30 December 2016

Video tin tức & Luật Magnitsky của Mỹ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

  Hai dự luật liên quan nhân quyền và tôn giáo vừa được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký thành luật và mở rộng phạm vi áp dụng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đối tượng bị trừng phạt

Sau một thời gian dài tranh đấu và thương lượng, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Nói rõ hơn về những tội danh này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng có thể bị trừng phạt.

“Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận. Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.

Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người đi phanh phui những vụ ấy.”

Theo Tiến sĩ Thắng, có hai con đường để đưa những danh sách của những đối tượng trên đến Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Cách thứ nhất là gửi đến một số uỷ ban đặc trách, hữu trách trong Thượng viện, Hạ viện để đưa lên Tổng thống. Bên cạnh đó, văn phòng dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có thể đệ trình lên Tổng thống.

Do đó, nếu người Việt Nam muốn khai dụng những biện pháp trừng phạt này đối với những giới chức là đối tượng bị trừng phạt trong nước thì theo lời Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cần phải thực hiện hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp.

“Cần phải lập hồ sơ, và chuyển những danh sách hồ sơ đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống. cũng như đồng thời chúng ta cũng có thể chuyển những cái này lên bộ phận dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.”

“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.”

Tiêu chí xác định

Dự luật HR 624, tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act (Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu mang tên Magnitsky), đã được thông qua với số phiếu đa số của lưỡng viện Quốc hội và cuối cùng được Tổng thống Obama ký thành luật.

Điều luật này áp dụng trừng phạt với các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và cả các cộng sự viên của họ. Để xác định mức độ vi phạm nghiêm trọng của đối tượng bị trừng phạt, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết có hai yếu tố cần phải để ý:

“Phải chứng minh được mức độ nghiêm trọng ví dụ như vấn đề đánh đập, tra tấn, những trường hợp bỏ tù lâu năm, tái diễn không chỉ 1 lần mà rất nhiều lần. Thứ hai là phải truy ra được những thủ phạm thật sự đằng sau những lệnh đó.”

Trong tất cả những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, nói chung là những hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở Việt Nam, người dân chỉ biết đến lực lượng công an, dân phòng, an ninh là những người có mặt ở nơi xảy ra đàn áp. Do đó, phải nhắm vào đúng đối tượng, giới chức chính quyền là những người có cơ hội sang Mỹ, có tài sản ở Hoa Kỳ.

“Cấp thấp hơn đôi khi họ bất cần vì họ có bao giờ qua Mỹ đâu, họ có bao giờ có tài sản hoặc gửi thân nhân qua Mỹ để du học rồi lưu lại Mỹ?”

Cản trở bước tiến của Việt Nam?

Trước đây, năm 2012, Magnitsky Act được Thượng viện Mỹ thông qua và áp dụng riêng với Nga.

Với dự luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng NDAA 2017 vừa được ký thành luật, Luật Magnitsky đã được mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là quốc gia bị Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đưa vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC)”.

Theo luật sư Ngô Ngọc Trai thì điều luật này sẽ có một ảnh hưởng nhất định nào đấy về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Nếu có một sự kiện nào đấy mà phía chính phủ Mỹ đánh giá có một cá nhân nào ấy ở Việt Nam vi phạm nhân quyền mà có công tác sang Mỹ thì sẽ bị cản trở.”

Bên cạnh đó, ông đưa ra lo ngại về điều luật Magnitsky sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho bước tiến của Việt Nam và sau đó là khó khăn cho người dân Việt Nam, người mà ông gọi là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả những chính sách hay quyết định mang màu sắc chính trị.

“Thứ nhất là việc chế tài thì cứ chế tài, cứ làm thế nào cho đúng và hợp lý. Thứ hai là đừng đẩy chính quyền Việt Nam đi xa quá, khiến cho người ta muốn có sự tiến bộ, nhưng tất nhiên là có những cái gì đó khiến cho người ta chưa làm được. Hãy giúp người ta là chính, chứ đừng đẩy người ta vào cái thế…rồi cuối cùng nhân dân là người gánh chịu hậu quả.”

Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng phải cân nhắc rất nhiều vì theo ông, hơn 90 triệu người Việt Nam là đối tượng cần được quan tâm trước hết trong bất kỳ hoạt động nào.

“Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở hải ngoại, hay chính phủ Mỹ chẳng hạn, khi quyết định chắc chắn đã suy nghĩ kỹ và cân nhắc rồi nhưng hãy nghĩ nhiều hơn nữa tới người dân Việt Nam, những người thấp cổ bé họng, những người dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nghĩ nhiều đến họ. Hãy quan tâm đến họ trong bất kỳ kế hoạch hay chính sách nào.”

Một số ý kiến khác thì tỏ vẻ lo ngại với chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump thì Luật Magnitsky sẽ không khác gì “mớ giấy vụn.”

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phủ nhận hoàn toàn luồng dư luận đó và cho biết điều luật này do Quốc hội thông qua sau khi nhận được đa số phiếu ủng hộ từ Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Do đó, Tổng thống Obama bắt buộc phải ký ban hành và khi đã thành luật thì bất kỳ tổng thống nào cũng phải áp dụng và chấp hành.

Cho dù có nhiều ý kiến nhận định khác nhau, thế nhưng, đa số những phản hồi từ Việt Nam, đặc biệt là những người hoạt động cho nhân quyền Việt Nam trong và ngoài nước đều xem đây là món quà mang nhiều ý nghĩa mà Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Obama dành cho Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở.

Hai đạo luật nhân quyền và tôn giáo được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt bút phê chuẩn trong tháng cuối cùng của năm 2016, cũng là tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ 4 năm của ông. 
    
 

24 December 2016

Video tin tức & Thí sinh Nguyễn Thanh Nhật Minh của “Sing My Song“ bị loại bỏ vì có các lời đăng tải “chống chế độ“ trên FB!

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Chương trình truyền hình thực tế “Sing My Song” - Bài hát hay nhất, tìm kiếm những người có khả năng vừa sáng tác và hát; đang phát sóng lúc 21:00 Chủ nhật hàng tuần trên VTV3. Đang bắt đầu bước vào vòng Sáng tác và Tranh đấu, bỗng bất ngờ gặp trục trặc bởi thí sinh Nguyễn Thanh Nhật Minh (1988, Nha Trang) - đang được xem là một tài năng trẻ.

Số là, vừa qua hết vòng Ghi Âm nhiều FB.er bỗng phát hiện ra trên facebook cá nhân Nhat Minh có các stt... chống chế độ!

Như, trong một chia sẻ từ bản tin báo Tuổi Trẻ v/v “Bắt blogger Mẹ Nấm vì hành vi tuyên truyền chống nhà nước”, Minh viết: “Móa, mấy thằng quần què đốn mạt này, lại ra tay hại người. Đi ngược với lòng dân thì bị dân chửi là đúng rồi, đặt điều vu khống rồi bắt người ta. “Hiểu sai về lực lượng CAND”, “Gây hoang mang trong nhân dân về nhà nước XHCN”, nực cười quá xá. Còn vụ bắt cóc luật sư Lê Công Định vừa rồi nữa chứ. Một thứ chế độ phi nhân, đã gần kề “ngày đó” rồi mấy đứa ơi!”.

    

15 December 2016

Video: Buổi sinh hoạt ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Sydney & Melbourne, Australia.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hình ảnh Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria gây quỹ cho Nhân Quyền nhân Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.

VNCH5  * Buổi sinh hoạt ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Sydney.

