31 January 2015

Video: Henry Kissinger bị dân Mỹ kêu gọi phải khởi tố vì sự sụp đổ của miền Nam, Việt Nam

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Henry Kissinger bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20

Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban về Ngoại giao, trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill, viên cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink.

Nhóm này đã xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.

Thượng nghị sĩ John McCain đã phản ứng dữ dội với những người biểu tình trong việc làm náo loạn buổi điều trần, gọi họ là “bọn cặn bã hạ lưu”, sau khi cảnh sát đưa những người biểu tình ra khỏi đó. Mặc dù sự kiện diễn ra hết sức kịch tính, nhưng vẻ mặt của Henry Kissinger vẫn điềm nhiên.

Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.

Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả hành động tàn bạo khác nhau, trên khắp hành tinh trong hơn nửa thế kỷ.

Những thành viên của nhóm hòa bình CODEPINK đã giương khẩu hiệu, gọi Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh. Một người đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta.

Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta.

Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink nói rằng "Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague."

Băng video ghi lại giây phút ấn tượng này đã được truyền đi khắp nơi, những người biểu tình từ nhóm CodePink đã hô vang, "Phải bắt giữ Henry Kissinger vì tội ác chiến tranh!". Những tiếng hô này càng lớn hơn ngay khi Kissinger bước vào phòng họp của Thượng viện.

"Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ." Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.

Để biết thêm về những gì mà Henry Kissinger đã gây ra, CodePink nói tất cả mọi người cần tham khảo thêm về Việt Nam: Từ năm 1969 đến năm 1973, Kissinger, làm việc cho Richard Nixon, gây ra một cuộc chiến tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Sau đó, vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng.

Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

Chile: Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.

Đông Timor: Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Bởi thời gian chiếm đóng Indonesia cuối cùng kết thúc vào năm 1999, 200.000 Timor với kết quả 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.

Nhà văn Jon Queally, người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Cái chết. Sự tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”

(Lược dịch từ Reverbpress / Ảnh: Reuters - Gary Cameron)

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150131/henry-kissinger-bi-dan-my-keu-goi-phai-bi-khoi-to-vi-su-sup-do-cua-che-do-cong-hoa
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

30 January 2015

Video tin tức & Bảng tên Cần Thơ có cờ đỏ đã bị gỡ xuống

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html



* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn Video.

Xin chuyển đến Qúy Vị, Qúy NT và CH...

Cuộc biểu tình phản đối thành phố Riverside kết nghĩa với Cần Thơ...

Hình bảng tên của Cần Thơ đã được lấy khỏi bảng ghi tên những thành phố mà Riversiode đã kết nghĩa chị em...

Xin mời Qúy Vị xem hình ảnh để tường và tiếp tay phổ biến...

Trân trọng..

BMH
Washington, D.C

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.vietvungvinh.com/2015/01/bang-ten-can-tho-co-co-o-bi-go-xuong.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

29 January 2015

Cướp máy bay quân sự để vượt biên sau 1975

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


Vào ngày 24/11/1979, một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoáng hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.

Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:

“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C30 bị hư lâu rồi mà không sửa được.

Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.

Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình. Thế nhưng bức tranh về xã hội miền Bắc dưới chế độ Cộng sản lần lần được hiện ra rõ nét trong tâm tưởng ông Trương Văn Ẩm. Bắt đầu từ giây phút ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định cho đến Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao. Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.

Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:

“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’”.

Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:

“Ông nói cái vụ chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, nó nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ nó muốn hất tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ nó cho về vườn thôi”.

Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.

“Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.

Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:

“Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.

Theo kế hoạch, vợ chồng và 2 đứa con nhỏ của phi công Tiêu Khánh Nha sẽ xé hàng rào chạy vào sau khi nghe tiếng 4 động cơ chiếc C130 được khởi động. Nếu trục trặc xảy ra thì các động cơ sẽ bị tắt. Đây là tín hiệu cho gia đình phi công này không được di chuyển tiếp cận máy bay. Do bị chiếc C119 chắn ngang, 4 động cơ bị tắt trong khi ông Ẩm đang cố gắng tìm cách giải quyết thì phi công Tiêu Khánh Nha không làm theo kế hoạch:

“Ông Nha nóng ruột, chun hàng rào chạy vô. Ông cứ hỏi, tôi nói anh cứ đi ra đi, ăn cơm xong rồi liên lạc sau. Anh đi ra khỏi đây đi. An ninh, Bảo vệ mà thấy anh với tôi nói chuyện là phiền phức”.

