28 August 2019

Video & Phỏng vấn GS Nguyễn Văn Canh về đạo luật trừng phạt Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo - Sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆↑ Video & Phỏng vấn GS Nguyễn Văn Canh về đạo luật trừng phạt Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông.

Mỹ Lợi phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Canh tại tư gia của ông vào chiều Chủ Nhật, ngày 25/6/2019.

Giáo sư Nguyễn Văn Canh cho biết, Dự Luật này được hai Nghị sĩ là Mario Rubio (CH, Fl) và Ben Cardin (DC, MD) cùng với 13 Nghị Sĩ khác (1) bảo trợ. Dự luật được đệ nạp vào Thương viện ngày 23 tháng 5, 2019 và được dịch là :”Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”. Mục đích: Áp dụng các trừng phạt liên quan đến hoạt động của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông), và vài mục đích khác.

Dự Luật đã được nộp vào Thượng Viện Hoa Kỳ và đã số hiệu là ROS19622. Theo thủ tục lập pháp trong trường hợp này, thì Văn Phòng Thượng Viện sẽ chuyển đến tiểu ban có thẩm quyền để duyệt xét rồi biểu quyết. Đó là Tiểu Ban có tên là “The Subcommittee On East Asia, The Pacific and International Cyber Security Policy” thuộc Committee on Foreign Relations.

Sau khi Tiểu Ban này thông qua, Dự Luật sẽ được chuyển đến Uỷ Ban Liên Lạc Đối Ngoại biểu quyết, trước khi được đưa ra phiên khoáng đại Thuợng Viện. Sau khi Thương Viện thông qua, Dự Luật sẽ đươc chuyển xuống Hạ Viện. Tiến trình trong thủ tục lập pháp tại đây cũng như trên, trước khi Tổng Thống ban hành.

Giáo sư Canh cho biết thêm, bước vào giai đoạn 2, để kiện toàn cho việc vận động các vị dân cử ủng hộ dự luật Trừng Phạt Trung Cộng Có Hành Vi Trái Công Ước Quốc Tế Ở Biển Đông, GS Nguyễn Văn Canh đã triệu tập một phiên họp gồm ông Thái Văn Hoà và các cộng sự. Phiên họp sẽ diễn ra vào trưa Thứ Bảy, ngày 31 tháng 8 năm 2019.

  Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến👇 nguồn gốc Youtube.        

18 August 2019

Video tin tức & Nguồn gốc đạo luật Magnitsky

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^

1.7 triệu người Hồng Kông xuống đường: Họ không ngăn được nỗi giận dữ của chúng tôi!

Hôm Chủ nhật 18/8/2019, khoảng 1.7 triệu người dân Hương Cảng đã tuần hành ôn hòa yêu cầu chính phủ rút bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ và điều tra việc cảnh sát sử dụng bạo lực quá mức.

Các cuộc biểu tình bước sang tuần thứ 11 trong bối cảnh lực lượng cảnh sát vũ trang của Trung Quốc chuyển quân đến sát biên giới với Hồng Kông tập trận và đe dọa dùng vũ lực để giải tán biểu tình. Hong Kong: 1.7 million march for democracy 👇

Sau khi Ủy Ban Kiểm Điểm Công Ước Chống Tra Tấn Liên Hiệp Quốc có kết luận đến 25 điểm cho phái đoàn Việt Nam tham dự tại Thụy Sĩ, để cho các chế tài có hiệu lực theo Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng của tổ chức PBSOS là cần áp dụng luật Magnitsky.

Nguồn gốc đạo luật Magnitsky.

Đạo luật trách nhiệm Magnitsky hoặc Magnitsky Act đã được chính phủ Hoa Kỳ thông qua vào năm 2012, các chính phủ Canada, Vương quốc Anh,Estonia, Latvia và Lithuania đồng thông qua vào năm 2018.

Bộ luật Magnitsky này có ảnh hưởng như thế nào?

Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ đòi hỏi bộ Ngoại giao phải nhận định và xử phạt những cá nhân, nhân viên của Nga Xô mà họ xét là có trách nhiệm về cái chết của Sergei Magnitsky.

