31 October 2016

Video tin tức & Khánh thành Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Wollongong, Úc Châu

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Vào sáng ngày 30/10/2016, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Wollongong, Úc Châu đã tổ chức buổi lễ khánh thành Bia Đá Tưởng Niệm Dân-Quân-Cán-Chính VNCH cùng các chiến binh Úc Đại Lợi đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. Mời quý vị theo dõi video phóng sự dưới đây ▼

* 6 Hình trên copy từ Facebook của Tất Phương Nguyễn.

* Nghe SBS Radio phỏng vấn Chủ tịch CĐVNTD Liên bang Úc: "Chỉ có tự do và dân chủ mới cứu được người dân Việt Nam"

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

28 October 2016

Video tin tức & Chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Giới trẻ chúng tôi thật bất hạnh vì những trang sử đen tối và dối trá mà cộng sản Hà Nội bịa đặt viết nên để nhồi nhét và làm tha hóa tư tưởng tâm hồn của cả một thế hệ, không, có lẽ là vài thế hệ. Nhưng khi sự thật lịch sử được phơi bày thì chính những gian dối đó sẽ là phát súng lục bắn vào chính họ.

Cộng sản tuyên truyền dối trá về tất cả mọi lĩnh vực nhằm mục đích ngu hóa và dẫn đưa con người ta tới sự nghi kị, thù hằn và sai lầm trong ngu muội để dễ bề cai trị và đánh tráo các giá trị tốt đẹp phổ quát của con người.

Trong đó có những nhân vật lịch sử, những con người mà cộng sản cho là đối chọi với họ. Tôi muốn nói đến hình ảnh của Cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đệ nhất Việt Nam Công Hòa.

Cộng sản đã bịa đặt, tuyên truyền nhồi sọ vào đầu chúng tôi những gì về TT Ngô Đình Diệm? Tháng 04.2011, tôi bị bắt vào công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người tự xưng là kiểm sát viên gặp tôi để hỏi cung, sau đó ông ta nói: “Thằng Diệm đã lê máy chém khắp miền Nam để giết người”.

Trong chiêu bài tuyên truyền của cộng sản có những khái niệm bị đánh tráo. Họ viên vào Luật 10-59 để xuyên tạc và bóp méo nhằm quy chụp cho TT Diệm và Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó, không tìm thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của cộng sản Hà Nội đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.

Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59” cho thấy không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay vẫn được tuyên truyền từ phía Hà Nội.

Ngoài ra, “luật 10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai miền”, như sách giáo khoa của Hà Nội dựng nên khi cáo buộc chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả thù “những người kháng chiến cũ”.

Tại sao một chuyện tày trời như vậy mà cho đến ngày nay cũng chưa thấy cộng sản công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém? Ngoại trừ một nhân vật duy nhất được sách giáo khoa mô tả là ông cán bộ cộng sản nằm vùng Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh.

Cộng sản nói: “Quân Mỹ và Diệm ăn thịt người”? Ấy thế nhưng, tôi lại được nghe những nhân chứng sống kể lại rằng: “Người Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa họ ‘ác lắm’ nên họ rất chăm lo tới đời sống của người dân, trẻ em đến trường được uống sữa, ăn bánh mì, được học hành tử tế, được hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội tốt đẹp”.

Ngày nay, nhờ Facebook chúng ta thấy nhiều hình ảnh người lính Mỹ QL VNCH vui đùa bồng bế trẻ con, chăm sóc người già, họ xả thân cứu người bị bom rơi đạn lạc của quân đội Bắc Việt.

Cộng sản tuyên truyền: “Diệm chỉ là con chốt thí và là tay sai của Mỹ”. Thế nhưng, trên thực tế Cụ Diệm là một người chống Pháp và cũng chẳng tin Mỹ.

Theo lời ông Bùi Kiến Thành, cộng sự thân cận của Tổng thống Ngô Đình Diệm thì đến năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm.

“Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962, ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4.000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ.

Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi (Việt Nam Cộng Hòa) cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được”.

Với cộng sản nói người nào xấu xa là người đó có phước và tốt lành, nếu người nào được cộng sản khen ngợi, nịnh đầm thì thật là vô phước.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được dân tộc Việt Nam chọn và Cụ cũng đã chọn dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Lịch sử cần phải được sáng tỏ và trả lại sự thật, danh dự cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Paulus Lê Sơn

danlambaovn.blogspot.com  

26 October 2016

Video tin tức & Khủng hoảng niềm tin từ ngay những việc thiện

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Một nhà hảo tâm lên tiếng bày tỏ bất bình, thất vọng vì ngay sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề vì lũ lụt miền Trung.

Doanh nhân trẻ Hoàng Báu từ Sài Gòn cùng bằng hữu tự đứng ra quyên góp và đích thân tiếp cận bà con từng địa phương để trao tận tay từng chiếc phong bì. Nhóm của anh chia thành nhiều tốp, trong suốt năm ngày từ 19 đến 24/10 đã lặn lội tới rất nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, hai tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận lũ lịch sử, với nhiều nơi nước ngập qua mái nhà.

Trong số những tố cáo bị chính quyền địa phương thu bớt tiền cứu trợ, có nhiều trường hợp ở thôn Trung Thôn (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), khi cán bộ thôn tới thu lại hầu hết khoản tiền hỗ trợ mà dân vừa được các nhà hảo tâm trao tặng, viện lý do để phân phát lại đồng đều cho mọi người trong thôn xóm.

Anh Lê Vũ Thành ở thôn Trung Thôn có mẹ già 75 tuổi bị tâm thần, câm điếc bẩm sinh. Trong trận lũ vừa qua, nhà anh bị ngập qua đầu, tài sản tan nát.

