26 May 2018

Video tin tức

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/ * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên.

Nghe ▼ Audios nhiều sách qúi tại đây của Facebooker Quân Trương

Videos Livestream giá trị ▼ của Facebooker Hoàng Ngọc Diêu

https://hon-viet.co.uk/memariaorg_NhoDungChupHinhVoiLaCoVangBaSocDo.htm

17 May 2018

Video: Việt Nam ‘lúng túng’ xử lý khách Trung Quốc mặc áo đường lưỡi bò

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/ * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên.

Xem thêm nhiều Videos Livestream ▼ của Facebooker Hoàng Ngọc Diêu

Các quan chức Việt Nam đang lúng túng trong việc xử lý nhóm khách du lịch Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò” 9 đoạn mà Việt Nam cho là bất hợp pháp.

Nhóm 14 du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Cam Ranh của Khánh Hòa hôm 13/5 trên người mặc áo phông in bản đồ với đường lưỡi bò mà Việt Nam cho là “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam” đã gây phẫn nộ trong công chúng, theo truyền thông trong nước.

Tỉnh Khánh Hòa cho rằng mặc áo in hình “đường lưỡi bò” nhập cảnh Việt Nam là “phi pháp” nhưng chưa có quy định xử lý đối với hành vi này. Phó Chủ tịch tỉnh Trần Sơn Hải được VNExpress trích lời cho biết đây là lần đầu tiên phát hiện ra du khách Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò” nhập cảnh Việt Nam.

Ông Hải nói: “Địa phương đã có bộ quy tắc ứng xử về du lịch, nhưng trong đó không quy định rõ về vấn đề này nên khá lúng túng trong xử lý bởi đây đặc thù có câu chuyện về chủ quyền.”

Nhận định về giải pháp xử lý, Luật sư Nguyễn Thiện Hùng, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa và là một đại biểu của Hội đồng Nhân dân tỉnh miền Trung, cho biết: “Luật Du lịch có quy định rõ là các hoạt động du lịch xâm phạm đến an ninh chủ quyền đều thuộc về điều cấm.” Nhưng ông Hùng cho VOA biết rằng tỉnh “không giao cho Hội Luật gia trực tiếp xử lý vụ việc này.”

Nhiều người dân đã thể hiện sự bất bình của họ trên mạng xã hội về vụ việc. Nhiều người, cả Việt Nam và nước ngoài, kêu gọi các quan chức tỉnh trục xuất những du khách Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò.”

Ông Hoàng Quốc Thái, chủ tịch Hội Văn hóa, Du lịch tỉnh Quảng Ninh nói: “Là người Việt, mình bất bình với việc làm của họ.” “Rõ ràng là không ai đồng tình chuyện đó,” theo LS Hùng. Ông cho rằng tôn trọng chủ quyền thì “ở dân tộc nào, người dân của đất nước nào” cũng phải làm như vậy.

Tuy nhiên ông Thái, một người phục vụ trong ngành du lịch nhiều năm ở Quảng Ninh, lại cho rằng không dễ để xử lý việc này. “Về pháp lý, chưa có quy định, chưa có điều khoản nào trong luật cấm khách mặc quần này áo kia.”

Để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa nói cần phải có quy định và biện pháp xử lý rõ ràng. VNExpress dẫn lời Phó giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Viết Định xác nhận rằng toàn bộ số áo in hình “đường lưỡi bò” đã bị công an thu giữ.

Cơ quan điều tra đang làm việc với các đơn vị liên quan để làm rõ động cơ của nhóm khách Trung Quốc, theo Đại tá Định. Truyền thông trong nước tường thuật rằng Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chỉ đạo các quan chức tỉnh Khánh Hòa có các biện pháp xử lý và yêu cầu Bộ Công an và Bộ Ngoại giao vào cuộc.

Theo lịch trình, nhóm du khách Trung Quốc sẽ lưu lại 5 ngày ở Nha Trang trong tour du lịch này. Du khách Trung Quốc chiếm hơn phân nửa lượng khách nước ngoài tới thăm Nha Trang trong năm nay. Có khoảng 750.000 khách nước ngoài tới Nha Trang trong 4 tháng đầu năm, trong đó khách Trung Quốc vượt mức 465.000 người.

Theo số liệu chính thức của ngành du lịch thì trong quý đầu năm nay, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đã tăng 40%, với tổng cộng 1.77 triệu khách, tới các địa điểm du lịch trên cả nước.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

12 May 2018

Video & Mỹ ‘sẽ gây áp lực để Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm’

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù nhân đang bị giam cầm vì lý do chính trị hay tôn giáo trong cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam 2018.

Ông Scott Busby, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, cũng cho biết ông sẽ nêu các vấn đề tự do tôn giáo và chỉnh sửa các điều luật mà ông cho là ‘mơ hồ’ của Việt Nam tại cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa hai nước vào tuần tới.