Đạo luật này không chỉ dành riêng cho trường hợp của ông Magnitsky. Nó áp dụng cho tất cả những người nào có liên quan và có trách nhiệm về các vụ giết người, tra tấn, hoặc vi phạm tàn bạo quyền căn bản của con người. Những kẻ có tên trên danh sách của Bộ Ngoại Giao sẽ bị từ chối cấp giấy thông hành vào các đất nước trên, tài sản của họ sẽ bị đóng băng và họ cũng sẽ bị cấm sử dụng dịch vụ ngân hàng ở các nước phương tây. Đã có những bằng chứng cho thấy những hung phạm này đã mua được bất động sản đắt giá, xe hơi đắt tiền và mở các tài khoản ngân hàng béo bở ở Dubai, Cyrus, Thụy Sĩ và các nước phương tây khác.

Đạo luật này khiến cho những hung phạm không được hưởng những quyền lợi như những người khác. Hiện tại, đạo luật này không chỉ áp dụng cho Nga Xô, mà áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó các thể chế quốc gia chuyên quyền, độc tài sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong đó có Trung Cộng và Việt Cộng, nơi mà sự tàn bạo xảy ra hằng ngày.

Người đứng sau việc vận động Đạo Luật Magnitsky là ông William Browder, còn gọi tắt là “Bill”.

Lùi về quá khứ, ông nội của Bill là Earl, ông ta từng sống ở Nga là cưới vợ người Nga gốc Do Thái. Năm 1931, sau khi trở về Hoa Kỳ từ Nga Xô, ông giữ chức vụ thủ lãnh của Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ. Ông tranh cử chức vụ tổng thống vào những năm 1936 và 1940 nhưng đều thất bại. Sau thế chiến thứ hai, Earl không còn được Moscow tín nghiệm nên ông đã bị đuổi ra khỏi Đảng Cộng Sản.

Cha có Bill là Felix, ông ta là một thần đồng toán học. Felix được nhận vào trường MIT năm ông mới 16 tuổi. Vì mang tiếng là con trai của tủ lãnh Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ nên Felix đã gặp rất nhiều gian nan khi tìm việc làm. Cho đến lúc bà Eleanor Roosevelt ra tay giúp đỡ thì cuộc đời của Felix mới khá hơn.

Bill tốt nghiệp MBA tại đại học Stanford và theo nghể kinh doanh. Năm 1996, ông đồng sáng lập một quỹ hưu trí với Edmond Safra,có trụ sở tại London, với tên gọi Hermitage Capital. Năm 1988, Bill từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ và đổi sang sống ở London. Sau đó Bill xin vào quốc tịch Anh.

Hermitage đầu tư vào thị trường chứng khoán của Nga Xô trong thời kỳ mà những vụ trộm cấp tài sản quốc gia hoành hành dưới dạng tư nhân hóa, lúc tổng thống Boris Yelsin đang tại vị.

Hermitage đã nhanh chóng thành công trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán Nga Xô. Nhưng lúc đó Bill đã trở thành một nhà hoạt động nổi tiếng. Ông tố cáo những hành động tham nhũng và tội phạm tràn lan trong các ngành công nghiệp của Nga. Ban đầu, ông hoan nghên tổng thống Vladamir Putin vì ông nghĩ rằng Putin sẽ dẹp sạch những tham nhũng và tội phạm. Đến năm 2005, khi tay sai của Putin đã không cần che đậy những hành vi tham nhũng và tội phạm của chúng thì Bill rất thất vọng với Putin. Lúc này, tay chân của Putin đã tạo được riêng cho chúng một guồng máy tham nhũng và tội phạm quốc doanh vững chắc trên đất Nga.

Bill trở nên bất mãn và chống đối Putin cùng thuộc hạ của hắn ra mặt. Ông bị cấm không được đât chần vào nước Nga. Mặc dầu gặp khó khăn với Nga Xô, nhưng Hermitage cũng đã bán ra được tất cả các cổ phiếu với số lợi nhuận cao rất cao. Tất cả tiền bán cổ phiếu đã được chuyển hết về phương Tây. Vì số lợi nhuận quá cao nên Hermitage phải đóng một khoản thuế là $230.000.000 đô la trong năm đó cho ngân khố quốc gia Nga.