Sau đó không lâu, mọi việc suông sẻ:

“Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.

Trong giây phút căng thẳng không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện thì 1 bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh sau 2 giờ chiều ngày 24/11/1979.

“Vừa lái thẳng chiếc máy bay tới ngang Ga Hàng không Việt Nam, chỗ Đài kiểm soát là tống ga cất cánh lên liền quẹo về hướng Cát Lái. Lúc đầu định đi qua Biên Hòa rồi đi thẳng ra Vũng Tàu nhưng phút chót lại đổi ý. Khi cất cánh lên được rồi thì bay về hướng Thủ Thiêm. Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó”.

Dường như kế hoạch được trót lọt, không gặp trở ngại nào từ lực lượng phòng không VN. Thế nhưng, thời tiết buổi chiều ngày thứ Bảy định mệnh là một thách thức cho nhóm không tặc bao gồm 2 trẻ em:

“La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói đúng Singapore phía trước rồi”.

Cất cánh được êm xuôi. Thế hạ cánh thì thế nào:

“Chúng tôi bật liên lạc. Chúng tôi không có tần số nên liên lạc không được. Không có ai trả lời hết thành ra chúng tôi phải đáp bằng tín hiệu gọi là MCC quốc tế. Chúng tôi lắc cánh 3 lần. Bật đèn xanh chớp rồi lắc cánh 3 lần. Khi lắc cánh 3 lần thì chúng tôi nhìn thấy Đài Kiểm soát của sân bay Singapore chớp đèn đỏ. Như vậy đã nhận được tín hiệu của mình nhưng đèn đỏ là không được đáp”.

Và chiếc C130 đáp xuống sân bay Singapore một cách an toàn. Mọi người được yêu cầu chờ trên máy bay, được cung cấp thức ăn và được chở đi vệ sinh. Sau vài giờ đồng hồ, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường bay qua Philippines. Đoàn người nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore.

Nhóm 13 người được giữ lại Singapore. Ngày Chủ Nhật hôm sau được làm việc với cảnh sát của đảo quốc Sư Tử. 2 ngày kế tiếp được gặp nhân viên Hoa Kỳ:

“Trong ngày khai báo thứ Hai và thứ Ba, có một ông Mỹ là Đại úy. Ông nói thẳng ông là CIA. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam như người Việt Nam vậy. Ông nói chào mừng chúng tôi. Ông nói rằng ‘mấy anh đi làm náo loạn không những Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, mà náo loạn cả nước Mỹ và thế giới. Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi không tin tưởng bởi chúng tôi còn đặt nghi vấn có chuyện sắp xếp của Việt Cộng cho các anh đi. Thành ra tôi đang ở Đức nhưng được lệnh về gấp gặp các anh”.

Kết quả là cả 13 người được quy chế tị nạn chính trị và sẽ được định cư ở Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi “mọi người mong muốn điều gì sau khi nhận được kết quả này”, ông Trương Văn Ẩm ước ao được đặt chân đến Mỹ trước ngày Noel sắp đến. Điều mong ước tưởng chừng không tưởng ấy được đáp ứng. Trong khi mọi người hài lòng với món quà một bộ đồ và đôi giày ba-ta mới chuẩn bị lên đường qua Mỹ đón Noel chỉ trong vòng 1 tuần thì người bộ đội “con tin” lại xin được quay về VN. Dù mọi người khuyên can thế nào thì anh lính cụ Hồ vẫn không thay đổi quyết định:

“Nó khóc lóc nói ba em già 70 tuổi, nếu cho em về nhìn ba em một cái rồi chết cũng được”.