Anh Thành cho VOA Việt ngữ biết:

“Chiều ngày 22 có các anh chị vào thăm và tặng mỗi hộ gia đình nghèo gặp khó khăn mỗi người được phong bì 500 ngàn. Chiều lại, phó thôn tới từng nhà thu lại, nói là để chia đều, cân bằng danh sách. 500 ngàn chỉ để lại cho mình 100 ngàn, còn 400 ngàn kia nói là để cân bằng danh sách theo chủ trương của thôn.

Khi họ tới gia đình em lấy, em không cho vì em thấy quá vô lý, nhưng các gia đình kia đều đưa hết cả. Nếu họ muốn chia đều, sao từ đầu họ không nói luôn với các đoàn cứu trợ, sao để họ đưa rồi sau đó đi thu lại.

Quá vô lý. Trong hoàn cảnh mất mát, có người ủng hộ, người dân rất vui mừng vì có được cái để lo cho gia đình, có thêm miếng nước hay tô mì để ăn. Có nhiều người đang vui, bỗng nhiên bị tịch thu lại thì bức bối chứ, họ không hiểu lý do.”

Nỗi bức bối đó còn cao hơn gấp bội đối với những người vốn đã quan ngại trước thực trạng ‘thao túng’, ‘bớt xén’ nên phải tạm gác mọi công việc, không quản đường xa, tìm đến những hang cùng ngõ hẹp để trao tay sự san sẻ. Thế mà, với thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, những sự cảnh giác như thế vẫn chưa bao giờ là đủ, doanh nhân Hoàng Báu chua xót chia sẻ.

Anh Báu đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi ngay sau khi từ vùng lũ trở về.

Anh Hoàng Báu: Mình tự đứng lên mình kêu gọi anh em doanh nghiệp, bạn bè, tạo thành nhóm đi cứu trợ cho bà con, quyên góp được bốn trăm ba mươi mấy triệu. Đoàn mình chia thành 4 nhóm. Vùng nào bị nặng nhất thì mình đến. Vùng nào có Công giáo, tụi mình nhờ cha xứ. Các linh mục họ cho người dẫn đi rất tận tình.

Trà Mi: Không qua chính quyền địa phương, đoàn tự tìm hiểu và tiếp cận bà con?

Anh Hoàng Báu: Không qua chính quyền địa phương. Tụi mình tự tìm hiểu, chỗ nào dân cần thì mình tới. Gói quà của mình thấp nhất là 500 ngàn/một phong bì. Có những trường hợp phải cho 5, 7, 10 phong bì cũng nên.

Trà Mi: Tổng cộng đoàn cứu trợ của anh có bao nhiêu người?

Anh Hoàng Báu: Khi đông nhất, đoàn em gồm 20 người, từ Daklak, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh, Huế…v..v. Sáng nay mình đọc một bài báo nêu lên rõ ràng họ bắt mỗi người dân cứ 500 ngàn thì nộp lại 400 ngàn.

Tại xã Quảng Trung này, tụi mình cho nhiều lắm. Trước đây, mình từng nghe các đoàn cứu trợ đi trước cảnh báo có trường hợp này, nhưng hôm nay, vì vụ việc lên báo trực tiếp liên quan đến đoàn của mình, mình mới quay lại, chạy thẳng vào phỏng vấn từng người dân một để xem có chính xác như thế không.

Vào phỏng vấn bà con thì thấy chính xác là như vậy. 9 giờ báo lên bài, 10 giờ tôi điện lại cho người dẫn dắt mình tới nơi cứu trợ, tôi hỏi có phải như thế không, mấy ông vẫn chối. Tôi nói: ‘Các ông đã thế thì tôi làm tới luôn’, sau đó tôi nhờ mấy anh bên các tổ chức xã hội dân sự đưa lên Facebook. Thế là tự nhiên mấy ông kia điện lại cho mình nói: ‘Anh không cần vào, trong này ổn hết rồi.

’ Nhưng tôi vẫn vào. Khi vào tới nơi thì thấy mấy ông đã đưa tiền trả lại cho dân. Tôi phỏng vấn dân, quay trực tiếp [lên Facebook] luôn. Tất cả mọi người đều nói bị tịch thu tiền. Đùng một phát họ không nuốt nổi họ mới trả lại cho từng nhà một. Dân nói ông phó thôn bảo thu lại để chia bớt cho những nhà khác có hoàn cảnh giống nhau.

Trà Mi: Với lý do thu lại để chia đều, là người đi cứu trợ tận nơi có điều kiện quan sát, anh phản hồi thế nào?

Anh Hoàng Báu: Không được, bởi vì có rất nhiều người khá giả, thậm chí còn khá giả hơn cả tụi tôi nữa. Sao lại bảo chia đồng đều được? Tụi tôi chỉ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt thôi, còn những người có tay chân mạnh khỏe làm việc kiếm tiền được, mình giúp họ, nhiều khi họ lại chửi lại mình thì sao? Ở đây, chúng tôi không phải giàu có gì cả, chỉ là góp vô để tìm đến những mãnh đời ‘lũ cả cuộc đời’, không có điểm tựa.

Trà Mi: Xưa nay vẫn có tâm lý e ngại rằng chuyện tiếp trợ qua các cơ quan, đoàn thể chính quyền thì không tới tay dân trọn vẹn. Đích thân tiếp trợ tận nơi, vừa quay lưng đã xảy ra những chuyện khuất tất như vậy, anh nghĩ thế nào?

Anh Hoàng Báu: Mình rất thất vọng vì suốt mấy ngày nay, anh em tụi tôi phờ phạt, chèo thuyền chèo đò đến tận những nơi khốn khổ nhất để giúp họ. Vừa bước chân đi, lại xảy ra chuyện đó. Chỉ trừ khi tới vùng nào không có chức sắc tôn giáo, tụi tôi mới nhờ tới địa phương hay trưởng thôn, trưởng xã dẫn dắt đi.