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Victoria: Buổi sinh hoạt ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Kính thưa quý vị,

Nỗ lực tranh đấu nhân quyền cho người dân Việt Nam và cho hai chữ chính nghĩa hai chữ Quốc Gia là một trong những nỗ lực bền bỉ lâu dài. Và trong những năm qua các bậc cha anh đã không ngừng miệt mài với những công việc này. Trong thời gian gần đây những người con cháu tiếp tục đứng lên tranh đấu cho sự tự do dân chủ, cho hai chữ chính nghĩa hai chữ Quốc Gia mà quý vị đã một lần tranh đấu sống còn nơi quê hương Việt Nam.

Được sự hỗ trợ của hội Thương Gia Á Châu Footscray và một số mạnh thường quan, các bạn trẻ trong cộng đồng chúng ta sẽ tiếp một tay với những chú bác cha anh tổ chức buổi sinh hoạt hỗ trợ những nỗ lực vận động và tranh đấu nhân quyền cuả tất cả những nhà tranh đấu tại Việt Nam và trên thế giới.

Cám ơn tất cả những quí vị đã bỏ công sức để hôm nay các bạn trẻ có dịp tổ chức ngày Quốc Tế Nhân Quyền dưới cổng chào mang tên Saigon.

Chân thành cám ơn,

Nguyễn Phượng Vỹ

    

13 December 2016

Video: Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

KG: Quý vị đồng hương đã tham gia các cuộc tổng vận động từ nhiều năm qua

Thưa Quý Vị,

Trong 6 năm qua, Quý Vị đã bỏ nhiều công sức để đồng hành cùng chúng tôi trên từng chặng đường quốc tế vận nhằm giành lại nhân quyền cho hơn 90 triệu đồng bào ở trong nước. Hôm nay chúng ta đang đứng trước ngưỡng của một thắng lợi lịch sử.

Lúc 1 giờ trưa hôm nay, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền toàn cầu, mà tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act, như một phần của dự luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng, viết tắt là NDAA (National Defense Authorization Act), với tỉ số áp đảo 92 / 7.

Thứ Sáu vừa qua, Hạ Viện đã thông qua luật này, cũng với đa số áp đảo: 375 / 34.

Luật này sẽ được chuyển sang Toà Bạch Ốc vào đầu tuần tới. Chúng tôi tin rằng Tổng Thống Obama sẽ không dùng quyền phủ quyết vì NDDA cần được thông qua để duy trì các chương trình và hoạt động quốc phòng. Hơn nữa, việc phủ quyết của Tổng Thống, nếu có, cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng vì Quốc Hội sẽ dễ dàng phủ định nó bằng số phiếu vượt xa mức đa số 2/3 cần thiết.

TNS John McCain kêu gọi đồng viện bỏ phiếu ủng hộ luật NDAA, Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 08/12/2016 (ảnh Quốc Hội)

Sau khi Tổng Thống ký ban hành, lần đầu tiên luật pháp Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp chế tài cụ thể và mạnh mẽ nhắm trực tiếp vào những thủ phạm của các hành vi vi phạm nhân quyền, bất luận họ ở đâu trên thế giới.

Luật chế tài người vi phạm nhân quyền sẽ tiếp sức đáng kể cho chúng ta trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền của 90 triệu đồng bào ở trong nước. Cá nhân những giới chức chính quyền và giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam từ nay sẽ phải đối mặt với các biện pháp chế tài nếu bị chứng minh là liên can đến các hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với người dân.

Các cuộc vận động ở địa phương và các buổi tổng vận động ở Quốc Hội từ năm này sang năm khác của chúng ta đã đóng góp đáng kể cho thành quả này. Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý vị đồng hương đã dấn thân và vô cùng kiên nhẫn khi đồng hành với chúng tôi trong suốt 6 năm qua.

Đối với những đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước nói chung, chúng tôi sẽ theo dõi và sẽ thông báo khi luật được ban hành – và điều này có lẽ sẽ xảy ra nội trong tuần tới đây.

