26 January 2017

Video tin & Thành phố San Jose bỏ phiếu thuận tuyệt đối 11-0 cấm cờ đỏ sao vàng.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

  Hội đồng thành phố San Jose, nơi có cộng đồng người Việt đông thứ nhì ở tiểu bang California, tối 25/01 đã đồng thuận thông qua lệnh cấm treo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam trên đất của thành phố.

Hội đồng thành phố đã biểu quyết về lệnh cấm này với tỉ số tuyệt đối 11-0, sau nhiều giờ thảo luận và lắng nghe rất nhiều ý kiến của cả hai bên bênh cũng như chống.

Sau cuộc họp, Thị trưởng Sam Liccardo nói rằng, rõ ràng là cộng đồng vẫn còn phải chịu đựng những vết thương tình cảm rất sâu, và trong giới hạn mà thành phố có thể giúp chữa lành vết thương đó mà vẫn tuân thủ Hiến Pháp, thành phố sẽ làm tất cả những gì có thể.

Nghị viên Tâm Nguyễn, người đề nghị lệnh cấm này, đã đưa hình ảnh của nhà tranh đấu Trần Thị Nga vừa bị bắt lên màn hình lớn, để củng cố cho lập trường của mình.

Ông đã bày tỏ sự xúc động sau cuộc họp. Theo ông Tâm, người đã đi tị nạn cộng sản từ năm 19 tuổi, kết quả biểu quyết của hội đồng thành phố San Jose cho thấy thành phố thông hiểu nỗi đau của cộng đồng và cho phép cộng đồng cơ hội để lành lại vết thương.

Ông xem đó như một tuyên ngôn của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại San Jose, rằng người Việt không còn bị áp bức, đã thực sự tự do và có thể ngủ ngon giấc mỗi đêm.

Trước đó, trong cuộc tranh luận tối Thứ Ba 24/01, một số cư dân gốc Việt thẳng thắn bày tỏ ý kiến chống đối đề nghị cấm cờ đỏ. Ông Long Lê nói rằng nhiều người ghét chế độ cộng sản, nhưng mọi người sống tại đây nên bảo vệ những lý tưởng Mỹ.

Ông Long nói ông không ủng hộ lá cờ cộng sản, nhưng ông ủng hộ một thành phố San Jose tự do.

Huy Lam / SBTN

    

24 January 2017

Video tin tức khắp nơi & Bắt cho hết đi rồi trả nợ một lần

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Dù hôm nay khá bận rộn, về nhà rất trễ nhưng tôi vẫn không thể nhịn được cảm xúc, khi buổi sáng nhìn thấy hình ảnh của Trần Thị Nga, mà mọi người vẫn quen thuộc với với cái tên Thúy Nga, bị an ninh Việt Nam còng tay và bắt giữ cô với điều luật “88” của đảng cộng sản Việt Nam.

So với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi lại chưa hề quen biết với Thúy Nga, mặc dù vẫn theo dõi cuộc tranh đấu của người mẹ có mấy con này, xưa nay tôi vẫn cảm phục họ, bởi vì họ hơn tôi rất nhiều, ít nhất tôi là một kẻ hèn nhác đã bỏ chạy khỏi Việt Nam hơn 30 năm trước, trong khi những người phụ nữ này đã can đảm ở lại tranh đấu cho một nước Việt Nam không lệ thuộc kẻ thù phương bắc, không “ăn mày” ở cộng đồng quốc tế, họ không hề rời khỏi Việt Nam, mặc dù nếu họ đồng ý, thì họ vẫn có thể rời khỏi Việt Nam một cách dễ dàng như một số anh em tranh đấu cho quyền làm người ở Việt Nam.

Hôm nay khi nhìn thấy hình ảnh Thúy Nga bị bắt, tôi không biết diễn tả cảm xúc của mình như thế nào, chỉ có thể dùng 2 chữ để minh họa “đê tiện”.

Sự đê tiện của những kẻ cầm quyền, đã và đang “cuồng điên” với những bế tắc, sẵn sàng làm đủ mọi thứ “đê tiện” nhất để tồn tại, bất kể chữ nhân bản là gì, bất kể bối cảnh của những đứa con thiếu sự chăm sóc của người mẹ.

Liên tục bắt giữ Thúy Nga, Mẹ Nấm và nhiều nhà tranh đấu xã hội dân sự khác, rõ ràng những kẻ cầm quyền đang lo sợ, sợ sự bất mãn của dân chúng đã lên đến tột đỉnh, sợ những giả dối bị phanh phui, sợ những “chắp vá” quyền lực đang bị tróc dần và sợ sự yếu hèn trước Trung Quốc đang bị lột trần khắp nơi.

Đây được xem là phản ứng “đê tiện” nhất của bất cứ một chính quyền độc tài, độc đảng nào thường làm trước khi chúng bị dân chúng đào thải, bắt giữ những nhà tranh đấu, một mặt muốn dùng hình ảnh này để trấn áp người dân, một mặt lại muốn có thêm một số “con tin” để trao đổi quyền lợi với cộng đồng quốc tế, nhằm giữ lại quyền cai trị.

Nhưng CSVN đã lầm, cảnh bắt giữ, thì nỗi bất mãn của dân chúng sẽ càng bùng phát dữ dội hơn, sẽ còn nhiều “tin xấu” từ công chúng đưa lên mạng, sẽ còn nhiều “sự thật” được phanh phui và khi người dân hiểu rõ bản chất của chế độ này, họ cũng sẽ hiểu CSVN không thể thay đổi, mà chỉ có thể “đào thải”, các vụ bắt giữ chỉ làm cho tốc độ sụp đổ của CSVN nhanh thêm mà thôi.

