28 February 2014

Video & Nhật Bản gởi "lệnh bắt giữ "Tiếp Viên Hàng Không VN

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Báy may của HKVN trước khi xuất phát đi Hồ chí minh ,chiều 26 tại phi trường số 1 Narita
ホーチミンに向け出発前のベトナム航空の航空機=26日夕、成田 空港第1ターミナル(宮川浩和撮影)
http://sankei.jp.msn.com/affairs/new...8320003-n1.htm
http://sankei.jp.msn.com/affairs/new...0550005-n1.htm

Theo hai bản tin link trên của báo Sankei thì ngày 26 Sở Cảnh sát Nhật Bản đã gởi "lệnh bắt giữ " đến Tiếp Viên Hàng Không của Hàng Không Việt Nam vì nghi ngờ đã tiếp nhận những hàng mỹ phẩm của những nhóm người VN ăn cắp tại Nhật .Qua cuộc điều tra cảnh sát đã bắt giữ 1 phụ nữ VN 30 tuổi trung gian chuyển hàng ăn cắp đến các Tiếp viên hàng không .Tháng 12 năm ngoái cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên VN khỏang 20 tuổi (vụ thanh niên mặc áo cờ đỏ sao vàng ăn cắp bị cảnh sát bắt đã loan tải trên Việtland ) về tội đánh cắp mỹ phẩm và quần áo trong các cửa tiệm ở Tokyo

Những hàng ăn cắp phần lớn thuộc mỹ phẩm hiệu shinseido và quần áo hiệu Uniqlo đuợc mang đến nhà người phụ nữ 30 tuổi kể trên ,người này đóng thùng gới đến khách sạn mà các tiếp viên hàng Không VN trú ngụ gần phi trường Narita ,các tiếp viên hàng không gởi hiện kim trả lại ,lấy hàng ra khỏi thùng vất thùng không đi ,kéo va li ra khỏi khách sạn đến phi trường đã bị nhân viên điều tra theo dõi .

Theo cảnh sát thủ tục kiểm soát xuất cảnh chỉ đặt trọng tâm vào ma túy và vũ khí ,đối với quần áo ,mỹ phẩm rất dễ dãi nên số lượng lớn hàng hóa ăn cắp đã đuợc chuyển ra nước ngoài .

Hà Nội Thủ Ðô của VN có một phố phồn hoa gần hãng hàng không VN mà báo chí giới thiệu là có những hàng mỹ phẩm Nhật Bản bán rẻ hơn ở Nhật ,theo một nhân viên ngoại giao ,có nhiều món hàng ông ta thấy còn mang những tấm thẻ ghi gía tiền bằng tiếng Nhật ,cho rằng đó là hàng ăn cắp .

Mỹ phẩm Nhật Bản rất đuợc ưa chuộng ,năm 2013 Nhật đã xuất cảng qua VN 534 tất tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước ,hàng chính thức bị đánh thuế 10% ,nếu hàng ăn cắp họ bán rẻ hơn nên bán đuợc rất nhiều .

Theo sở cảnh sát năm 1998 cả tòan quốc có 247 vụ người VN ăn cắp ,năm 2012 tăng lên 999 vụ ,nửa năm đầu của năm 2013 có 401 vụ ,chiếm 40% các vụ ăn cắp của tòan thể người ngoại quốc .Ðầu tháng 1 năm nay Cảnh sát tỉnh fukuoka và kyushu đã bắt giữ một nhóm 5 người VN về tội ăn cắp và gởi trả cho VN .

Cũng theo cảnh sát vụ chuyển hàng ăn cắp về VN qua tiếp viên hàng không ,họ nghi ngờ còn có nhiều tiếp viên khác can dự ,lệnh bắt giữ tiếp viên hàng không VN ở trên ,báo chí không cho biết số người và tên tuổi các nghi can .

Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động tuyên bố bỏ đảng
* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=25779
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

27 February 2014

Cán bộ nhà nước áp lực đòi đứng ra tổ chức Tang lễ cụ bà Nguyễn Thị Lợi, cúp nước và côn an lại xé vòng hoa phúng điếu

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


Giữa những đau buồn của gia đình với sự ra đi của cụ bà Nguyễn Thị Lợi - mẹ của Phạm Thanh Nghiên, phía nhà nước đã xuất hiện, áp lực và đưa ra những đòi hỏi vô lý. Các cán bộ của đảng dưới danh nghĩa Hội Phụ nữ, Phụ lão, Mặt trận... đã đến đòi làm trưởng ban, lập ban lễ tang với nhân sự toàn người của họ.

Trong khi đó ở bên ngoài lúc nào cũng túc trực từ 3 đến 5 xe gắn máy với một đám côn an đứng canh, lượn qua lượn lại và theo dõi mọi động tĩnh trong nhà cũng như những ai đến thăm viếng.

Những đòi hỏi vô lý và mất nhân tính của phía nhà nước đã bị gia đình cương quyết từ chối thẳng thừng nên bẽ mặt. Tuy nhiên sau đó họ vẫn khăng khăng và làm mặt dày đòi tự viết và đọc điếu tang. Blogger Phạm Thanh Nghiên đang đấu tranh rất quyết liệt. Các thành phần muốn phá hoại tang lễ của cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã chuyển sang những thủ đoạn hèn hạ:

Sử dụng chiêu trò không thể bẩn thỉu hơn: lén lút cắt nước sinh hoạt của gia đình Phạm Thanh Nghiên. Ai cũng biết công việc tang chế đòi hỏi rất nhiều việc phải giải quyết. Vậy mà họ lại sử dụng một trò hèn mạt đến vậy. Khi thấy nước bị cắt vào lúc giữa đêm, Phạm Thanh Nghiên đã rất phẫn nộ và đã phát biểu: Hèn bẩn như cộng sản là hết cỡ!