Năm 2007, nhân viên của một Bộ Nội Vụ Nga lục soát văn phòng Hermitage ở Moscow. Họ đã lấy đi tất cả các hồ sơ và thông tin của công ty này. Khi họ phát giác hồ sơ nộp thuế của Hermitage, với số tiền đóng thuế không lồ thì Bộ Nội Vụ Nga, nhân viên thuế và một số tội phạm chuyên nghiệp đã toa rặp tiến hành âm mưu gian lận để sóan đoạt số tiền này. Họ đã làm giả mạo các tài liệu, thông tin, tạo ra các công ty ma, làm các hợp đồng giả để xin sở thuế hoàn lại số tiền $230 triệu đô mà Hermitage đã đóng trước đó. Các quan chức thuế của Nga đã đồng lõa chấp thuận yêu cầu hoàn tiền của các công ty ma và đã hoàn lại số tiền $230 triệu đô . Nhưng số tiền đó không được trả lại cho Hermitage, thay vào đó, số tiền hoàn lại đã được chia cho những kẻ gian lận, đó là Bộ Nội Vụ Nga và tay chân của Putin.

Trong lúc này, Sergei Magnitsky, một luật sư người Nga, ba mươi lăm tuổi, đang làm việc cho Hermitage, đã mở một cuộc điều tra về những vi phạm của Bộ Nội Vụ Nga. Năm 2008, Magnitsky đứng ra làm chứng cho một ủy ban của Nga về vấn đề gian lận mà anh ta đã phát hiện được. Không lâu sau đó, Magnitsky đã bị bắt và bị buộc tội “ lừa đảo”. Ở trong tù, anh ta bị đối xử tàn tệ, dã man, bị đánh đập bằng roi cao su. Vì bị đối xử dã man nên Magnitsky đã ngã bệnh và chết trong tù vào ngày 16/11 năm 2009, chỉ 11 tháng sau khi bị bắt.

Chúng ta cần kêu gọi thêm nhiều quốc gia trên thế giới ban hành Đạo luật Magnitsky toàn cầu hầu ngăn cấm những tên tội phạm quốc tế thừa hưởng các quyền lợi của các nước tự do. Chúng phải trả giá cho những hành động dã man gây ra cho người khác.

Nguồn Gốc Đạo luật Magnitsky Act-phần hai.

(Source: trích dẫn từ: Human Rights Watch: 13/9/2017, New Yoker magazine ngày 20/8/2018) (Lưu ý: Đạo luật này áp dụng ở Hoa Kỳ)

The US Global Magnitsky Act:

Năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Trách Nhiệm Toàn Cầu (US Global Magnitsky Act) cho phép cơ quan hành pháp áp đặt lệnh:

1. cấm nhập cảnh;

2. chế tài bằng cách cấm các cá nhân

hoặc công ty giao dich thương mại với các ngân hàng, công ty của Hoa Kỳ,

3. đóng bằng những tài khoản và tài sản

của những cá nhân hoặc công ty nào có trách nhiệm về các vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng, tham nhũng ở quốc gia sở tại của họ.

Đạo luật này cho phép Tổng Thống Hoa Kỳ được quyền đề nghị, ngăn chặn, hoặc thu hồi visa cua một số người nước ngoài hoặc các cá nhân và tổ chức hoặc áp đặt biện pháp trừng phạt tài sản.

Đạo luật ghi:

“Bất cứ người nào trên thế giới cũng có thể bị trừng phạt theo đạo luật này: (a) nếu họ là người: (i) có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm; hoặc

(ii) đã hành động như một đại lý cho một người nào đó có trách nhiệm hoặc phải chịu trách nhiệm về các việc “giết người khi pháp, tra tấn hoặc vi phạm các quyền con người mà đã được quốc tế công nhận”; hoặc

(b) nếu họ là quan chức chính phủ hoặc là đối tác với các quan chức chính phủ đồng loã trong các hành vi tham nhũng.”

Tại sao đạo luật Magnitsky toàn cầu là một công cụ hữu ích?

Để thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền ở tất cả các cấp chính phủ khắp nơi trên thế giới, chính phủ Hoa Kỳ áp dụng biện pháp trừng phạt bất kỳ cá nhân nào hoặc tập đoàn nào đã tham gia vào các sự việc vi phạm nhân quyền trầm trọng và tham nhũng.

Đạo luật này áp dụng cho tất cả các quan chức từ cấp cao cho đến các nhân viên cấp thấp, và thậm chí đến các đối tác phi chính phủ.

Đạo luật US Global Magnitsky có chức năng như là một sự răn đe, buộc các quan chức nước ngoài ở mọi cấp độ không được sử dụng bạo lực trái phép hoặc tham nhũng.

Đạo luật này cũng thúc đẩy các chính phủ nước ngoài cải thiện cơ chế hành chính của họ.

