanghuong.blogspot.com.au/👈

- Tôi đi lòng vòng mấy nước Á Châu nhưng không đâu mà cảm thấy gần gũi như ở Indonesia. Đất nước này nghèo quá. Dân chúng, phần lớn, cũng lam lũ và khốn khó y như dân Việt vậy. Đã vậy, khí hậu (đôi nơi) cũng dịu dàng như Cao Nguyên Lâm Viên khiến cho tôi (đôi lúc) cứ ngỡ là đã được trở lại quê nhà.

Rảnh, từ Jakarta, tôi mua vé xe hoả đi Bangdung (thủ phủ của đảo Java) vì nghe nói nơi đây trà và cà phê nhiều lắm. Rời khỏi thủ đô chừng 100 KM thì đoàn tầu bắt đầu chầm chậm leo đèo. Cao độ của Bandung hẳn cũng ngang tầm với Bảo Lộc nên vùng đất này trông không khác chi B’lao và Djiring ở xứ mình.

Qua khung cửa kính lòe nhoè (bởi những hạt mưa bụi li ti) tôi nhìn thấy lại những dàn xu xu xanh ngắt, những bụi qùi vàng, rồi những vườn cà phê nở hoa trắng xoá, và những luống trà trên mấy sườn đồi ở xa xa. Dưới lòng thung, cạnh dòng suối con uốn khúc, là nương mì hay ruộng bắp vừa mới trổ cờ. Ngó mà muốn ứa nước mắt!

Tuy là người gốc miền xuôi nhưng tôi rất thân thiết với ngô khoai, và nương rẫy. Tôi biết cách trồng tỉa, cũng như cách chăm sóc, cả mì lẫn bắp là nhờ vào những ngày tháng học tập cải tạo lao động ở Công Trường 75 (Di Linh) và ở trại Tân Rai – Bảo Lộc.

Chúng tôi được dậy tỉa bắp lần đầu, vào năm 1976, và đây là một bài học đắt giá nhớ đời. Mỗi thằng được phát cho một cái thau con đầy hạt, với chỉ tiêu rất thoáng: làm rồi là được về trại nghỉ. Thoạt nghe ai cũng hí hửng vì công việc nhẹ nhàng thấy rõ. Cứ cách chừng nửa thước thì bỏ ba hạt xuống lỗ, rồi lấy chân khỏa đất lại là xong.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy. Mãi cho đến giờ ăn trưa mà thau bắp của mọi người đều chưa vơi phân nửa. Chiều nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại, lưng lom khom mãi mỏi nhừ nên thay vì bỏ vài ba hạt – như đã được chỉ dẫn – chúng tôi “chơi” luôn cả nhúm cho nó chóng xong.

Chỉ sau một hai trận mưa đầu mùa là hậu quả thấy liền! Nhiều chỗ trên ruộng bắp mọc chi chít cả mấy chục hạt mầm xanh ngắt. Thế là họp hành, kiểm điểm liên miên. Kết luận: chúng tôi bị qui tội rất nặng nề là ... phá hoại kinh tế nhà nước nhưng hình phạt thì không đến nỗi nào, chỉ dơ cao đánh khẽ thôi: rút tiêu chuẩn lương thực từ 15 ký (9 gạo, 6 khoai) xuống còn 10 (7 gạo, 3 khoai) trong vòng hai tháng.

Thực ra thì đây chỉ là tiêu chuẩn lương thực trên giấy mực, chứ chả cần phạt vạ gì ráo thì thủ trưởng, thủ kho và các anh nuôi của đơn vị bộ đội coi tù cũng đã “rút” bớt phần ăn của chúng tôi ngay từ ngày mới vào trại cơ. Nay, họ có lý do chính đáng để “rút” thêm chút nữa thì cũng ... chịu thôi!

Đã qua gần cả năm tù nên cơ thể chúng tôi cũng quen dần với cái đói rồi. Vả lại, với thời gian khả năng “cải thiện” của chúng tôi cũng đã tăng tiến rất đáng kể và đáng nể (hễ thấy con gì nhúc nhích là ăn liền) nên cách trừng phạt này – xem ra – cũng không không có gì đáng để phải phàn nàn.

Tuy thế, tự thâm tâm chúng tôi đều cảm thấy áy náy và xấu hổ vì đã đánh mất sự tự trọng (trong khoảnh khắc) nên cứ phải hối tiếc mãi về cung cách làm việc vô trách nhiệm của mình. Khi nhìn lại vấn đề, đôi khi, tôi cũng tự biện minh bằng cách đổ thừa cho hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt.

Số lượng thực phẩm dành cho tù nhân ít quá, không đủ để tái tạo sức lao động hằng ngày. Đã thế, yêu cầu của ban chỉ huy trại bao giờ cũng đòi hỏi phải vượt chỉ tiêu nên tù binh buộc phải gian dối để sống còn thôi.

May mà “thời gian là thuốc tiên” nên những kỷ niệm buồn ở trại cải tạo rồi đều nhạt phai dần theo năm tháng. Tôi gần quên được chuyện “tỉa bắp hằng nắm” thì tuần rồi lại tình cờ nhìn thấy hình một cây cột điện mọc lá tre xum xuê (trên trang một trang facebook) cùng với nhiều lời mỉa mai hay đàm tiếu. Tôi đọc mà không khỏi trạnh lòng nhớ đến cảnh mấy chục mầm bắp xanh um, mọc trên một nhúm đất chỉ độ nửa gang tay, do chính tay mình gieo trồng mấy mươi năm về trước.

Chuyện trồng cột điện ở đất nước tôi bây giờ cũng không khác thế. Cũng làm lấy rồi nên cứ sau một cơn bão là có hàng ngàn cái gẫy lìa, hoặc bị đổ nhào. Loại cột xi măng cốt tre này vẫn thường được dùng để chống đỡ những cây cầu (chưa khánh thành đã nứt, hay vừa xây xong đã hỏng) ở Việt Nam. Cũng chỉ ở xứ sở này, và nước bạn Trung Hoa láng giềng, mới có chuyện trường học sập sàn (hay sập lan can) khiến vô số học sinh tử nạn.

Ngày trước – nơi những trại tù heo hút – lũ tù binh khốn khổ chúng tôi vì đói ăn rách mặc nên đã làm việc với một tinh thần hoàn toàn tắc trách, và vô cùng đáng trách. Còn bây giờ thì biết giải thích sao về cung cách vô trách nhiệm tương tự của giới công nhân viên hay cán bộ của nhà nước Việt Nam?

Qua một bài báo ngắn (“Một Việt Nam Như Bây Giờ Thì Mất Nước Cũng Đáng”) trên trang Tiếng Dân, tác giả Đoàn Phú Hoà có nhận xét như sau:

“Các sĩ quan cao cấp trong quân đội chỉ chăm chăm lo chuyện làm giàu mà sổ toẹt đến nhiệm vụ được giao phó. Các quan chức nhà nước đang ngày đêm tìm mọi cách kiếm tiền, thật nhiều tiền để bù lại cho những khoản tiền khổng lồ mà họ đã phải bỏ ra để mua được cái vị trí đang ngồi. Không những thế chúng phải có lãi, thật nhiều lãi để tính chuyện chuyển tiền ra nước ngoài, mua bất động sản ở nước ngoài để qua đó sống sau khi đã hạ cánh an toàn.”

Nếu đúng thế thì đất nước Việt Nam hiện nay có khác chi là một nhà tù vỹ đại và mọi công dân đều sống với tâm trạng của một tù nhân? Có tù nhân nào mà “thiết tha” đến chuyện mất còn của cái trại giam?

21/09/2020

Tưởng Năng Tiến

danlambaovn.blogspot.com

  Tin tức từ Link👇▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.        

03 September 2020

Lịch sử các vụ tiếm danh dựng nước

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^

  Tin xem Video gây quỹ Viện Bảo Tàng tại Úc Châu ▼        

Giành ngôi, cướp quyền xưa nay thì nhiều, song gọi là giành độc lập thì chỉ có HCM độc nhất. Và duy nhất NT Thành trộm tên của tập thể. Những ai tư cách đê tiện thì toàn dân phỉ nhổ. Ngày 2/9/1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là thiển cận. Danh xưng VNDCCH sặc mùi cộng sản, tương tự tại Đông Đức cũ. Điều này khiến quân Anh đến Sài Gòn giải giới Nhật, do Pháp thuyết phục, để lính Pháp đi theo dẹp cộng.