Đừng bao giờ nghĩ rằng với những “con tin” trong tay, thì có thể trao đổi với chính phủ mới của Hoa Kỳ dưới thời của tân Tổng Thống Donald Trump, ông Trump không phải là Bill Clinton, không phải là Obama, với cá tánh quyết liệt của ông, quyền lợi và giá trị của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên hàng đầu, ông Trump sẽ không để cho bất cứ quốc gia nào “uy hiếp” Hoa Kỳ bằng những trò "láu cá vặt", “rẻ tiền” kiểu như CSVN đã từng làm dưới thời của Bill Clinton hay Obama.

Quyền lợi cốt lõi về kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ sẽ được bảo vệ với những chính sách mới, không nhân nhượng cho quốc gia nào vi phạm đến các quyền lợi cốt lỏi của Hoa Kỳ.

Giá trị về quyền con người, là một trong những giá trị lớn nhất mà Hoa Kỳ theo đuổi từ nhiều năm nay, Donald Trump cũng sẽ không bỏ rơi giá trị này, và sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với những quốc gia nào có những hành động vi phạm vào quyền con người, vì đó chính là những giá trị mà đất nước Hoa Kỳ đã đưa Trump trở thành tổng thống thứ 45 của đất nước này.

Do đó việc sử dụng các “con tin” để trao đổi như CSVN đã từng làm dưới thời Clinton hay Obama sẽ không còn hữu hiệu dưới thời đại của ông Trump, việc bãi bỏ TPP đã là một chứng minh tốt nhất cho thấy ông Trump sẽ quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi và giá trị của Hoa Kỳ.

Bắt giữ Thúy Nga, CSVN đang đốt giai đoạn cho sự sụp đổ của chính họ, sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với nền kinh tế của Việt Nam, đang là sợi dây thòng lọng thắc cổ đảng CSVN, chứ không phải là cứu cánh cho quyền lực, càng để cho Trung Quốc thao túng, CSVN sẽ càng “chết” nhanh hơn.

Hôm nay Trung Quốc “ép” thông qua các dự án thép, thì ngày mai chúng sẽ “ép” không được đụng đến tàu đánh cá Trung Quốc vào lãnh hải của Việt Nam, và những ngày tới chúng sẽ “ép” sử dụng Nhân Dân Tệ làm đống tiền chính lưu hành, hay bay vào không phận Việt Nam sẽ không cần thông báo vì đó là… không phận của Trung Quốc.

Bắt nữa, bắt tiếp đi, rồi sẽ trả nợ trong một lần, và lần trả nợ này sẽ là một cơn “đại hồng thủy”, bởi vì người dân không những chỉ bất mãn, mà sự thù hận của họ với chế độ này, sẽ càng lúc càng sâu đậm hơn bao giờ hết, và cứ chờ xem, với tình hình toàn màu xám về kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế, sẽ không đến 2 năm đâu, sự sụp đổ của CSVN sẽ còn khốc liệt liệt hơn bất cứ cuộc sụp đổ nào của chủ nghĩa CS trên khắp thế giới ở đầu thập niên 90.

Trần Nhật Phong

17 January 2017

Video tin tức & Hãy hưởng ứng cuộc vận động Luật Magnitsky Toàn Cầu ở Canada

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Chúng ta có thể cô lập các thủ phạm đàn áp nhân quyền

Ngày đầu năm 2017, nhóm Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Canadian Youth for Human Rights in Vietnam, hay CYHRV) phát động cuộc vận động Quốc Hội Canada thông qua luật Justice for Victims of Corrupt Foreign Officials Act (gọi tắt là Sergei Magnitsky Law). Dự luật này tương tự như luật trừng phạt các thủ phạm nhân quyền toàn cầu mà Hoa Kỳ đã ban hành tháng 12 vừa rồi.

“Chúng tôi mong rằng người Việt ở khắp Canada tiếp tay một cách mạnh mẽ cho nhóm người trẻ có lòng này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, kêu gọi.

Để tạo thuận tiện cho đồng hương tham gia cuộc vận động, nhóm CYHRV đã lập trang thỉnh nguyện thư: https://petitions.parl.gc.ca/en/Petition/Details?Petition=e-760. Việc ký thỉnh nguyện thư rất đơn giản. Quý vị có thể vào trang này để điền tên, địa chỉ email, tên của tỉnh bang, mã số vùng, và số điện thoại. Để hoàn tất thủ tục, quý vị sẽ nhận được một email để qua đó xác nhận rằng đúng là mình đã ký thỉnh nguyện thư.

Ngoài việc vận động đường dây thân hữu ở Canada, BPSOS cũng đã kêu gọi sự nhập cuộc của một số cộng đồng bạn ở Canada.

“Hai tổ chức đấu tranh dân chủ và nhân quyền người Hoa như China Aid và China Human Rights Accountability Center đang huy động đường dây vận động của họ ở Canada”, Ts. Thắng nói.

BPSOS đã hợp tác với tổ chức China Aid từ 2 thập niên qua trong nhiều lĩnh vực nhân quyền, mà gần đây nhất là Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu – Thái Bình Dương được tổ chức tháng 2 năm 2016 ở Đài Bắc, Đài Loan.

Ông Bill Browder, người khởi xướng cuộc vận động cho Luật Magnistky nguyên thuỷ nhắm vào Nga năm 2010, đã giới thiệu BPSOS với các cộng đồng tị nạn Đông Âu ở Canada để cùng vận động cho dự luật Sergei Magnitsky Law.