Phản Ứng của Putin trước và sau Đạo Luật Magnitsky:

1. Putin trã đũa:

Hai tuần sau khi đạo luật Magnitsky Act 2012 được ban hành thì chính phủ Nga Xô trã đũa chính phủ Obama bằng cách không cho người Mỹ tiếp tục nhận con nuôi từ Nga nữa. Luật sư Natalie Veselnitskayacủa Nga viết: “ Đạo Luật Magnitskylà sự khởi đầu của chiến tranh lạnh” giữa Hoa Kỳ va Nga Xô.

2.Bill Browder:

Tháng 11,năm 2005 Bill bị cấm không được đặt chân đến đất Nga. Khi Bill bước chân đến Phi Trường Quốc Tế Moscow thì Bill không được nhập cảnh vì lý do “an ninh quốc gia”. Giấy thông hành của Bill bị tịch thu.

Sau khi Đạo Luật Magnitsky được ban hành thì tòa án Nga đã xử khiếm diện và kết tội Bill. Chính phủ Nga đã nhờ Interpol lùng bắt và dẫn độ Bill đến Nga. Nhưng Interpol đã khước từ đòi hỏi này.

Tháng 7 năm 2018 TT Donald Trump cho biết Putin, trong lần gặp gỡ ở Helsinsky, đã nói với Trump là Nga Xô sẵn sàng cho phép những nhân viên điều tra của Mueller( cựu Giám Đốc FBI) được đến Nga Xô để phỏng vấn 12 nhân viên tình báo của họ. Ngược lại Putin đòi hỏi Hoa Kỳ cho phép nhân viên của họ đến Hoa Kỳ để điều tra “những người có liên quan đến những hành vi tội phạm trên đất Nga”. Putin còn nêu tên William Browder trong danh sách những người cần phải được chính phủ Nga phỏng vấn. Ý của Putin muốn là tìm cách cho nhân viên của Nga gặp gỡ và tiếp cận Bill. Bill từng nói với tờ báo National Review là “Cả thế giới này đều biết Putin căm thù tôi. Nếu tôi có bị bất trắc gì thì người chịu trách nhiệm sẽ là Putin.”Hiện tại, Bill vẫn đang tiếp tục lẫn tránh tình báo Nga Xô.

3. Sergei Magnitsky:

Năm 2008 Sergei bị bắt và bị chuyển từ trại giam này đến trại giam khác. Điều kiện trong các trại giam này rất khắc nghiệt. Trong lúc bị giam Sergei mắc bệnh sỏi mật, viêm tủy và viêm túi mật. Bác sĩ bảo Sergei cần phải mổ nhưng Sergei không hề được chữa trị. Ngày 16/11/ 2009 Sergei bị đau nặng và được chuyển đến trại Matrosskaya nơi có phòng y tế cho tù nhân. Theo lời kể của Luật sư của Sergei thì anh ta bị bắt vào một căn phòng, tay bị trói vào giường và bị đánh đập cho đến chết. Anh ta trút hơi thở cuối cùng lúc 10.00 đêm ngày 16/11/2009.

4. Alexander Perepilichny:

Alexander là một trong những người đưa tin cho Bill về các thông tin và bằng chứng đánh cắp tiền của nhân viên Putin trong vụ Hermitage. Năm 2012, Alexander đã gục ngã khi đang chạy bộ ở gần nhà ông và sau đó đã chết. Cái chết của Alexander vẫn còn nằm trong vòng điều tra nhưng Bill khẳng định cái chết của Alexander là do Putin chỉ thị.

5. Boris Nemtsov:

Năm 2013 Boris viết: “Đạo luật Magnitsky làm tổn thương đến những tên trộm của Putin, những tên giết người và những kẻ lưu manh.” Hai năm sau, Boris bị giết ngay bên vách tường của điện Kremlin.

6. Sergei Skripal:

Tháng 3 năm 2018 cựu nhân viên tình báo Nga, Sergei Skripal và con gái bị đầu độc bằng chất hóa học Novichok Agent tại Anh Quốc. Chính phủ Anh tố cáo rằng sự đầu độc này là do Putin chỉ thị. Hành động này đã thúc đẩy chính phủ Anh ban hành luật Magnitsky.