Tiếm 僭 jiàn = chiếm cái gì mà mình không đáng được, giả mạo. (*)

Cộng sản vạn sự khởi đầu gian, nước Việt Nam cộng sản khởi đầu được kiến tạo trên nền tảng hai văn kiện tiếm danh chính trị lịch sử:

- Ngày 4 tháng 9 kỷ niệm 101 năm Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc làm tại Pháp 4/9/1919.

- Ngày 2 tháng 9 này, năm 2020 đại lễ kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Độc Lập 02/09/1945.

Các sự kiện trên nay được kể mạch lạc, có đầu đuôi thứ lớp, trung thực, thuyết phục.

I) Tên Ảo Thành Tên Thật – Thẻ Căn Cước.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Văn Ba Nguyễn Tất Thành xin được chân phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville từ Sài Gòn qua Pháp. CSVN nói Thành ra đi tìm đường cứu nước!!

Cụ Tri huyện Nguyễn Sinh Sắc, gây án mạng, mất chức bỏ xứ vào Nam tha phương cầu thực, thân phụ của Thành, thì vạch kế hoạch ba điểm, cho con ra nước ngoài tìm đường cứu nhà:

1) Đến Pháp, cấp thiết làm đơn gửi Tổng thống Pháp để kịp xin vào học nội trú trường Thuộc địa tại Paris, Pháp… nối dòng. Nhiều triển vọng vì Thành khai cha đỗ phó bảng.

2) Viết thư về Khâm sứ Huế (lấy tên Tây Paul Tat Thanh), xin việc cho cha hoặc phục chức.

3) Lao động gửi tiền về giúp gia đình.

Chỉ mục tiêu thứ ba, Thành nghe cha, tránh bạn bè, kiên trì lao động là hoàn thành tốt.

Đến Hoa Kỳ từ Pháp theo tàu buôn, ở Mỹ lương cao, Thành ở lại một năm, dư tiền gửi cứu nhà. CSVN khoe ở Mỹ, Thành dự diễn thuyết chính trị nhưng bịa vì ngôn ngữ bất thông.

Về lại Âu Châu, Thành gây bất ngờ lớn chọn ở Anh và cũng làm với chủ Pháp, nói tiếng Tây. Có vẻ Thành biết thân, ở Pháp đồng bào nhiều, không tiện mưu sinh nghề đã thành, rửa bát đĩa, đốt lò, phụ bếp, cào tuyết như ở Anh chẳng ai hay, và cần cù, được chủ cho ở trong khách sạn.

Viết thư gửi cụ Phan Chu Trinh, Thành than thở: “Tuy ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp và ngày tháng chỉ lo làm cho khỏi đói chứ chẳng học được bao nhiêu…” Tất nhiên điều này kéo dài.

Tiếp đến là Thế chiến 1914-1918, ở Anh yên ổn. Chắc Thành ở luôn tại Anh có việc làm ổn định tại khách sạn nếu cụ Phan Chu Trinh không viết thư nhắn nhe Thành về Pháp trợ lực. Cụ Phan Chu Trinh và cụ Nguyễn Sinh Sắc là bạn đồng khoa, cùng đỗ phó bảng năm 1901.

Sau gần 5 năm công tác phụ bếp ở Anh, cuối năm 1917, thế chiến sắp kết thúc, Thành về lại Pháp, ở nhà LS Phan Văn Trường. Được cụ PC Trinh cũng ở đó chỉ dẫn nghề, Thành mở hiệu chụp ảnh. LS Trường nghiên cứu Mác, đăng tải các bài báo cộng sản ắt dẫn đường dắt lối cho Thành.

Thế chiến I kết thúc năm 1918, hội nghị Hòa bình Versailles, Paris diễn ra năm 1919.

Nhóm “Ngũ Long” gồm Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Văn Trường (1876-1933), Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành họp soạn thảo và ngày 18/6/1919, gửi lên hội nghị Versailles bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, gồm 8 điểm, ký tên Nguyễn Ái Quấc, là một tên chung, tân tạo. Tên Ái Quấc (yêu nước) chắc do cụ PCTrinh, xứng đáng ái quốc nhất, đặt theo ký tự báo chí miền Nam và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của, 1895. (1).

NTThành phụ trách gửi bản chính Yêu sách tiếng Pháp lên hội nghị Versalles và gởi đăng cùng ngày trên 2 tờ nhật báo Pháp Nhân Đạo và Dân Chúng. Thành, vẫn là tên Thành làm tốt việc này.

Tên Nguyễn Ái Quấc (NAQ) đột nhiên nổi danh, gây tiếng vang lớn và đánh động lòng tham. Mật thám Pháp cố truy nguyên song hai tháng rưỡi sau đó, ngày 4 tháng 9/1919 Thành tự tìm đến sở cảnh sát Pháp, xin làm thẻ căn cước, khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh ngày 15/1/1894 tại Vinh, An-Nam. Địa chỉ: 6 Villa des Gobelins, Paris 13e, (là nhà của LS Phan Văn Trường, nơi Thành trú ngụ). NTThành lấy tên “Quấc” thay vì “Quốc”, ý đồ thấy rõ. (1)

Để dương danh xác định, NTThành trả lời phóng viên của một tờ báo người Tàu ở Paris, công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc (Wikipedia).

Đến đây mật thám Pháp biết đích đó là NTThành, con cụ Sắc ở Nghệ An song họ không làm gì vì ở Pháp, viết yêu sách, hoạt động phe phái chính trị… đều là bình thường, hợp pháp, chứ không như Hồ Chí Minh giải thích mình hút thuốc lá nhiều là để trên đường đi thỉnh thoảng có cớ dừng lại, dụi tàn thuốc, nhìn lui xem có bị mật thám theo dõi hay không. Xạo, nhưng CSVN nói vậy!

Đòn “chiếm công vi tư”, tiếm của chung làm của riêng này hạ lưu song thực xảo diệu, vừa vứt bỏ được tên NTThành tiếng xấu xin học trường thuộc địa, vừa thủ đắc tên NAQ danh vang để bay nhảy chứ NT Thành lâu nay làm việc, đi lại đâu cần xin căn cước đổi tên và năm sinh láo?

II) Giành Chính Quyền - Tuyên Ngôn Độc Lập.

Bản tuyên ngôn độc lập 1945 biểu tượng tiếm danh, bôi bẩn lịch sử, diễn tiến như sau:

Cuối thế kỷ 19, Triều đình nhà Nguyễn thua trận, năm 1884 buộc ký hòa ước nhận sự bảo hộ của Pháp cai trị. Trên thế giới rất nhiều nước cũng cùng cảnh ngộ: Ấn, Hồi, Miến, Phi châu…

Thế chiến II (1939-1945) bùng nổ. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Ở Đông Pháp gồm 3 nước Việt, Miên, Lào, nhà cầm quyền Pháp buộc phải để quân đội Nhật tiến vào đóng quân trên lãnh thổ. Vào năm 1944, Nhật có dấu hiệu rõ bại trận trước quân Đồng Minh Anh, Mỹ phản công. Ngày 9/3/1945, đề phòng Pháp nguy hiểm trở tráo, Nhật lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Pháp, và tức nhiên trao trả chính quyền cho 3 nước cựu thuộc địa. Người Nhật thực dụng, nay trong thế cầm cự để điều đình cầu hòa vớt vát với Anh, Mỹ, họ không thể đèo bòng. (2).

Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại ra bản tuyên cáo Việt Nam Độc Lập, toàn văn ngắn, gọn, đại ý: “Chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Hòa ước Bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập”. - Ngày 27 tháng 1 năm thứ 20 triều Bảo Đại. Tất nhiên do Pháp không làm tròn nhiệm vụ bảo hộ nên hòa ước này tự động vô hiệu hóa.

Trần Trọng Kim (1883-1953) được vua Bảo Đại mời thành lập chính phủ. Có chính phủ, thủ tướng, lần đầu tiên, tức nhiên chính thể đã chuyển dần qua nền quân chủ lập hiến như ớ các nước Anh, Bỉ, Thụy Điển… với Quốc hội do dân bầu. Một hội đồng dự thảo Hiến pháp được thành lập.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, tập trung chờ được giải giới, đưa về Nhật. Vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam.