Như hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, 12 người này đã trở thành không tặc để đi tìm sự sống trong cái chết. Nhà nước CHXHCNVN mở phiên tòa xét xử khiếm diện, tuyên án tử hình đối với Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha, ông Trương Văn Ẩm và những người còn lại bị tuyên từ 20 đến 35 năm tù giam.

Cuộc đời mới ở Hoa Kỳ của 12 người thoắt đó đã 36 năm với nhiều đổi thay. Sau khi đến Mỹ không lâu, 1 người trong nhóm bị bạo bệnh. Tro cốt của người này được gửi về cho gia đình qua đường bưu điện. Thế nhưng tên họ của người đã khuất mang “tội phản quốc” nên bị gửi trả ngược lại Hoa Kỳ. Trong mấy năm qua, 1 thành viên khác trong nhóm trở về VN lại được chào đón như một Việt kiều yêu nước.

Riêng người chủ mưu cuộc không tặc vô tiền khoáng hậu, ông Trương Văn Ẩm vẫn kiên định tư tưởng “Tôi chỉ về khi nào không Cộng sản. Còn Cộng sản thì không bao giờ tôi về”, đồng thời vẫn luôn thăm hỏi tông tích của người bộ đội tên Tạo dù đến nay vẫn chưa có manh mối nào.

Trong những phút giây bất chợt nhớ về lần vượt thoát, lẫn trong âm thanh văng vẳng tiếng động cơ và cánh quạt của chiếc C130, còn có tiếng khóc nghẹn ngào đòi trở về VN của anh Tạo. Và ông Ẩm tự hỏi “liệu rằng sau bao vật đổi sao dời, người lính trẻ có còn giữ vững lập trường của mình hay chăng?”.

* Nghe Audio ▼ Link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/hijack-military-aircraft-seek-freedom-ha-01262015121810.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

Video & Victoria: Hội Chợ Tết Ất Mùi tại St. Albans và Chương Trình Đánh Dấu 40 năm Người Việt Định Cư tại Úc

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn Video.

Ông Bill Shorten (Thủ Lãnh Đảng Lao Động), ông Robin Scott (Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh và Bộ Đa Văn Hóa Victoria), và ông John Watson (Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Hội Đồng Thành phố Brimbank) đã cắt băng chính thức khai mạc Hội Chợ Tết Ất Mùi tổ chức tại vùng St. Albans vào trưa ngày 18/01/2015.

Tại tiểu bang Victoria, hàng năm có đến 5 Hội Chợ Tết được tổ chức vào những ngày cuối tuần trãi dài từ những ngày trước Tết cho đến sau Tết. Bốn Hội Chợ Tết được tổ chức tại các vùng đông dân cư Người Việt (St. Albans, Footscray, Richmond, Spingvale), và 1 Hội Chợ Tết do CĐNVTD/VIC tổ chức tại trường đua Sandown.

Ngõ lời cùng các quan khách và khách du xuân người Úc gốc Việt, ông Bill Shorten đã tỏ ra rất khiêm nhường, tế nhị với những nhận xét thật trung thực khi nói rằng - Kể từ sau ngày Sài Gon sụp đổ tính đến nay đã 40 năm rồi, nhưng mãi đến bây giờ vẫn còn có biết bao nhiêu Người Việt tìm đến Úc xin định cư, chọn làm quê hương - quả thật may mắn cho đất nước Úc! Ông đơn cử một sự thật (về sự thành công của Người Việt) -

Ngày nay trên danh sách các học sinh, sinh viên đâu cao, trúng tuyển của các trường trung học và đại học có rất nhiều những cái tên mang họ Nguyễn, Trần,... Ông rất cảm kích về sự thành công của thế hệ thứ nhất của Người Việt qua sự cần mẫn và sự chịu đựng gian nan, khổ cực lúc ban đầu, về những thành tựu của thế hệ thứ hai, thứ ba và hy vọng rằng tương lai sẽ có vô số những luật sư, bác sĩ, doanh nhân, chính trị gia mang tên họ Việt Nam. Ông xin gởi lời cám ơn đến từng người Việt đã chọn nước Úc làm quê hương, đã viết nên những câu chuyện thành công và đó cũng là sự thành công của nước Úc.