Dưới đây là nội dung tóm tắt về luật chế tài người vi phạm nhân quyền. Chúng tôi sẽ có bài viết phân tích chi tiết ảnh hưởng của luật mới này lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và hướng dẫn những cách thức nào để chúng ta tận khai thác các biện pháp chế tài trong luật mới cho công cuộc thay đổi đất nước.

Các điều khoản chính trong ngôn ngữ chế tài các kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng hay tham nhũng trầm trọng gồm có:

Luật áp dụng đối với những kẻ vi phạm trầm trọng (giết hại, tra tấn, và các hình thứ đàn áp nặng nề) nhân quyền đối với những người: Phanh phui các hành động phi pháp (bao gồm cướp đoạt tài sản, tham nhũng, hối lộ, hay chuyển lậu tài sản ra nước ngoài) của các giới chức chính quyền; Giành lại, thực thi, bảo vệ hay phát huy các quyền con người được quốc tế công nhận (như quyền tự do tôn giáo, phát biểu, hội họp, lập hội, xét xử công bằng và bầu cử dân chủ).

Kẻ vi phạm là giới chức chính quyền ngoại quốc, thuộc hạ của họ trong việc thi hành các sự vi phạm, hay kẻ tiếp tay hỗ trợ cho việc thi hành này. Các hình thức chế tài gồm có: Cấm nhập cảnh Hoa Kỳ, và thu hồi chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ nếu đã được cấp.

Đóng băng tài sản của kẻ vi phạm, kể cả ở Hoa Kỳ, được di chuyển qua Hoa Kỳ hay đang nằm dưới tên của một công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ. Danh sác các đối tượng để chế tài phải được đề nghị bởi cả Chủ Tịch (thuộc đảng đa số) lẫn người lãnh đạo đảng thiểu số của các Uỷ Ban sau đây:

Uỷ Ban Ngân Hàng, Gia Cư và Thành Thị (Committee on Banking, Housing and Urban Affairs) của Thượng Viện

Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện.

Uỷ Ban Dịch Vụ Tài Chính của Hạ Viện.

Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện.

Nếu là đối tượng bị đàn áp là người tranh đấu nhân quyền thì sự đề nghị chỉ cần đến từ một trong 4 uỷ ban trên; nếu liên quan đến cưỡng đoạt tài sản hay tham nhũng thì sự đề nghị phải cùng lúc đến từ 2 trong số 4 uỷ ban kể trên với điều kiện 1 ở Hạ Viện và 1 ở Thượng Viện.

Bộ phận Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng có thể nộp danh sách đề nghị. Tổng Thống Hoa Kỳ có 120 ngày kể từ khi nhận được danh sách đề nghị để phúc trình với Quốc Hội về các biện pháp áp dụng theo đòi hỏi của luật.

Tổng Thống có thể cứu xét biện pháp áp dụng dựa trên các thông tin được cung cấp bởi những tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi tình trạng nhân quyền hoặc được cung cấp bởi các uỷ ban thuộc Quốc Hội kể trên. Ngày 10 tháng 12 mỗi năm (Ngày Quốc Tế Nhân Quyền), Tổng Thống có trách nhiệm phúc trình tổng hợp cho Quốc Hội về việc thực thi luật trong năm.

Tổng Thống có thể miễn áp dụng luật đối với một số cá nhân nếu chứng minh rằng lý do miễn là vì kẻ vi phạm đã bị truy tố đích đáng ở quốc gia sở tại, vì kẻ vi phạm đã hoàn toàn thay đổi thái độ, hay vì do lợi ích quốc gia Hoa Ky (phải đi kèm với lời biện minh thích đáng).  

Luật có hiệu lực 6 năm, sau đó sẽ tự động mất tính hiệu lực trừ khi được Quốc Hội gia hạn.