Trở ngại lớn nhất đối với dự luật này cho đến nay là sự chống đối mạnh mẽ bởi Ngoại Trưởng Stephane Dion. Lập trường này thể hiện khuynh hướng của đảng cầm quyền (Đảng Liberal). Sau khi đắc cử, Thủ Tướng Justin Trudeau cũng đã thay đổi lập trường vì khi còn là một ứng cử viên thì ông bày tỏ sẽ ủng hộ một dự luật như vậy.

“Họ lo ngại bị Nga trả đòn bằng các biện pháp kinh tế khi mà nền kinh tế của Canada đang gặp khó khăn”, Ts. Thắng giải thích. “Vì thể diện, chính quyền Canada cũng không muốn bị xem là theo đuôi Hoa Kỳ.”

Theo Ts. Thắng, dự luật này có thể gặp khó khăn ở Hạ Viên, tức House of Commons, vì đảng Liberal năm tuyệt đại đa số tại đây. Đảng này nắm 182 ghế trong tổng số 338 ghế, tức 54%, ở Hạ Viên. Trong khi đó đảng này chỉ nắm 21 trong tổng số 105 ghế ở Thượng Viện.

“Để tạo áp lực với đảng cầm quyền, chúng ta cần báo động cho các nhà lập pháp Canada thấy những bất lợi trên mặt dư luận quốc tế nếu họ không thông qua dự luật Sergei Magnitsky Law,” Ts. Thắng nói. “Khi ấy, Canada sẽ trở thành vùng đất chứa chấp những thủ phạm đàn áp nhân quyền và cất giấu tài sản bất chính của những giới chức chính quyền tham nhũng trên thế giới.”

Ông cho biết là một sự kiện mới đây có thể trở thành lợi thế cho việc thúc đẩy dự luật Sergei Magnitsky Law. Ngày 12 tháng 1 vừa qua Thủ Tướng Trudeau tuyên bố bãi nhiệm Ông Dion và thay thế bằng bà Chrystia Freeland trong chức Ngoại Trưởng. Bà Freeland gốc Ukraina và đang bị chính quyền Nga cấm visa vào Nga.

“Đây là cơ hội quý báu mà người Việt ở Canada cần nhanh chóng nắm lấy để vận động cho dự luật trừng phạt các thủ phạm đàn áp nhân quyền,” Ts. Thắng nhận định. “Những ai ở ngoài Canada, kể cả đồng bào ở trong nước, cũng nên đốc thúc thân nhân hay bạn bè của mình ở Canada, nếu có, tham gia cuộc vận động quan trọng này.”

Theo Ông, các sinh hoạt ngày Tết sắp đến sẽ là cơ hội rất thuận lợi để các tổ chức người Việt ở Canada huy động đồng hương tham gia ký thỉnh nguyện thư được khởi xướng bởi nhóm Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam.

Ngoài Canada, BPSOS đang hợp tác với nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế để vận động cho sự lan toả của luật trừng phạt các thủ phạm đàn áp nhân quyền đến nhiều quốc gia dân chủ khác.

Hiện nay Uỷ Ban Helsinky Na Uy và tổ chức Christian Solidarity Worldwide (CSW) ở Anh Quốc đang vận động Quốc Hội của hai quốc gia này thông qua các dự luật tương tự. Cả hai tổ chức này cùng hợp tác với BPSOS trong việc tổ chức Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á ở Đông Timor vào tháng 8 vừa qua. Từ năm 2014, CSW đã cùng với BPSOS thực hiện nhiều buổi huấn luyện về báo cáo vi phạm nhân quyền theo tiêu chuẩn LHQ.

Bài liên quan:

Kêu gọi vận động luật Magnitsky ở Canada

Thông điệp đầu năm: Để biến giấc mơ chung thành hiện thực

    

14 January 2017

Video tin tức & Việt Nam tiếp nhận thêm một bản đồ khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Một Việt kiều Mỹ vừa trao tặng UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng, một tấm bản đồ được cho là có từ những năm đầu thế kỷ 19, trong đó xác định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Đế chế An Nam (Việt Nam).

Tin từ báo chí Việt Nam cho hay Tiến sĩ Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa – Giáo dục Việt Nam ở Mỹ đã mua được tấm bản đồ Partie de la Cochinchine do nhà địa lý học nổi tiếng Phillipe Vandemaelen, người sáng lập Viện địa lý Hoàng gia Bỉ, vẽ từ một người Mỹ với giá 100 đôla. Trong dịp về Việt Nam ăn Tết, ông Thắng đã tặng huyện Hoàng Sa tấm bản đồ vào ngày 10/1.

Tấm bản đồ nằm trong bộ Atlas Thế giới và được xuất bản năm 1827. Trong bản đồ có phần giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam và phần bản đồ xác định Hoàng Sa thuộc về đế chế này.

Một nhà nghiên cứu Biển Đông, ông Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, nói đây là một cơ sở rất tốt để chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa nếu tấm bản đồ trên được xác định là có giá trị.

“Nếu mình có những bản đồ có giá trị thì đó là những cơ sở rất tốt để mình chứng minh đất nước Việt Nam là như thế nào. Cái đó rất cần thiết. Mà ở Việt Nam thì hiện nay chưa có nhiều thông tin về cái này”.

Theo ông Lê Công Giàu, Việt Nam hiện chưa phát huy được những tiềm lực từ dân chúng trong việc tập hợp các tư liệu chứng minh chủ quyền của mình ở Biển Đông. Ông cho biết:

“Ở Việt Nam hiện nay chỉ có những thông tin về bản đồ do nhà nước công bố thôi. Còn của tư nhân nghiên cứu thì rất ít. Có thể có nhưng không được công bố. Đó là điều không được tốt lắm. Đáng lẽ những vấn đề như thế thì nên một mặt là nhà nước công bố, nhưng phải để cho tư nhân, những nhà nghiên cứu họ nghiên cứu được cái gì thì họ công bố để mọi người cùng tham khảo. Cái đó tốt hơn là chỉ có nguồn tin nhà nước”.