Ngày 19/8 Việt Minh phát động chiến dịch vũ trang lần lượt cướp chính quyền ở mỗi tỉnh.

Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh (HCM) đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội.

Trong tuyên ngôn có câu : Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta [ý nói Việt Minh] đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm [ý nói giành độc lập]… . Lúc xưa, năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh, là vua Trần Thái Tôn.

Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần năm 1400. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng thoái vị, lập nên nhà Mạc. Vua Gia Long đánh thắng Tây Sơn, lên ngôi năm 1802. Những đổi thay quyền lực này không giành độc lập cho đất nước, chẳng có công lao gì mà kể.

Hai Bà Trưng, năm 40 khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán mang lại độc lập trong 4 năm. Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, lên ngôi năm 1428. Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, giữ vững nền độc lập, lên ngôi năm 1788. Toàn dân ghi ơn.

CSVN nay tiếm danh giành độc lập, xem nước là chiến lợi phẩm tư hữu, toàn quyền mua bán, kết cục vì lý tưởng cộng sản quốc tế và vì tham nhũng, đánh mất nước cho Tàu cộng!

III) Lời Bàn.

Trở lại chính phủ Trần Trọng Kim. Đúng là khi thành lập, nền độc lập chưa hoàn toàn, quân Nhật vẫn còn chiếm đóng trên đất nước. Song lúc đấy không thể nóng vội đòi hỏi mà tuần tự nhi tiến là ăn chắc. Chính phủ Việt Nam không phải là bù nhìn, mọi công việc đều tự quyết, không bẩm báo Nhật và luôn hối thúc Nhật chuyển giao trọn quyền hành, là điều mà Nhật đã lần hồi đáp ứng.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, buông khí giới, chờ ngày được hồi hương. Kể từ điểm mốc 15/8/1945 này Việt Nam thực sự độc lập hoàn toàn, trên lãnh thổ không còn lính ngoại quốc cầm súng chiếm đóng, chỉ còn người Việt Nam với nhau, các xiềng xích thực dân tự động tháo gỡ trọn vẹn, đó là sự thực lịch sử, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập.

Toàn dân hoan hỉ thì Việt Minh từ rú nhào ra chụp giựt lẹ làng, hô ta đánh đuổi Nhật, Pháp! Giá họ làm điều này trước ngày 15/8, song mọi cuộc nổi dậy của dân ta từ trước đều thất bại.

Chính phủ Trần Trọng Kim thanh liêm, đạo đức, được lòng dân. Tuy thế Việt Minh vẫn cướp chính quyền. HCM không thể làm khác vì giáo trình Liên Xô chỉ dạy Hồ sách động quần chúng, biểu tình, bạo động cướp chính quyền lúc thời cơ đến, không dạy đưa người ra tranh cử dân chủ với các đảng phái khác, làm theo hiến pháp.

Giành ngôi, cướp quyền xưa nay thì nhiều, song gọi là giành độc lập thì chỉ có HCM độc nhất. Và duy nhất NT Thành trộm tên của tập thể. Những ai tư cách đê tiện thì toàn dân phỉ nhổ.

Ngày 2/9/1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Đây là thiển cận. Danh xưng VNDCCH sặc mùi cộng sản, tương tự tại Đông Đức cũ. Điều này khiến quân Anh đến Sài Gòn giải giới Nhật, do Pháp thuyết phục, để lính Pháp đi theo dẹp cộng.

Ôi, tiếm danh, đạo văn, đoạt thê…!

Những tên độc tài gian hiểm nhất lại là những kẻ miệng lưỡi như thoa mỡ, luôn nói dân chủ, tự do, đạo đức, nhân nghĩa, việc làm thì khác, vạch mặt chúng mới mong giữ nước.

* Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913.

Hai văn kiện tiếm danh: 1) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc 4/9/1919.

2) Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

Chú Thích:

(1) Nhóm Ngũ Long và "Những yêu sách của người Việt Nam”. (18 Tháng 5, 2011).

Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Phan Chu Trinh cũng trở thành hạt nhân của Nhóm những người Viêt Nam yêu nước ở Pháp được mệnh danh là “Ngũ Long” (gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành).

Chính nhóm này đã viết văn kiện “Những yêu sách của người Việt Nam” (Revendications du Peuple annamite) gửi Hòa hội Versaille và chính khách nhiều nước tham dự để đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ tại nước ta. Văn kiện này ký tên “Nguyễn Ái Quốc” mà sau này đã trở thành cái tên nổi tiếng của Bác trên một chặng đường dài hoạt động giải phóng dân tộc…

(KHOA VĂN HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NV - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM).

Lời Bàn:

1- Trong danh sách “Ngũ Long” NT Thành ít học, xếp cuối bảng tuy đứng thứ ba về lớn tuổi.

Thành vô danh lúc chưa lấy tên NA Quấc, không thể sánh với Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền, trẻ nhưng khoa bảng ở Pháp, rất nổi tiếng trong cộng đồng, vừa là trí thức hoạt động cách mạng tích cực. Nguyễn Ái Quấc là tên mới (do cụ PC Trinh thâm nho đặt?).

2- NT Thành được giao nhiệm vụ bưu tá chuyển phát bản “Yêu Sách”, đã thừa cơ mạo nhận là tác giả, tiếm danh để tiến thân. Các vị khác trong nhóm - chính nhân quân tử - chẳng ai đổi tuổi thay tên làm gì. Giữ đúng tên tác giả bảo đảm giá trị trước tác.

3- Thời đại NA Quốc. Tờ báo “Nhân Đạo” cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Pháp, năm thứ 29, số 12292, thứ ba 09/08/1932 đăng ở trang đầu phân ưu của Ủy ban Trung ương ĐCS Pháp vinh danh đồng chí Nguyễn Ái Quốc, sáng lập viên kiên cường của ĐCS Việt Nam, đã chết vì bệnh lao tại trạm xá của nhà tù Hồng Kông. Từ đó NA Quốc và bút hiệu không còn xuất hiện.

Hồ Chí Minh cha căng chú kiết nhảy ra làm cha già. Cha già này nay CSVN khoe thay đổi tên, bí danh, bút hiệu (175+) nhanh như chong chóng, nói thạo 29+ thứ tiếng chưa kể tiếng đồng bào thiểu số, thành tích ghi vào sách kỷ lục Guinness.

(2) Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise. Proclamation N°10. Le 12 Mars 1945. L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine… (Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945).

Chuyển dịch từ tiếng Pháp: Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. Tuyên cáo số 10. Ngày 12-3-1945. Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ nỗ lực nào để thỏa mãn khát khao độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí… (Đông Dương Công báo, Thứ bảy 2-6-1945)

***

(*) Đọc Thêm: Chuyện tiếm danh.

Xưa có tích Thạch Sanh, Lý Thông, tức Lý Thụy. Thạch Sanh xuống hang cứu được công chúa song bị Lý Thụy tiếm công và mưu hại. Lý Thụy gian hiểm, xảo quyệt, cuối cùng biến thành con bọ hung. Chuyện thời nay thì có “Mắt mổ như mù” hay “Mắt sáng vẫn như mù”:

Chương trình Fred Hollows, Úc đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm, mổ miễn phí cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt. Đoàn mở tiệc liên hoan. Ai nấy mừng hớn hớn thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Một người là đại diện phát biểu lời tri ân: “Nhờ ơn Bác và Đảng mắt chúng tôi lại lành!” Đêm ấy ông thầy mổ thở dài và buồn xo: “Mổ cũng như chưa mổ. Mắt sáng vẫn như mù!” Dân là lạ thế đấy. Bị tẩy não cả rồi Chẳng biết ơn ai cả. Ơn Bác, Đảng mà thôi! (theo T23 News Tiếng Việt September 7, 2019).

2/9/2020

Lê Bá Vận

  Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến👇 nguồn gốc Youtube.        