Ông cho rằng mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đang tiến triển tốt đẹp và Mỹ đang cùng Việt Nam thúc đẩy nhiều ưu tiên như thương mại, an ninh khu vực, giáo dục đào tạo nhưng vấn đề nhân quyền ‘vẫn đang là thách thức’ cho quan hệ song phương bởi vì ‘vẫn đang tiếp tục có nhiều vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam’.

“Một trong những vấn đề mà chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với Việt Nam là tự do tôn giáo,” ông phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam hôm 11/5/2018 tại Quốc hội Mỹ và cho biết phía Mỹ đang tham vấn với Việt Nam trong việc thực thi đạo luật tự do tôn giáo mới của nước này.

“Chúng tôi vẫn rất quan ngại về sự sách nhiễu mà những nhóm tôn giáo chưa đăng ký gặp phải ở Việt Nam, bao gồm các nhóm ở Tây Nguyên,” ông nói. Ông cho biết mục tiêu của Mỹ là muốn Việt Nam cho phép tất cả những nhóm tôn giáo có đăng ký hoặc chưa đăng ký có thể hoạt động.

Vấn đề tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng khiến ‘phía Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc’ và sẽ nêu lên trong cuộc đối thoại. Ông cho biết Mỹ ghi nhận ‘tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp những người thực thi hòa bình quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội’.

Trong số những tù nhân chính trị hiện đang còn bị giam cầm ở Việt Nam, ông cho biết phía Mỹ rất quan tâm đến trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn Đài và các thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ.

Ông mô tả ông Đài, người mà ông gặp được hai lần, là ‘một người ôn hòa, đấu tranh cho các giá trị phổ phát và nhân quyền cơ bản’ và cho biết trường hợp ông Đài sẽ là một trong những ưu tiên mà ông sẽ nêu lên với phía Việt Nam trong cuộc đối thoại vào tuần tới.

Ngoài ra, ông cho biết cũng sẽ đề cập với phía Việt Nam các trường hợp của các tù nhân Hoàng Đức Bình và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ.

“Chúng tôi sẽ gây áp lực để Việt Nam thả tất cả các tù nhân lương tâm,” ông phát biểu.

Ngoài ra, quyền tự do trao đổi thông tin trên mạng cũng sẽ là một trong những chủ đề được phía Mỹ đề cập trong cuộc đối thoại, ông Busby cho biết.

Một trong những vấn đề mà phía Mỹ quan ngại là Nghị định 72 vốn cấm chia sẻ trên mạng những thông tin được cho là phê phán chính quyền hay lãnh đạo và đạo luật an ninh mạng mà ông cho rằng ‘hình sự hóa quyền tự do diễn đạt trên mạng’.

Ngoài ra, ông Scott Busby còn cho biết phía Mỹ cũng sẽ kêu gọi Việt Nam rút lại những ‘điều luật mơ hồ’ mà họ dùng để buộc tội những người bất đồng ôn hòa cũng như nêu mối quan tâm của Hoa Kỳ về việc cải cách bộ luật lao động để cho phép công nhân tổ chức các công đoàn độc lập để đình công khi cần thiết.

Ông cho biết Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Daniel Kritenbrink đã nói với ông rằng ông đã nêu vấn đề nhân quyền trong ‘gần như mọi cuộc gặp với giới chức Việt Nam’.

“Có rất nhiều lĩnh vực để hợp tác giữa hai nước. Chúng tôi muốn có mối quan hệ mạnh mẽ nhưng chúng ta không thể có quan hệ mạnh mẽ cho đến khi Việt Nam tôn trọng các nhân quyền cơ bản,” ông phát biểu.

Cũng tại buổi lễ kỷ niệm này, ông Scott Flipse, giám đốc Chính sách và Quan hệ truyền thông của Văn phòng Quốc hội đặc trách Trung Quốc và từng là phó giám đốc Nghiên cứu Chính sách tại Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, nói rằng đạo luật nhân quyền Việt Nam sắp sửa được đưa ra lại tại Hạ viện.

Đạo luật này, vốn đã được thông qua ba lần tại Hạ viện nhưng bị chặn ở Thượng viện, sẽ giúp nêu vấn đề nhân quyền của Việt Nam với chính quyền mới của Hoa Kỳ và đặt nhân quyền ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam, ông Flipse nói.

“Chúng tôi sẽ không bỏ qua vấn đề nhân quyền ngay cả khi chúng tôi tìm kiếm mối quan hệ thương mại và an ninh với Việt Nam,” ông nói và cho biết cá nhân ông ‘sẽ làm mọi tất cả mọi thứ có thể để ông Nguyễn Văn Đài được phóng thích’.