TS. Trần Thắng là người chuyên sưu tầm bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ông đã tặng cho Việt Nam 150 tấm bản đồ và 3 cuốn Atlas do Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới xuất bản. 
         
* Còn nhiều tin tức và thông báo tại Link

13 January 2017

Video tin & Đặng Xuân Diệu lần đầu tiên trả lời phỏng vấn khi đặt chân đến Pháp

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Anh Đặng Xuân Diệu với ly rượu champagne đầu tiên tại Paris, Pháp quốc.

  Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đã đáp chuyến bay VN 011 xuống phi trường Charles de Gaulle của thủ đô Paris lúc 7:10 sáng thứ Sáu 13/1/2017, sau khi được “tạm đình chỉ thi hành án” trong nhà tù Việt Nam để đến định cư tại Pháp.

Ngay sau khi được đón tiếp và đưa về đến nơi ở mới, Đặng Xuận Diệu đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Đây là lần đầu tiên anh trả lời phỏng vấn báo chí kể từ khi được ra khỏi nhà tù Việt Nam.

Cảm giác khó tả!

Tường An: Cám ơn anh Đặng Xuân Diệu đã nhận trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do RFA. Câu hỏi đầu tiên xin được hỏi cảm giác của anh như thế nào khi đặt chân xuống phi trường Charles de Gaulle?

Đặng Xuân Diệu: Cảm giác khi tôi xuống phi trường Charles de Gaulle trong tâm trạng được gặp những người cùng chí hướng, rồi những người đã vất vả trong thời gian dài để tôi được tự do và có mặt tại sân bay Charles de Gaulle. Cảm giác rất là khó tả!

Theo quy luật chung thì ai cũng vui mừng cả nhưng mà với bản thân thì cũng có một số điều trăn trở. Đó là hành trình mình đã lựa chọn, những công việc mà mình đang muốn, hay mục đích mà mình đang đặt ra thì chưa đến đâu cả. Mặc dù mình đã được ra khỏi nhà tù nhưng cũng còn biết bao nhiêu anh em vẫn còn chịu cảnh tù đày.

Tường An: Anh có thể cho biết chính quyền Việt Nam đã quyết định trả tự do cho anh lúc nào? Và họ có nói lý do trả tự do cho anh hay không?

Đặng Xuân Diệu: Ở đây gọi là “tạm đình chỉ thi hành án”. Tôi được biết kế hoạch khoảng 5 giờ (thứ Năm 12/1/2017). Đến khoảng 11 giờ kém thì người ta bảo lịch lên sân bay, 5 giờ rưỡi người ta vào làm thủ tục, kiểm tra đồ đạc, tất cả để rồi tôi di chuyển từ trại giam sang sân bay Tân Sơn Nhất.

Lý do thì họ nói tôi được đi sang Pháp để định cư. Và họ cũng nói trong quyết định đình chỉ thi hành án này lên sân bay họ sẽ giao và nếu tôi không đi thì các cơ quan chức năng sẽ bắt trở lại.

Hành trình từ nhà tù VN đến Paris

Tường An: Anh có thể kể lại những diễn biến sự việc từ lúc được báo tin trả tự do cho tới lúc anh bước chân lên máy bay sang Paris?

Đặng Xuân Diệu: Quý vị và các bạn có biết là thủ tục để ra khỏi nhà tù người ta sẽ kiểm tra tư trang của mình và những đồ vật cấm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình lên sân bay thì Đại sứ quán Pháp đã có lịch hẹn sẽ gặp tôi trước khi lên sân bay khoảng 30 phút. Họ cũng đề nghị gặp riêng tôi chứ không có người của cơ quan chức năng chứng kiến. Thế nhưng bên phía Việt Nam thì không cho!

Và sau đó thì họ chuyển giao cho tôi một số tài liệu, giấy tờ liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh. Khi tôi lên máy bay lúc 11 giờ kém 10 , người ta giao cho tôi quyết định đình chỉ thi hành án, và tôi lên máy bay.

Quý vị cũng biết là trong quá trình thi hành án, tôi không sử dụng áo phạm nhân do cơ quan cấp phát, tôi chỉ sử dụng đồ cá nhân của tôi có đóng dấu “phạm nhân” ở sau lưng hoặc trước ngực. Thế nhưng khi tôi lên sân bay thì ở bên phía an ninh họ nói là họ sẽ gửi hành lý cho tôi và họ nói là họ sẽ đưa cho tôi và máy bay cùng phiếu gửi hành lý lại cho tôi.

Thế nhưng sau khi tôi sang sân bay Charles de Gaulle, kiểm tra lại hành lý mới biết áo của tôi đã bị an ninh đánh cắp!

Hầu như tất cả áo chemise, quần, áo dài có đóng dấu “phạm nhân” đều bị đánh cắp, chỉ trừ đồ lót.

Can thiệp của Đại sứ quán Pháp

Tường An: Trong thời gian anh ở tù thì có những phái đoàn ngoại giao nào đến thăm anh ạ?

Đặng Xuân Diệu: Có hai lần: một lần là của phái doàn ngoại giao tham tán Liên Hiệp Châu Âu EU ở Việt Nam, lần thứ nhất vào ngày 24/2/2016. Lúc đó Đại sứ Pháp có nhã ý mời tôi sang Châu Â. Lúc đó tôi đang trong tình trạng sức khỏe không bảo đảm, danh dự và tính mạng của tôi đang bị chà đạp nên tôi nói rằng tôi phải gặp gia đình rồi mới quyết định được.