Những nơi có giáo dân hay Phật tử, tụi tôi nhờ các cha xứ hoặc các vị sư hướng dẫn, chứ không qua chính quyền. Ở Việt Nam, hơn 90% là làm cách này rồi vì niềm tin không còn nữa. Mình phỏng vấn rất nhiều người, họ cũng nói: ‘Muốn cho nên đến trực tiếp nhà dân mà cho, đừng qua chính quyền vì dân ít nhận được lắm.’ Người cần nhận nhiều khi không nhận được, còn người khá giả nhiều khi nhận một lúc mấy phần.

Trà Mi: Anh nhắc tới ‘khủng hoảng niềm tin’, đây cũng là một hiện tượng đang ngày càng phổ biến và lan rộng ở Việt Nam. Khủng hoảng niềm tin ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ kinh tế-chính trị-xã hội đến đạo đức con người. Hôm nay, chính anh nếm trải một sự ‘khủng hoảng niềm tin’ ngay trong việc thiện vừa làm, anh có suy nghĩ đến nguyên nhân?

Anh Hoàng Báu: Vì khi người dân xem chuyện chính trị như một câu chuyện hài, hy vọng điều gì đó để thay đổi cuộc sống thì không có. Mình đi nhiều những nơi ‘siêu nghèo’ , những nơi đáng lẽ phải được chính quyền chăm chút nhất thì thực tế là không có. Xã hội này bị lỗi hệ thống từ cái gốc. Khi anh đã không tử tế, anh làm gì, trong mắt tôi, anh vẫn là một người không đàng hoàng.

Hơn nữa, phải nói thẳng là anh không có năng lực để làm chuyện đó. Tôi không thể nào đặt niềm tin vào anh. Hiện tượng Phan Anh phải nói là một người biết xây dựng niềm tin cho người khác. Anh chẳng cần điện thoại xin ai cả, mà người ta tự gửi gắm niềm tin vào thôi. Vì sao người dân tự đứng lên làm, và làm mạnh như thế, vì họ tin là chính phủ không thể làm được. Những con số đã nói lên tất cả rồi.

Trà Mi: ‘Khủng hoảng niềm tin’ mà anh mô tả là ‘hệ thống’, làm thế nào để khôi phục được?

Anh Hoàng Báu: Người dân đang bỏ rơi sự quản lý của chính quyền. Họ không quan tâm đến chính quyền làm gì. Tôi nghĩ, mọi chuyện đang thay đổi đấy. Mọi người cứ làm việc theo tiếng lương tâm. Hiểu thì mọi người hiểu hết, kể cả trong nội bộ những người điều hành đất nước này, nhưng cái chính là trong xã hội này không ai dám lên tiếng vì đã hình thành sự sợ hãi trong từng con người, từng tiềm thức.

Người dân họ thấp cổ bé họng mà cứ tuyên truyền vào sự sợ hãi của họ, họ không dám lên tiếng. Tôi là doanh nghiệp cũng thế. Tôi nói đây, có thể ngày mai, họ lấy một lý do nào khác không liên quan đến công việc của tôi để đánh tôi như thường. Luật pháp Việt Nam luôn có khe hở để bắt bớ bất cứ ai.
    
* Nghe Audio ở tại Link

24 October 2016

Video: Tự do ngay cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh!

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt giam từ ngày 10/10/2016. Vậy mà trong cuộc họp TƯ thứ 4 khóa XII không một ai nhắc đến chuyện chấn động này của bộ máy chuyên chính. Ông Tổng Trọng cũng phe lờ không dám mở mồm nói đến cái tên Formosa. Hai sự kiện người dân bàn tán có nhiều ý kiến nhất thì Bộ Chính Trị run sợ, coi như phạm húy.

Ông Tổng Trọng luôn vỗ ngực "gần dân" và "trọng dân" là như thế đó!

Cuộc họp TƯ tập trung vào vấn đề chống tham nhũng và chấn chỉnh đảng đang suy thóai.

Cứ mỗi lần chỉnh đốn thì đảng lại càng đổ đốn.

Formosa là vụ tham nhũng lớn, các quan chức CS ăn chia với tư bản nước ngòai. Vụ án bắt NNNQ là vụ "tham nhũng quyền lực" tiêu biểu, hà hiếp một nữ công dân dân chủ yêu nước can trường, gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng quốc tế.

Như Quỳnh là một chiến sỹ dân chủ dấn thân, luôn đứng ở hàng đầu tập thể các bloggers tự do ở Việt Nam, đấu tranh không mệt mỏi cho Dân chủ và Nhân quyền, bênh vực dân oan mất đất, ngư dân bị mất nghề sinh sống, tư do cho các giáo dân của mọi tôn giáo, hoạt động rất năng động và có hiệu quả trong việc vận động các tổ chức dân chủ quốc tế và các nhà ngọai giao ủng hộ nhân dân ta.

Gần đây Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một mũi nhọn đấu tranh chống những kẻ gây nên thảm họa môi trường, đòi truy tố và đóng cửa Formosa- Plastícs Kỳ Anh, đòi từ bỏ dự án Nhà máy thép Cà-Ná / Ninh Thuận.

Chính quyền CS coi cô gái kiên nghị, gan góc ấy là một nhân vật nguy hiểm cho chế độ và đã mạnh bạo ra tay đàn áp, vấp ngay sự phản đối tức thời từ Liên Hợp Quốc, từ Hoa Kỳ, Liên Âu, từ Tổ chức các nhà báo không biên giới, Tổ chúc bảo vệ Nhà báo thế giới và giới truyền thông quốc tế.