Trao đổi với VOA bên lề buổi lễ, dân biểu liên bang Gerry Connolly cũng nói rằng mục tiêu của phía Mỹ là “Việt Nam sẽ không còn tù nhân lương tâm”.

Tuy nhiên, ông cho biết ông ‘lo lắng trước việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thoái lui trong việc cổ vũ nhân quyền cho Việt Nam’ và cho rằng đó là ‘sai lầm lớn’.

“Đó là một sai lầm khủng khiếp khi không đề cập vấn đề nhân quyền với Việt Nam vì nó sẽ gửi tín hiệu sai lầm đến Hà Nội,” ông nói, “Khi đó, khi có những người đã bị phân biệt đối xử vì niềm tin hay hoạt động của họ thì những người khác cũng sẽ có chung số phận.”

Một ngày trước buổi lễ kỷ niệm này, cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô Washington DC và các tiểu bang lân cận đã có buổi vận đồng về nhân quyền Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế yểm trợ cao trào nhân bản, cho biết tại cuộc vận động tại Bộ Ngoại giao, ông Scott Busby đã xác nhận rằng phía Mỹ ‘sẽ tiếp tục đòi hỏi Việt Nam tôn trọng những quyền tự do, những giá trị căn bản’.

“Ông ấy nói chúng tôi có những giới hạn không thể vượt qua,” ông Quân thuật lại lời ông Busby, “Và nếu Việt Nam muốn gia tăng liên hệ với phía Mỹ thì các anh phải hành xử sao cho đúng.”

Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5 được thi hành theo Quyết nghị chung của Quốc hội Hoa Kỳ và Công luật do cựu Tổng thống Bill Clinton ban hành vào năm 1994.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

02 May 2018

Video & Biển Đông của… Canada?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, Canada

hy vọng Khuyến nghị Biển Đông

sẽ khiến Việt Nam hành động!

Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải.

Phàm đã là người Việt thì câu hỏi “Biển Đông của… Canada ?” rõ ràng là ngớ ngẩn! Thế nhưng dẫu có bị mắng là… thậm ngu thì cũng khó ngậm hột thị!

Nếu biển Đông không phải của Canada thì hà cớ gì Thượng viện Canada lại lên án chuỗi hành động vừa qua của Trung Quốc tại biển Đông, xác định bản chất chuỗi hành động đó là “thù địch” và sẽ gây nguy hại cho nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Canada với Trung Quốc?

Nếu biển Đông không phải của Canada thì hà cớ gì Thượng viện Canada lại tranh cãi kịch liệt tới mức, dẫu chiếm đa số song khi biểu quyết thông qua khuyến nghị lên án Trung Quốc, phe tán thành khuyến nghị này tại Thượng viện Canada chỉ có 43 phiếu, phe phản đối kiếm được 28 phiếu, có tới sáu Thượng nghị sĩ vì phân vân giữa cần lên án với cần bảo vệ quyền lợi của Canada tại châu Á thành ra không bỏ phiếu?

Ai cũng biết thị trường Trung Quốc hấp dẫn, hứa hẹn nhiều cơ hội, kinh tế - thương mại của một quốc gia sẽ phát triển nếu giữ được quan hệ tốt đẹp với chính phủ Trung Quốc. Nếu biển Đông không phải của Canada, hà cớ gì Thương viện Canada lại dùng khuyến nghị vừa kể chọc cho Trung Quốc nổi điên, nhảy dựng lên, chỉ mặt Thượng viện Canada, cáo buộc Thượng viện của xứ sở này “vô trách nhiệm” và “quấy rối”?

***

Có cả trăm triệu người khẳng định biển Đông của người Việt, cho dù hết thế hệ này đến thế khác của người Việt đã dùng mồ hôi, nước mắt, thẫm chí cả máu, thay nhau minh định điều đó nhưng biển Đông có phải là của người Việt hay không vẫn cứ phải xem lại!

Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao hết thập niên này đến thập niên khác, ngư dân Việt bị rượt, bị đuổi khỏi các “ngư trường truyền thống” bằng đủ mọi cách, húc cho hư tàu, đâm cho chìm tàu, tịch thu ngư cụ, hải sản – thành quả lao động, bị đấm đá, bị bắn... mà chỉ có thể kêu Trời?

Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao năm 1958 lại có những người Việt soạn – trình cho Trung Quốc một công hàm và Trung Quốc dùng công hàm ấy như một bằng chứng, chứng minh Việt Nam đã phủ nhận chủ quyền của chính mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao năm 1974, Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, trong lúc một bên cố giữ bằng máu thì một bên bảo nhau im lặng? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao năm 1988, ngay sau khi Trung Quốc vừa giết 64 người lính Việt, vừa cưỡng đoạt xong bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên - Cuarteron, Chữ Thập - Fiery Cross, Ga Ven - Gaven, Gạc Ma - Johnson, Tư Nghĩa - Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi - Subi), lúc đến thăm quần đảo Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân (07/05/1955 – 07/05/1988), ông Lê Đức Anh – thời điểm ấy là Bộ trưởng Quốc phòng – vẫn khẳng định “nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc”, dù “nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” nhưng sẽ “nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước”?