17 July 2020

Videos & PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG BẢO VỆ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và HÒA BÌNH THẾ GIỚI HỘI THẢO VẬN ĐỘNG GỬI SÁCH & TÀI LIỆU ĐẾN CÁC DÂN BIỂU & NGHỊ SĨ HOA KỲ & THẾ GIỚI

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^
<

PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG BẢO VỆ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và HÒA BÌNH THẾ GIỚI HỘI THẢO VẬN ĐỘNG GỬI SÁCH & TÀI LIỆU ĐẾN CÁC DÂN BIỂU & NGHỊ SĨ HOA KỲ & THẾ GIỚI

Tóm lược vắn tắt bài nói chuyện của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Canh trong buổi Hội thảo trên diễn đàn TiếngNói TựDo Của NgườiDân ViệtNam trên hệ thống Paltalk & facebook toàn cầu (9:00 sáng thứ Bảy, ngày 11-07-2020):

Ngày nay Bá quyền Bắc Kinh tự cho mình có sức mạnh một siêu cường và đang thực hiện một âm mưu thống trị thế giới với một ước vọng “ Một Thế Giới, Một Giấc Mơ, Một Trung Hoa” vào năm 2049, được gọi là “Thế kỷ của Người Tàu”.

Với hai Hàng Không Mẫu Hạm: Liêu Ninh và Sơn Đông, 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử 094, hoả tiễn liên lục địa DF 21D, DF26…. làm võ khí bành trướng, Bắc Kinh đang từ từ phát triển sức mạnh cơ bắp khắp nơi trên thế giới, song song với việc sử dụng quyền lực mềm qua hệ thống ngân hàng trong đó có ngân hàng Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu đóng vai trò chính.

Bành trướng thế lực bằng đường biển là một trong hai hướng. Do đó, Hoàng Sa và Trường Sa mà Bắc Kinh chiếm của Việt nam có vai trò rất quan trong.

TÌNH TRẠNG CỦA HOÀNG SA và TRƯỜNG SA VÀ BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.

Bá quyền Bắc Kinh đã hoàn tất cải tạo 8 bãi đá ngầm, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa thành đảo rộng lớn(như Subi và Chữ Thập với diện tích trên 5 cây số vuông) và đã xây dựng hạ tầng cơ sở làm căn cứ quân sự để bành trướng. Các phi đạo rộng lớn (dài 3 cây số ,rộng 250 m) hải cảng, hầm chứa quân dụng, hangars cho máy bay, doanh trại cho quân trú phòng như trên đảo Subi, có tới 400 căn nhà, các kiến trúc kiên cố, nhiều từng lầu, đồ sộ. Chúng đã phối trí lực lượng và trang bị hệ thống hoả tiễn phòng không, chiến hạm, các hệ thống radar. Hiện trên 3 đảo: Subi, VànhKhăn và Chữ Thập, trên mỗi đảo chúng đã bố trí 1 không đoàn chiến đấu cơ phản lực gồm 24 chiếc, có cả máy bay tiềm kích hiện diện.

Chúng có khả năng khóa chặt eo biển Malacca, ngăn cấm các tàu di chuyển từ Ấn Độ Dương qua đó để lên Bắc Á. Chúng có thể tấn công bất cứ quốc gia nào trong vùng và có thể hành quân tới Úc Đại Lợi.

Chúng đã vẽ bản đồ nới rộng lãnh thổ hiện tại của Hoa Lục bao gồm toàn thể Á châu( ngoại trừ Nhật Bản) là Đại Trung Hoa và một Bản đồ khác gồm Tây Thái Bình Dương, đến tận Guam, xuống đến Úc Châu là lãnh hải của Trung cộng.

Chưa hết, với chiến lược “Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường: (BRI) mà Tập cận Bình loan báo năm 2013, thì Con Đường là một “chuỗi Ngọc Trai”, chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, bao gồm một hệ thống hải cảng từ Sihanouk ville, vòng qua Koh Kong (Cao Miên) đến Kyauk Pyu (MiếnĐiên), Chittagong (Bangladesh), Hambantota (Sir Lanka). Rồi hai đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương là Cocos và Maldives, vào Gwadar (Pakistan) qua Teheran, sang Djibouti, Phi Châu (nơi đây đã có căn cứ hải quân của chúng) vào Phi Châu và xuyên vào ĐịaTrung Hải vào nước Ý ( Ý đã nhượng quyền cho TC sử dụng 3 hải cảng). Nơi đây là điểm gặp của Một Vành Đai, chạy trên đất liền xuyên qua các quốc gia Trung Á vào Mạc tư Khoa, qua 3 quốc gia Baltique, qua Ba Lan rồi gặp đoạn cuối của Một Con Đường ở Ý.

Ngân sách là $1,000 tỷ MK và phương pháp sử dụng là bẫy nợ.Các quốc gia con nợ sẽ nhượng quyền sử dụng các hải cảng hay các địa điểm trọng yếu ở nơi đó TC di dân đến với danh nghĩa đưa công nhân đến làm việc. Các tập hợp người Tàu này sẽ được sử dụng yểm trợ cuộc tấn công và thực hiện nhiệm vụ quản trị khi cuộc chiến thành công. Lý khắc Cường trong hội nghị BRI ở Bắc Kinh trong tháng cuối năm 2019 loan báo rằng đã có 129 quốc gia và 50 tổ chức tham dự BRI.

Xâm nhập vào các quốc gia, lũng đoạn từ bên trong, dùng mọi phương tiện đề cao hình ảnh một nước Trung Hoa hiền lành, thân thiện, hoà bình….

Hoa Kỳ là mục tiêu chính.Trì hạo Điền, Bộ trưởng Quốc Phòng TC vào năm 2005 phác hoạ một kế hoạch tấn công và đánh bại Mỹ bằng kỹ thuật sinh hoá (giốngnhư Corona Virus), không dùng võ khí nguyên tử. Cuộc tấn công này xảy ra ngay tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và có thể giết hàng triệu người Mỹ. Hạ được Hoa Kỳ thì tất cả các quốc gia Tây Ậu sẽ đầu hàng. Đó là Giấc Mơ Thế Kỷ của Người Tàu

Với các tình trạng nêu trên, Phong Trào chứng minh qua cuốn sách Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc rằng Đảng Cộng Sản Trung Hoa sử dụng 2 quần đảo của Việt nam làm căn cứ để gây bất ổn không những trong vùng mà còn tiến xa hơn: đe doạ Hoà Bình Thế Giới.

Phong Trào kêu gọi các nhà làm chính sách Hoa Kỳ và các cường quốc khác phải có hành động tích cực, cụ thể để triệt tiêu hẵn từ gốc rễ các kẻ ấp ủ âm mưu ấy và có như thế mới bảo vệ an ninh cho chính họ và duy trì được hoà bình thế giới và người Việt có cơ may tránh được thảm hoạ mất nước và lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại Hoa Kỳ, 535 Nghị sĩ và Dân biểu sẽ được cung cấp 1 cuốn để họ tham khảo. Các viên chức Hành pháp có nhiệm vụ liện hệ cũng được cung cấp tài liệu này.

Giáo sư NGUYỄN VĂN CANH nói về DỰ LUẬT TRỪNG PHẠT BIỂN ĐÔNG (từ Viện Việt Học Nam Cali- July 2019)

HOÀNG-TRƯỜNG SA CÓ VAI TRÒ GÌ Ở BIỂN ĐÔNG – Giáo sư NGUYỄN VĂN CANH (March 31-2019)

  Tin tức từ Link👇▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.        

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts 

28 April 2020

Video tin tức & Đặc điểm chiến tranh 1954-1975 (Bài 1)

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^

    Trần Gia Phụng (Danlambao) - Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 rất đa dạng. Đặc điểm cuộc chiến nầy cũng chính là đặc điểm lý do vì sao các nước tham chiến. Xin bắt đầu với Bắc Việt Nam (BVN) vì BVN là đơn vị gây ra cuộc chiến.  

Bắc Việt Cộng Sản: Chiến tranh xâm lược và bành trướng

Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị (Chu Ân Lai và hội nghị Genève) Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.

Trong số những cán bộ CS ở lại NVN sau hiệp định Genève, có những cán bộ cao cấp như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm. (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 270-273.) Như thế, chẳng những CS vi phạm hiệp định Genève, mà CS còn nuôi sẵn chủ trương gây chiến với NVN trước khi ký kết hiệp định đình chiến Genève.

Sau hiệp định Genève, lực lượng CS cài lại ở NVN quấy phá và khủng bố ở NVN ngay từ năm 1954. Cuộc khủng bố chấn động nhứt của CS là cuộc ám sát hụt tổng thống Ngô Đình Diệm khi tổng thống đến khánh thành Hội chợ Ban Mê Thuột ngày 22-2-1957.