Như Quỳnh đã dấn thân hy sinh cho tòan dân ta, để lại trong gia đình bà mẹ già 60 tuổi, bà ngọai 90 tuổi ốm yếu, hai con nhỏ - chị Nấm và em Gấu, mong chờ mẹ Nấm từng giây từng phút, cả tập thể các bloggers và bạn bè lo âu. Ngọc Quỳnh lại đang tuyệt thực để đòi gặp luật sư bênh vực mình, sức khỏe và tính mạng cô bị đe dọa trong nhà tú CS tàn bạo. Nữ tù nhân 37 tuổi này lại đang có một khối u và bệnh lõang máu.

Làm thế nào để cứu hòn ngọc Như Quỳnh ra khỏi tù đày sớm nhất? Đây cần là một vấn đề nóng bỏng hàng đầu hiện nay. Những ai sẵn sàng tự nguyện nhận trách nhiệm tham gia bênh vực, đòi tự do ngay cho Như Quỳnh?

- Trước hết, đó là Mạng lưới Bloggers tự do - mà NNNQ là thành viên đầu đàn, cần sớm tìm ra phương án khả thi cấp bách nhất và đi đầu thực hiện. NNNQ là chiến sỹ dân chủ kiên nghị, bền bỉ, thông minh,sáng tạo, đi đầu trong các sáng kiến "dã ngọai dân quyền", "we are one - chúng ta là một", "Chúng tôi muốn biết", cô điều tra kỹ về những vụ tử vong trong đồn Công an... Đây là một nữ chiến sỹ dân chủ yêu nước hăng nhất, đẹp nhất của đất nước ta.

- Tất cả các tổ chúc Xã hội Dân sự - đã lên đến con số hơn 30, từ Hội tù nhân lương tâm, Hội Phụ nữ Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân, Hội Lao động Việt, Văn đoàn Độc lập, Hội nhà báo Độc lập... cần chung sức tìm ra hành động đấu tranh dành tự do ngay cho NNNQ.

- Các hiệp hội dân oan các địa phương và trong cả nước nên cùng nhau thông tin và vận động nhau tham gia đông đảo hành động chung thống nhất, đáp lại nhiệt thành của NNNQ đối với bà con dân oan và đông đảo nông dân và ngư dân bị mất đường sống. - Bà con giáo dân thuộc mọi tôn giáo, từ Công giáo, Tin Lành, đến Phật gáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Hồi... hãy đòan kết tong cuộc đấu tranh này.

- Giới thông tin báo chí và giới luật sư nhạy cảm với quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, chế độ pháp quyền nhận rõ việc đảng CS, Nhà nước truy tố NNNQ là vi hiến, phạm pháp, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và công ước Quốc tế về Nhân quyền.

Hành động chung nên là tổ chức những cuộc xuống đường đông đảo, trong trật tự và quyết tâm cao,ý chí bền bỉ, tập trung vào 2 vấn đề: truy tố đóng cửa đuổi cổ Formosa, và thả ngay các tù nhân dân chủ, trước hết là 5 người tiêu biểu: Nguyễn Ngọc Như Qùynh, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già, Trần Hùynh Duy Thức và Bùi Minh Hằng.

Chúng ta đã có những cuộc xuống dường khá lớn, gần 20 ngàn giáo dân Nghệ Tĩnh, hàng ngàn dân oan. Cũng đã có cuộc xuống đường ở Tuy Hòa hàng chục ngàn nhân dân làm tắc nghẽn đường số 1 hoặc gần đây ở Hải Dương làm tắc đường số 5. Đã từng có cuộc đấu tranh 90 nghìn công nhân hãng Pou Yuan của chủ TQ ở quận Bình Tân / Sài gòn. Kinh nghiệm tổ chức các cuộc xuống đường kéo dài có trật tự đã được nhiều bạn đúc kết thành bài bản, chỉ dẫn và phổ biến.

Trí thức sinh viên là ngòi nổ. Các tổ chức xã hội dân sự là nòng cốt. Các nhà báo tự do là tiếng nói. Nông dân ta, ngư dân ta, lao động ta là đội quân xung kích và dự bị. Bà con các Tôn giáo dưỡng thiện trừ ác là tâm linh, linh hồn cuộc đấu tranh.

Cảnh sát và quân đội sẽ choáng ngợp trước ngàn vạn người đứng thẳng sát cánh đòi quyền sống làm Người và sẽ ngả về phía người dân. Đó là "quyền lực vô tận của những kẻ không có quyền lực" khi biết đồng tâm, đồng hành, cùng hành động chung.

Tất cả mọi người Việt Nam thật lòng yêu nước ta, thương dân ta, đi cùng thời đại dân chủ văn minh, đều là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh!

Bùi Tín

https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10153997990758008  
 

20 October 2016

Videos tin tức và Vì sao Taxi Mai Linh bị tẩy chay?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

  ..“Người ta lớn vì ta quỳ xuống”. Sự đầu hàng của Mai Linh rất có thể sẽ là một tiền lệ xấu cho nhiều doanh nghiệp khác. Quyền làm ăn chính đáng của các doanh nghiệp có nguy cơ mãi mãi bị thế lực hắc ám đe dọa, cản trở vô pháp...

Thông cáo lúc 22h

22 giờ đêm 18-10-2016, ông Hồ Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Mai Linh tức tốc gửi đến nhạc sĩ Tuấn Khanh bản thư ngỏ về sự kiện trong ngày, mạng xã hội ào ạt loan tin tài xế taxi của hãng từ chối chở hàng trăm người dân Giáo xứ Phú Yên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vượt hơn 200km vào Kỳ Anh đưa thêm đơn kiện Formosa và khiếu nại Tòa Kỳ Anh bác toàn bộ 506 đơn đã nộp hôm 25-9.