Tiếp theo, ông Robin Scott, đại diện cho chính phủ tiểu bang Victoria, bày tỏ sự hỗ trợ đối với chương trình Hội Chợ Tết của Người Việt. Ông hiểu rằng Tết là thời gian dành cho người thân, là thời gian để nghĩ về ông bà, tổ tiên, là thời gian để quay quần với gia đình, bạn bè để mừng năm mới. Chính phủ Victoria rất quan tâm đến chính sách đa văn hóa và cộng đồng Người Việt đóng một vai trò quan trọng trong xã hội đa văn hóa Úc Châu.

Cộng đồng Người Việt là làn sóng di dân Á Châu đầu tiên đến Úc Châu với số lượng lớn sau khi cuộc chiến tại Việt Nam chấm dứt. Ông cho rằng sự lớn mạnh và sự thành công của cộng đồng Người Việt trong mọi lãnh vực là một trong những cộng đồng có sự thành công lớn nhất của xã hội Úc. Trong chiều hướng này, chính phủ tiểu bang tiếp tục song hành và hỗ trợ cho cộng đồng Người Việt.

Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) đã xác nhận rằng cộng đồng Người Việt tuy có những sự thành công lớn lao trong cuộc sống mới nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều sự khó khăn. Ông Bon đã nêu lên vấn đề ngày nay Người Việt vẫn còn tiếp tục tìm đường vượt biên, vượt biển đến Úc để xin tỵ nạn mặc dầu sau 40 năm Việt Nam đã có "hòa bình".

Ngoài ra con số những người cao niên và khuyết tật tăng nhanh cũng là những thách thức cho Cộng Đồng. Nhân cơ hội này ông Bon đã giới thiệu đến với các quan khách và đồng bào "Chương trình sinh hoạt 40 năm người Việt định cư ở Úc 1975-2015" để bày tỏ lòng biết ơn đến với đất nươc Úc đã mở rộng vòng tay tiếp đón và cưu mang chúng ta.

Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chắc hẳn Người Việt chúng ta sẽ sẳn lòng hỗ trợ CĐNVTD/VIC để có những nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa đối với đất nước mà chúng ta đã chọn làm quê hương thứ hai.

Không khí Hội Chợ Tết thật vui nhộn, náo nhiệt với các màn ca, vũ, múa lân, đốt pháo,... với các trò chơi dành cho mọi lứa tuổi, với các thức ăn, nước uống truyền thống thật hập dẫn,... và với dòng người chật như nêm.

Melbourne
18/01/2015

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3959-3959
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

27 January 2015

Video & Blogger Đoan Trang: Tôi chọn trở về Việt Nam

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Từ trái sang: Blogger Đoan Trang, Blogger Nguyễn Anh Tuấn và LS Trịnh Hội tại văn phòng Human Rights Watch hồi cuối tháng 1 năm 2014.







* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn Video.

Vào hôm 26 tháng 1 năm 2015, Blogger Đoan Trang, đã đặt chân về đến Việt Nam, khi tạm ngưng tại phi trường Tân Sơn Nhất đã bị an ninh giữ lại trong 15 giờ đồng hồ. Sau khi cô hoàn tất thủ tục và về nhà của một người bạn. Chân Như có cuộc phỏng vấn ngắn với Đoan Trang trước khi cô lại đáp chuyến bay kế tiếp để bay về Hà Nội.

Để sống và để viết

Chân Như: Chúc mừng Đoan Trang đã về đến Việt Nam bình an. Tuy nhiên khá nhiều người đã ngạc nhiên và đặt câu hỏi là tại sao Đoan Trang lại có quyết định trở về vào thời điểm này?