Song song với việc cắt nước các cán bộ của đảng và nhà nước đã vừa phủ dụ vừa hăm doạ một người con của cụ bà vốn chưa quen đối diện với những hành vi trấn áp của côn an để hòng tạo ra những khác biệt ý kiến trong gia đình.

Vào chiều thứ Năm, 27 tháng 2, 2014 bà Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị đảng bỏ tù vì phản đối tàu cộng xâm lược đã đến viếng thăm. Bà mang theo một số vòng hoa phúng điếu của Hội Phụ nữ Nhân quyền, đài Đáp Lời Sông Núi nhờ chuyển. Khi xe vừa xuống lập tức côn an đã xông đến, giật xé những dòng chữ ghi tên các hội, nhóm - chỉ chừa lại 2 chữ "Kính viếng".

Hiện tại đã có nhiều những blogger, bạn bè, người quan tâm ở nhiều lứa tuổi khác nhau đến thăm viếng gia đình của Phạm Thanh Nghiên.

Về phần của Phạm Thanh Nghiên, từ sau khi ra tù sức khỏe càng ngày càng sa sút do tình trạng bị quản chế và an ninh địa phương gây khó khăn cho việc đi chữa trị. Từ hôm Mẹ mất cho đến bây giờ, bạn bè khuyên và ép lắm chị mới ăn được một chút. Dù sức khỏe không tốt nhưng chị vẫn rất kiên cường đấu tranh trước sức ép của nhà cầm quyền trong việc tổ chức tang lễ cho mẹ mình.

CTV Danlambao
* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/02/can-bo-nha-nuoc-ap-luc-oi-ung-ra-to.html#more
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
http://sbtn.net/D_1-2_2-54/trang-chinh.html 
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

26 February 2014

Audio & SỨ QUÁN PHƯƠNG TÂY QUAN NGẠI VỀ VỤ HÀNH HUNG ÔNG NGUYỄN BẮC TRUYỂN

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

CÔNG AN ĐỒNG THÁP "DÀN DỰNG" VỤ ÁN ĐỂ KHỞI TỐ BÀ BÙI HẰNG VÀ 2 NGƯỜI KHÁC





Một nhà hoạt động được nhiều người biết đến vì tích cực tranh đấu cho nhân quyền, công lý, và chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông sắp bị khởi tố, theo thông tin từ gia đình bà.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng hai người bạn bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, bắt giam từ ngày 11/2 về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ khi đang trên đường đi thăm thân nhân cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.

Gia đình bà Hằng cho biết nhận được thông tin về quyết định khởi tố bà từ một cán bộ thuộc phòng cảnh sát điều tra, công an huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
“Sáng nay tôi có xuống Đồng Tháp, nhận được thông tin chính thức từ phía công an huyện Lấp Vò rằng họ đang làm thủ tục để khởi tố, đưa mẹ tôi ra tòa. Họ không trả lời chính thức tội danh, mà chỉ bảo cứ về nhà sẽ có thông tin bằng văn bản gửi về nhà trong nay mai.

Theo quy định tạm giữ, họ chỉ được giữ người trong 9 ngày thôi. Hôm nay đã sang ngày thứ 10. Tôi hỏi họ về vấn đề đó, họ bảo bây giờ đã chuyển sang tạm giam và họ đã làm thủ tục khởi tố, vì vậy không còn là tạm giữ nữa.”

Trong vụ việc ngày 11/2, có 20 người cùng bị bắt với bà Hằng khi họ về Đồng Tháp để thăm hỏi gia đình nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển vì nghe tin ông bị công an hành hung, bắt giữ hôm 9/2.

18 người sau đó đã được phóng thích. Hai người bị giữ lại cùng với bà Hằng gồm bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.

Bà Bùi Thị Diễm Thúy, vợ ông Nguyễn Văn Minh, thuật lại sự việc:

“Hai vợ chồng em đi chung với phái đoàn. Vừa tới gần chỗ cầu Nông Trại thì một đoàn đông lắm họ nhào ra, không nói nguyên do tự nhiên xông vô đánh, đánh dữ lắm. Một lát sau một nhóm công an mặc sắc phục lại, nhào vô đánh chúng tôi tiếp.

Tới lúc vào cơ quan công an làm việc thấy những người đánh chúng tôi toàn bộ là người của họ không. Chúng tôi không chống cự gì cả, tự họ chặn đường đánh, đánh rồi bắt chở về huyện luôn. Bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Trần Thị Tú Quỳnh la lên là ‘Ăn cướp, ăn cướp, nhưng càng la họ càng đánh. Họ đánh bể tan nát nón bảo hiểm.

Họ đánh dã man lắm. Sau đó xe công an giao thông kéo lại đông lắm, còng tay những người la làng như cô Hằng và chị Quỳnh. Còn tôi và những người khác không bị còng. Họ chở về đồn hết thảy 21 người. Về đồn công an huyện Lấp Vò, họ đưa từng người vô phòng làm việc từng người một. Họ hỏi tôi nguyên do đi về đây, đi từ đâu từ đâu..v..v..

Tôi hỏi lý do tại sao bắt chúng tôi về đây, họ nói ‘tụ tập đông người’. Toàn bộ vụ việc tự họ gây ra mà họ đảo ngược lại đặt tội cho mình.”