Trong khi đó ở BVN, cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu từ tháng 6-1955 đến tháng 7-1956, giết hơn 172,000 người. (Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975, Hà Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 85.) Trường Chinh từ chức tổng bí thư. Hà Nội gọi Lê Duẩn ra BVN phụ tá cho HCM. Vào cuối năm 1958, Lê Duẩn được gởi vào NVN để nghiên cứu tình hình. Khi trở ra BVN, Lê Duẩn viết bản báo cáo, đề nghị đánh chiếm NVN bằng võ lực. (Stanley Karnow, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 237-238.) Bản báo cáo của Lê Duẩn là nền tảng của quyết định hội nghị Trung ương đảng Lao Động ngày 13-5-1959, đưa ra nghị quyết thống nhất đất nước bằng võ lực và đưa miền BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa. (Báo Nhân Dân, Hà Nội ngày 14-5-1959.)

Từ tháng 2 đến tháng 4-1958, tại Genève, Liên Hiệp Quốc họp để bàn về luật biển, đưa ra bốn quy ước về luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea, viết tắt là UNCLOS). Lúc đó chưa phải là thành viên của LHQ, nên Trung Cộng không được tham dự hội nghị. Vì vậy, Trung Cộng tự ý công bố quyết định về hải phận ngày 4-9-1958, trong đó điều 1 và điều 4 ghi rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông là của Trung Cộng, trong khi hai quần đảo nầy thuộc chủ quyền NVN. Đây là công bố của Trung Cộng cho thế giới biết lập trường của Trung Cộng về hải phận, mà không cần nước nào trả lời.

Để lấy lòng Trung Cộng, Phạm Văn Đồng, thủ tướng BVN, với sự đồng ý của HCM và Bộ chính trị, ký quốc thư ngày 14-9-1958 tán thành quyết định trên của Trung Cộng. Năm sau, Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh tháng 10-1959 cầu viện. Đáp lại, tháng 11-1959, Trung Cộng đưa một phái đoàn sang BVN trong hai tháng, nghiên cứu tất cả những nhu cầu cần thiết của BVN. Tháng 5-1960, các nhà lãnh đạo BVN và Trung Cộng hội họp liên tiếp ở Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận chiến lược tấn công NVN. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, pp. 82-83.)

Được Trung Cộng hứa hẹn viện trợ, đảng Lao Động họp đại hội III tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, công bố hai mục tiêu lớn là: 1) Xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa. 2) Giải phóng NVN bằng võ lực; nghĩa là BVN quyết định động binh đánh chiếm NVN. Để phát động chiến tranh, đảng Lao Động đưa ra hai chiêu bài: 1) Thống nhất đất nước. 2) Chống Mỹ cứu nước.

Về viêc thống nhất đất nước, BVN tố cáo NVN không tôn trọng hiệp định Genève về việc tổ chức tổng tuyển cử năm 1956. Tuy nhiên hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định việc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. (Xin mời vào Google đọc kỹ lại hiệp định Genève.) Việc tổng tuyển cử chỉ được nêu ra trong điều 7 của bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Không nước nào ký tên vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên tố chỉ có tính cách gợi ý hay đề nghị, mà không có tính cách bắt buộc phải thi hành (cưỡng hành).

Về liên lạc với Mỹ (Hoa Kỳ), từ năm 1945, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (Office of Strategic Services), tiền thân của C.I.A. (Central Intelligence Agency), đã giúp HCM và Việt Minh, mặt trận của đảng CS. Sau khi đảng CS cướp chính quyền ở Hà Nội và HCM thành lập nhà nước VNDCCH ngày 2-9-1945, thì OSS lặng lẽ rút lui do tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman thay đổi chủ trương của tổng thống Roosevelt, bỏ ngõ Đông Dương cho Pháp trở lui. Từ đó, giữa Hoa Kỳ và CSVN không còn liên lạc với nhau.

Sau hội nghị Liễu Châu, trở về lại Thái Nguyên, HCM đưa ra chủ trương chống Mỹ tại hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TƯĐ Lao Động ngày 15-7-1954, và cho rằng “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Miên Lào…” (Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 7: 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 314-315.) Nghĩa là chủ trương chống Mỹ cứu nước cũng đã được HCM đưa ra trước cả hiệp định Genève ngày 20-7-1954.

Tuy tuyên bố “Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Miên Lào”, nhưng HCM không giải thích cụ thể vì sao tự nhiên Mỹ trở thành kẻ thù chính của ba nước Đông Dương. Lúc đó Mỹ chưa đưa quân vào NVN. Đây phải chăng chính là kết quả mật đàm giữa HCM và Châu Ân Lai tại Liễu Châu, hoặc điều kiện của Châu Ân Lai đưa cho HCM để CSVN được Trung Cộng tiếp tục viện trợ?

Các nước cộng sản: mỗi nước một kế hoạch

Về các nước CS, có các điểm đáng chú ý: Thứ nhứt, các chế độ CS đều độc tài, tự quyết định chủ trương, chính sách nhà nước mà không cần hỏi dân ý hay quốc hội. Thứ hai, khi muốn viện trợ, đảng CS tự ý quyết định, mà không xin ý kiến quốc hội như các nước dân chủ. Thứ ba, sự liên lạc giữa đảng với đảng là căn bản trong sự giao thiệp giữa các nước CS. Ví dụ đảng CS Tàu nói chuyện với đảng CSVN. Đảng CSVN ra lệnh cho nhà nước CS Việt thi hành, không theo thể thức giữa quốc gia với quốc gia. Ngoại giao giữa đảng với đảng hiện vẫn được áp dụng giữa Trung Cộng và CSVN. Ví dụ hội nghị Thành Đô tháng 9- 1990 chỉ là cuộc họp giữa đại diện 2 đảng. Kết quả không được đưa ra quốc hội duyệt y, nhưng nhà nước CSVN phải thi hành, ví dụ thay đổi lãnh đạo CSVN năm 1991, thay đổi hiến pháp ngày 15-4-1992…

Trung cộng: Bảo vệ biên giới - Nhìn xuống Đông Nam Á

Nước CS đầu tiên giúp BVN để tấn công NVN là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Cộng. Từ năm 1956, Trung Cộng chống lại chủ trương "sống chung hòa bình" giữa các nước không cùng chế độ chính trị do bí thư thứ nhứt đảng CSLX Khrushchev đưa ra. Phía bắc, phía tây và tây nam, Trung Cộng vừa bị núi non hiểm trở, vừa bị Liên Xô và Ấn Độ chận đứng. Phía đông là Thái Bình Dương với hàng rào ba nước đồng minh của Hoa Kỳ và ký hiệp ước phòng thủ song phương với Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc tức Đài Loan (Taiwan). Bị bao vây ba mặt, Trung Cộng rất lo ngại bị cô lập và nhứt là lo ngại bị Hoa Kỳ tấn công hoặc chận luôn ở biên giới phía nam.

Sau khi thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng ký quốc thư ngày 14-9-1958, tán thành công bố về hải phận của Trung Cộng (đã viết ở trên), Trung Cộng viện trợ tối đa cho BVN, nói là vì tình nghĩa quốc tế CS, nhưng thật ra Trung Cộng xem BVN là tiền đồn chống Mỹ, bảo vệ biên giới phía nam cho Trung Cộng. Trung Cộng còn muốn bảo vệ đường giao thông bằng đường sông, đường bộ, và đường hỏa xa dọc sông Hồng, từ các tỉnh vùng sâu của Trung Cộng là Vân Nam, Quý Châu qua Việt Nam ở Lào Cai, ra Biển Đông ở hải cảng Hải Phòng. Đồng thời Trung Cộng còn muốn mở cánh cửa nhìn xuống Đông Nam Á.

Ngoài quân viện, từ tháng 6-1965 đến tháng 3-1968, Trung Cộng gởi sang BVN 320,000 quân, trú đóng ở các tỉnh và thành phố phía bắc Hà Nội, điều khiển các dàn súng phòng không, sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, bảo vệ các tỉnh phía bắc, nhằm giúp BVN kéo hết lực lượng xuống tấn công NVN.

