28 August 2017

Video: Nữ TGĐ gốc Việt điều hành đóng hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới'

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Bà Giao Phan, Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ  

Tàu USS Gerald R. Ford đã được Hải quân Mỹ chính thức đưa vào sử dụng (ảnh do Hải quân công bố tháng 4/2017)   

Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đặt ở bang Virginia, Mỹ, dự kiến diễn ra lễ khởi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gọi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tổng thống Trump đã thực hiện nghi lễ chính thức đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thời, đến cuối tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đạt hơn 30%.

Cả ba con tàu kể trên đều là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ và trên thế giới hiện nay. Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan. An Tôn của Ban Việt ngữ VOA phỏng vấn bà về chương trình này và vai trò của bà. Xin mời quý vị theo dõi.

VOA: Xin bà cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford có những đặc điểm gì nhờ đó tàu này tiên tiến hơn và mạnh hơn so với các lớp hàng không mẫu hạm trước đây?

Bà Giao Phan: Có thể nói tàu Gerald Ford, còn gọi là CVN-78, là hàng không mẫu hạm tối tân nhất trên thế giới hiện nay. Tôi chỉ đề cập đến 5 thứ quan trọng nhất làm cho chiếc Ford này nổi bật mà chưa một quốc gia nào khác trên thế giới có thể làm được.

Thứ nhất, ngoại trừ Hoa Kỳ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có loại hàng không mẫu hạm có hệ thống giúp máy bay cất cánh bằng điện từ - electro-magnetic aircraft launch system, gọi tắt là EMALS; và một hệ thống hãm đà tối tân khi máy bay đáp lại - advanced arresting gears, gọi tắt là AAG.

Cả hai hệ thống này thay cho hệ thống cũ chạy bằng hơi nước, nên giúp cho việc cất cánh cũng như hạ cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thứ hai là tàu được xây dựng theo thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên có hệ thống phát năng lượng tối cao nhất, tối tân nhất, có khả năng sản xuất một nguồn lực điện gấp 3 lần so với loại Nimitz.

Vì lý do này, các chuyên viên xây dựng chiến hạm mới có thể loại bỏ được hệ thống phát điện bằng hơi nước thường được sử dụng trong quá khứ và có chi phí bảo trì cao. Thứ ba, để giúp tàu Ford có thể hoàn thành nhiều phi vụ trong một ngày hơn loại hàng không mẫu hạm Nimitz, hay nói cách khác là có khả năng chiến đấu vũ bão hơn các chiến hạm khác, chúng tôi có một số sáng kiến về phi đạo.

Thí dụ như thay đổi kích thước và vị trí của những khu vực trên phi đạo bằng cách cắt bớt số thang máy di chuyển máy bay, từ 4 xuống 3. Hoặc là có thang máy chuyển vận khí giới để có thể di chuyển vũ khí từ nhà kho đến khu máy bay đậu và phi đạo. Điều đó, cách di chuyển cũng làm cho nhanh hơn.

Một điều nữa chúng tôi học ở phương pháp áp dụng trong những cuộc đua xe drift car, thì tập trung mọi hoạt động tiếp vận và hỗ trợ máy bay ở ngoài phi đạo để làm sao cho máy bay được di chuyển nhanh hơn.

Thứ tư là intergrated warfare system - hệ thống tác chiến hợp nhất - bao gồm những kỹ thuật tối tân nhất. Có radar 3 chiều, 3-dimension, rồi hệ thống thông tin, rồi kiểm soát và chỉ huy để có thể nâng cao khả năng chiến đấu được hữu hiệu hơn.

Cuối cùng, một cái rất quan trọng nữa là chúng tôi không quên chăm sóc cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên chiến hạm. Nên hệ thống máy lạnh cũng tối tân được trang bị trên chiếc Ford để thủy thủ có thể có một nơi ăn ở cho thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành mà không bị hại môi trường.

Với tất cả sự thay đổi mới mẻ này, chiến hạm Ford có thể hoạt động hữu hiệu hơn, với ít nhân lực hơn. So với chiếc Nimitz, chúng tôi tiết kiệm được 600 người vì bảo trì và sửa chữa cũng giảm. Điều này giúp cho ngân quỹ quốc gia của Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 4 tỷ đôla trong vòng 50 năm là thời gian hoạt động của chiếc Ford.

VOA: Xin hỏi bà tổng nhân lực dự kiến trên tàu Ford là bao nhiêu nghìn người so với tàu lớp Nimitz?

Bà Giao Phan: Khoảng 4.600, tổng cộng là vừa thủy thủ lẫn air wing [đội ngũ nhân lực của các hoạt động bay].

Như chiếc Nimitz thì có khoảng 3.290 người [là thủy thủ], thì chiếc Ford chỉ có 2.600 thôi. Rồi cái air wing, chiếc Nimitz có khoảng 2.270 người, thì chiếc Ford khoảng 1.758.

VOA: Hiện nay, không có nước nào trên thế giới có thể sánh ngang Hải quân Mỹ, và có thể trong 1 thập kỷ nữa cũng không có nước nào sánh bằng được, ngay cả khi nước Mỹ chỉ dùng các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Vậy, tại sao nước Mỹ lại cần phải xây dựng lớp hàng không mẫu hạm mới?

Bà Giao Phan: Câu hỏi này hay lắm. Hàng không mẫu hạm là trọng tâm của việc tăng cường sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ trong thế kỷ tới. Tàu Gerald Ford được xây dựng thật tối tân để đối phó những thử thách hiện nay, hay những thử thách mà chúng ta không biết trước.

Tôi cũng muốn nhắc lại Nimitz là loại được chế tạo trong thập niên 50 hay 60 [của thế kỷ trước]. Loại đó đã phục vụ tốt và có khả năng điều khiển máy bay kiểu xưa lẫn hiện nay. Nhưng Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy Nimitz sẽ không được cải tiến để đối phó với những thử thách đòi hỏi trong tương lai.

Có một thí dụ là mình đi mua một chiếc xe hơi cách đây 20 năm. Mình có săn sóc, bảo trì rất tốt, có hư gì thì mình sửa, nhưng mà cái xe của mình cũng là chiếc xe nghe cassette, rồi dùng loa để nghe âm thanh stereo thường thôi. Bây giờ ai cũng muốn nghe CD, rồi dùng bluetooth để nói chuyện không cầm điện thoại xách tay, rồi muốn có máy navigation [chỉ đường trên bản đồ điện tử] thẳng trên xe mà không phải cầm bản đồ giấy như xưa.

Thì dù xe mà tốt cách mấy mình cũng phải đổi qua xe hoàn toàn mới để có những tiện nghi như vậy. Thì tàu lớp Ford cái concept [khái niệm] cũng giống như vậy. Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, ông John Richardson, đã tuyên bố rằng “Những lợi thế Hải quân Hoa Kỳ đang có hiện nay từ Thế chiến II sẽ nhanh chóng biến mất nếu chúng ta không quyết tâm tận dụng triệt để các tiến bộ tuyệt đỉnh về kỹ thuật. Chúng ta không thể chờ 10 năm hay 15 năm sau, mà phải bắt đầu áp dụng các sáng kiến ngay từ bây giờ. Chúng ta phải có chiến hạm có nhiều khả năng về tác chiến, cần phải có hệ thống thám thính tối tân hơn, đạn dược phải bắn xa hơn, có các vũ khí, năng lượng để Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới”.

VOA: Lớp hàng không mẫu hạm mới này sẽ có vai trò như thế nào trong việc thể hiện sức mạnh của Mỹ trên thế giới?

Bà Giao Phan: Hàng không mẫu hạm như một thành phố riêng ở ngoài biển cả. Mỗi hàng không mẫu hạm ra đi mang theo không chỉ những phản lực cơ, trực thăng, mà còn mang theo cả các bộ phận phòng bị với nó. Tàu có thể hoạt động độc lập từ hải phận quốc tế.