Và lần thứ hai sau đó 6 tháng, tức là ngày 14/9, cũng phái đoàn EU. Lúc đó do sự tác động của nhiều phía, trong đó có cả gia đình, cơ quan chức năng của trại giam, trong đó có cả tham tán EU đã động viên nên rời khỏi nhà tù để chấp nhận sang định cư ở Pháp.

Đó là nguyện vọng lớn nhất của gia đình, đặc biệt là mẹ già của tôi mong muốn. Đó là lần mà tôi đã đồng ý sang định cư tại Pháp.

Tiếp tục tranh đấu cho quê hương

Tường An: Hiện giờ sức khỏe của anh như thế nào?

Đặng Xuân Diệu: Tôi sang đây được mọi người tiếp đón, cho nên về mặt tinh thần thì tôi rất là thoải mái và cuộc sống thấy rất là ấm cúng. Còn về thể xác thì sau một thời gian dài chấp hành án và nhiều ngày tuyệt thực vì bất công cho nên tôi nghĩ thể xác của tôi có một số trục trặc và tôi cũng dự định sẽ đi kiểm tra sức khỏe để có những con số cụ thể.

Tường An: Thưa anh, dù anh mới đặt chân xuống Pháp chưa được 24 giờ, câu hỏi này có thể là hơi quá sớm nhưng cũng xin được hỏi anh có dự định gì cho tương lai hay không ?

Đặng Xuân Diệu: Đúng là câu hỏi hơi sớm. Tôi đến đây, điều kiện hay phương tiện để tôi làm được cái gì thì lúc này tôi chưa xác định được. Nhưng mục đích thì không sớm vì tôi vẫn mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình để thay đổi được xã hội cũng như nền chính trị của Việt Nam ngày càng được tự do và dân chủ thực sự.

Mục đích của tôi như thế, có phương tiện hỗ trợ trong chừng mực nào thì tôi sẽ hy sinh, cố gắng để làm trong chừng mực đó.

Tường An: Xin cám ơn anh Đặng Xuân Diệu đã dành cuộc phỏng vấn đầu tiên cho đài Á Châu Tự do, và cũng xin chúc anh những ngày may mắn, bình an trên nước Pháp!

Đặng Xuân Diệu: Nhân đây tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tất cả thính giả của Đài Á Châu Tự Do RFA cũng như những người trong thời gian qua đã ủng hộ tôi về tinh thần, vật chất!

Cám ơn những người đã chào đón tôi ở tại nước Pháp!

Và tôi muốn cám ơn một cách đặc biệt đến những cá nhân, tổ chức, cơ quan đã vận động cho tôi có được tự do ngày hôm nay tại đất nước Pháp!  

    

10 January 2017

Video tin & Anh quốc mở niêm phong tài liệu liên quan đến sự kiện Thiên An Môn

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Ngày 30/12/2016, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh đã cho mở niêm phong phần tài liệu mật cuối cùng về nội các của cựu Thủ tướng Margaret Thatcher và công bố công khai trên trang mạng của Quỹ Margaret Thatcher (Margaret Thatcher Foundation). Theo thông tin, phần tài liệu có nhiều nội dung liên quan đến sự kiện Thiên An Môn cùng quá trình quan hệ ngoại giao giữa Anh và Trung Quốc khi đó.

Giết 200 người để ổn định 20 năm

Theo tài liệu, ngày 20/5/1989 Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lệnh giới nghiêm, khi đó ông Alan Ewen Donald, Đại sứ Anh trú tại Trung Quốc đã điện mật cho Chính phủ Anh báo cáo tình hình, ông cho biết trong lúc ông đang dùng bữa trưa cùng nhà Hán học nổi tiếng Stuart Schram, ông Stuart Schram tiết lộ một quan chức thông tin Trung Quốc cho biết, ông Đặng Tiểu Bình vô cùng lo lắng về tình hình Thiên An Môn và đã cho rằng “giết 200 người có thể giữ ổn định được 20 năm” (200 dead could bring 20 years of peace to China). Theo Alan Ewen Donald, điều này cho thấy để đổi lấy sự ổn định, lãnh đạo Trung Quốc khi đó đã không tiếc dùng sinh mạng của người kháng nghị.

Buổi tối cùng ngày, ông Alan Ewen Donald lại nhận được tin tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Chính phủ Trung Quốc cho rằng việc đổ máu là khó tránh khỏi (no way to avoid bloodshed), họ đã ra lệnh công nhân viên bệnh viện nhà nước đi làm, còn quân đội Trung Quốc cũng nhận được lệnh “áp dụng thủ đoạn cần thiết” để ổn định tình hình.

Tiết lộ tình hình Bắc Kinh sau sự kiện Thiên An Môn

Theo Apple Daily đưa tin, trong hồ sơ có nhiều mật điện của Đại sứ Anh trú tại Trung Quốc kể về tình Bắc Kinh sau trận tàn sát Thiên An Môn: bức tường bao bên ngoài khu nhà trọ của nhân viên ngoại giao đầy vết đạn, trên nóc các tòa nhà đầy những tay súng mai phục, còn xe tăng của Giải phóng quân luôn túc trực tại Thiên An Môn.

Ngày thứ hai sau trận thảm sát, Alan Ewen Donald gửi điện mật thông báo, có 30 chiếc xe tăng chiếm giữ tại góc đường gần khu ngoại giao Bắc Kinh. Alan Ewen Donald cho rằng, nơi này có thể bùng nổ xung đột và ảnh hưởng đến an toàn của các nhân viên Sứ quán trú gần đó.