Hàng chục nhà hoạt động trong nước đã gửi thư tới Quốc hội Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để tố cáo ‘nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ‘vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về chống bắt giam tùy tiện, chống tra tấn nhục hình’ trong vụ việc này, đồng thời kêu gọi sự can thiệp để phóng thích ba người đang bị cầm giữ.

Thư nói dù luật pháp và Hiến pháp Việt Nam có những điều khoản bảo vệ nhân quyền, nhưng trên thực tế nhà cầm quyền ‘thường xuyên xâm phạm thân thể, sức khỏe và tính mạng công dân cũng như thường xuyên bắt bớ, giam giữ những người vô tội mà ngay cả báo chí của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng hàng ngàn công dân Việt Nam từng bị bức cung, nhục hình và chịu án tù oan sai.’

Thế nhưng, vẫn theo bức thư, chưa có bất cứ giải pháp nào để có thể chấm dứt việc chính phủ Hà Nội vi phạm Hiến pháp, pháp luật cùng các Công ước quốc tế về nhân quyền mà họ đã ký kết với thế giới.

Cuối năm 2011, bà Bùi Thị Minh Hằng từng bị Hà Nội tuyên phạt 2 năm giam giữ trong 1 trại cai nghiện khét tiếng ở tỉnh Vĩnh Phúc mà không thông qua xét xử sau khi bà tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.

Trước áp lực từ công luận quan tâm và cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, bà được phóng thích sau 5 tháng bị giam tại Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm Thanh Hà về cùng tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’.

Bà Hằng đã nhiều lần bị sách nhiễu và bắt giam vì khẳng khái chống bất công, bạo quyền.

* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://viteuu.blogspot.com.au/2014/02/nha-hoat-ong-nhan-quyen-bui-thi-minh.html#more
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

25 February 2014

Video & Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu hợp nhất sự quan tâm chiến lược cho Tự do Tôn giáo trong Thế giới

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


PARIS, ngày 24.2.2014 (QUÊ MẸ) - Từ hai thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã có chiến lược bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới, khi Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Tự do tôn giáo năm 1998 (US International Religious Act). Liền đó là sự ra đời của cơ cấu Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới(USCIRF, US Commission on International Religious Freedom), là một cơ quan độc lập quan sát, kiểm nghiệm để hằng năm đưa ra những khuyến nghị về tình hình tôn giáo trong thế giới cho Tổng Thống Hoa Kỳ và Quốc hội nhằm lấy quyết định đối xử của Hoa Kỳ đối với những quốc gia có vấn đề về tự do tôn giáo.

Do Ủy hội phúc trình mà năm 2004, Tổng Thống Bush đã đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC, Countries of Particular Concern). Nhưng trong chuyến đi sang Việt Nam cuối năm 2006, Tổng Thống Bush đã rút tên Việt Nam khỏi danh sách này.

Theo Phúc trình của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới năm 2013, mười lăm nước bị đặt vào danh sách CPC đề nghị, trong có Việt Nam.

Trong lúc ấy, tiến trình bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới tại Châu Âu xem như rất chậm, nếu không là không có.

Do tình hình chậm tiến ấy, năm 2006, một số đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Bahai họp nhau thành lập Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo là tổ chức Phi chính phủ để vận động và thúc đẩy Liên Âu lưu tâm và có chính sách toàn cầu bảo vệ Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng. Đại biểu Phật giáo trong Diễn Đàn này là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam.

Mãi đến tháng 6 năm 2013 cuộc vận động của Diễn Đàn mới thành công tại cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại đại diện 27 quốc gia thuộc Liên Âu họp tại Luxembourg chính thức thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”. Gọi tắt Đường hướng chỉ đạo là văn kiện quan trọng về chính sách đối ngoại trên hướng chiến lược của Liên Âu ở phạm vi Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Công cụ dành cho các viên chức Liên Âu tại hơn một trăm Tòa Đại sứ Liên Âu trên thế giới nhằm bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo.

Ba cơ cấu hợp tác soạn thảo Đường hướng chỉ đạo là : Nhóm hành động Đối ngoại của Liên Âu, các thành viên 27 quốc gia thuộc Quốc hội Châu Âu, với sự tham khảo Xã hội dân sự Diễn Đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo.

Vừa qua, hôm 13.2.2014, tại Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Hội nghị với chủ đề “Tình hình Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng trên thế giới” do Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu tổ chức với sự cộng tác của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới.

Có 160 người tham dự, bao gồm cả các Dân biểu Quốc hội Châu Âu, các nhà nghiên cứu tôn giáo, đại biểu các Cộng đồng Tôn giáo và các xã hội dân sự từ các nước Châu Âu. Thuyết trình viên chính là Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, người sẽ đi Việt Nam quan sát tình hình tôn giáo theo công bố của Phái đoàn Hà Nội tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ở LHQ hôm đầu tháng 2.

Đây là lần đầu tiên có sự họp mặt và cộng tác của các nhà hoạt động Mỹ và Châu Âu cho tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong thế giới, liên quan tới sự đàn áp hàng triệu người trong thế giới vì lý do tôn giáo. Bà Ỷ Lan, thành viên của ban Thường vụ Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo, đồng thời đại diện cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, cũng có mặt tham dự.

Hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Peter Van Dalen và Dennis De Jong, Đồng Chủ tịch Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu trình bày bản Báo cáo thường niên năm thứ nhất của Quốc hội Châu Âu về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản báo cáo đề xuất chính sách đối ngoại của Liên Âu cần thăng tiến tự do tôn giáo trên thế giới nhiều hơn nữa, cũng như đưa ra các khuyến nghị cho Quốc hội Châu Âu đối với 15 quốc gia đàn áp tôn giáo khốc liệt, mà bản Phúc trình của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới nêu rõ qua bản Phúc trình năm 2013.

Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Phó chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới cũng công bố bản Phúc trình của Ủy hội năm 2013. Bà Swett ca ngợi tính “lịch sử” của Hội nghị do Quốc hội Châu Âu tổ chức, như“bước đầu cho sáng kiến mới trong nỗ lực chung làm thăng tiến tự do tôn giáo”.

Ông Jean-Bernard Bolvin, đại diện cho Nhóm Hành động Đối ngoại Liên Âu, chào mừng sự thăng tiến cụ thể của Liên Âu thông qua sự thành lập Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu thời gian qua, cũng như việc chính thức thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”. Ông Bolvin cũng ca ngợi sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự trong nỗ lực này.

Web: http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2241

PDF: http://kiwi6.com/file/cfphlzx4dd


* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://www.8406news.com/D_1-http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

24 February 2014

Audio - Video & Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì?

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html



Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc. Người luôn luôn chấp nhận những yêu cầu của Nga trước khi lắng nghe nguyện vọng của dân chúng đã phải rời bỏ dinh thự riêng cực kỳ xa hoa của mình để chạy trốn người dân. Viktor Yanukovych biết rõ nếu bị bắt sinh mạng của ông sẽ không ai bảo đảm, kể cả mẫu quốc Nga hay người bạn Putin.

Sự chọn lựa Nga, khước từ liên minh EU của Viktor Yanukovych đã dấy lên lòng căm phẫn của người dân Ukraina vốn luôn rất nhạy cảm với Nga, đất nước từng chôn vùi dân chúng Ukraina trong triểu đại Stalin qua cuộc tắm máu người dân nước này vào thập niên 30 đã làm cho dân chúng không còn sợ hãi họng súng của chính phủ.

Ba tháng kéo dài tranh đấu trong băng giá đã tôi luyện ý chí dân chúng cho thành quả hôm nay: độc tài phải ra đi nhường sân chơi lại cho những người yêu tự do dân chủ.

Những hứa hẹn về kinh tế của Nga không mê hoặc được dân chúng Ukraina vì họ biết rằng trong thế giới toàn cầu ngày nay đất nước này sẽ được vực dậy nếu có quyết tâm chuyển đổi nền kinh tế một cách khôn ngoan và Nga không phải là nước duy nhất có thể làm bạn với Ukraina khi bên cạnh nó một khối EU hùng mạnh sẵn sàng đưa tay nắm chặt người láng giềng đang tự cô lập mình bởi những món tiền mà tổng thống Viktor Yanukovych nhận được.

Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như thế.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét biến cố này qua so sánh Ukraina với Việt Nam, một đất nước theo ông đang từ chối cơ hội tốt hơn để nhận về phần quà cho một thiểu số cầm quyền:

Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như thế. Tóm lại mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà đại diện là những tầng lớp dân chủ, trí thức, giới trẻ và giới tiến bộ trong nhân dân với đảng. Nhân dân ở đây phải được hiểu là giới tiên tiến chứ số đông thì chỉ là con số chưa có định hướng.

Người ta bảo nhân dân là một dãy số 0 nhưng khi nó đứng sau một con số có nghĩa thì những số 0 ấy trở thành có nghĩa. Rõ ràng có mâu thuẫn giữa nhân dân và đảng. Cái quyết tâm giữ cho kỳ được cái độc tài, đặc quyền đặc lợi của Việt Nam nó còn mạnh hơn cả Ukraina nữa.

Blogger Mẹ Nấm cùng quan điểm với TS Hà Sĩ Phu khi chị cho rằng Việt Nam không hề cô độc sao phải tự lừa dối mình bằng chính sách ổn định chính trị, chị nói:

Việt Nam có rất nhiều sự lựa chọn chứ không phải chỉ có một con đường là ngả về phía Trung Quốc vì thật sự ngả về phía Trung Quốc không còn là lợi ích nhà nước hay quốc gia nữa mà là lợi ích và sự tồn vong của đảng cộng sản. Với cái thế cân bằng hiện nay mà Mỹ và các nước khác đã mở ra cho Việt Nam thì không thể dùng lý luận là nước yếu hay nhỏ đề mà thần phục Trung Quốc. Phải có thái độ dứt khoát và rõ ràng các vấn đề trên Biển Đông, biên giới hay vấn đề tiểu ngạch hay mậu dịch. Đừng sử dụng tiểu xảo với thế giới, cứ làm đàng hoàng thì Việt Nam chắc chắn sẽ có cửa đề thấy sự thay đổi.

Yều tố Trung Quốc đã và đang chia cắt chính quyền với người dân, tuy nhiên đối với nông dân thì mối quan ngại của họ vẫn là đất đai và hy vọng đó đã tiêu tan khi bản hiến pháp mới vẫn không thay đổi những lề luật cơ bản khi viết rằng “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.

Ông Trần Văn Huỳnh, cha của người tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng sai lầm quan trọng của nhà nước rất nhiều tuy nhiên làm yên dân trước tiên thì không gì tốt hơn là cải tổ luật đất đai, ông nói:

Rõ ràng là có những sai lầm trong vấn đề quản lý nhà nước và sửa đổi những sai lầm đó thì tôi thấy rằng đó là việc cần phải làm còn nếu không thì hậu quả thế nào thì không biết đò là quy luật. Hiện giờ trong nội bộ đảng cầm quyền ai cũng thấy điều đó. Tôi cho rằng nếu mà khắc phục những sai lầm đó thì sẽ tránh được tình trạng Ukraina. Phải thấy cái nào lớn hơn, cái nào liên quan đến lợi ích tối thượng của đất nước và dân tộc. Tôi cho rằng khi luật đất đai được thông qua thì sẽ có thể giảm tệ nạn tham nhũng mà chính tệ nạn đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ tất yếu không thể tránh khỏi.