Khi tổng thống Hoa Kỳ Richad Nxon viếng thăm Trung Cộng, Nixon báo cho Trung Cộng biết rằng Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi NVN. Hoa Kỳ báo cho Trung Cộng biết việc Hoa Kỳ rút quân, thì không khác gì Hoa Kỳ báo cho BVN biết mà không báo cho NVN biết. Sau đó Nixon ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972 với thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai, công nhận chỉ có một nước Trung Hoa, thì Trung Cộng yên tâm rút quân ở BVN về nước sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Nhân cơ hội Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho NVN và NVN đang chống đỡ những cuộc tấn công mạnh mẽ của BVN, Trung Cộng bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19-1-1974. Bắc Việt Nam hoàn toàn làm ngơ trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng.

Liên Xô: Quá xa Đông Nam Á - Viện trợ giờ chót

Về phía Liên Xô, trong đại hội lần thứ 20 đảng CSLX tháng 2-1956, bí thư thứ nhứt đảng CSLX Nikita Khrushchev đưa ra chủ trương “chung sống hòa bình” giữa các nước không cùng chế độ chính trị. Vì Liên Xô đang chủ trương hòa dịu với các nước Tây phương, nên tháng 7-1959, khi HCM qua Moscow, đề nghị Liên Xô yểm trợ BVN để BVN tấn công NVN, thì Liên Xô khuyên HCM nên tiếp tục mưu tìm sự thống nhất trong hòa bình. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, The Vietnam War, 1954-1965, New York: Cambridge University Press, 2006, tr. 83.)

Ngày 14-10-1964, Nikita Khruschev bị hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSLX đảo chánh một cách êm thắm. Leonid Brezhnev lên thay, làm bí thư thứ nhứt đảng CSLX, đưa ra chủ tương cứng rắn trở lại, quyết định viện trợ và gởi quân sang giúp BVN.

Tháng 3-1965, khi Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân vào NVN thì cũng trong thời gian nầy, quân đội Liên Xô đến BVN khoảng 3,000 người, thuộc Phòng Tùy viên Quân sự Tòa đại sứ Liên Xô tại Hà Nội, đều là chuyên viên không quân, kỹ thuật phòng không và hỏa tiễn (BVN gọi là tên lửa). Nhiệm vụ của chuyên viên LX là lắp ráp các bệ đặt hỏa tiễn đất đối không, huấn luyện tại chỗ phi công BVN lái các loại máy bay chiến đấu MIG-21 và SU. Ngoài ra còn có một số chuyên gia về hải quân và các binh chủng khác. Quân nhân Liên Xô bận thường phục, sống riêng biệt, thường dân BVN ít biết về sự hiện diện của quân đội Liên Xô.

Năm 1974, đại tướng Viktor Kulikov, thứ trưởng bộ Quốc phòng kiêm tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô, đại diện cho Hồng quân Liên Xô, đến Hà Nội tham dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập quân đội CSVN ngày 22-12-1974. Trước khi dự lễ, Viktor Kulikov dự họp hội nghị lần thứ 23 của ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động, khai mạc ngày 18-12-1974. Trong cuộc họp, Kulikov thông báo hai điều: 1) Theo tin tình báo của Liên Xô, Hoa Kỳ sẽ ngưng cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho NVN, nên đây là cơ hội thuận tiện để đánh NVN. 2) Liên Xô cam kết gia tăng viện trợ quân sự cho BVN, nhằm tấn công NVN.

Ngay sau khi Kulikov về Moscow, viện trợ Liên Xô tăng gấp 4 lần trong các tháng đầu năm 1975. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) Rõ ràng Liên Xô nhận thấy sau khi Hoa Kỳ ngưng viện trợ quân sự cho VNCH, VNCH hết nhiên liệu, đạn dược để chiến đấu và sẽ thất bại, nên Liên Xô đầu tư mạnh mẽ cho tương lai ở Đông Nam Á. Liên Xô còn vận động Cuba và các nước CS Đông Âu, viện trợ thêm cho BVN, góp sức với khối CS tấn công VNCH.

Kết luận

Bắc Việt Nam tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vi phạm hiệp định Genève và chủ tâm gây chiến để xâm lược NVN, thực hiện nhiệm vụ bành trướng cho CS quốc tế, như Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng Lao Động, đã từng tuyên bố: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013.)

Trung Cộng giúp đỡ CSVN nhắm dùng CSVN làm tiền đồn bảo vệ biên giới phía nam của Trung Cộng. Mao Trạch Đông đã từng nói: “Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau.” (La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch. Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.) Mao Trạch Đông muốn nói đến việc CSVN bảo vệ biên giới phía nam cho Trung Cộng.

Ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với một nhóm tướng lãnh thân cận rằng: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.) Phát biểu nầy là khởi đầu cho chủ trương mới của Trung Cộng về Biển Đông và Thái Bình Dương.

Chẳng những tham vọng tiến ra Thái Bình Dương, mà Mao Trạch Đông còn nuôi tham vọng tiến xuống Đông Nam Á, và đã từng nói với các đại biểu đảng Lao Động Việt Nam ở hội nghị Vũ Hán năm 1963 rằng: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500,000 bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á.” (Nxb. Sự Thật, Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua, Hà Nội: 1979, tr. 16.). (Xem thêm: Nguyễn Trọng Vĩnh, BBC Vietnamese, ngày 1-12-2013.)

Còn Liên Xô ở quá xa Đông Nam Á. Khi HCM qua Liên Xô xin viện trợ năm 1950, Stalin không giúp đỡ mà giao trách nhiệm cho Mao Trạch Đông. (Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, sđd. tr. 45.) Các lý do khiến Stalin lạnh nhạt với HCM: 1) Stalin không tin HCM là người CS trung kiên vì HCM đã cộng tác với OSS Hoa Kỳ năm 1945. 2) Stalin không tin những chế độ CS không do Stalin thành lập. 3) Lúc đó, Stalin đang ủng hộ đảng CS Pháp. Nếu Stalin giúp CSVN chống Pháp, dân chúng Pháp sẽ không ủng hộ đảng CS Pháp. 4) Việt Nam ở viễn đông, quá xa Liên Xô. Liên Xô ít có quyền lợi ở vùng nầy.

Mãi đến gần cuối chiến tranh 46-54, Stalin mới viện trợ súng cối hạng nặng để CSVN tấn công Điện Biên Phủ. Trong chiến tranh 54-75 cũng thế. Sau biến cố Maddox ở Vịnh Bắc Việt (tháng 8-1964), Liên Xô mới viện trợ cho BVN, và sau đó tăng cường viện trợ khi biết chắc chắn Hoa Kỳ rút quân năm 1973.

(Còn tiếp)

28.04.2020

Trần Gia Phụng danlambaovn.blogspot.com

  Tin tức từ Link👇▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.        

09 April 2020

Truyền thông CSVN đưa tin gây hiểu lầm vụ 450,000 bộ quần áo bảo hộ cho Hoa Kỳ

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^

Truyền thông CSVN đưa tin gây hiểu lầm vụ 450,000 bộ quần áo bảo hộ cho Hoa Kỳ.

Trong hai ngày 8 và 9 tháng 4 năm 2020, một số tờ báo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam như Nhân dân, Thanh niên, Thời đại không biết vì cố tình hay bị hạn chế về mặt thông tin đã loan tin một cách mập mờ về vụ 450,000 bộ quần áo bảo hộ do công ty DuPont sản xuất.

Theo đó, một số tờ báo này chỉ đưa tin rằng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chuyển giao hơn 450,000 bộ quần áo bảo hộ DuPont dành để chống dịch coronavirus được sản xuất tại Việt Nam đến Hoa Kỳ.

Sau khi thông tin này được đăng tải, nhiều độc giả của các tờ báo đã bình luận theo cách hiểu là Việt Nam đã tặng cho Hoa Kỳ số quần áo bảo hộ trên với các nội dung như: “Tự hào quá Việt Nam”; “Tôi rất mừng khi biết Việt Nam đã sản xuất được thiết bị bảo hộ y tế giúp cho các bác sĩ Mỹ chống dịch covid cho nhân dân Mỹ”; “của ít lòng nhiều” hay như “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Tuy nhiên, trên thực tế thì số hàng hoá trên không phải do Việt Nam sản xuất hay là tặng cho Hoa Kỳ. Sự việc được Tổng thống Trump loan tin rõ ràng trên Twitter cá nhân là, số đồ bảo hộ trên được hai công ty của Hoa Kỳ đặt tại Việt Nam là DuPont sản xuất và FedEx chở về. Và Tổng thống Trump cũng không quên cảm ơn người dân Việt Nam.