Trong mật điện ngày 7/6, Alan Ewen Donald hình dung tình hình Bắc Kinh ngày càng xấu đi. Có người dân thường đi từ phía đông đường Trường An hướng về phía đại lộ bên ngoài Kiến Quốc Môn, trên tay cầm vũ khí, quân đội trông thấy liền bắn hướng lên cao, nhưng đạn lạc vào ngay khu nhà ở của người Anh, may mắn không ai bị thương. Ngoài ra, cánh cổng bên ngoài khu nhà ngoại giao bên ngoài Kiến Quốc Môn bị quân đội phong tỏa, theo phân tích của Alan Ewen Donald, việc này nhằm đối phó với những tay súng mai phục ở những nóc nhà xung quanh; cảnh vệ ở bên ngoài Đại sứ quán cũng biến thành giải phóng quân.

Hai ngày sau, Alan Ewen Donald lại gửi điện mật thông báo Bắc Kinh đang triển khai truy nã quy mô lớn. Công an phong tỏa và cho người mặc thường phục xông vào các con hẻm bắt người. Hành động của họ làm quần chúng hoảng sợ, không còn ai dám ra đường.

Khu nhà ngoại giao bên ngoài Kiến Quốc Môn bị trúng nhiều vết đạn, trong đó một nơi ở của người Úc có 24 lỗ đạn, có người chứng kiến cho biết, một người Trung Quốc mặc thường phục bắt một người khác dẫn đi. Ngoài ra, trong quảng trường Thiên An Môn có dấu vết có quân đội thiết giáp, cho thấy binh đoàn xe tăng vẫn còn trú lại. Có thông tin quân đội tiến vào khuôn viên trường Đại học.

Cùng ngày, Tổ Xử lý khẩn của Anh đã cấp visa đặc biệt cho 6 công dân Trung Quốc đang rơi vào tình trạng đặc biệt nguy hiểm. Cùng việc nhà chức trách Trung Quốc đang truy ráp lãnh đạo sinh viên, Đại sứ quán Anh nhận được ngày càng nhiều đơn xin visa đặc biệt và xin được Chính phủ Anh bảo hộ.

Trung Quốc nhờ Anh viện trợ nhưng bị từ chối

Trong bộ văn kiện lớn được công bố lần này có 10 tài liệu liên quan đến tình hình Hồng Kông. Trong đó, một tài liệu do nghị sĩ Quốc hội Anh Hal Miller viết cho bà Thủ tướng Thatcher ngày 21/6/1989, theo đó cho biết Trung Quốc đã dùng «Luật Cơ bản» (Hiến pháp) Hồng Kông làm lá bài để đổi lấy sự viện trợ từ Anh.

Trung Quốc tiếp cận với bà Thatcher thông qua một người Hồng Kông, họ muốn thông qua con đường không chính thức nhờ nước Anh tiếp tục viện trợ kinh tế. Trung Quốc mời bà Thatcher đến thăm Trung Quốc vào tháng 7/1989 với thân phận cá nhân, gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc Dương Thượng Côn và Đặng Tiểu Bình, bàn về khoản vay đầu tư, vấn đề Hồng Kông và quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Anh.

Điều kiện được Trung Quốc đưa ra là: nếu Anh cho vốn vay ưu đãi (soft loans), tiếp tục hỗ trợ dưới hình thức đầu tư, thì Trung Quốc sẽ “thay đổi quan điểm” trong vấn đề khởi thảo «Luật Cơ bản» (Hiến pháp) Hồng Kông.

Tuy nhiên, vì sự kiện Thiên An Môn gây chấn động quốc tế, các nước Âu Mỹ đã lên án và cùng liên kết chấm dứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trong tình hình này, ông Ewen Donald và ông Đại sứ David Wilson tại Hồng Kông đã kiến nghị phản đối, vì lo ngại làm như thế sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án nước Anh bàng quan trước sự kiện Thiên An Môn. Cuối cùng phu nhân Thatcher đã không thể đồng ý kiến nghị hiệp thương do Trung Quốc đưa ra.

Theo tờ Minh Báo, trong phần tài liệu liên quan đến Hồng Kông có 5 tài liệu tuy đã được cho mở niêm phong nhưng Chính phủ Anh vẫn đề nghị tạm thời không công bố. Những tài liệu này Chính phủ Anh tạm thời giữ lại (temporarily retained), hiện không thể biết được họ sẽ được giữ lại bao lâu.

Mộc Vệ (T/H)

    
* Còn nhiều tin tức và thông báo tại Link

07 January 2017

Video tin tức & Một Công Cụ Mới Để Bảo Vệ Nhân Quyền “Đạo Luật Magnitsky Toàn Cầu”

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mới ban hành Bộ Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) vào ngày 9-12-2016 vừa qua. Đây là một quà Giáng Sinh rất có ý nghĩa cho tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền và chống tham nhũng và những nạn nhân liên hệ trên toàn thế giới.

Đạo Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu đã được khởi xướng và đỡ đầu bởi TNS Ben Cardin (DC, Maryland) và TNS John McCain (CH, Arizona) tại Thượng Viện và DB Jim McGovern (DC, Massachusetts) và DB Christopher Smith (CH, New Jersey) tại Hạ Viện. Cựu DB Cao Quang Ánh (CH, Louisiana) cũng đã góp công đáng kể, thúc đẩy mạnh mẽ để hình thành Đạo Luật Nhân Quyền Magnitsky toàn cầu, cùng với một số tổ chức nhân quyền quốc tế và BPSOS/CAMSA.

Đạo luật này mang tên một luật sư người Nga Sergie Magnitsky. Ông đã bị bắt giam vào 2008 và chết trong tù vào năm 2009 khi làm đại diện cho công ty đầu tư Anh Hermitage Capital Management, điều tra việc tham nhũng của các giới chức Bộ Nội Vụ Nga.