Đoan Trang: Dạ vâng, cảm ơn anh Chân Như. Em qua Mỹ là để học bằng học bổng của trường Nam Cali (University of Southern of California) và học bổng kéo dài đến hết năm 2014; Và hết năm thì em về thôi ạ. Tất nhiên là em cũng có thể ở lại Mỹ thêm được nhưng thật sự thì cũng nhớ Việt Nam quá và cũng thích ở Việt Nam hơn. Em nghĩ với tư cách một người làm báo, người viết thì Việt Nam luôn là một đất nước mà người ta nên gắn bó. Cái này nói nghe hơi lý thuyết nhưng thực sự ở một xã hội càng nhiều chuyện, càng rắc rối thì người ta càng có nhiều đề tài để viết.

Nếu là người viết thì rất nên ở Việt Nam. Đó là điều mà em thường hay nói với bạn bè của em ở bên Mỹ - các nhà văn, nhà báo: “Nếu các bạn muốn chứng kiến một xã hội đang trong thời kỳ rối ren hay trong thời kỳ như người ta gọi là loạn mà các bạn muốn chứng kiến những thân phận con người hay những chuyện khác thì các bạn rất nên đến Việt Nam để chứng kiến, để sống và để viết.” Có lẽ đó là lý do khiến em về Việt Nam.

Chân Như: Được biết trong chuyến trở về lại nước, Đoan Trang đã gặp một vài sự cố tại phi trường, thực hư chuyện này thế nào?

Đoan Trang: Chuyến bay của em về Hà Nội nhưng quá cảnh tại Sài Gòn. Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lúc tám rưỡi sáng chuẩn bị làm thủ tục để quá cảnh về Hà Nội thì an Ninh có giữ em lại để làm rõ một số vấn đề thuộc về an ninh quốc gia. Làm rõ xong rồi thì mới có thể giải quyết thủ tục cho em nhập cảnh được.

Họ giữ lại làm việc từ chín giờ sáng cho đến nửa đêm ngày 26 tháng giêng trong sân bay Tân Sơn Nhất. Nói chung là không có vấn đề gì lắm, thấy cũng bình thường; Không có chuyện gì nghiêm trọng. Tất nhiên là cuộc gặp nằm ngoài dự kiến. Về căn bản thì em thấy không có gì quá căng thẳng.

Chân Như: Đoan Trang có hy vọng là những gì Đoan Trang học được tại Mỹ sẽ giúp ích cho Đoan Trang nhiều trong công việc sắp tới của Đoan Trang hay không?

Đoan Trang: Chương trình nghiên cứu của em là về chính sách công và em học được rất là nhiều. Tất nhiên là học bao nhiêu cũng không đủ, luôn cảm thấy không đủ. Nói theo kiểu thì càng biết thì thấy mình cần biết nhiều hơn nữa.

Nó giúp ích cho nghề viết vì khi em hiểu biết hơn thì cảm thấy mình có lý luận hơn, lập luận hơn và có khả năng thuyết phục độc giả hơn. Tuy nhiên, em cũng thấy những điểm khác mà nếu như chúng ta không biết thì lại còn dễ dàng hơn cho độc giả hiểu. Viết những vấn đề như về chính sách công của một đất nước như Mỹ thì nó khác và khó áp dụng ở Việt Nam lắm.

Mình đứng ở ranh giới rất dễ trở thành người viết theo kiểu “học giả hàn lâm” mà độc giả Việt Nam sẽ không thấy chút gì lý thú cả. Đó là một điểm mà theo em nghĩ là nhưng người theo nghề viết ở Việt Nam có lẽ cũng cần phải chú ý. Không dám khuyên mọi người nhưng về phía em thì chắc em sẽ để ý đến chuyện đó: cố gắng không xa rời cuộc sống, sa vào vấn đề lý thuyết.

Chân Như: Và câu cuối và cũng là câu hỏi mà nhiều người cũng đang thắc mắc: Đoan Trang đang có cơ hội ở lại Mỹ sao lại bỏ lỡ? Đoan Trang có thể chia sẻ?