Theo đó, các vật tư để 2 công ty này sản xuất thì được chuyển từ Hoa Kỳ sang Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ giúp trong việc tạo điều kiện làm nhanh thủ tục để các lô hàng được chuyển về Hoa Kỳ trong thời gian sớm nhất.

Ông Dan Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hỗ trợ y tế cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam 706 triệu Mỹ kim. Và mới đây, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ gói y tế bổ sung cho nhà cầm quyền 2.9 triệu Mỹ kim.

An Nhân

  Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến👇 nguồn gốc Youtube.        

08 April 2020

NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^
  NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN

Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều sách báo đã viết về biến cố nầy. Nhân sắp đến ngày 30-4, ở đây chỉ xin ôn lại diễn tiến trong ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn.

1.- DIỄN TIẾN NGÀY 30-4-1975

Từ 26-4-1975, quân cộng sản bao vây Sài Gòn từ năm hướng: hướng bắc (Quân đoàn 1 CS), hướng tây bắc (QĐ 3 CS), hướng đông (QĐ 4 CS), hướng đông nam (QĐ 1 CS), hướng tây và tây nam (Đoàn 232 và SĐ 8 thuộc Quân khu 8 CS). Chiều 26-4, CS bắt đầu tấn công, đánh phá vòng đai phòng thủ bên ngoài, chiếm Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Bà Rịa, cắt đường số 4 từ Sài Gòn đi miền Tây. Đối đầu với lực lượng lớn mạnh nầy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo vệ thủ đô Sài Gòn chỉ gồm Quân đoàn III (hai sư đoàn 5 và 18), các chiến đoàn tập họp từ các sư đoàn của QĐ I và QĐ II di tản vào Sài Gòn, các lữ đoàn TQLC, Dù, các liên đoàn BĐQ, một số trung đoàn Pháo binh, Kỵ binh thiết giáp và Nghĩa quân, Địa phương quân. Các đơn vị nầy đều thiếu quân vì trước đó đã bị tấn công, phải di tản, đồng thời thiếu trang bị võ khí, đạn dược và thiếu nhiên liệu cần thiết.

Chiều 28-4, ngay sau khi cựu đại tướng Dương Văn Minh vừa nhận chức tổng thống, 5 chiếc A-37 trước đây của Không quân VNCH bị CS tịch thu, nay dưới sự hướng dân của Nguyễn Thành Trung, cựu trung úy phi công VNCH, vốn là đảng viên CS cài vào Không quân VNCH, bay đến thả bom sân bay Tân Sơn Nhứt. Tối hôm đó, CS tiếp tục pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt làm hỏng các phi đạo. Phi trường không thể sử dụng được, nên phải dùng trực thăng đề di tản. Hôm sau 29-4, CS chiếm được các căn cứ Nước Trong, Long Bình, thành Tuy Hạ (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa), Đồng Dù (Củ Chi), Hậu Nghĩa. Sáng 30-4 quân CS bắt đầu tiến vào nội thành Sài Gòn. Trước sự đe dọa của CSVN, ảo vọng thương thuyết của Dương Văn Minh hoàn toàn tan vỡ. Cuối cùng, lúc 10G 24 phút sáng 30-4-1975, qua đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh, với tư cách tổng thống tổng tư lệnh quân đội, nhận chức trước đó hai ngày, ra lệnh toàn thể quân đội VNCH ngưng chiến đấu, hạ khí giới. Sau đây là nguyên văn lời Dương Văn Minh:

“Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng, Fountain Valley, CA: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 358)

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng tham mưu phó quân đội VNCH, thay mặt trung tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của tổng thống Dương Văn Minh.

Lúc 11G 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn Thiết giáp 203 CS tiến vào dinh Độc Lập. Lúc đó, một số cán bộ Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 CS, do đại úy trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ dẫn đầu, đến phòng họp dinh Độc Lập, nơi có mặt tổng thống Dương Văn Minh và nội các của thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đại úy Thệ đã nói thẳng với Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu rằng các ông bị bắt làm tù, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và không có gì bàn giao cả. Sau đó, quân CS áp tải Dương Văn Minh tới đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Tại đài phát thanh, các sĩ quan CS soạn tại chỗ lời đầu hàng, và buộc cựu đại tướng Dương Văn Minh phải đọc như sau: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao toàn chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.” (google.com.vn) (vào chữ Dương Văn Minh, tìm 30-4.)

Trước áp lực của họng súng quân thù, cựu đại tướng Dương Văn Minh đành phải đọc bản văn do CS soạn sẵn, “kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.” Quân đội VNCH liền ngưng chiến đấu, tự nhiên rã ngủ, trong khi còn nhiều đơn vị vẫn muốn tiếp tục chống cộng, nhất là Quân đoàn IV vẫn còn nguyên vẹn, chưa thất trận. Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ.

2.- NGÀY QUỐC HẬN

Thông thường, người ta tản cư hay di tản khi chiến tranh bùng nổ. Người ta bỏ chạy để tránh lửa đạn. Đàng nầy, chiến tranh chấm dứt ngày 30-4-1975, lửa đạn không còn, mà người ta bỏ chạy, chạy xa thật xa, nghĩa là người ta sợ cái gì còn hơn lửa đạn. Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, khoảng 150,000 người Việt bỏ ra nước ngoài, trong đó khoảng 140,000 đến Hoa Kỳ và khoảng 10,000 đến các nước khác. (Nguồn: UNHCR, The State of the World's Refugees - Fifty Years of Humanitarian Actions, ch. 4, tr. 81.) Cộng sản Việt Nam tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ. Theo luận điệu nầy, trưa ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn phát biểu rằng: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.” (Trích nguyên văn: http://ngoclinhvugia.wordpress.com/). Viên nhạc sĩ nầy còn hát bài “Nối vòng tay lớn”, nhưng dân chúng không chấp nhận vòng tay lớn của CS, tiếp tục ra đi dù bị kết tội “phản quốc”.

Sau ngày 30-4-1975, càng ngày càng có nhiều người kiếm cách ra nước ngoài, dầu phải hy sinh chính mạng sống của mình, tạo thành phong trào vượt biên. Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, tổng số người di tản và vượt biên đến được các trại tỵ nạn là 989,100 (gần một triệu) kể cả đường biển lẫn đường bộ. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết. Ngoài ra, phải kể thêm số người rời Việt Nam qua các hải đảo nhưng không đậu thanh lọc và bị đuổi về nước. Nếu kể thêm chương trình ODP (Orderly Departure Program) và chương trình HO do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đưa vài trăm ngàn người nữa ra nước ngoài bằng đường chính thức, thì tổng cộng tất cả các số liệu trên đây, sau khi CS chiếm miền Nam Việt Nam, trên 1,500,000 người Việt đã bỏ nước ra đi.

Đây chỉ là những người có điều kiện ra đi. Còn biết bao nhiêu người muốn ra đi mà không đi được. Nghệ sĩ TrầnVăn Trạch đã từng nói một câu bất hủ: "Ở Việt Nam hiện nay, cây cột đèn cũng muốn ra đi.”

Trước khi quân cộng sản vào Sài Gòn, nhiều chức quyền cao cấp VNCH đã di tản ra nước ngoài. Trong số các chức quyền ở lại, có phó tổng thống rồi tổng thống Trần Văn Hương. Ngày 28-4-1975, trước khi bàn giao chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, đại sứ Pháp ở Sài Gòn cho người đến mời tổng thống Hương di tản. Ông Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là tôi sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.” Sau khi Trần Văn Hương giao quyền tổng thống cho Dương Văn Minh tối 28-4, thì hôm sau, ngày 29-4 đích thân đại sứ Hoa Kỳ là Graham Martin đến gặp Trần Văn Hương và mời ông ra đi. Trần Văn Hương trả lời như sau: “Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay từ biệt. (Trần Đông Phong, sđd. tt. 352-355.)