Theo ông Bill Browder, một cố vấn về đầu tư người Anh và là sáng lập viên của công ty Hermitage, ông Magnitsky đã tố cáo các viên chức này đã tịch thu những cơ sở của Hermitage tại Nga và sử dụng công ty Hermitage để ăn cắp $230 triệu Mỹ kim của Bộ Tài Chánh Nga và chuyển lậu qua một số nước Âu châu và Hoa Kỳ. Hồ sơ tài chánh Panama (Panama papers) gồm 11.5 triệu tài liệu lọt ra ngoài vào ngày 3-4-2016 cho thấy rằng một phần của số tiền $230 triệu Mỹ kim được chuyển vào chương mục của nhạc sĩ Sergei Roldugin, một người thân thuộc của lãnh tụ Nga Vladimir Putin.

1. Những điểm chính của Đạo Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu

Bộ Luật Magnitsky Toàn Cầu cho phép tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thực thể pháp lý nào ở nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng như sau:

* Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng những quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại nhân cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì những cá nhân này tố cáo những hành vi bất chính của những viên chức chính quyền hay thực thi hoặc khuyến khích những quyền con người và những quyền tự do.

* Thi hành những vi phạm nhân quyền kể trên theo lệnh của một người khác.

* Là một viên chức chính quyền, hay là một người phụ tá cao cấp của viên chức này, chịu trách nhiệm hay a tòng trong việc ra lệnh hay trực tiếp có những hành động tham nhũng đáng kể, kể cả việc tịch thu tài sản tư nhân hay công cộng để làm lợi cho cá nhân, tham nhũng liên quan đến những hợp đồng của chính phủ hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc giúp đỡ hay chuyển giao tiền hối lộ cho một giới thẩm quyền nước ngoài.

* Trợ giúp đáng kể hay cung cấp tài chánh, vật liệu, hoặc yểm trợ kỹ thuật, hiện vật hay dịch vụ cho những hành động kể trên.

2. Ý kiến về Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu

Sau khi Dự Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu được lưỡng viện của Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 8-12-2016 và chuẩn bị chuyển qua cho Hành Pháp ký thành luật, TNS Ben Cardin tuyên bố “Hoa Kỳ đã có thêm một dụng cụ quan trọng trong hộp đựng dụng cụ ngoại giao của chúng ta. Những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng cần phải hiểu rõ rằng họ không thể thoát khỏi những hậu quả do những hành động của họ gây ra ngay cả khi quốc gia của họ bất động.”

Ô. Alexandra Schmitt của Tổ chức Human Rights Watch nhận xét rằng Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu là một biện pháp bảo vệ nhân quyền khôn khéo, nhắm thẳng vào cá nhân tội phạm mà không trừng phạt cả một quốc gia, trong đó có những người dân vô tội.

Ô. Daniel Calingaert thuộc Tổ chức Freedom House điều trần vào giữa năm 2015 trước Tiểu Ban Phi Châu, Y tế Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và Các Tổ Chức Quốc Tế thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện rằng “Tự do toàn cầu đã suy giảm trong chín năm liền theo những tài liệu Freedom House đã thu thập được về quyền dân sự và chính trị để xếp hạng hàng năm.

Nguyên do chính của sự suy giảm này là sự trỗi dậy của những chế độ độc tài … Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu sẽ hướng dẫn tổng thống áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền và những viên chức chính quyền tham nhũng bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Bất kể vi phạm xẩy ra ở đâu, thủ phạm có thể bị từ chối cấp hộ chiếu vào Hoa Kỳ và bị ngăn cấm sử dụng những cơ sở tài chánh của chúng ta.

Phạm vi toàn cầu là một sức mạnh chính. Không một nước nào được miễn. Biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng cho những nước như Trung Quốc và Saudi Arabia. Những nước này thường không bị chỉ trích về vi phạm nhân quyền vì quyền lợi kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ.”

Sau cái chết của LS Sergie Magnitsky, ông Browder đã vận động nhiều năm với Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ để tìm những biện pháp trừng trị những viên chức ngoại quốc tham nhũng ám hại những người tố cáo. Kết quả là vào năm 2012, Hoa Kỳ đã ban hành Bộ Luật Trừng Phạt Magnitsky (Sergie Magnitsky Rule of Law Accountability Act), nhưng chỉ giới hạn vào Liên Bang Nga. Bộ Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) như tên ám chỉ sẽ áp dụng cho tất cả mọi nước trên thế giới.

3. Luật Nhân Quyền MagnitskyToàn Cầu Hóa

Cùng ngày với Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu, Nghị Viện Estonia cũng đã phê chuẩn một tu chánh án của Đạo Luật Buộc Phải Dời và Cấm Nhập Cảnh 1998 (1998 Obligation to Leave and Prohibition on Entry Act) để cấm những kẻ vi phạm nhân quyền vào Estonia. Nhân dịp này Ô. Bill Browder tuyên bố rằng “Một đạo luật đầu tiên ở Âu Châu của một nước giáp ranh với Nga là một tặng vật thích hợp đối với Sergei Magnitsky.”

Hiện nay, một số dự luật mang tên Magnitsky đang được cứu xét tại Norway và Liên Hiệp Ấu Châu. Nghị Viện Anh Quốc cũng đang cứu xét một tu chánh án cho đạo luật chống rửa tiền để có thể tịch biên tài sản tại Anh Quốc của những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền tại bất cứ quốc gia nào. Nghị viện Canada cũng đã khởi công dự thảo một đạo luật trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền tương tự từ tháng 3, 2015. Một khi những nước văn minh đều có luật Magnitsky, những kẻ tội phạm sẽ không còn nơi an toàn để cất dấu tài sản phi pháp.