Hàng không mẫu hạm có thể giúp các vị tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ có một vũ khí tuyệt đỉnh. Họ có thể ra lệnh cho nhiều phi vụ. Máy bay sẽ được phóng ra liên tục, như Hoa Kỳ đã từng làm trong cuộc chiến Iraq, khi mà chiếc CVN-75 Carl Vinson thả bom xuống Iraq.

Lúc đó, Hoa Kỳ không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, nhưng nhờ có hàng không mẫu hạm, không quân Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những vụ tấn công đáng kể từ những hàng không mẫu hạm. Để biểu dương sức mạnh không quân trên thế giới mà không cần phải xin phép một quốc gia nào khác cả, không cần xin phép để hạ cánh trên lãnh thổ, hay là sử dụng không phận của quốc gia đó. Nói tóm lại, đây là một cách để phô trương quyền lực của Hoa Kỳ.

Nhưng còn một điểm nữa mà tôi muốn nói là ngoài tác chiến, còn có một nhiệm vụ khác là hỗ trợ các việc cứu nạn nhân đạo. Chúng ta thấy gần đây các hàng không mẫu hạm đã có mặt trong việc cứu dân Haiti lênh đênh trên biển, hay cứu giúp các vùng đất bị tai họa khác.

​VOA: Là Tổng Giám đốc Điều hành chương trình về hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, xin bà cho biết trong công việc giám sát việc đóng con tàu rất vĩ đại này, có những thử thách gì lớn nhất mà bà đã trải qua? Và với thành tựu là con tàu này đã ra khơi, đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ, bà thấy có điều gì bà hãnh diện nhất trong dự án này?

Bà Giao Phan: Tôi làm cho Program Executive Office-Aircraft Carrier, tạm dịch là Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm. Đây là một cơ quan ở trong Hải quân Hoa Kỳ.

Cơ quan của tôi đảm nhiệm tất cả các việc liên quan đến hàng không mẫu hạm, từ A tới Z. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, tóm lại, từ đầu chí cuối.

Người lãnh đạo cơ quan của tôi là một vị tướng 2 sao của Hải quân là Đề đốc Brian Antonio. Tôi là vị phó của vị này, đứng vị trí thứ hai, là quan chức dân sự cao cấp nhất trong tổ chức, với chức vụ tạm dịch là Tổng Giám đốc Điều hành. Chúng tôi có ngân sách 40 tỷ đôla để điều hành.

Thử thách khó khăn nhất đối với tôi trên đoạn đường dài mấy năm qua là làm sao có thể xây được một chiến hạm tối tân nhất trên thế giới với những hệ thống công nghệ và máy móc mà vẫn giữ được trong ngân quỹ được ấn định, mà phải bàn giao cho quân đội Hoa Kỳ đúng kỳ hạn.

Hàng ngàn người làm việc với nhau trong một thời gian lâu, áp dụng các kỹ nghệ tối tân nhất để thành hình một chiếc tàu, chúng tôi phải đem ra khơi chạy thử coi máy móc chạy có đúng như mình thiết kế không. Chúng tôi rất là mừng là tàu thành công trên mọi khía cạnh.

Máy chạy tốt. Mới đây, máy bay được phóng ra và đáp lại trên tàu với dàn phóng điện từ EMALS và AAG, đem lại kết quả rất là mỹ mãn như được mong đợi. Cho nên tôi rất hãnh diện với sự chăm chỉ, tận tụy, kiên nhẫn và bền bỉ của các nhân viên trong quân đội lẫn dân sự, từ kỹ sư cho đến người thợ xây tàu trong mấy năm qua. Tất cả hy sinh rất nhiều về đời sống gia đình để có kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.

Còn riêng bản thân tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện và được vinh dự tham gia trong việc xây dựng hàng không mẫu hạm Gerald Ford. Đây là một cơ hội cho tôi trả ơn Hoa Kỳ, nhất là Tổng thống Ford, vì tổng thống này đã tạo cơ hội cho gia đình chúng tôi được vào Mỹ hơn 40 năm trước đây, năm 1975 đó.

Hàng không mẫu hạm đại diện cho Hoa Kỳ, là nơi cung cấp niềm hy vọng và tạo cơ hội cho những người thiếu thốn, không có điều kiện. Gia đình tôi qua Mỹ khi đó chỉ có vài trăm đôla trong túi. Cha mẹ tôi phải làm mọi công việc lao động để nuôi 9 người con để học hành thành tài. Cơ duyên lại đưa đẩy cho tôi phục vụ quân đội Mỹ, lại được làm trong ngành chế tạo hàng không mẫu hạm.

Cách đây 40 năm, cha tôi và bác tôi được hàng không mẫu hạm Midway cứu qua đây. Ngày nay cách trả ơn quý báu nhất là chiếc tàu Ford này tôi giúp để thành hình, sẽ tiếp tục tác chiến hay làm việc cứu trợ nhân đạo như ngày xưa giúp gia đình tôi. I’m very proud of that [Tôi rất tự hào về điều đó].

VOA: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời đài chúng tôi!

Tiểu sử bà Giao Phan

8/2013 đến nay: Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ 11/2007-7/2013: Phó Giám đốc, Các Chương trình Mua sắm Trang thiết bị, Tuần duyên Hoa Kỳ 2006-2007: Phó Giám đốc Điều hành, Chương trình Hàng không Mẫu hạm Đang Hoạt động 2004-2006: Trợ lý Giám đốc Điều hành về đóng hàng không mẫu hạm mới thuộc lớp Nimitz

Trước đó, bà là Giám đốc chuyên trách Hàng không Mẫu hạm và Tàu Đổ bộ, thuộc Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Hải quân (chuyên trách Nghiên cứu, Phát triển và Mua sắm Trang thiết bị) Bà từng là Giám đốc về Hệ thống Điện tử cho Chương trình Tàu ngầm Tấn công Nhanh Seawolf Bà Giao Phan bắt đầu sự nghiệp dân sự trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1984 và được khen thưởng nhiều lần

Bà có bằng cử nhân kỹ sư công chính của Đại học Công nghệ Virginia năm 1981, bằng thạc sỹ quản lý của Viện Công nghệ Florida năm 1997  

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

23 August 2017

Video & Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Sau 51 năm của trận chiến Long Tân, thành phố St. Marys thuộc tiểu bang NSW đã chính thức để quốc kỳ VNCH cùng kéo lên với quốc kỳ Úc trong ngày Long Tân tại đây. Điều đặc biệt hơn nữa là ban tổ chức ngày Long Tân đã mời một cựu sĩ quan quân lực VNCH phát biểu trong buổi lễ long trọng này, đó là chiến sĩ Võ Đại Tôn  

* ▼ Copy Video Clip từ Facebook của Kỷ Sư IT Hoàng Ngọc Diêu▼

Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”.

Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017.

“Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”

PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ý: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam…

Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.

Diễn giải của ông Trần Đức Cường cũng là phát ngôn đầu tiên, hoặc đã có nhưng rất hiếm hoi, của một quan chức bậc trung về “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, dù được báo Tuổi Trẻ cẩn trọng giải thích là “bên lề buổi giới thiệu sách…”, tức có thể hiểu là phát ngôn này không phải được phát ra trên diễn đàn chính thức.

Bằng chứng quá rõ về tính hiếm hoi trên là kể từ Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng cầm quyền về “thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” từ năm 2003, kèm theo chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc”, chỉ đến năm 2015 mới le lói một cách nhìn ngấm ngầm trong nội bộ đảng về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”, nhưng từ đó đến nay lại chưa có một phát ngôn chính thức nào của giới quan chức về điều này, càng không có bất kỳ đảng văn hay văn bản pháp quy nào đề cập đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm chính trị này.