Trần Văn Hương thấy trước và nói rất đúng: “Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam.” Nước mất là mất tất cả. Mất tất cả các quyền tự do dân chủ, cả tôn giáo, văn hóa, mất tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, có người mất luôn cả thân nhân nữa. Trước ngày 30-4-1975, dầu chưa hoàn thiện, dầu bị giới hạn vì chiến tranh, chế độ Cộng hòa vẫn là chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền. Khi mới chiếm được miền Nam, cộng sản bắt ngay sĩ quan, công chức, cán bộ của VNCH còn lại trong nước giam giữ dài hạn, không tuyên án trên các vùng rừng thiêng nước độc. Số lượng sĩ quan, công chức và cán bộ VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người tại trên 150 trại giam; theo đó, khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu, 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm, 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại.

(Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume Two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.) Số liệu nầy theo dư luận chung, còn thấp hơn so với số lượng người và số năm bị thực giam. Ngoài ra, trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù "cải tạo". (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon's fall”, nhật báo Orange County Register, số ngày Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.) Sau khi bắt giam hàng triệu công chức quân nhân trên toàn cõi miền Nam Việt Nam, cộng sản trấn áp dân chúng miền Nam bằng nhiều phương thức khác nhau:

Thực hiện chế độ hộ khẩu, ai ở đâu ở yên đó, không được di chuyển, không có quyền tự do đi lại. Muốn đi lại phải xin giấy phép khó khăn. Về kinh tế, cộng sản đổi tiền nhiều lần một cách tàn bạo. (Đổi lần đầu ngày 22-9-1975, 500 đồng VNCH lấy 1 đồng mới. Đổi lần thứ hai ngày 3-5-1978 và lần thứ ba ngày 14-9-1985.) Cộng sản tổ chức đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tư sản nhỏ (tiểu tư sản), lục soát nhà cửa, tịch thu vàng thật, rồi lập biên bản là “kim loại có màu vàng”, để đổi vàng giả. Cộng sản cướp nhà cửa, buộc những người khá giả phải hiến đất, hiến nhà để khỏi bị tù. Tại thành phố, CS đưa vào quốc doanh tất cả những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh do CS quản lý. Tại nông thôn, CS quốc hữu hóa toàn thể đất đai, ruộng vườn; nông dân phải vào hợp tác xã, làm việc chấm công để lãnh lúa, dân chúng gọi là “lúa điểm” tức “liếm đũa”. Cộng sản buộc dân chúng phải đi kinh tế mới, sống trên những vùng khô cằn, nghèo khổ. Cộng sản thi hành chính sách ngăn sông cấm chợ, để CS độc quyền lưu thông và phân phối hàng hóa. Tất cả chính sách của CS nhắm làm cho dân chúng nghèo khổ cho CS dễ cai trị.

Chính sách cai trị của CS sau năm 1975 đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm, nguy hại cho chính CS. Trước tình hình đó, CS mở phong trào đổi mới từ năm 1985. Cộng sản đổi mới để tự cứu mình chứ không phải để cứu dân tộc Việt Nam. Từ đó, Việt Nam thay đổi dần dần, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu 2007. Tuy nhiên dầu đổi mới về kinh tế nhưng cộng sản vẫn duy trì độc quyền chính trị, lo sợ "diễn biến hòa bình", định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không cho tự do báo chí, bóp nghẹt tự do dân chủ, không tôn trọng dân quyền và nhân quyền. Cho đến nay, ở trong nước chưa có một tờ báo tư nhân, chưa có một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào đứng ngoài quốc doanh. Như thế, ngày CS vào Sài Gòn, chấm dứt chế độ VNCH, là một biến cố lịch sử có tầm vóc lớn lao, làm thay đổi dòng sinh mệnh dân tộc, ảnh hưởng lâu dài cho đến ngày nay. Ngày 30-4 cũng là ngày mở đầu thảm họa chẳng những cho dân chúng miền Nam mà cho cả toàn dân Việt Nam khi chế độ cộng sản càng ngày càng bạo tàn, tham nhũng và nhất là lộ rõ bộ mặt tay sai Trung cộng, dâng đất, nhượng biển, quy lụy Bắc Kinh để duy trì quyền lực. Vì vậy dân chúng gọi ngày nầy là ngày Quốc hận. Hai chữ Quốc hận do dân chúng tự động đặt tên cho ngày 30-4 và truyền khẩu với nhau thành danh xưng chính thức, chứ không có một chính phủ, hay một đoàn thể chính trị nào đặt ra. “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

3.- NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN Những người vượt biên được gọi chung là thuyền nhân. Thuyền nhân là từ ngữ được dịch từ chữ “boat people” trong tiếng Anh, xuất hiện từ cuối thập niên 70 để chỉ những người Việt bỏ nước ra đi sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Người Việt vốn ràng buộc với đất đai, ruộng vườn, chỉ ra đi trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mà thôi Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng người Việt bỏ nước ra đi lên đến hàng triệu người. Đặc điểm nổi bật của phong trào thuyền nhân là tất cả những người vượt biên đều tự nguyện ra đi, tự mình muốn ra đi, hoàn toàn tự phát ra đi theo từng gia đình, từng nhóm nhỏ. Không có một đảng phái, một thế lực chính trị hay một nước ngoài nào can thiệp hay tổ chức cho thuyền nhân ra đi. Có khi, nhà cầm quyền CS lợi dụng lòng khao khát ra đi tìm tự do của dân chúng để bán bãi, hay tổ chức vượt biên bán chính thức nhằm lấy vàng. Dầu ra đi trong kế hoạch mà CS gọi là “bán chính thức”, người ra đi vẫn là những người tự nguyện muốn rời bỏ Việt Nam để tránh nạn độc tài cộng sản.

Như thế, vượt biên hay thuyền nhân là một phong trào của vài triệu người, kéo dài trong nhiều năm và nhiều địa điểm khác nhau. Phong trào nầy là hậu quả của ngày Quốc hận 30-4. Ngày 30-4 là ngày đánh dấu sự thành công của chế độ độc tài toàn trị, gây tang thương cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau nầy càng ngày càng nhân lên khi CSVN càng ngày càng đàn áp phong trào dân chủ quốc nội. Chỉ vì lòng yêu nước, người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược mà cũng bị CSVN bắt giam thì trên thế giới, chuyện nầy chỉ xảy ra ở Việt Nam. Hai sự kiện ngày Quốc hận 30-4 và Phong trào thuyền nhân hoàn toàn khác nhau và không thể lẫn lộn nhau. Ngày 30-4 là ngày kỷ niệm Quốc hận của toàn dân. Phong trào thuyền nhân ban đầu chỉ khoảng 1,500,000 người. Nếu ngày nay, dân số thuyền nhân phát triển lên khoảng 3,000,000, thì ở trong nước, dân số tăng lên mấy chục triệu người.

Vì vậy, để kỷ niệm phong trào vượt biên, ngày 28-4-2009, toàn thể Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết số 342 do dân biểu liên bang Hoa Kỳ gốc Việt Nam là Cao Quang Ánh đề xướng, ấn định ngày 2-5-2009 là “Ngày Vinh Danh Người Tỵ Nạn Việt Nam” tại Hoa Kỳ (tức thuyền nhân Việt cộng them những người ra đi theo chương trình ODP và HO). Sau đó, ngày 12-8-2009, Hội đồng thành phố Westminster, (thuộc Orange County, tiểu bang California) thông qua nghị quyết số 4257, ấn định ngày Thứ Bảy cuối cùng của mỗi tháng Tư hằng năm là “Ngày Thuyền Nhân Việt Nam”. Westminster là thành phố có Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, khánh thành ngày27-4-2003, và từ đó là nơi diễn ra lễ Kỷ niệm ngày Quốc hận hàng năm của Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn CS.

Cả hai nghị quyết trên đây đều chọn một ngày khác với ngày 30-4 để kỷ niệm phong trào thuyền nhân, nhằm tránh làm mất ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc hận 30-4. Chỉ có cộng sản và những người làm tay sai cho CS mới cố tình vận động chuyển đổi ngày Quốc hận 30-4 thành ngày Thuyền nhân, nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của cộng sản Việt Nam trước lịch sử, trong khi tội lỗi của cộng sản đối với dân tộc Việt Nam không thể xóa bỏ được.

Mưu toan nầy hoàn toàn thất bại vì Cộng đồng Người Việt Hải ngoại quyết liệt phản đối, chỉ vì một lý do đơn giản, thật đơn giản: NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN, không thể nào khác hơn được và không có chữ nào đúng hơn được!

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-02-2012)

Blog Archive