Nếu biển Đông của người Việt, chuyện Trung Quốc bồi đắp bảy bãi đá ngầm đã chiếm của Việt Nam thành chuỗi căn cứ quân sự nhằm hiện thực hóa dã tâm mà ai cũng thấy là độc chiếm biển Đông thì tại sao đã xây dựng Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn - Quảng Ngãi như một cách trưng bày dấu tích về lịch sử chủ quyền của người Việt trên biển Đông, lại còn dẫn những “lời vàng, ý ngọc” của ông Lê Đức Anh về ơn nghĩa Trung Quốc và mối tình sâu nặng giữa Việt với Trung?

Nếu biển Đông của người Việt, tại sao bày tỏ ý chí “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” bị xem là “phản động”, bị trừng trị một cách nghiêm khắc như một cách răn đe đám đông?

Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao ngày 19 tháng trước, tàu Trung Quốc vừa đâm cảnh cáo tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90559 của ngư dân Việt Nam để đuổi ra khỏi vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa vì đó là “vùng biển thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ngày 22 tháng trước có thêm tàu đánh cá mang số hiệu QNa 90822 của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tịch thu toàn bộ ngư cụ, bị người của Trung Quốc phá hủy nhiều thiết bị hỗ trợ hải hành… mà ngày 1 tháng này, hết Thủ tướng Việt Nam hứa với Uỷ viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc rằng sẽ hết sức “duy trì sự ổn định và kiểm soát tốt bất đồng ở biển Đông”, tới Ngoại trưởng Việt Nam nhẫn nại đề nghị “kiên trì giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy tiến triển trong đàm phán cấp chính phủ” để “phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc”?

Tại sao chỉ trong vòng ba tuần sau khi Thủ tướng hứa, Ngoại trưởng đề nghị, tàu Trung Quốc tiếp tục tịch thu toàn bộ ngư cụ, hải sản của tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90332, đâm chìm tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90046 của ngư dân Việt Nam mà chính phủ vẫn làm thinh, Quốc hội vẫn không nói tiếng nào?

Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao trước nay, chỉ có Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối các lệnh cấm đánh cá ở biển Đông? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao những hành động của Trung Quốc: Cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử gây nhiễu sóng, tổ chức thi công cả dưới nước lẫn trên các hòn đảo, bãi đá ngầm ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, tổ chức du lịch, đua thuyền… rõ ràng là “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam” mà các Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chỉ “đề nghị Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này”?

***

Thượng viện Canada có 105 Thượng Nghị sĩ. Ngay sau khi Thượng viện Canada công bố khuyến nghị đã kể, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã phát hành một thông cáo, xác định Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải chính là “tác nhân gây rối”. Ông Hải – 71 tuổi – đã bỏ ra hai năm để tác động các đồng liêu nhất trí trong việc lên án Trung Quốc hành xử càn rỡ ở biển Đông.

Ông Hải là Thượng Nghị sĩ duy nhất trong Thượng viện Canada có “dây mơ, rễ má” với biển Đông vì… gốc gác của ông.

Tùy khóa (nhiệm kỳ) nhưng lúc nào Quốc hội Việt Nam cũng có hơn 400 đại biểu. Nhiệm kỳ hiện tại có 496 đại biểu. Ngoài câu hỏi ngớ ngẩn: “Biển Đông của… Canada ?”, xét về tương quan Việt Nam – biển Đông, đem so những gì ông Hải đã làm ở Thượng viện Canada với hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong vài thập niên gần đây, sẽ có thêm một câu hỏi ngớ ngẩn hơn nữa: Quốc hội Việt Nam có người Việt nào không?

Nếu Quốc hội Việt Nam có người Việt, tại sao chưa bao giờ Quốc hội Việt Nam phát hành một nghị quyết lên án Trung Quốc càn rỡ ở biển Đông như Thượng viện Canada? Xét về bản chất, giá trị một nghị quyết của Quốc hội vượt xa, hơn hẳn tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bởi Quốc hội thể hiện ý chí của cả một dân tộc.

Vậy mà ngay cả vào thời điểm sôi bỏng nhất – Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa – Quốc hội Việt Nam vẫn không phát hành nghị quyết nào. Chỉ có ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội lên án Trung Quốc lúc… phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Khóa 13 hôm 24 tháng 6 năm 2014!.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

Blog Archive