Trong thời gian đó, hệ thống tuyên truyền của tuyên giáo đảng và công an vẫn sắt máu duy trì cụm từ “ngụy quân ngụy quyền”, đặc biệt thể hiện trên các diễn đàn của giới dư luận viên, tuy mật độ nhắc đến cụm từ này có thuyên giảm đôi chút.

Nhưng dù “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là “nguỵ quân ngụy quyền” vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được “bật đèn xanh” từ một cấp trên nào đó.

Vậy “cấp trên” đó là cơ quan nào? Là ai?

Ai và vì sao?

Thông thường và theo “đúng quy trình”, người ta nghĩ ngay đến Ban Tuyên giáo trung ương. Còn “cao” hơn nữa chỉ có thể là Ban Bí thư hoặc Tổng bí thư.

Thế nhưng điều trớ trêu là từ trước đến nay, hầu hết phát ngôn công khai của giới chóp bu Việt Nam, từ Tổng bí thư Trọng trở xuống Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng hay các quan chức cấp cao khác…, đều chưa từng xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”.

Dấu chỉ duy nhất về “hòa hợp dân tộc” liên quan đến Tổng bí thư Trọng được tiết lộ chỉ là việc vào đầu năm 2017, nhân vật này đã “gật” với đề xuất của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về “mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.

Chưa có bằng chừng nào để khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng là người chủ xướng cho hội nghị đặc biệt trên, trong khi từ đó tới nay ông Trọng còn phải “căng mình” đối phó với đủ thứ chuyện đấu đá trong nội bộ đảng cùng nhiều mầm mống khủng hoảng kinh tế và xã hội. Và cả với cuộc khủng hoảng đối ngoại mới nhất mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”…

Cần nhắc lại, “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” đã phải gánh chịu một thất bại - một phá sản cay đắng. Ngay sau khi ông Hữu Thỉnh phát ra tuyên bố về này, khắp các diễn đàn trong nước và đặc biệt ở hải ngoại đã phản ứng như sóng lừng. Rất nhiều ý kiến của nhà văn, nhà báo hải ngoại cho rằng sự kiện này về thực chất chỉ mang tính “cuội.

” Họ tung ra một câu hỏi quá khó để trả lời rằng Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” đã ra đời mười mấy năm trước mà hầu như chưa làm được gì cả, nhưng tại sao đến nay mới sinh ra mới cái cử chỉ như thể “chiêu dụ người Việt hải ngoại” như thế?

Nhiều ý kiến từ hải ngoại cũng thấu tim gan “đảng quang vinh” về chuyện suốt từ năm 1975 đến nay, đảng chỉ quan tâm đến “khúc ruột ngàn dặm” nhằm hút đô la “làm giàu cho đất nước” càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng hiểu là không có đô la thì chế độ không thể nào tồn tại.

Nhưng lại quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng võ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” vẫn còn quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến,” nhưng cuối cùng đã phải chua chát biệt ly khỏi “vòng tay của đảng.” Nếu tạm gác lại nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đã chẳng có gì khác hơn là “ruột dư”…

Một câu hỏi “day dứt” khác: tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay - 2017 - đảng mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”?

Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đã bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy lòng người Việt hải ngoại”.

Kể cả làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”?

“Những người lính ở phía bên kia chiến tuyến”

Nằm trong khoảng giữa của “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” tháng 4/2017 và bộ sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam tháng 8/2017, lễ kỷ niệm “Ngày thương binh liệt sĩ 27/7” năm 2017 lại có cái gì đó là lạ…

Ngày 25/7/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Quỹ Mãi mãi tuổi 20… tổ chức hội thảo khoa học “Những bức thư thời chiến với truyền thống và văn hóa dân tộc”.

Điểm nhấn của cuộc hội thảo trên là nhà văn Lê Thị Bích Hồng tìm được ở những lá thư thời chiến tinh thần và khát vọng hoà hợp dân tộc của những người lính “Việt cộng” và cả những người lính Việt Nam Cộng hòa “phía bên kia”.

Báo chí nhà nước bình luận: Khát vọng hòa hợp dân tộc, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cũng là động lực để nhà văn Đặng Vương Hưng đưa vào tuyển tập những lá thư thời chiến của những người lính ở phía bên kia chiến tuyến.

Khác với một số lần “trình diễn” trước với cụm từ “chế độ cũ”, lần này có đôi chút “cách tân” hơn khi cuộc hội thảo trên và được báo chí nhà nước đưa tin đã lấp ló cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” như một hàm ý thừa nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975.

Chỉ sau hội thảo trên một ngày, Đài truyền hình Việt Nam như thể “vô tình” phát hình ảnh những người lính VNCH và lính quân giải phóng lồng với nhau, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7…

Một tiền đề “tự chuyển hóa”?

Tháng Tám năm 2017. Hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam gián tiếp xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển hóa” về quan điểm chính trị của đảng, hay nói chính xác hơn là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến trình chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau - 2018.

Ngân sách đang hiện ra nhiều dấu hiệu cạn kiệt nhanh khó lường. Trong tình thế hầu hết các nguồn “ngoại viện” đều đóng cửa, không “tự chuyển hóa” thì đảng thì đảng sẽ.. hy sinh.

Bối cảnh của thái độ dần thừa nhận “khúc ruột ngàn dặm” lại đậm đà dấu ấn “thu nhập ngân sách”: sau 23 năm tăng trưởng liên tục, lượng kiều hối do “kiều bào ta” gửi về Việt Nam đã sụt giảm nặng nề vào năm 2016, chỉ còn 9 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD của năm 2015. Vào nửa đầu của năm 2017, lượng kiều hối thậm chí còn “suy thoái tư tưởng” ghê gớm hơn, đến mức cho tới thời điểm này Tổng cục Thống kê còn không dám công bố con số kiều hối về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017.

Trong khi đó, một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ còn cho thấy trong năm 2017 này, lượng kiều hối về Việt Nam có thể chỉ còn 5,4 tỷ USD. Tức “tụt hậu” đến chẵn một thập kỷ…

Một bài toán quá khốn quẫn đang dựng đứng: nếu không thu hút được đủ nhiều kiều hối của “kiều bào ta”, chính phủ đào đâu ra ngoại tệ mạnh để bù đắp hố nhập siêu đến năm chục tỷ đô la từ Trung Quốc và trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm?  
 

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

22 August 2017

Video & Việt Nam bị ảnh hưởng gì từ vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình…?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Vietnam – Cali Today News – Trong những ngày này, dư luận ở khắp nơi đặc biệt là người Việt năm Châu đang hướng về một vụ kiện mang tầm quốc tế giữa nguyên đơn là doanh nhân người Hà Lan gốc Việt ông Trịnh Vĩnh Bình và bị đơn là Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), hiện phiên xử đang diễn ra tại Paris (Pháp) kéo dài từ ngày 21/08 đến ngày 31/08/217. Câu hỏi đặt ra là liệu vụ kiện này nó tác động như thế nào đến hiện tình đất nước Việt Nam?…

Việt Nam bị ảnh hưởng gì từ vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình…?

Ngoại trừ những bài báo hiếm hoi được đăng tải trước đây thì trong những ngày này tại Việt Nam với hơn 850 cơ quan báo chí in, hơn 650 tạp chí và hơn 200 trang thông tin điện tử lại không có một dòng thông tin về vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CSVN ra Tòa án quốc tế. Và phiên xử hiện đang diễn ra tại Paris, thủ đô nước Pháp dự kiến kéo dài từ ngày 21/08 đến ngày 31/08/2017 kết thúc.

Vì lẽ này mà đông đảo người dân Việt Nam ở trong nước nếu không tìm hiểu từ các trang báo “lề trái” hoặc báo đài Việt Ngữ quốc tế thì hoàn toàn mù mịt thông tin, mơ hồ về vụ kiện và sẽ không biết chính xác phiên xử diễn ra như thế nào?