Blogger Mẹ Nấm người từng được hãng tin CNN phỏng vấn vì các hoạt động dân chủ, nhân quyền thì cho rằng bên cạnh yếu tố Trung Quốc việc nhà nước cần làm hiện nay là lắng nghe tiếng nói của người dân thông qua các cá nhân bất đồng chính kiến. Lắng nghe sẽ tránh được bài học của Tổng thống Viktor Yanukovych khi xem thường tiếng nói của người dân:

Tôi nghĩ việc đầu tiên dễ nhất mà nhà nước có thể làm đó là tránh việc chụp mũ và bắt những người bất đồng chính kiến vì những lý do khác nhau. Có sửa đổi hay không thì nó phải bắt nguồn từ sự lắng nghe. Cách dễ nhất có thể học được tù Ukraina đó là lắng nghe nguyện vọng của người dân.

Riêng luật sư Lê Thị Công Nhân qua kinh nghiệm đấu tranh của mình cho rằng báo chí tư nhân xuất hiện trong lúc này sẽ phần nào rút bớt những bức xúc trong dư luận quần chúng, LS cho biết:

Cộng sản Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể cùng một lúc giải quyết được nhiều việc đúng như anh nói tại vì đảng quá bừa bộn và trên mọi lĩnh vực chúng ta đều thấy. Theo tôi nghĩ thì trước mắt phải thả bớt áp lực tinh thần người dân đã bị dồn nén suốt nhiều năm qua bằng cách thực hiện việc tự do ngôn luận mà cụ thể là cho Việt Nam có được nền báo chí tư nhân. Tuy chỉ là tinh thần thôi nhưng các diễn biến trong đời sống của đất nước nó sẽ bộc lộ hết bản chất thật.

Bên cạnh tự do ngôn luận thì kinh tế Việt Nam cũng phải được nhìn lại một cách khách quan đúng theo quy luật phát triển của một nền kinh tế lành mạnh. Theo LS Lê Thị Công Nhân muốn thế thì Việt Nam phải can đảm triệt bỏ các doanh nghiệp quốc doanh vốn đang giết chết dần nền kinh tế Việt Nam qua sự bòn rút, thâm lạm và đặt lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia của các tống công ty, tập đoàn nhà nước

Khía cạnh thứ hai đó là buông tất cả những doanh nghiệp nhà nước dưới mọi hình thức dù là tổng công ty, hay là tập đoàn như là cái đài truyền hình Việt Nam chằng hạn. Buông tất cả những cái đó để cho giới tư nhân người ta làm mà ở Việt Nam người ta gọi là cổ phần hóa chính là tư nhân hóa tất cả lĩnh vực kinh tế mà hiện nay nhà nước sống chết nắm lấy một cách hết sức mù quáng.

Có sửa đổi hay không thì nó phải bắt nguồn từ sự lắng nghe. Cách dễ nhất có thể học được tù Ukraina đó là lắng nghe nguyện vọng của người dân.

- Blogger Mẹ Nấm Doanh nghiệp nhà nước đã bóp chết nền kinh tế bởi vì đã giao cho doanh nghiệp nhà nước quá nhiều đặc quyền, đặc lợi trong khi hiệu quả kinh tế gần như là thấp kém thậm chí là âm trong rất nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi Liên sô sụp đổ, Việt Nam đổi mới để tồn tại. Với cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập Việt Nam siết chặt mạng lưới Internet, bắt giam blogger, nhà báo, dân oan, những người đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền.

Ukraina là lần thứ ba và người dân Việt Nam lại rất tin câu nói của ông bà để lại “nhất quá tam ba bận”.

Liệu bận thứ ba Việt Nam sẽ có quyết định như thế nào và người dân Việt Nam có xứng đáng để được lãnh đạo lắng nghe thực sự?

* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://www.8406news.com/D_1-http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

21 February 2014

Video & Các Dân Biểu Hoa Kỳ Tiếp Tục Đòi Tự Do Cho Đỗ Thị Minh Hạnh

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html



Hôm qua, 11 dân biểu thuộc lưỡng đảng ở Hạ Viện Hoa Kỳ cùng lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho 3 người tranh đấu cho quyền của người lao động đang bị cầm tù: Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.

Qua văn thư gởi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, các dân biểu Hoa Kỳ cho biết là còn tiếp tục giam giữ ba tù nhân lương tâm này thì có nghĩa Việt Nam vẫn không thực tâm tôn trọng quyền lao động, một vấn đề then chốt trong cuộc thương thảo về Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Các dân biểu nhắc nhở nhà nước Việt Nam là điều này sẽ cản trở việc phát triển hợp tác giữa hai quốc gia.

“Đây là những hồ sơ làm nổi bật tình trạng khó khăn đáng kể mà những người hoạt động bảo vệ người lao động phải giáp mặt ở Việt Nam. Để có được bất kỳ sự phát triển nào trong đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam -- kể cả quan hệ mậu dịch – thì Việt Nam phải giải quyết những hồ sơ này. Trả tự do cho các tù nhân lương tâm ôn hoà này là bước đầu cần thiết để tiến đến gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, mặc dù còn nhiều thách đố khác về nhân quyền cũng phải được giải quyết, kể cả việc dùng các biện pháp tra tấn và ngược đãi trong các trại giam Việt Nam.”