Những viên chức chính quyền tham nhũng ở những nước nước độc tài thường hay mua tài sản và cất giữ tiền bạc ở những nước giầu và tân tiến, vì những số tiền lớn kiếm được thường là bất chính nên phải cất dấu ở nước ngoài. Thứ hai là chinh những kẻ làm giầu trong chế độ độc tài tham nhũng lại không tin tưởng về sự lâu bền của chế độ đã nuôi dưỡng mình, nên cần tìm một chỗ để thoát thân khi chế độ xụp đổ. Thứ ba là những nước giầu và tân tiến có hệ thống kinh tế và tài chánh ổn định có thể bảo đảm giá trị tài sản của họ và là những thị trường đầu tư tốt.

4. Trường hợp Việt Nam

Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), Việt Nam là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, bị xếp vào hạng 112 trên tổng số 168 nước được điều nghiên với số điểm thấp 31/100 vào năm 2015. Tại Hội nghị lấy ý kiến đánh giá 10 năm chống tham nhũng ở Việt Nam vào ngày 27-10-2016 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhìn nhận tình trạng tham nhũng trên cả nước là “thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước và trên hết là đe dọa sự tồn vong của chế độ.”

Theo mạng 10Hay.com, mười vụ tham nhũng nhất Việt Nam hiện nay là (1) EPCO Minh Phụng; (2) PMU18; (3) PCI; (4) Đề án 112; (5) Nexus Technologies; (6) Tiền Polime; (7) Chia chác đất công ở Đồ Sơn; (8) Vinashin; (9) Vinalines; và (10) PVC Trịnh Xuân Thanh.

Theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp vào trong 51 nước không có tự do (not free) với số điểm tự do áp chót là 6/7 và số điểm tồi tệ nhất về quyền chính trị là 7/7, so với 89 quốc gia có tự do (free) và 55 quốc gia có một phần tự do (partial free) trong tổng số 195 nước được điều nghiên vào năm 2015. Theo phúc trình 2015 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, một số viên chức thuộc Bộ Công An đã phạm vào tội bắt bớ tùy tiện và giết người trái phép. Ít nhất có 14 người chết trong khi bị giam giữ.

Trong số đó có các nạn nhân như Nguyễn Văn Tịnh (Hà Tĩnh), Nguyễn Đức Duân (Hưng Yên), và Đỗ Đăng Du (Hà Nội). Cũng theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có ít nhất 70 người bị cảnh sát hoặc công an mặc thường phục hành hung hay tra tấn, trong đó có những người hoạt động nhân quyền mà nhiều người biết đến như Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Lư Thị Thu Vân, Trần Anh Kim, Lại Tiên Sơn, Nguyễn Thanh Hà, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyển, Đinh Quang Tuyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, LS Nguyễn Văn Đài, Trương Dũng, LS Trần Thu Nam, LS Lê Văn Luân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức, Trần Thị Nga, Trương Minh Tâm, Chu Mạnh Sơn, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Văn Oai, Mai Thanh, Trương Văn Dũng, và Nguyễn Tường Thụy.

Theo TS Cù Huy Hà Vũ, mười viên chức cao cấp thuộc Đảng CSVN chủ trương đàn áp nhân quyền mạnh mẽ nhất là (1) Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng 2006-2016); (2) Trần Đại Quang (Bộ Trưởng Công An 2011-2016, Chủ tịch nước từ 2016); (3) Lê Hồng Anh (Bộ Trưởng Công An 2002 - 2011); (4) Tô Lâm (Bộ Trưởng Công An từ 2016); (5) Nguyễn Văn Hưởng (Thứ Trưởng Công An, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo 2001 -2013.

Bạn gái của Nguyễn Văn Hưởng là Hồ Thị Thu Hồng, còn gọi là Hồng Beo, bị cách chức Tổng Biên Tập báo Thể Thao TP Hồ Chí Minh do tham nhũng, được Hưởng bố trí cho sang Mỹ, hiện mở quán ăn tại California); (6) Trương Hòa Bình (Chánh Án Tòa Án Tối Cao 2007-2016, Phó Thủ Tướng từ 2016); (7) Nông Đức Mạnh (Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam 2001-2011); (8) Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam từ 2011); (9) Lê Thanh Hải (Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam TP Hồ Chí Minh 2006-2015); (10) Phạm Quang Nghị (Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam TP Hà Nội 2006-2016).

Với tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền như trên, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều hậu quả của Đạo Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu. CSVN chỉ trích Mỹ nhưng tiếp tục gửi con cái qua Mỹ du học và đầu tư tại quốc gia này. Hiện nay có khoảng 17,000 sinh viên Việt Nam đang học ở các trường đại học Mỹ.

Theo Sở Hộ Chiếu (Visa Office) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong năm 2014, có 92 người Việt đến Mỹ với hộ chiếu EB-5 dành cho những người giầu có muốn định cư ở Mỹ với điều kiện mỗi người phải đầu tư ít nhất $500,000 – $1 triệu Mỹ kim tùy theo vùng kinh doanh trong chương trình di dân đầu tư (Immigrant Investor Program).

Số người Việt được cấp hộ chiếu EB-5 đã tăng gấp 3 lần, lên tới 249 người vào năm 2015. Khuynh hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2016. Thật là đáng theo rõi xem nhiều người Việt còn muốn qua Mỹ với hộ chiếu EB-5 nữa không trong những năm tới sau khi Đạo Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu được áp dụng. 
    
* Còn nhiều tin tức và thông báo tại Link

Blog Archive