Chia sẻ với Cali Today, nhà báo Tường Yên và cũng là nhà hoạt động Nhân quyền người Hà Lan gốc Việt cho biết đã có mặt tại Paris vào sáng ngày 21/08, cùng với một số người Việt ở vài nơi tụ họp về tổ chức biểu tình và làm truyền thông trực tiếp phiên xử ở bên ngoài trụ sở Tòa Trọng tài quốc tế số 112 Ave Kleber -75016 Paris.

Những biểu ngữ mà người biểu tình đem đến không chỉ hướng về cá nhân ông Trịnh Vĩnh Bình mà còn hướng về Việt Nam. Những bài hát; “Anh là Ai”, “Dậy mà đi!” hoặc “Trả Lại Cho Dân” bằng lời Việt ngân vang giữa đường phố Paris khiến không khí vốn hào hứng càng thêm hào hứng, như có một niềm tin là vụ kiện này sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam như lời chia sẻ của nhà bào Tường Yên:

“Những bản nhạc “Dậy mà đi” “Ai là Ai?” “Trả Lại Cho Dân”…nhiều người hát theo những bài này. Tôi nghĩ vụ kiện này như cho người ta một làn gió mới, một sức mạnh niềm tin là người dân Việt Nam sẽ thay đổi và có thể thay đổi”

Cali Today điểm sơ lại vụ kiện: Ông Trịnh Vĩnh Bình (SN1947) là một doanh nhân Hà Lan gốc Việt. Năm 1976, ông vượt biên sang tị nạn tại Hà Lan và thành công với việc kinh doanh sản phẩm chả giò nên có biệt danh “Vua Giò Chả”.

Vào năm 1987, tin tưởng vào tiếng gọi của CSVN nên ông Bình đem tiền bạc, sản nghiệp về Việt Nam đầu tư vào các ngành kinh doanh: bất động sản, du lịch, sản xuất…ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Sài Gòn. Trong vòng chưa đầy 10 năm, tức là từ năm 1987 đến 1996, công việc làm ăn của ông Bình lên như “diều gặp gió”, nâng số tài sản lên gần gấp 8 lần so với số vốn ban đầu. Tuy nhiên, ngay sau đó tai họa ập xuống, ông Bình bị Công an Bà Rịa- Vũng Tàu bắt giam và truy tố với cáo buộc “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và “đưa hối lộ”.

Năm 1998, Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Ông Bình sau đó kháng cáo, vào năm 1999 Tòa phúc thẩm tối cao tại Sài Gòn tuyên giảm hình phạt xuống 11 năm tù dành cho ông Bình. Nhiều tài sản của ông Bình sau đó bị Ủy ban tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu, bán đấu giá.

Được sự giúp đỡ của Chính phủ Hà Lan, ông Bình được tại ngoại để chấp hành hình phạt và sau đó ông Bình đã thành công trong việc tìm đường đào thoát ra khỏi Việt Nam.

Năm 2003, viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, ông Bình đã nhờ tổ hợp luật sư nổi tiếng Covington Burling ở Washington (Hoa Kỳ) nộp đơn kiện Chính phủ CSVN ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, đặt tại Stockholm (Thụy Điển).

Phiên xử quốc tế dự định là sẽ bắt dầu vào tháng 12/2005 tại Stockholm nhưng sau đó phải dừng vì phía ông Bình và phía đại diện Chính phủ CSVN đã có những thỏa thuận bên ngoài. Theo đó, Chính phủ CSVN đồng ý xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản đã lấy của ông Bình. Đổi lại, ông Bình phải rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận trên.

Năm 2006, Chính phủ CSVN miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Bình và cho ông được phép trở lại Việt Nam.

Năm 2012, các ông Trần Văn Mười, Lê Minh Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh nguyên là những nhân viên Cục Thi hành án dân sự ở Bà Rịa- Vũng Tàu và cũng là những người dính vào vụ án Trịnh Vĩnh Bình bị bắt và sau đó bị Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên án bằng với thời gian tạm giam.

Trải qua mấy năm không thấy Chính phủ CSVN thực hiện đúng cam kết với những gì đã thỏa thuận ở bên ngoài phiên xử vào năm 2003, nên tháng 01/2015, ông Bình tiếp tục đệ đơn kiện Chính phủ CSVN lần hai ra Tòa án quốc tế.

Ngày 21/08/2017, Tòa án quốc tế đưa vụ án ra xét xử tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình và bị đơn là Chính phủ CSVN, số tiền bồi thường tối thiểu là 1,25 tỷ USD mà ông Bình đưa ra vì lý do bị oan ức. Được biết, tổ hợp luật sư giúp pháp lý cho ông Bình trong phiên xử lần này là văn phòng luật sư King & Spalding LLP một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ.

Theo nhà báo Tường Yên, vụ kiện không chỉ mang tính “thắng-thua” giữa ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ CSVN mà đối với Chính phủ CSVN nó còn ảnh hưởng rất lớn đến phương diện ngoại giao quốc tế. Cũng phải nói thêm, vào tháng 07/2017 vừa qua, Chính phủ CSVN đã bị Chính phủ Đức “trút cơn thịnh nộ” khi có hành vi cho mật vụ đột nhập vào nước Đức bắt một người Việt đang xin tỵ nạn là ông Trịnh Xuân Thanh đem về Việt Nam.

Hành vi này không chỉ vi phạm luật pháp nước Đức mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, nay thêm vụ kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình liên quan đến pháp luật Hà Lan. Rõ ràng, kết quả vụ kiện dù có như thế nào thì trong bối cảnh ngoại giao quốc tế, Chính phủ CSVN đang bị ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ và đồng thời nó cũng sẽ mở ra những tiền lệ khác ngay trong chính đất nước Việt Nam.

“Ảnh hưởng tới Việt Nam thì nhiều mặt lắm; thứ nhất là ảnh hưởng tới giới kinh doanh, họ sẽ mượn cái này như một tiền lệ để đi kiện Chính phủ CSVN mà điều này theo tôi tìm hiểu là có nhiều người đã bị Chính phủ CSVN lường gạt mà họ không dám đứng ra kiện như ông Trịnh Vĩnh Bình, hoặc là họ nghĩ họ quá bé nhỏ, bị phá sản tiền mất tật mang thì họ đâu còn sức đâu để kiện Chính phủ CSVN ra quốc tế…”- Lời của nhà báo Tường Yên.

Nếu nói về những người dân bị cướp đất thì ông Trịnh Vĩnh Bình nói đúng ra cũng là một người bị cướp đất như bao dân oan Việt Nam, có khác chăng ông là dân oan người Hà Lan gốc Việt. Còn nói về những người bị bỏ tù oan sai, bị xâm phạm nhân quyền như những Tù nhân lương tâm ở Việt Nam thì ông Bình cũng là người từng bị CSVN bỏ tù oan sai.

Vì vậy, theo nhà báo Tường Yên những người bị cướp đất, bị xâm phạm nhân quyền ở Việt Nam có thể tận dụng những gì có được từ vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình mà mạnh mẽ, khi có điều kiện cần thiết thì kiện Chính phủ CSVN ra Tòa án quốc tế để bảo vệ chính mình. Sâu xa hơn, vụ kiện này nó còn…

“Cho người ta thêm niềm hứng khởi mới để mà tiếp tục chiến đấu nếu phán quyết mà bất lợi cho Chính phủ CSVN thì Chính phủ CSVN sẽ kiệt quệ về tài chính, đẩy sự bất mãn của người dân hoặc người nằm trong bộ máy công quyền đặc biệt là người chỉ phục vụ vì quyền lợi chứ không phải vì lý tưởng, một khi Chính phủ CSVN phá sản thì họ sẽ bất mãn. Lúc này cuộc đấu tranh sẽ thuận lợi hơn khi có sự phối hợp trong ngoài.”- Nhà báo Tường Yên nói.