Nhận thư ngỏ, nhạc sĩ Tuấn Khanh lập tức đăng lên trang facebook của anh, với chú giải: “để rộng đường dư luận”. Dưới đây là thư ngỏ:

PHẢN HỒI CỦA LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN MAI LINH Về thông tin lái xe từ chối không chở khách

Kính thưa Quý khách hàng,

Công ty Mai Linh luôn xác định tất cả mọi người sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh đều là Quý khách hàng, dù đi cuốc dài hay cuốc ngắn, lái xe đều phải tôn trọng và phục vụ đàng hoàng lịch sự. Tôn chỉ của Mai Linh suốt từ khi thành lập đến nay là “Khách hàng là trên hết”, và lái xe “đối với khách hàng phải tôn trọng lễ phép”.

Thông tin hôm nay lan truyền trên mạng xã hội rằng lái xe Mai Linh từ chối không chở khách theo chỉ đạo của Công ty là hoàn toàn không đúng sự thật. Với tư cách Chủ tịch Tập đoàn, tôi khẳng định Công ty không hề ra một chỉ đạo vô lý như vậy. Chúng tôi là doanh nghiệp, công việc của chúng tôi là kinh doanh.

Nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một cuốc khách cũng là quý, chúng tôi hết sức trân trọng nếu được khách hàng chọn sử dụng dịch vụ của mình. Tất cả những ai đã bước lên xe Mai Linh đều phải được phục vụ chu đáo, được chở đến nơi về đến chốn, còn nhân thân của khách, mục tiêu của khách chúng tôi không được biết.

Trở lại thông tin trên mạng xã hội đã đề cập ở trên, chúng tôi hết sức quan tâm vì nó phản ánh không tốt về thái độ phục vụ của lái xe, chúng tôi sẽ tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề và nếu có sẽ xử lý theo qui chế phục vụ khách hàng của Công ty.

Chúng tôi cũng không loại trừ khả năng có kẻ xấu muốn vin vào một hành vi không đúng mực hay phát ngôn không đúng sự thật của một lái xe nào đó trong Mai Linh để làm hại uy tín của cả Công ty. Với mạng xã hội như hiện nay, muốn tôn vinh một ai đó hay đạp đổ một ai đó thật quá dễ dàng, chỉ mong mọi người hãy chia sẻ thông tin một cách thận trọng và công tâm.

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn phản ánh của Quý khách hàng với tinh thần cầu thị và mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.

HỒ HUY

Sai lầm nối tiếp sai lầm

Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip phản ánh hiện trường, cho thấy khi được phỏng vấn, tài xế Mai Linh cho biết lệnh từ chối được phát ra từ chính ông Hồ Huy, tài xế nào bất tuân sẽ bị đuổi việc. Nhiều tài xế bày tỏ bất bình với lệnh trên và cho biết sẽ không nản chí, sẽ quyết đồng hành cùng bà con, vì đây chính là cuộc tranh đấu cho môi trường sống của cả các thế hệ tương lai.

Các clip và thông tin trên mạng xã hội cũng cho thấy, linh mục Đặng Hữu Nam và bà con có đơn kiện Formosa cùng các nhà xe được thuê đều bị Bộ Công an, công an địa phương gây sức ép, hăm dọa rất căng thẳng. Khi biết thông tin Mai Linh từ chối chở bà con đi kiện, cộng đồng mạng hết sức bất bình.

Trong một status trên trang nhà, nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng bày tỏ hết sức thất vọng và tuyên bố từ nay sẽ tẩy chay Mai Linh, không đi xe hãng này nữa. Biết Tuấn Khanh có rất nhiều người hâm mộ, và phản ứng của nhạc sĩ có thể sẽ cuốn theo làn sóng tẩy chay của công chúng, Mai Linh đang đối mặt với thảm họa, các lãnh đạo Mai Linh bèn điện thoại đến anh để phân bua.

Có vị bao biện Mai Linh là doanh nghiệp, “không muốn liên quan đến chính trị”. Tuấn Khanh bèn gợi ý ông Hồ Huy, nếu Mai Linh thấy cần lên tiếng thì nên có một thông cáo chung, để công chúng tỏ tường và phản biện.

Khi viết trong thư ngỏ: “Với mạng xã hội như hiện nay, muốn tôn vinh một ai đó hay đạp đổ một ai đó thật quá dễ dàng”, Mai Linh không lo lắng thái quá. Là “đế chế” chiếm gần 1/3 thị phần taxi cả nước, có lẽ Mai Linh cũng từng biết đến thông tin đại gia nước giải khát số 1 Việt Nam Tân Hiệp Phát vừa thất thu khoảng 7.000 tỷ đồng sau làn sóng công chúng tẩy chay trên mạng xã hội qua vụ kiện bất nhân con ruồi trong chai nước ngọt. Một doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ tồn tại nhờ công chúng thì cũng có thể lao đao, thậm chí chết bởi tay công chúng.

Trong thư ngỏ, Mai Linh không hề đề cập bị thế lực hắc ám nào gây sức ép, nhưng không khó để công chúng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Động thái hầu hết taxi Mai Linh đã tập kết tại nhà thờ Giáo xứ Phú Yên đón bà con, rồi lục tục quay đầu, và clip tài xế Mai Linh trả lời phỏng vấn của truyền thông lề dân đã minh chứng rõ ràng điều đó.

Vì vậy, thư ngỏ viết “không loại trừ có kẻ xấu muốn vin vào một hành vi không đúng mực hay phát ngôn không đúng sự thật của một lái xe nào đó trong Mai Linh để làm hại uy tín của cả Công ty” đã gây phản tác dụng. Lập luận trí trá, đổi trắng thay đen, bịa ra kẻ thù vu vơ để đổ lỗi làm công chúng lập tức liên tưởng đến luận điệu “Việt Tân giật dây các cuộc biểu tình phản đối Formosa hủy hoại biển”.