Văn thư được khởi xướng bởi Dân Biểu Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland), người đỡ đầu cho tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, và Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hoà, Virginia), người đã mời Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, ra điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos ngày 16 tháng 1 vừa qua.

Văn thư nhắc Ông Sang rằng chính giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby, trong chuyến công tác ở Việt Nam tháng 11 vừa qua đã khẳng định rằng chính quyền Việt Nam cần có những “tiến bộ chứng minh được” về nhân quyền để quan hệ giữa hai quốc gia có thể phát triển sâu hơn.

Đúng một tuần sau buổi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, Bà Trần Thị Ngọc Minh đã họp với Ông Scott Busby, Trợ Lý Phụ Tá Ngoại Trưởng, và Ông Lewis Karesh, Phụ Tá Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ về lao động, cùng với gần một chục các giới chức Bộ Ngoại và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ.

Hỗ trợ cho Bà Ngọc Minh là luật sư của Freedom Now và 2 luật sư chuyên về quyền lao động đại diện cho 3 hồ sơ Minh Hạnh, Hùng và Chương. Đại diện BPSOS gồm có Ts. Nguyễn Đình Thắng và cô Hồ Xuân Phương.

Phái đoàn yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ đòi tự do cho cả 3 nhà đấu tranh cho quyền lao động này trong bối cảnh thương thảo TPP, vì bằng không thì Việt Nam sẽ tiếp tục vi phạm quyền tự do lập nghiệp đoàn mà chính phủ Hoa Kỳ đang đòi hỏi nơi Việt Nam.

Văn thư của 11 vị dân biểu có tác dụng yểm trợ cho lời yêu cầu này và đồng thời áp lực trực tiếp lên chính quyền Việt Nam.

Trong thời gian qua, hai tổ chức Freedom Now và BPSOS đã phối hợp chặt chẽ để cùng vận động cả Quốc Hội lẫn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ cho 3 tù nhân lương tâm kể trên.

“Chúng tôi sẽ liên tục leo thang áp lực từ nhiều phía cho đến khi chính quyền Việt Nam không còn có thể tránh né điều tất nhiên: trả tự do vô điều kiện cho Hạnh, Hùng và Chương.” Ts. Thắng nói. “Hợp tác với cộng đồng Việt ở hải ngoại cũng như các tổ chức quốc tế, chúng tôi sẽ làm điều này cho từng tù nhân lương tâm ở Việt Nam.”

Theo tin nhận được từ Ba Lan, tổ chức Ân Xá Quốc Tế tại quốc gia này, sau khi theo dõi cuộc điều trần của Bà Ngọc Minh tại Quốc Hội Hoa Kỳ, đã bắt đầu chiến dịch viết thư gởi thẳng đến Đỗ Thị Minh Hạnh trong nhà tù.

* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://www.8406news.com/D_1-2_2-54_4-3179_5-5_6-1_17-2030_14-2_15-2/tuyen-cao-thanh-lap-hoi-cuu-tu-nhan-luong-tam-viet-nam.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

20 February 2014

Video: 50 năm Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris


* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼
http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


Ông Đặng Quốc Nam thắp nhang bàn thờ ông Trần Văn Bá
* Nếu như Video chưa xuất hiện xin chờ khoảng 1 phút, hoặc nhấn F5

Ngày 16 tháng 2 vừa qua, tại thành phố Massy, Tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm hoạt động lồng trong Hội chợ Tết Giáp Ngọ. Tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris (Association Générale des Etudiants Vietnamiens de Paris-AGEVP) được thành lập năm 1964 được coi là một tổ chức lâu đời nhất của người Việt ở hải ngoại. Nhìn lại chặng đường 50 năm của Tổng Hội, trong diễn văn khai mạc Hội chợ Tết 2014, ông Đặng Quốc Nam, đương kim chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris chia sẻ những ưu, khuyết điểm trong thời gian qua :

“Tết Giáp Ngọ đánh dấu thời điểm đặc biệt: Tổng Hội bước vào năm thứ 50 ! Nhìn lại quảng đời đã qua, điểm lại quá trình hoạt động của mình không phải để tự mãn, ngược lại với những sinh hoạt khá phong phú, sai lầm có lẽ không tránh khỏi, thiếu sót đương nhiên có nhiều, vụng về có lẽ không thiếu thì 50 năm cũng là cơ hội để chúng tôi gửi lời tạ lỗi đến quý vị cho những yếu kém của mình.

50 năm cũng là một thời điểm quý giá để chúng tôi tái khẳng định một điều: Những thế hệ đã và đang tiếp nối nhau xây dựng Tổng hội bao gồm những đứa con hăng say và nhiệt tình với đất nước, họ đều là những con người dũng cảm và lương thiện: Lương thiện để có thể phân biệt cái sai và cái đúng, dũng cảm để nói lên những gì mình cho là đúng. Đấu tranh cho Tự do, bảo tồn văn hoá, xây dựng tương lai; Dựa vào phương châm nền tảng này , nhờ vậy Tổng Hội không thể đánh mất căn cước của mình.”