Hiện tại căn cứ vào những tài liệu có được từ vụ kiện thì đông đảo dư luận đều quả quyết là ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ thắng Chính phủ CSVN. Và nếu như thế thì dư luận đặt hỏi ngược lại là liệu Chính phủ CSVN có thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra khi bản thân bị thua kiện hay không?

Nhà báo Tường Yên kết lời, Tòa trọng tài quốc tế có thể ra chế tài tước đoạt tài sản của Chính phủ CSVN đã đầu tư ở nước ngoài hòng bắt Chính phủ CSVN phải tuân thủ phán quyết. Ngoài ra, nhà báo Tường Yên chia sẻ thêm:

“Tôi nghĩ là Tòa trọng tài quốc tế là Tòa tối cao rồi họ không thể đi chổ nào để phản kháng về quyết định này được nữa. Thành ra tôi nghĩ họ sẽ cùng đường, không còn con đường nào để chạy được nữa.”

Paris tháng Tám mùa thu năm nào cũng với những hàng cây ven đường, khu rừng Blouson nổi tiếng rực vàng ánh nắng, chiếu nhẹ trên những xa lộ. Paris vẫn luôn lãng mạn trong từng thi thơ, ca khúc. Song. Paris năm 2017 còn là nơi có phán quyết định mệnh liên quan đến một nước có tên Việt Nam. /.

THIÊN HÀ

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

14 August 2017

Video Vụ kiện 2 thế kỷ: Trịnh Vĩnh Bình & Người Việt ở Hàn Quốc ‘nhàm’ với đe dọa của Bắc Hàn

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Bắc Triều Tiên mới đây dọa sẽ bắn tên lửa đến đảo Guam của Mỹ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ dọa sẽ đáp trả Bình Nhưỡng bằng “hỏa thịnh nộ” khiến cộng đồng quốc tế lo sợ cuộc khủng hoảng Triều Tiên tiến gần đến bờ vực chiến tranh. Thế nhưng những người Việt làm ăn và định cư ở Hàn Quốc dường như đã “nhàm” với đe dọa tấn công của Bình Nhưỡng, và dường như chỉ quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, và không chú ý gì đến chương trình hạt nhân hay tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng hôm 10/8 tuyên bố quân đội Bắc Triều Tiên giữa tháng 8 sẽ hoàn tất kế hoạch bắn 4 phi đạn tầm trung băng qua Nhật Bản và rơi xuống gần Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đe dọa được đưa ra giữa lúc cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều “tăng nhiệt” về chương trình vũ khí khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đáp lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh cáo Bình Nhưỡng chớ có đe dọa Guam. Hôm 11/8, ông Trump tuyên bố quân đội Mỹ đã sẵn sàng hành động nếu Bình Nhưỡng hành xử thiếu khôn ngoan. Ông nói rằng Mỹ đã trong tư thế sẵn sàng, và các vũ khí “đã được bố trí, nạp đạn, lên cò”.

Thế nhưng ngay tại Seoul, những người Việt định cư ở đó cho biết người dân Nam Hàn đã quá quen với những đe dọa tấn công từ miền Bắc.

Bà Cam Ranh, chủ một nhà hàng Việt Nam ở thủ đô của Hàn Quốc, nói với đài VOA: “Bắc Hàn hồi giờ đã hăm dọa nhiều rồi, nhưng nó không dám liều như vậy đâu. Nên người ta thấy coi thường. [Mọi người] vẫn bình yên.”

Seoul có dân số khoảng 10 triệu người, nằm trong tầm bắn của phi đạn và đạn pháo mà Bắc Triều Tiên đã tập hợp lại và nhắm mục tiêu trước. Mỹ không thể tiêu diệt được hết lực lượng như vậy trong cuộc tấn công đầu tiên.

Có khoảng 150 ngàn người Việt ở Hàn Quốc, theo thống kê của nước này vào cuối năm 2016. Họ là những người sang làm ăn, phụ nữ lập lấy chồng Hàn Quốc, những người lao động xuất khẩu, du học và cũng có rất nhiều người định cư bất hợp pháp.

Ông Phạm Phước Long làm ngành xây dựng là ở Seoul hơn 40 năm qua nói với VOA rằng sinh hoạt của người Việt trong những ngày qua vẫn bình thường như chẳng có đe đọa gì của Bắc Triều Tiên.

Ông Long: “Mọi chuyện ở đây vẫn bình thường như trước đây, không có gì gọi là quan trọng trong vấn đề đó hết. Cả người Hàn cũng vậy và người Việt cũng vậy. Tôi thiệt tình chỉ có đi làm, nhưng mà theo tôi nghĩ cũng chả có ai phải lo sợ chuyện gì. Những người quen tôi tiếp xúc đây, chẳng ai suy nghĩ gì hết, vẫn sống bình thường. Mỗi ngày vẫn coi [tin tức], nhưng không thấy ai bàn chuyện đó đâu. Người Việt cũng vậy, và người Hàn cũng vậy.”

Bà Cam Ranh, có chồng là người Hàn, xác nhận rằng người dân Seoul không có dấu hiệu lo sợ nào: “Ông xã em nói rằng không có lo gì hết. Mỗi lần nhắc đến việc đó, ổng nói rằng không có sợ gì hết.”

Bà nói rằng người Nam Hàn không lo lắng gì, thì chẳng có lý do gì cộng đồng người Việt phải lo sợ: “Tôi thấy người dân bên này không có gì phải lo lắng hết. Người Việt thì chỉ lo đi làm. Hàng ngày buôn bán tôi tiếp xúc rất nhiều người Việt, nhưng chẳng thấy ai động tĩnh gì hết. Tại vì người dân bên này người ta không có lo thì người Việt mình cũng chẳng lo. Bên này nói chung người ta không quan tâm đến thời sự nhiều. Những quan chức to lớn, người ta làm việc thì người ta mới quan tâm thôi.”

Anh Đồng, một người lao động làm việc cho một doanh nghiệp ở Seoul, thì nói rằng chuyện Bắc Hàn đã có các nhà lãnh đạo lo: “Những người cầm đầu đất nước thì người ta biết. Chúng tôi tôi qua đây làm kiếm tiền thôi. Xem qua TV thời sự thì làm sao biết được. [Nói về Triều Tiên] thì khi mà đất nước có gì, lãnh sự quán thông báo thì mình mới biết được.”

Bà Cam Ranh nhận xét rằng hoạt động buôn bán vẫn diễn ra bình thường cho thấy không có một dấu hiệu lo ngại nào trong cộng đồng cư dân địa phương: “Theo tôi, nếu có tình hình mà người dân lo sợ thì các nhà hàng buôn bán kém đi, nhưng tôi thấy hiện vẫn hoạt động bình thường, khách vẫn đông. Nên tôi nghĩ là không có gì.”

Thực tế, những người Việt Nam dự định đến Hàn Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch của họ mà không thấy có sự ngập ngừng hay gián đoạn nào, theo nhận xét của bà Cam Ranh: “Bên này làm ăn cũng dễ dàng, nên thấy người Việt cứ sang. Du học sinh rồi người lao động vẫn sang bình thường.”

Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai ở nước này sau cộng đồng người Hoa. Hàn Quốc hiện một trong những nước đầu tư hàng đầu ở Việt Nam.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

11 August 2017

TRUNG CỘNG ĐÃ ĐƯA HAI GIÀN KHOAN DÀU VÀO KHU TƯ CHÍNH

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Giáo Sư Nguyễn Văn Canh

  HD 708 và HD 760 TẠI KHU TƯ CHÍNH-VŨNG MÂY. TC đã đưa giàn khoan vào khu vực này để chuẩn bị thay REPSOL hút dầu hưởng lợi, mà không phải bỏ tiền ra tim kiếm. (QUANG NGUYEN)  

Nguyễn văn Canh

31 tháng 7, 2017

Tin tức giới truyền thông quốc tế cho biết cuối tuần qua Đảng Cộng Sản Việt nam (ĐCS) đã ra lệnh cho cộng ty Repsol ngưng hoạt động khai thác dầu khí tại lô 136-03 thuộc Bãi Tư Chính, nằm sát cạnh vùng Nam Côn Sơn về phía Đông. Lô này nằm trên thềm lục địa Việt nam. Và thay vào đó, Trung cộng đã đưa 2 giàn khoan Hải Dương 708 và Hải Dương 760 vào khu vực này.

Repsol là công ty dầu của Tây Ban Nha đã hoạt động tìm dò dầu hoả trong những năm qua. Repsol mua lại quyền khai thác dầu của một công ty Gia Nã Đại là Talisman, với giá là 300 triệu MK. Talisman trước đó được Hà nội cho khai thác tìm dò dâu hoả tại khu vực này.

Repsol cách đây không lâu đã loan báo rằng họ đã tìm thấy dầu hoả tại nơi này.

 BẢN ĐỒ PHÂN LÔ DẦU KHÍ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VN -- Repsol đang khai thác dầu khí tại lô 136-03, nằm trong khu vực Tư Chính Vũng Mây  

Đây là một hành vi chuyển nhượng công khai chủ quyền một phần lãnh thổ quốc gia của Việt nam cho Trung Cộng. Đặc biệt, trong trường hợp này và ở nơi này, ĐCS đã có một khế ướctìm, dò để khai thác dầu từ trước với Repsol, công dân của một đê tam quốc gia là Tây Ban Nha, và Repsol đã bỏ ra rất nhiều tiền để thăm dò và nay họ đã tìm thấy dầu.

Làm sao lại có sự chuyển nhượng có vẻ dễ dãi, mau lẹ , rất bất thường, như vậy dù lãnh đạo VC biết phải chấp nhận 2 sự việc: a) để lộ ra chúng là kẻ đê hèn, và bị sỉ nhuc trước quốc dân và quôc tế vì hành vi ngang ngược của TC là động lực; b) mất một ăn một phần ăn to lớn từ nguồn lợi do dầu này mang lại cho cá nhân nhóm lãnh đạo Đảng.

Thực vậy, qua tố cáo trong những tháng trước đây của Trịnh xuân Thanh, cựu Chủ Tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí thì tiền ăn cắp, bỏ vào túi riêng của các lãnh đạo đảng liên quan đến bán lậu dầu trong vòng 30 năm qua , nhất là từ thời Võ văn Kiệt làm Thủ Tướng, được ước tính vào khoảng hơn 90 tỉ MK. Riệng trong 10 năm cầm quyền của Nguyễn tấn Dũng, số tiền lấy là 36 tỉ MK.

Để hiểu rõ về việc làm này của lãnh đạo ĐCS, ta tưởng nên nhắc lại nền tảng mối quan hệ TC và VC về “giải pháp cho vấn về Biển Đông”do tướng Quách bá Hùng, Phó Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương của TC thiết lập hồi tháng 4 năm 2011.

Quách bá Hùng sang Hà nội họp với Nguyễn phú Trọng, rồi Nguyễn tấn Dũng và các người khác từ ngày 12 đến 18 tháng 4, 2011.

Tại đây y ấn định đường hướng và các qui tắc mà các lãnh đạo VC phải thi hành để giải quyết vấn đề Biển Đông: Các điểm quan trọng là các lãnh đạo VC

a) không được làm bất cứ một điều gì để làm cho tình hình phức tạp thêm,

b) cũng không được để các thế lực bên ngoài can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và cuối cùng là

c) phải hướng dẫn dư luận và cảnh giác đưa ra các lời bình luận hay có hành động làm tổn thương tình hữu nghị và lòng tin cậy giữa nhân dân hai nước ( thực tế là TC).

Ngoài ra, Hùng còn đi sâu vào việc hợp tác tác toàn diện giữa 2 đảng và hai nhà nước, và đưa vấn đề này vào thực tiễn . Các lãnh vực sau đây được thực hiện:

a) Hợp tác giữa 2 quân đội (thống nhất 2 quân đội dưới sự chỉ huy của quânb đội TC)

b) Hợp tác trong lãnh vực an ninh. Về lãnh vực này, cũng trong thời gian 6 ngày này, Lê hồng Anh được mời sang Bắc Kinh, họp với Bộ trưởng công an Mạch kiến Trụ để nhận sự chỉ đạo của TC.

c) Hợp tác trong lãnh vự tư pháp. Vương thế Tuấn, Chánh án Toà Án Nhân Dân Tối Cao vào ngày 17 sang gặp Nguyễn minh Triết để đẩy mạnh sự hợp tác về tư pháp…

Hợc tác là danh từ mỹ miều, nghe như bình đảng giữa hai bên, nhưng che dấu sự thật là đưa cán bộ TC vào các cơ quan, tổ chức của Đảng và chính quyền VC , các cấp để chỉ huy và kiểm soát ngõ hầu VC không thể đi chệch hướng. Các điểm nêu trên được gọi là Thoả thuận Qúach bá Hùng. Thoả thuận này dựa trên một tiền đề là CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG CỘNG,và lãnh đạo VC, như một Thái thú người bản xứ chỉ có nhiêm vụ thi hành mệnh lệnh của quan thày để bảo vệ chủ quyền ấy của chúng.

Về mặt chính quyền, Thoả hiệp Quách bá Hùng được hợp thức hoá bằng một Hiệp Ước gữa hai quốc gia: Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam.

Hiệp Ước này được Hồ xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoai Giao VC ký với Thứ trưởng Ngọai Giao TC Trương chí Quân tại Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 6,2011, có sự hiện diện của Uỷ Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc, chứng kiến (1)

Hiệp ước trở thành văn kiện pháp lý ràng buộc nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt nam,- các cấp chính quyền VC-vào trách nhiệm phải thi hành các điều khoản của Hiệp Ước.

Vào ngày 1 tháng 5, 2014 TC ngang nhiên đưa giàn khoan HĐ 981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn, thuộc Quần Đảo Hoàng Sa dưới sự bảo vệ của một lực lương hải quân hùng hậu .TC nói rằng chúng “hoạt động trong vùng lãnh hải thuộc phạm vi chủ quyền của chúng.” Khi giàn khoan tiến vào vị trí, chúng ra lệnh ngay cho tàu cảnh sát biển VC phải đi ra xa, cách giàn khoan 3 hải lý, rồi lại có lệnh mới là 4 hải lý. Bộ trưởng Quốc Phòng VC Phùng quang Thanh mẫn cán hơn, ra lệnh đi xa 10 hải lý. Dù ở vị trí đó, có tàu cảnh sát biển VC vẫn bị tàu hải quân TC đâm chìm, một số chiếc bị hư hại nặng. Hai cảnh sát VC bị chết và một số bị thương.

Đưa giản khoan vào Hoàng Sa như vậy rõ ràng là hành vi chiến tranh, một cuộc chiến tranh xâm lược.

Lãnh đạo ĐCS bất động. Hơn 10 ngày sau, dân chúng Việt nam tức giận. Họ nổi lên chống đối. Tại Hà tĩnh, dân chúng xông vào phá xưởng của TC. Sự xô sát làm 2 công nhân TC chết và một số bị thương. TC phải vội vã đưa tàu thuỷ di tản 4,000 công nhân về nước. Tại Bình Dương, dân chúng đốt phá các hãng xưởng Tàu (TC) , kể cả xí nghiệp của người Tàu không phải của TC. Một số TC phải bỏ chạy, trống sang Cao Miên.

Lãnh đạo VC bối rối trước phản ứng giận dữ của dân chúng Việt nam. Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Binh để tìm cách giải quyết khó khăn này, nhưng không được tiếp.