Đoan Trang: Như em đã nói, là một người viết và em cảm thấy nhớ Việt Nam, gắn bó với Việt Nam. Người viết nào cũng gắn bó với nền văn hóa của họ. Để viết được thì họ phải hiểu đất nước của họ, có độc giả riêng của họ và có nền văn hóa riêng của họ. Có người nói với em rằng là đang ở Mỹ thì đó cũng là một cơ hội trong tay mà không tận dụng giống như “cầm vàng trong tay mà vất vàng đi” thì đó là dại. Em nghĩ mỗi người có cách đánh gía khác nhau về chuyện thế nào là cơ hội.

Với tư cách là một người viết, em nghĩ cơ hội đối với người viết là có những đề tài hay để mà viết, có những giai đoạn rất là đẹp trong xã hội (đẹp đối với người viết) để mình chứng kiến, để mình có thể viết. Nếu mình có những giá trị khác, mình mong muốn những điều khác thì có thể ở Mỹ là một lựa chọn tốt; Nhất là cho những bạn trẻ nào mà muốn “xách ba-lô lên rồi đi” để mở mang tầm mắt thì có thể ở Mỹ. Nếu là em thì em muốn “xách ba-lô lên rồi đi” và về chứ không chỉ có đi không.

Thực sự ra cũng có một điều mà em nói ra không biết có “nhạy cảm, tế nhị hay động chạm” gì đến ai không. Đó là đã đến lúc nền kinh tế và xã hội Việt Nam cần chúng ta chung sức, chung lòng để xây dựng nó chứ không nên rời bỏ nó đi. Em nghĩ vậy. Ở Việt Nam có những vấn đề nếu có thể trong điều kiện của mình thì cố gắng ở lại để tìm cách giải quyết hơn là bỏ cuộc.

Tất nhiên, xét về lựa chọn cá nhân, không ai rằng việc mình đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước khác là sai cả. Tuy nhiên, em nghĩ như hoàn cảnh của Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ hay có quan điểm “ hy sinh đời bố, củng cố đời con”; Cố gắng để làm sao con mình đi du học nước ngoài rồi nó ở lại là tốt nhất. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì Việt Nam cũng sẽ mãi mãi như thế này. Có lẽ đây cũng là một phần lý do mà em muốn về, luôn luôn là muốn về.

Chân Như: Đúng là mỗi người mỗi lựa chọn và ai cũng có quyền lựa chọn khác nhau vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó chúng ta không có quyền phán xét ai cả khi chưa rõ căn nguyên.

Xin cám ơn phần chia sẻ của Đoan Trang và cầu chúc cho Đoan Trang luôn bình an và đạt được những mong muốn mà Đoan Trang đang ấp ủ.

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/doan-trang-update-01272015135621.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

26 January 2015

Video tin tức & Tín đồ PGHH Bùi Văn Thâm mãn hạn tù

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn Video

Một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa mãn hạn tù vào ngày 26/1/2015 là anh Bùi Văn Thâm được ra trại từ nhà tù Xuân Phước thuộc tỉnh Phú Yên.

Anh Thâm bị bắt ngày 26 tháng 7 năm 2012 và sau khi tòa tuyên án anh bị chuyển ra nhà tù Xuân Phương A20, tỉnh Phú Yên cách nơi thường trú của anh gần 800 km. Nói với chúng tôi anh cho biết:

-Tui là Bùi Văn Thâm, được trả tự do ngày 26 tháng 1 năm 2015. Tui bị kết án hai năm rưỡi ra tòa họ kết án chống người thi hành công vụ.

Khi yêu cầu anh giải thích đã làm chuyện gì mà tòa buộc tội chống người thi hành công vụ anh Thâm cho biết:

-Tui tổ chức đám giổ theo truyền thống của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhưng chính quyền theo làm khó dễ nó bắt. Lúc đó tui đang đi giao “giá” (giá sống của người miền Nam) khi đến điểm cuối cùng của giao giá, mới vừa dừng xe lại thì bên kia đường có mấy người băng qua bắt tui, trói ké hai tay lại đàng sau. Tui mới la “ăn cướp, ăn cướp” thì tụi nó nhét trái chanh vô miệng sau đó nó bịt mắt đưa tui lên xe chở về Ủy ban xã Quốc Thái nó mới đọc lệnh bắt.