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 8 tháng 12, 2016

    

06 December 2016

Video tin tức & Buổi gây quỹ “Thương Về Miền Trung” do SBTN tổ chức thu được hơn 619 ngàn USD

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Đài Truyền Hình SBTN và Bên Em Đang Có Ta Foundation chân thành cảm tạ quý khán giả và quý đồng hương tại Hoa Kỳ cũng như khắp nơi trên toàn thế giới đã ủng hộ cuộc gây quỹ “Thương Về Miền Trung” nhằm cứu giúp nạn nhân bão lụt Miền Trung và yểm trợ công lý cho nạn nhân Formosa. Chương trình gây quỹ do Đài SBTN phối hợp với BEĐCT Foundation tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 23 tháng 10 năm 2016, tính đến hôm nay đã thu được $619,632.34.

Như đã thông báo trước đó, phân nữa số tiền gây quỹ sẽ được dành để cứu trợ các nạn nhân lũ lụt tại Miền Trung, và phân nữa còn lại để nhằm tạo phương tiện và vật chất cho các nạn nhân Formosa đi đòi công lý. Trong công tác cứu trợ lũ lụt, Đài SBTN và BEĐCT Foundation sẽ phối hợp với Giáo Phận Vinh để tiến hành các chương trình sau đây.

1. Cứu trợ khẩn cấp trước mùa lễ Giáng Sinh với tổng kinh phí là 100,000 USD. Cứu trợ 10 địa điểm bị thiệt hại nặng nề nhất thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, bao gồm 3,440 gia đình và 1 cơ sở có 1000 các em trẻ mồ côi, tật nguyền

Vào ngày 04 tháng 12 năm 2016, Đức Giám Mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp, cha Quản lý Giáo phận Trần Xuân Thùy cùng phóng viên SBTN và phái đoàn cứu trợ sẽ đến các địa điểm để trao quà cho đồng bào.

2. Cứu trợ dài hạn với tổng kinh phí là 165,000 USD.

Mua cho 5 địa điểm thuộc tỉnh Quảng Bình: Liên Hòa, Cồn Sẻ, Tân Hội, Kinh Nhuận và chợ Sàng mỗi nơi 5 chiếc đò để khi bị lụt kịp thời di chuyển cấp cứu; ước tính khoảng 35,000 USD.

Xây 2 con đường bê tông (dài 200m X rộng 5m X cao 20cm) cho 2 giáo xứ Liên Hòa và Cồn Sẻ để đồng bào di chuyển khi lũ rút và sinh hoạt hàng ngày; ước tính 35,000 USD.

Xây cho giáo xứ Kinh Nhuận (nơi người dân gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất) một ngôi nhà 2 tầng để cho đồng bào nghèo tạm trú khi có lũ lụt, ước tính 95,000 USD.

Tất cả những chương trình nói trên mặc dù được giáo phận Vinh đứng ra tiến hành, tuy nhiên các cứu trợ và những hạ tầng cơ sở xây dựng sẽ là tài sản chung của tất cả người dân trong vùng không phân biệt tôn giáo. Ngoài ra, phần còn lại của số tiền cứu trợ lũ lụt sẽ được Đài SBTN và BEĐCT Foundation phối hợp cùng các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập tại Việt Nam cùng nhau thực hiện.

Phần còn lại cho việc yểm trợ nạn nhân Formosa sẽ được Đài SBTN và BEĐCT Foundation tiếp tục thông báo đến quý khán giả và quý đồng hương trong những lần sắp tới.

Một lần nữa, Đài SBTN và BEDCT Foundation xin chân thành cám ơn tấm lòng hảo tâm của quý khán giả và quý đồng hương ở khắp mọi nơi đã đồng hành cùng SBTN và BEĐCT Foundation trong tinh thần lá lành đùm lá rách cũng như tiế sức cho đồng bào chúng ta tại quê nhà trong công cuộc đi tìm công lý.

Ngày 03 tháng 12 năm 2016

Tổng giám đốc Đài Truyền Hình SBTN – Nhạc Sĩ Trúc Hồ

Chủ tịch Bên Em Đang Có Ta Foundation – Nguyễn Khoa Diệu Quyên  

 

Blog Archive