Như đổ thêm dầu vào lửa, thư ngỏ làm công chúng dễ dàng nhận thấy sự biện bạch thiếu trung thực của hãng và càng thêm thất vọng, bức xúc. Nhiều người còn tiên đoán khả năng sẽ có tài xế nào đó trở thành vật “tế thần” để Mai Linh mong thoát hiểm.

Việc lãnh đạo Mai Linh nói “không muốn liên quan đến chính trị” là không thuyết phục, bởi những chuyến tài trợ rầm rộ của cả nghìn taxi Mai Linh đưa rước bà mẹ VNAH, cựu chiến binh… đi suốt Bắc Nam, lẽ nào không liên quan chính trị? Việc chuyên chở bà con Quỳnh Lưu đưa đơn kiện dân sự đòi Formosa bồi thường thiệt hại, khôi phục môi trường biển rõ ràng chỉ thuần túy là công việc đúng chức năng kinh doanh của Mai Linh.

Lẽ ra, với vị thế của một doanh nghiệp có hơn 30.000 lao động rải khắp cả nước, Mai Linh hoàn toàn có thể khôn khéo từ chối yêu cầu vô lối, trái pháp luật và hắc ám với doanh nghiệp. Nếu Mai Linh cương quyết bảo vệ công ăn việc làm chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp, không ai dễ đình chỉ hoạt động của Mai Linh trước pháp luật, dư luận trong nước và quốc tế.

Để xảy ra đình công, biểu tình để bảo vệ công ăn việc làm chính đáng của 30.000 lao động (và rất có thể hơn thế nữa, nếu được đồng nghiệp và giới lao động cùng người dân cả nước đồng tình ủng hộ) không phải chuyện dễ chịu với nhà nước. Cúi đầu khuất phục yêu sách vô pháp hắc ám, Mai Linh không chỉ thất thu hàng trăm cuốc taxi có lộ trình khứ hồi 500km, mà còn vỡ nát lòng tin đối với nhân dân cả nước đang sục sôi trước vấn nạn Formosa và động thái xử lý, giải quyết thiếu minh bạch, công tâm của giới chức hữu quan.

Cũng chuyện chuyên chở bà con đi kiện, hãy xem cách ứng xử của các nhà xe khác cùng địa bàn trong chuyến khứ hồi đi Kỳ Anh ngày 25-9 và sau đó là hiệu ứng kêu gọi ưu tiên ủng hộ các nhà xe ấy trên mạng xã hội.

Hãy xem cách ứng xử của các nhà xe khác, vẫn cương quyết chở bà con ngay trong ngày 18-10 mà Mai Linh quỳ gối đầu hàng nhục nhã. Từng là người lính, lẽ nào ông Hồ Huy đã quên đi cái tôn chỉ “vì nhân dân quên mình” một thời? Vượt qua nỗi sợ hãi mơ hồ lâu nay, bà con Quỳnh Lưu đã và đang can đảm tiên phong đi đòi công lý, đòi quyền sống cho không chỉ riêng họ.

Vấn nạn Formosa đã hủy hoại biển Việt Nam và việc nhà máy thép chưa bị đóng cửa vẫn là lưỡi hái tử thần treo lơ lửng đối với kinh tế - xã hội cả nước, với an nguy giống nòi các thế hệ mai sau. Nhờ nhân dân, một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, lớn mạnh thành một “đế chế” trong lĩnh vực vận tải khách, không thể quay lưng với nhân dân trước hiểm họa Formosa. Đó cũng là cái gốc của đạo đức, triết lý kinh doanh.

Kinh nghiệm cho thấy, không hiếm chính khách tên tuổi trên thế giới từng phạm sai lầm trong ứng xử hay phát ngôn. Nhưng thành thật xin lỗi và thực tâm khắc phục luôn là phương sách khôn ngoan, thông minh và hiệu quả nhất.

Việc Mai Linh nông nổi khuất phục trong tình thế cấp bách, phải lệnh gọi tài xế về, vẫn có thể được công chúng cảm thông tha thứ, nếu thư ngỏ chân thành thể hiện điều này và cam kết sửa chữa sai lầm khi bình tâm cân nhắc. Công chúng đã khá rộng lượng khi lập tức đưa ra cơ hội để Mai Linh chuộc lỗi: hãy thể hiện bằng hành động, đồng hành với bà con trong những dịp sau.

“Người ta lớn vì ta quỳ xuống”. Sự đầu hàng của Mai Linh rất có thể sẽ là một tiền lệ xấu cho nhiều doanh nghiệp khác. Quyền làm ăn chính đáng của các doanh nghiệp có nguy cơ mãi mãi bị thế lực hắc ám đe dọa, cản trở vô pháp.

Lối thoát nào cho Mai Linh?

Thông cáo của Mai Linh có đoạn: “Với mạng xã hội như hiện nay, muốn tôn vinh một ai đó hay đạp đổ một ai đó thật quá dễ dàng”. Đó là một nhận thức đúng, thức thời.

Mạng xã hội có thể nhấn chìm Mai Linh sau quyết định hèn nhục, vô cảm 18-10-2016, nhất là trong bối cảnh nợ nần ngập đầu của Mai Linh sau sai lầm nhảy sang kinh doanh bất động sản lúc chợ chiều và cạnh tranh quyết liệt của hàng trăm nhà xe khác.

“Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, giờ đây Mai Linh chỉ có thể lựa chọn, hoặc nằm im chịu trận cơn bão dư luận tẩy chay, phó thác may rủi, hoặc đứng dậy, can đảm và khôn ngoan sửa chữa sai lầm bằng việc làm thiết thực, thể hiện rõ thái độ ủng hộ cuộc chiến pháp lý của người dân với Formosa. Mạng xã hội và người dân cả nước chắc chắn sẽ luôn bám sát theo dõi và sẽ có thái độ khoan dung, công bằng, nếu ban lãnh đạo Mai Linh có được quyết sách sáng suốt. Như người đời vẫn nói, “thà muộn, vẫn hơn không”.