Kế thừa Tổng Hội sinh viên tại Pháp (thành lập năm 1960) Tổng Hội sinh viên Việt Nam tại Paris, được thành lập năm 1964 để đáp ứng với nhu cầu đấu tranh lúc đó. Cho đến nay đã Tổng Hội Sinh Viên đã tròn 50 tuổi, một chặng đường không ngừng nghĩ để bảo tồn văn hoá cho thế hệ trẻ và đấu tranh cho Tự do và Dân chủ của Việt Nam, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris (THSV) được coi là một trong những hội đoàn có uy tín và vững mạnh nhất trong các hội đoàn đang sinh hoạt tại Paris và vùng phụ cận.
Ngoài những sinh hoạt đặc biệt, hàng năm, THSV có 4 sinh hoạt chính :

- Tết Nguyên Đán : Còn được gọi bằng cái tên thân mật : « Tết Tổng Hội », Hội chợ Tết của THSV luôn luôn là nơi quy tụ nhiều khách tham dự nhất trong các sinh hoạt Tết hàng năm của cộng đồng Việt Nam tại Pháp.

- Tết Trung Thu cho trẻ em.

- Ngày Thể thao cho Thanh thiếu nhiên thường được tổ chức vào tháng 6 mỗi năm.

- Trại hè Lạc Hồng: cho mọi lứa tuổi.

Trong khuôn khổ bảo tồn văn hoá Việt Nam cho giới trẻ, THSV đã tổ chức những buổi dạy “ Nói tiếng Việt”, bên cạnh đó cũng có những lớp dạy luyện thi, thể thao, gia chánh, nhạc khí.v.v… trong đó, văn nghệ là một mặt mạnh của sinh hoạt Tổng Hội. Ngoài ra, Tờ Nhân Bản của THSV cũng góp phần đưa thông tin của THSV và xã hội Pháp đến với mọi người.

Với hơn 200 thành viên, THSV là một tổ chức quy tụ nhiều người trẻ và có những sinh hoạt liên tục, đặt trọng tâm vào mặt văn hoá, giáo dục. Anh Hiền, 26 tuổi cho biết lý do anh tham gia vào Tổng hội:

“Đa số, những đứa sanh ở bên đây giống như con thì nói tiếng Việt không chạy lắm, chỉ biết nói một chút như “ăn phở, ăn cơm” cũng không chạy lắm, con thấy cũng hơi uổng. Trong nền văn hoá Việt Nam thì biết nói tiếng Việt cũng là một trong những điểm quan trọng nhất làm cho cộng đồng người Việt bên Pháp mạnh. Con thấy đó là điều) quan trọng và con thấy cũng có nhu cầu nữa. Nhiều trẻ em tới hỏi có lớp học tiếng Việt không ? Con phải nói đó là điều làm cho con tham gia THSV gần 5 năm rồi”.

Với một lập trường chính trị rõ ràng, năm 1968, THSV là đoàn thể đầu tiên kêu gọi các cộng đồng tại Âu châu tích cực hậu thuẫn cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà trong hoà đàm Paris.

Năm 1973, tổ chức trại hè Nối vòng Tay lớn, đưa sinh viên du học về Việt Nam kết hợp với thanh niên trong nước tham gia cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, THSV đã cùng với hàng ngàn người chít khăn tang trắng khóc giữa lòng đại lộ Paris trong “ Một ngày Tang Lớn “ ( Grande Journée de Deuil) ông Nguyễn Hoài Thanh, cựu chủ tịch THSV nhiệm kỳ 1985-1987 nhớ lại lúc ông cùng hoà vào dòng người xuống đường năm ấy:

“Dĩ nhiên chúng tôi rất là xúc động vì chúng tôi đã biết trước Sài gòn sẽ sụp đổ khi Kissinger ra quyển sách Việt Nam hoá chiến tranh. Chúng tôi rất đau đớn khi đồng minh của chúng ta đã bỏ rơi chúng ta, chúng tôi cũng rất là đau đớn là thế giới đã ký hiệp định 73. Miền Nam Việt Nam Công hoà bị bỏ rơi . Chúng tôi xuống đường để cho thế giới thấy rằng nhân dân miền Nam sắp sửa mất tự do và chúng tôi xuốn đường để tưởng niệm tất cả những chiến sĩ đã nằm xuống cho Tự do và Dân chủ.”

Ông Nguyễn Hoài Thanh cũng kể lại giây phút xúc động nhất trong đêm Hội Tết Bính Thìn 1986 với chủ đề “Ta Còn Sống Đây” do THSV tổ chức, cái Tết đầu tiên sau ngày miền Nam thất thủ:

“Lúc đầu anh em THSV không biết có nên chào cờ hay không ? Cuối cùng khi anh em mang lá cờ ra thì đồng bào đứng dậy hết , lúc đó bà con rất là xúc động. Lúc đó trong phòng Maubert có khoảng 2500 người, bà con đứng dậy chào cờ hết!”

Lịch sử của Tổng Hội Sinh viên Việt Nam những ngày đầu thành lập là một lịch sử đầy biến động: những cuộc xuống đường chống Cộng, phản đối hiệp định Paris, những đêm không ngủ, những cuộc đấu tranh trực diện với các sinh viên Việt Nam thiên tả rất nhiều ở Paris lúc đó. Ông Nguyễn Gia Kiểng, chủ tịch Tổng Hội Sinh viên nhiệm kỳ 1965-1966 nhớ lại những ngày gian nan đó:

Những năm chiến tranh! Lúc đó chúng tôi khổ sở lắm. Phải nói là tinh thần của anh em sinh viên chúng tôi ở trong một cuộc khủng hoảng lớn.Chúng tôi tổ chức nhiều đêm không ngủ, thảo luận với nhau để xem chúng tôi phải làm gì ? Chúng tôi đi đến một kết luận là chúng tôi phải lấy một lập trường chính thức là ủng hộ chính thể VNCH, tức là ủng hộ nền Dân chủ, nhưng mà không ủng hộ chính quyền lúc đó. Phải nói là phong trào cộng sản vào thập niên 60 rất là thời thượng. Bên Pháp (lúc đó) họ coi một người trí thức phải là một người trí thức khuynh tả, phải là trí thức Marxism. Những người Việt Nam Công sản dùng những người sinh viên Phi châu da đen, nhất là những người sinh viên Á rập.