Được biết gia đình anh Bùi Văn Thâm vẫn còn hai người đang bị giam giữ, anh Thâm nói:

-Bị bắt kế tui là cha của tui, ông Bùi Văn Trung sinh năm 1964 còn người thứ ba là anh rễ tui tên là Nguyễn Văn Minh bị bắt và ghép vào tội gây rối trật tự công cộng.

Anh Nguyễn Văn Minh là anh rễ của Bùi Văn Thâm, bị kết án chung vụ án với bà Bùi Thị Minh Hằng và cô Nguyễn Thúy Quỳnh tại tòa án tỉnh Đồng Tháp với bản án 2 năm 6 tháng tù giam.

Gia đình anh Bùi Văn Thâm có 3 người bị bắt chỉ vì thành lập đạo tràng Phật Giáo Hòa Hảo tại huyện An Phú, An Giang để hành đạo. Trong những ngày vừa qua tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tục bị sách nhiễu nhất là trong ngày kỷ niệm Đản sanh của Đức Thầy Huỳnh Giáo chủ.

Mọi sự chống đối nảy sinh từ việc ép buộc tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phải chịu sự lệ thuộc của Ban trị sự quốc doanh nên họ cương quyết chống lại và đòi quyền sinh hoạt tôn giáo của mình một cách tự do

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoa-hao-buddh-fre-aft-2y-pris-01282015050213.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

25 January 2015

Video tin tức & Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Vũ Anh Bình tiếp tục tuyệt thực

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html



TNLT Đặng Xuân Diệu bệnh nặng không được chữa trị

Trương Minh Đức (Danlambao) -
Sáng ngày 24.01.2015 bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của TNLT Đinh Nguyên Kha đã cùng một số anh chị em đi thăm Đinh Nguyên Kha tại trại tù Xuyên Mộc (Tổng cục 8 - BCA) thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mặc dù bà Liên đã có thông tin Kha và 3 anh em TNLT khác đã tuyệt thực trước đó 5 ngày, nhưng gia đình chưa đến hạn thăm gặp nên không thể vào thăm sớm hơn.

Khi vào cổng trại những bà Liên và những người cùng đi đã bị cán bộ trại giam không cho vào thăm và đuổi ra xa trại giam gần cả cây số.

Sau khi tranh đấu để được gặp Đinh Nguyên Kha thì Kha cho gia đình biết là có tất cả 4 TNLT tuyệt thực. Tính đến ngày 24 tháng 1 thì đã tuyệt thực 10 ngày.

Những người đang tuyệt thực gồm có: Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (Lao Động Việt), Trần Vũ Anh Bình (Tuổi trẻ yêu nước) Đặng Xuân Diệu (14 thanh niên yêu nước).

Bà Kim Liên cho biết nguyên nhân 4 tù nhân lương tâm tuyệt thực là để phản đối chính sách hà khắc giam riêng và phân biệt đối xử với tù nhân bất đồng chính kiến. Đây không phải là lần đầu tiên mà các trại tù cộng sản VN áp dụng nhằm để khủng bố tinh thần tù nhân với mục đích bắt các tù nhân lương tâm phải nhận là có tội!

Trường hợp đặc biệt của TNLT Đặng Xuân Diệu cũng mới bị chuyển trại từ phía bắc vào cách đây không lâu, phải xa nhà trên ngàn cây số, gia đình nghèo nên việc đi thăm nuôi gặp rất nhiều khó khăn! Hiện nay anh Đặng Xuân Diệu bị bệnh rất nặng, nhưng CA trại giam Xuyên Mộc không cho đi khám điều trị, chỉ vì anh Diệu không nhận là mình có tội.

Trương Minh Đức


* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/01/tu-nhan-luong-tam-inh-nguyen-kha-nguyen.html
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://thamhoadomovie.blogspot.com/
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: < Newer Post, Home, > Older Posts ▼

Blog Archive