Võ Văn Tạo

danlambaovn.blogspot.com

16 October 2016

Video tin tức & BIỂU TƯỢNG CỜ VÀNG TẠI QUỐC HỘI ÚC

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

“Oxley là một nơi tập hợp nhiều văn hóa huy hoàng, trong số những gia đình từ bên kia bờ đại dương nay đã gọi nước Úc là nhà có cả một cộng đồng người Việt sinh động. Hôm nay tôi mang chiếc và vạt này để ủng hộ màu cờ của miền Nam Việt Nam, và tôi công khai tuyên dương những người đàn ông và đàn bà can đảm đã chiến đấu cho một Việt Nam tự do và dân chủ.

Tôi xin nghiên mình trước sự hy sinh của hàng ngàn người Úc gốc Việt đã xem Oxley là nhà. Họ là biểu tượng của câu chuyện về sự thành công trong việc vượt qua mọi trở ngại và hoàn thành một cuộc vượt biển đầy nguy hiểm hầu tìm cuộc sống tốt đẹp hơn tại Úc cho mình và cho gia đình.

Có nhiều người mà tôi hãnh diện gọi là bạn, trong đó có Phượng Nguyễn, người chị Việt Nam của tôi và Bác sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc châu – tiểu bang Queensland.”

Đó là trích đoạn của bài diễn văn đầu tiên (maiden speech) của Milton Dick, Dân biểu Liên bang đơn vị Oxley, tại Quốc Hội Úc, chiều thứ Tư 12 tháng 10 năm 2016.

Bạch Phượng

12 October 2016

Video & Tường trình buổi đưa tang Ni sư Thích Đàm Bình

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

  
VNCH5  * Buổi nói chuyện của Ls Lưu Tường Quang, AO: Kỷ niệm 40 năm Định Cư của Người Việt: Thay Đổi và Thách Thức, một cái nhìn tổng quát về lịch sử.

Ni sư Thích Đàm Bình là một dân oan khiếu kiện rất nhiều năm, ăn nằm tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội. Sư bảo, Sư bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp chùa của Sư. Bao nhiêu năm ròng rã, Sư đi khiếu kiện nhưng chẳng có cấp nào giải quyết. Thấy vậy, chúng tôi là những dân oan cùng cảnh ngộ nên cảm thông với nỗi đau mất mát nơi tu hành của sư Bình.

Vì ở xa, nên chúng tôi chưa có điều kiện để đi thăm lúc Sư lâm bệnh. Khi nghe thấy sư Bình về với Phật, nghĩa tử là nghĩa tận, mặc dù từ ở nhà chúng tôi đã bị an ninh cộng sản canh gác, đeo bám, ngăn chặn, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm vượt bằng được, để đi cho kịp đến tiễn đưa sư Bình về nơi an nghỉ cuối cùng.

Không muốn làm phiền gia chủ, chúng tôi phải ngủ trọ cách nhà đám 40km để sáng sớm mai vào tiễn đưa Sư. Sự ra đi của Sư Cô Thích Đàm Bình cũng khiến Trời phải đổ lệ, mưa to tầm tã khi chúng tôi bước chân vào đến nhà thì thấy các sư đang làm lễ tiễn đưa sư Bình.

Cầm máy ảnh, tôi định chụp vài kiểu để làm kỷ niệm, nhưng người nhà sư Bình (chắc do bị an ninh khống chế), ngăn cản không cho chúng tôi chụp.

Tôi đi ra ngoài thấy an ninh, mật vụ rất đông. Họ ngồi sang cả những nhà lân cận để theo dõi những người đi viếng. Họ đóng giả đeo khăn tang như con cháu sư Bình, điều này, chính những người họ hàng của sư Bình tiết lộ.

Rút phong bì, chúng tôi viết vội mấy dòng kính viếng đưa cho gia chủ để họ giới thiệu, và trước khi đưa chúng tôi cũng đã cẩn thận chụp hình vì chúng tôi là người cầm hộ. Khi đưa cho gia chủ, họ dỗi ôi lên khi nhìn thấy phong bì chúng tôi ghi chữ “DÂN OAN VIỆT NAM KÍNH VIẾNG”.

Họ giận dữ, yêu cầu chúng tôi viết lại. Có vài nhà sư và cô Xuân Cận (Dương Thị Xuân) đến bảo chúng tôi viết lại là của phật tử nhà chùa đi cúng viếng. Thế là chúng tôi phản đối gay gắt. Tôi nói: "Chúng tôi là dân oan, đại diện cho dân oan đi cúng viếng chứ chúng tôi không phải là phật tử của chùa".

Thấy chúng tôi to tiếng họ có phần dịu giọng: “Thế thì các chị viết gì thì viết, nhưng đừng viết hai chữ DÂN OAN”. Rồi họ xé ngay chiếc phong bì ghi chữ dân oan trước mặt chúng tôi. Trời đất ơi! Không hiểu sao họ lại sợ dân oan thế nhỉ?

Và khi chúng tôi đưa một phong bì của nhóm MAI Information, của anh Mai Dũng, họ cũng giẫy nẩy không dám đọc mấy chữ này. Người bạn dân oan đi bên cạnh tôi nói: “Nếu các ông không dám giới thiệu đọc tên người cúng viếng thì cho chúng tôi lấy lại phong bì về trả cho người ta”. Thế là gia chủ cầm vội lấy phong bì và đồng ý giới thiệu đọc tên người gửi. Dưới chế độ này, có phải đồng tiền quá mạnh không quý vị?!