Họ sử dụng những người đó để đánh chúng tôi, bạo hành chúng tôi, cá nhân tôi bị vào nhà thương 2-3 lần. Ngay cả chúng tôi làm đêm Tết ở nhà Đông Dương mà họ còn tới đánh. Họ bao vây nhà Đông Dương nơi chúng tôi làm Tết, chúng tôi phải huy động phụ nữ nấu nước sôi, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nấu nước sôi từ trên lầu tưới xuống để họ chạy ra ngoài. Sau này chúng tôi mới quyết định tất cả anh em THSV phải học võ. Về sau này chúng tôi đủ sức tự vệ,. Cái giai đoạn đó nó để lại một dấu ấn rất là lớn, thời gian trôi qua 50 năm, có lẽ là những kỷ niệm đó cho tới hôm nay vẫn còn rất sinh động”.

Nhắc đến THSV, không thể không nhắc đến Trần văn Bá, chủ tịch THSV từ 1973-1980. Tháng 6 năm 1980, ông Trần văn Bá trở về Việt Nam kháng chiến và bị bắt cuối năm 1984, ông Trần văn Bá bị xử tử ngày 8 tháng 1 năm 1985 cùng với ông Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch. Trần văn Bá trở thành một biểu tượng tinh thần cho mọi tầng lớp sinh viên của Tổng Hội. Theo ông Vũ Đăng Sơn, chủ tịch THSV nhiệm kỳ 1985-1987, Trần văn Bá sẽ mãi là ngọn đuốc cho các anh em trong TH, dù ở thế hệ nào:

“Anh Bá là một người anh hùng dân tộc rồi, anh Bá không thuộc về THSV nữa, ảnh là một anh hùng dân tộc thuộc lịch sử Việt Nam. Biểu tượng anh Bá như là một ngọn lửa. Ngọn lửa đấu tranh cho Việt Nam , cho Tự do mà ảnh mang và các những khác đang mang hiện giờ nó vẫn còn, đối với tôi, tấm gương anh Bá vẫn còn sáng và chúng tôi mong vẫn tiếp tục phát huy ngọn lửa đó”.

Là một tổ chức người Việt lâu đời nhất tại hải ngoại, với 25 đời chủ tịch, lý do cho đến hôm nay THSV vẫn còn tồn tại và tiếp tục hoạt động, theo ông Nguyễn Gia Kiểng, lý do đó là:

“Khi được thành lập nó có một tinh thần rất lành mạnh, những người tham gia THSV rất tự hào. So với Hội Liên Hiệp Sinh viên của phe Cộng sản, tụi tôi hơn nhiều, trước hết tụi tôi hơn về sự chính danh: trong tất cả những lần tranh luận với họ, tụi này đều thắng, chúng tôi dám chống lại lập trường thời thượng lúc đó, cho nên nó có cái niềm tự hào ở trong anh em, ngay cả sau thất bại 30/4/1975 thì sự tự trọng và tự hào đó nó vẫn còn, và chính nó mới giúp cho THSV sống được".

Làm sao có thể tiếp tục được mục tiêu của THSV khi mà bối cảnh cũng như con người cũng đã thay đổi trong giai đoạn hiện tại? theo ông Đặng Quốc Nam là phải thay đổi cách nhìn, thay đối đường lối đấu tranh:

THSV muốn tiếp tục duy trì dĩ nhiên là phải đổi cái nhìn, các anh chị em đàn anh đấu tranh lúc thời võ trang cách đây 30-40 năm, các em trẻ cố tiếp tục con đường đó những mà phải cố hoà mình với xã hội hiện sống, vì vậy, các em trẻ đi vào xã hội dân sự của Pháp để họ có thể ủng hộ cho cuộc đấu tranh của chúng ta. Song song với công việc đó thì các anh em muốn hiểu rõ hơn về vấn đề Việt Nam (thì) một số anh em thm gia một cách gián tiếp các cơ quan từ thiện. Dĩ nhiên, công việc đầu tiên mà Tổng hội phải làm là làm sao các anh em trẻ sinh đẻ tại Pháp gắn bó với quê hương Việt Nam, vì vậy tụi này đặc biệt chú trọng đến vấn đề học vấn vì giáo dục là nền tảng cho tương lai Việt Nam. Không có giáo dục thì không thể đòi Nhân quyền."

Mặc dù không chối cãi những khác biệt ấy, ông Vũ Đức Sơn vẫn còn một niềm tin, một hy vọng vào một lý tưởng chung của các thế hệ, đó là :

“Không những khác biệt về sinh ngữ mà còn khác biệt về lối nhìn nữa: thế hệ mới thì không sống qua chiến tranh Việt Nam thành ra cái nhìn của họ khác, nhưng mà cũng có điểm chung: Vẫn muốn có một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ , vẫn muốn bảo tồn văn hoá, vẫn muốn giới trẻ xây dựng tương lai.”

Khó khăn này không chỉ riêng cho Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, mà còn là bài toán khó giải quyết cho tất cả các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, khi mà thế hệ trẻ dần dần đánh mất căn cước Việt Nam của mình trên bản địa.


* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://www.8406news.com/D_1-2_2-54_4-3179_5-5_6-1_17-2030_14-2_15-2/tuyen-cao-thanh-lap-hoi-cuu-tu-nhan-luong-tam-viet-nam.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

Blog Archive