Để xoa dịu các chống đối từ dân chúng, Nguyễn phú Trọng nói tới chủ quyền của VN trên quàn đảo Hoàng Sa cho cử tri quận Tây Hồ, Hà nội. Trương tấn Sang cũng nói qua về chủ quyền cho cử tri tại Sài Gòn. Nguyễn tấn Dũng, láu cá hơn, khi sang dự Hội Nghị Á Châu , ở Tân Gia Ba vào ngày 21 tháng 5, phát biểu rằng “hành vi ấy (của TC) đe doạ an ninh hàng hải; không đổi chủ quyền lấy hoà bình hữu nghị viển vông”, và đồng thời ghé qua Phi luật Tân nói về vụ Kiện của Phi trước Toà Trọng Tài Quốc Tế( nói về vụ kiện, chứ không phải bàn hay tìm hiểu về vụ kiện để VC noi theo).

Tất cả những điều trên được đưa ra một cách bất đắc dĩ để che dấu những điều mà chúng đã cam kết trong thoả thuận Quách bá Hùng và Hiệp Ước kể trên .

Tuy nhiên, đây lại là nguyên do gây ra sự hiểu lầm của TC. Chúng tưởng rằng lãnh đạo VC có âm mưu chống lại, vì lẽ Trọng và Sang ‘vận động’ quần chúng đòi bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Dũng ‘vận động quốc tế’, ngầm kêu gọi Mỹ can thiệp vì TC là nguyên cớ cho an toàn lưu thông trên vùng biển mà Mỹ từng rêu rao rằng cần phải bảo vệ các tàu đi qua trên khu vưc một cách tự do và an toàn.

Đó là các vi phạm nghiêm trọng cam kết với TC như đã thoả thuận.Chính vì điểm này mà Dương khiết Trì (lúc này đã được thăng chức lên làm Uỷ Viên Quốc Vụ Viện)vào tháng 6 vội vã sang Hà Nội quở trách lãnh đạo Hà nội là các đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (Trung Cộng.)

Hình do Truyền Thông TC phổ biến:Dương khiết Trì nói huỵch toẹt với các lãnh đạo VC tại Hà nội vào ngày 30 tháng 6, 2014: “Các Con Hoang Phải Trở về với Tổ Quốc”.

Tại Hà nội, y nhắc lại 2 điểm trong Thoả Hiệp Quách Bá Hùng để lãnh đạo VC từ nay phải nghiêm chỉnh tuân theo;

1) KHÔNG ĐƯỢC VIỆN DẪN CÁC TÀI LIỆU CỦA VIỆT NAM ĐỂ BIỆN MINH CHO CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VN, (chỉ trích Nguyễn phú Trọng và Trương tấn Sang nói với cử tri về chủ quyền; Dũng nói tới chủ quyền và hoà bình viển vông)

2) KHÔNG ĐƯỢC LÔI KÉO CÁC NƯỚC KHÁC VÀO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG, (chỉ trích Nguyễn tấn Dũng về tuyên bố ở Hội Nghị Á Châu về hành vi của TC là nguyên do mất an toàn lưu thông trên biển, như vậy kéo Mỹ và các nước khác vào cuộc tranh chấp chống TC và y còn e ngại Dũng nộp đơn kiện tại Toà án Quốc Tế như Phi)

Ngoài ra, y còn cấm lãnh đạo VC 2 điều:

1) KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THẤP VỀ KHẢ NĂNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA CHÚNG TRÊN CÁC ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG,

2) KHÔNG ĐƯỢC PHÁ BỎ MỐI QUAN HỆ ĐANG TỐT ĐẸP HIỆN CÓ VỚI TC. (2)

Hiện nay, sau khi tướng Phạm trường Long, Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương TC bỏ dở cuộc viếng thăm vào ngày 18 tháng 6, vì Lãnh đạo VC không thể thoả mãn yêu sách của TC làphải đơn phương huỷ bỏ khế ước với Repsol, và để cho TC thay thế , vào khai thác dầu ở lô 136-03 vì hậu quả của việc làm sẽ to lớn. Đầu tháng 7, 2017, TC điều động một hạm đội gồm 54 chiếc tàu vào Biển Đông và chúng báo cho Lãnh đạo VC biết rằng nếu không thoả mãn các yếu sách của chúng, thì chúng sẽ đánh chiếm các đảo mà VC đang chiếm đóng trong vùng quần đảo Trường Sa.

Ngoài hạm đội 54 chiếc tàu trên, TC có 8 căn cứ trên 8 đảo đã được bồi đắp. Trong số này, có ba căn cứ quan trọng là Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, chúng đã có sân bay lớn và đã bố trí 3 không đoàn máy bay phản lực tại đó. Mỗi không đòan gồm 24 chiếc, chưa kể các hải cảng rộng lớn và các kho võ khí và hoả tiển, dàn radar, cơ sở viễn thông…

Đó là nguyên do quan trọng thúc đẩy VC đau đớn đơn phương huỷ bỏ khế ước với Repsol và chấp nhận tủi nhục để cho TC vào khai thác dầu tại khu Tư Chính.

Hai gìan khoan HD 708 và HD 760 đã hiện diện tại khu vực Tư Chính.

--- o0o ------ o0o ------ o0o ---

   Cước chú: Trên cùng , số 1 là Subi, phía tay phải số 4 là Vành Khăn, số 6 là Chữ Thập. 3 đảo này là căn cứ trọng yếu, lập thành một tam giác kiểm soát tòan thể Biển Đông. Các căn cứ khác là: số 2: Gaven; số 3A Chigua; 3B Tư Nghĩa; số 5: Gạc Ma, nằm ở giữa Tam giác. Và cuối cùng là sô 7: Châu Viên năm phía dưới.

Nhân dịp này, dân tộc Việt cảnh cáo ĐCS về sự hèn nhát, và nghiêm trọng lên án hành vi bán nước cầu vinh của chúng.

Hãy ngẩng mặt lên nhìn vào Hải quân VNCH. Vào tháng 1, 1974 lực lượng Hải quân VNCH nhỏ bé, vẫn ngang nhiên đương đầu với hạm đội Trung cộng gồm hơn 40 chiếc. Hải quân VNCH đã giết chết Đô Đốc Phương quang Kính, Tư Lệnh phó Hạm Đội Nam Hải, kiêm Tư Lệnh chiến dịch cùng với 5 Đại tá… trong trận chiến chống ngoại xâm này để bảo vệ Hoàng Sa.

Để đề cao tin thần anh dũng của Hải Quân VNCH chống lại giăc ngoại xâm, Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ vào cuối năm 2009 kêu gọi tổ chức Ngày Hoàng Sa Toàn Cầu vào 19 tháng 1 năm 2010. Hàng chục tập thể người tị nạn Cộng sản khắp nơi trên thế giới từ Âu Châu, đến Úc, Canada và nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã đáp ứng lời kêu gọi ấy và tổ chức các buổi lễ trọng thể đểnói lên lòng ngưỡng mộ của quốc dân Việt đối với sự anh dũng của Hải Quân VNCH, đặc biệt là để ghi ơn và vinh danh 74 chiến sĩ hải quân anh hùng đã xả thân bảo vệ biên cương của Tổ Quốc trong trận chiến tại Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974.

Kèm theo đây hai trong số nhiều video ghi lại hình ảnh các buổi lễ được tổ chức một cách trọng thể để quí anh chị coi:

1) Tại Nam California, Hội Hải Quân Cửu Long đứng ra tổ chức tại khu Tượng Đài, Westminster, có tới 2,000 người tham dự, và

2) Một buổi lễ khác ở Bắc California do các hội đoàn địa phương cùng với hội Hải Hải Quân Bach Đằng tại Jan Jose thực hiện trong hội trường GI Forum rộng lớn trên đường Story; có tới 1,000 người tham dự.