Với thái độ người nhà như vậy, chúng tôi thấy vô cùng bực bội, nhưng vì thương sư Bình nên chúng tôi kìm nén.Sau đó, mọi người lên xe đưa sư Bình đi hỏa táng. Khi vào tang lễ, người bạn tôi không cầm được nước mắt. Khi họ đưa quan tài vào nơi hỏa táng thì người em ruột của sư Bình đẩy bạn tôi ra ngoài và cấm bạn tôi không cho khóc.

Phải đợi 3 tiếng đồng hồ để hỏa thiêu hoàn tất, nên mọi người ra sân. Khi chờ đợi, cô an ninh mặc thường phục đến ngồi cạnh bạn tôi, nhưng khi thấy tôi đi ra, cô ta đứng phắt dậy đi chỗ khác vì có ý sợ tôi chụp hình. Rồi, tôi lấy những tấm hình của sư Bình lúc đi khiếu kiện và một bài viết của dân oan Lê Thị Kim Thu có tựa đề “Dân Oan về đâu?”, nói về hoàn cảnh dân oan và đặc biệt nói về sư Bình, cho mọi người xem. Có vài người họ hàng của gia đình xem vội những tấm hình của Sư và cũng có một thanh niên còn rất trẻ đọc bài viết. Đang đọc thì có một ông người nhà sư Bình ra cấm cản không cho đọc. Thế là tất cả trả lại cho tôi cất vào túi.

Một lúc sau, nhà an táng báo trên loa cho người nhà sư Bình vào lấy tro cốt của Sư đem về chôn cất, bạn tôi đưa tập ảnh và bài viết về sư Bình cho người nhà Sư cầm, nhưng họ không dám và đưa lại cho chúng tôi.

Họ lên xe về mất để hai chúng tôi ở lại. Thừa cơ lúc đó, bọn an ninh kéo đến rất đông để khống chế chúng tôi. Một tên trong bọn chúng dí sát máy quay vào mặt chúng tôi để quay chụp rất thô thiển. Thấy vậy, Hải, bạn tôi, nói to: “Ai cho phép các anh quay chụp chúng tôi? Nếu hôm nay hai chị em tôi ra về có bị làm sao đến tính mạng, thì chính các anh là người hãm hại chúng tôi chứ không ngoài ai khác!”.

Rồi chúng theo hai chị em tôi ra ngoài cổng chỗ lấy xe máy để đi về, vừa đi chúng tôi vừa nói to với lũ chúng: “Dân oan chúng tôi đi đòi công lý, chưa được cấp nào giải quyết, đến lúc chết còn bị các ông hiếp đáp. Các ông bảo vệ bè lũ ăn cướp, cướp đất, cướp nhà, cướp chùa, cướp nhà thờ và cướp luôn cả quyền làm người của dân, chứ các ông đâu bảo vệ gì người dân chúng tôi đâu!?”. Và lúc đó, có biết bao nhiêu ánh mắt của người dân có người nhà đang hỏa táng tại đó, dõi nhìn chúng tôi đang bị một đống an ninh bủa vây.

Và khi bọn chúng theo hai chị em tôi ra chỗ nhà xe, lúc này không còn ai, lũ chúng quay sang trở mặt, một tên ra lệnh cho đồng bọn giật túi sách của chúng tôi, một tên hỏi tôi trong túi có gì, tôi nói các ông đã cướp giật rồi thì mở ra mà xem cần gì phải hỏi. Chúng xâu xúm vây túi đựng bài viết và hình ảnh về sư Bình.

Một tên trong nhóm chúng cất giọng mời chúng tôi vào trạm gác làm việc. Tôi hỏi giấy mời các ông đâu, viên an ninh nói không có giấy mời. Tôi nói tiếp không có giấy mời thì không đi, các ông muốn bắt thì phải đưa lệnh bắt của ai ký cho chúng tôi xem. Chúng trơ trẽn không trả lời được câu nào và yêu cầu chúng tôi 3 lần, nhưng với thái độ cương quyết dứt khoát không đi đâu và đứng yên tại chỗ của chúng tôi, chúng đành chịu.

Trong lúc dây dưa, tôi nói những tấm ảnh và bài viết này có đầy trên trang mạng danlambaovn.blogspot.com, các ông thích in nghìn tờ cũng có chứ đâu phải hàng cấm, rồi chúng phân phát xin xỏ nhau mỗi người một ít cầm về.

Còn một tên ra bảo chúng tôi đi về, nó còn bảo các cô về luôn đi đừng quay lại nhà đám nữa, nhưng hai chị em tôi vẫn đi ô tô quay lại nhà đám (nhà tư gia làm đám tang), vì tôi còn quên bộ áo mưa ở đó.

Khi hai chị em tôi vào tới nhà, thì người nhà sư Bình rất ngạc nhiên, họ mời chúng tôi ăn cơm nhưng chúng tôi từ chối. Gấp xong bộ áo mưa, chúng tôi quay vào để thắp cho Sư một nén nhang cuối cùng trước khi ra về. Nhìn lên không thấy ảnh sư Bình đâu, hóa ra họ cố tình đưa hai chị em tôi đến bàn thờ khác, thấy vậy chúng tôi đứng sững người để tìm bàn thờ có di ảnh của sư Bình.

Di ảnh của Sư, họ đặt lọt thỏm vào một góc nhà và hai chi em tôi đến đó thắp hương. Bạn tôi cứ nhìn ảnh Sư là khóc nức nở, còn tôi thì vô cùng phẫn uất vì thái độ vừa hèn, vừa ác, vừa ngu của đám người nhà sư Bình. Thù an ninh thì ít, nhưng giận người nhà sư Bình quá nhiều, tôi giục bạn đi luôn và tiết kiệm câu chào cuối cùng với họ.

Thương quá Sư Bình!

Cầu chúc Sư Bình vãng sanh cực lạc.  

    

Blog Archive