Các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy noi gương các anh hùng hải quân VNCH trong trận chiến 1974. Đừng hèn nhát nữa!

Quốc dân Việt không tha thứ cho các kẻ đê hèn bán nước./.

---------------

(1) Về chi tiết, xin xem Nguyễn văn Canh, “Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc”, Tập 2, tr.314-319 , 5thEdition., Center for Vietnam Studies, 2014.

(2) Như trên, tr. 324-331

▼ Xin nhấn xem “Hồ Sơ Hoàng Sa - Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc”

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu1609220323.shtml

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsuPhuChuong.shtml

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

09 August 2017

Video: ÔNG TRỌNG TÍNH KHÔNG BẰNG TRỜI TÍNH

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

  

Nói chung ông Trọng tính không bằng trời tính. Kế hoạch "đưa Trịnh Xuân Thanh về đầu thú" được tính toán rất kỹ càng, sử dụng cả “chim mồi” gì đó, đưa được TXT về rồi, báo chí VN được phép loan tin rồi, ông Tổng rất lấy làm hể hả, chuyến này củi tươi củi ướt gì cũng cháy bùng bùng, thêm đám DLV hả hê cười chế nhạo cảnh sát, an ninh Đức dở ẹt, để cho mật vụ VN vào bắt cóc người ngay giữa Berlin…

Mà không biết rằng cảnh sát Đức đã biết ngay sau khi vụ bắt cóc vừa xảy ra nhưng vì sự an ninh của TXT và vì họ còn phải điều tra nên họ chưa lên tiếng. Đến khi phía VN lên tiếng, họ mới phản đòn, dữ dội, dựa trên toàn bộ chứng cứ họ nắm được.

Người tính không qua Trời tính. Có ít nhất 4 yếu tố ngoài dự đoán, tính toán của cha con ông Trọng.

- Thứ nhất là vụ bắt cóc có người chứng kiến, ghi lại biển số xe và báo ngay cho cảnh sát Đức.

- Thứ hai, ông TXT lại…làm rớt cái điện thoại di động tại hiện trường, thế là những cú điện thoại liên lạc của ông với ai, với ai, cảnh sát Đức sẽ nắm được.

- Thứ ba, như các tờ báo Đức đưa tin, mật vụ VN đã hết sức sai lầm khi thuê xe hơi có hệ thống định vị GPS chống trộm xe, thế là toàn bộ lịch trình đi lại của cái xe vào ngày TXT bị bắt cóc, cảnh sát nắm hết. (“Lỗi lầm cốt tử của mật vụ Việt Nam: Hệ thống định vị GPS chống trộm xe”, Vietnamweek).

- Thứ tư, VN đã chọn không đúng ngày thực hiện vụ bắt cóc. Cũng báo chí Đức đưa tin, vào ngày CN khi vụ việc vừa xảy ra thì thứ Hai TXT có một cuộc hẹn quan trọng với chính quyền Đức về vụ đơn xin tỵ nạn, nên khi TXT không đến và điện thoại không liên lạc được thì các luật sư của TXT đã báo ngay cho cảnh sát và cảnh sát link ngay vụ này với vụ bắt cóc người tại công viên Tiergarten, chứ nếu không có cuộc hẹn đó thì chắc cũng phải ít nhất vài ba ngày, cả tuần nữa an ninh tình báo Đức mới link được hai vụ với nhau.

Và có vẻ như phía Đức vẫn còn nhiều "bài" lắm, điều tra tới đâu cảnh sát sẽ "nhá" cho báo chí truyền thông tới đó, còn phía VN ép được TXT lên TV đầu thú là "lá bài" quá thấp, chả ai tin.

Và chính phủ Đức cũng còn nhiều biện pháp để trả đũa VN lắm, chứ VN có cái gì để trả đũa lại Đức?

Không hiểu làm thế nào mà đám dư luận viên cho tới mật vụ, cho tới ông Tổng Trọng lại nghĩ rằng họ có thể qua mặt được an ninh, cảnh sát Đức-đất nước từng có tổ chức tình báo và cảnh sát bí mật khét tiếng Gestapo của phát xít Đức, ai nghe tới cũng lạnh người, cho tới tổ chức an ninh mật vụ Stasi thời cộng sản Đông Đức- được miêu tả như là một trong những cơ quan tình báo và cảnh sát bí mật hiệu quả và có sức mạnh nhất đã từng tồn tại?

Cũng như làm sao họ lại nghĩ họ có thể dỡn mặt với Đức-quốc gia nổi tiếng thượng tôn pháp luật, nói là làm, hơn cả Mỹ hay Pháp?

Có người hỏi tại sao mình lại thừa thì giờ đi theo dõi vụ TXT này. Xin thưa, ngoài việc theo dõi vụ việc như mọi sự kiện chính trị xã hội khác ở VN thì dưới góc độ làm phim hay viết kịch bản, mình thấy vụ bắt cóc này rất thú vị.

Biết đâu, một ngày nào đó có cơ hội viết kịch bản phim, mình sẽ đưa vụ này vào. Nhiều khi cuộc đời còn thú vị, bất ngờ hơn tiểu thuyết, hơn phim ấy chứ. Đúng không?

* Copy trên Facebook Song Chi

04 August 2017

Video tin tức & Thỉnh nguyện thư kêu gọi ngăn chặn nhà ngoại giao CSVN làm tổng giám đốc UNESCO

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ vừa công bố một thư báo động và kêu gọi mọi người ký thỉnh nguyện thư trên mạng để phản đối việc ông Phạm Sanh Châu- một nhà ngoại giao CSVN- ứng cử vào vụ chức tổng giám đốc Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc- UNESCO.

Thư ngỏ trích dẫn thông tin từ Wikipedia cho biết, ông Phạm Sanh Châu, 56 tuổi, hiện là phụ tá ngoại trưởng kiêm đặc phái viên của thủ tướng CSVN về các vấn đề UNESCO, đồng thời cũng là tổng thư ký Ủy Ban Quốc Gia UNESCO của Việt Nam.

Thư ngỏ cho rằng nếu đắc cử chức tổng giám đốc UNESCO, ông Châu sẽ thực thi ý đồ của đảng CSVN lâu nay là vinh danh Hồ Chí Minh, người bị xem như là một kẻ giết người hàng loạt, liên quan tới chiến dịch đấu tố cải cách ruộng đất thập niên 1950s ở Bắc Việt, và vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế.

Một trong những vụ nói dối lớn nhất của chế độ CSVN đối với người dân trong nước từ hàng chục năm trước, đó là việc họ tuyên bố ông Hồ là “danh nhân thế giới” được UNESCO “công nhận”. Thực sự chỉ là chính họ tự đưa ông Hồ vào danh sách đề cử, nhưng UNESCO chưa bao giờ công nhận điều này.

Bản thỉnh nguyện thư chống Phạm Sanh Châu xuất hiện trên trang mạng Change.org nhận định rằng từ năm 1983, ông ta tham gia một chính quyền hoàn toàn không tôn trọng hòa bình, nhân phẩm và tự do biểu đạt. Ông ta là đại diện của đảng CSVN, một đảng tự khẳng định vị trí độc quyền cai trị trong hiến pháp, tái xác định sự thiếu vắng một nền dân chủ ở Việt Nam.

Được biết hiện có 9 nhân vật từ nhiều nước vào chung kết cuộc tuyển chọn tổng giám đốc UNESCO. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong cuộc họp khoáng đại của UNESCO vào tháng 10 tới đây. Sau đây là đường link để vào ký thỉnh nguyện thư:

Huy Lam / SBTN  

Ký Thỉnh Nguyện Thư kêu gọi ngăn chặn nhà ngoại giao CSVN làm tổng giám đốc UNESCO ▼

Blog Archive