7. Vladamir Kara-Murza:

Nhà đấu tranh Nga đã bị đầu độc hai lần vào năm 2015 và 2017 vì ông ủng hộ Đạo luật Magnitsky. Ông viết: “Đạo luật Magnitsky rất cần thiết để chống lại thể chế chính phủ Nga Xô. Nó trừng phạt những kẻ đã và đang vi phạm nhân quyền của nhân dân Nga Xô một cách trầm trọng.” Ông tiếp :” Phản ứng của điện Kremlin cho thấy đạo luật này đã làm tổn thương nặng nề đến chính phủ Nga Xô. Đây là một đạo luật đâm thẳng vào tim của bọn mafia ở trong điện Kremlin.

* Jacqueline Nguyen dịch từ trang mạng ↓  

05 August 2019

Video & Little Saigon: Đặt viên đá đầu tiên xây Đài Tưởng Niệm 74 Tử Sĩ Hoàng Sa

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên 👆^

WESTMINSTER, California (NV) – Sáng Thứ Tư, 10 Tháng Bảy, 2019, lễ đặt viên đá đầu tiên, và lễ động thổ xây dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa (TNHS), long trọng diễn ra tại Đài Tuởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ (Sid Goldstein Freedom Park), ở thành phố Westminster, do Hội Hải Quân Cửu Long kết hợp cùng thành phố Westminster tổ chức, với sự hưởng ứng của các đoàn thể trong cộng đồng.

Trong khuôn viên khu vực, khoảnh đất dự trù xây Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa, là nơi đặt bàn thờ Tổ Quốc và mô hình của Đài Tưởng Niệm do kiến trúc sư Nguyễn Cửu Lâm thiết kế, bên trái có bia ghi tên của 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Bên phải là hình Tổ Quốc Việt Nam trên nền quốc kỳ VNCH.

Đài Tưởng Niệm khi chính thức hình thành, trên có hàng chữ “Ngàn Đời Ghi Nhớ,” phía dưới ghi tên các sĩ quan và chiến sĩ hải quân trên các chiến hạm tham gia trận hải chiến, gồm Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4, Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16, và Liên Đoàn Người Nhái.

Về phía quan khách tham dự buổi lễ có các vị dân cử, gồm Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ; Ông Nguyễn Phục Hưng, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California; Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ gồm có Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu (chủ tịch) và Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng (tổng thư ký); ông Jackie Ngô; ông Khang Lê, giám đốc nhà quàn An Lạc; Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Hội Đền Hùng Hải Ngoại; Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long; gia đình các chiến sĩ hải quân; các cơ quan truyền thông.

Thị Trưởng Tạ Đức Trí, trong lời phát biểu nêu rõ: “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa là để tưởng niệm sự hy sinh anh dũng của 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Đài tuởng niệm để lại cho con cháu chúng ta đời sau, sinh ra và lớn lên tại Mỹ hiểu được sự hy sinh của thế hệ ông cha trong Quân Lực VNCH để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.”

Ông thị trưởng nhấn mạnh: “Điều đặc biệt chúng tôi tin tưởng rằng Đài Tưởng Niệm 74 Tử Sĩ Hoàng Sa là biểu tượng đầu tiên của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của Trung Cộng, được xây dựng tại Hoa Kỳ. Đây cũng là biểu tượng của niềm tin, là động lực để tập thể người Việt hải ngoại cùng đồng hành với người dân trong nước chống lại sự xâm lược của Trung Cộng.”

Ông Phạm Lăng, hội trưởng Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long, cố vấn Ủy Ban Xây Dựng Đài TNHS, thay mặt ban tổ chức phát biểu: “…Chúng tôi chọn ngày lành tháng tốt này để làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa, chính là biểu tượng của tinh thần quyết tâm bảo vệ nền độc lập và tự chủ của quân dân miền Nam Việt Nam qua cuộc hải chiến chống giặc Tàu xâm lăng, để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa ngày 19 Tháng Giêng, năm 1974.”

Sau đó là Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, Giáo Sư Chủ Tịch Nguyễn Thanh Giàu và Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng, cầu nguyện trước bàn thờ tổ quốc và anh linh 74 anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, tiếp đến là 9 người trong Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm lên dâng hương cầu nguyện, gồm các ông Phạm Gia Chính, Phạm Lăng, Vũ Đình Thọ, Đinh Hoàng Cảnh, Nguyễn Văn Oanh, Lâm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Cửu, Trần Kim Ngọc.

Giây phút thiêng liêng đến khi Hải Quân Nguyễn Văn Cữu chỉ huy nghi thức đặt viên đá đầu tiên. Thị Trưởng Tạ Đức Trí và HQ Phạm Lăng, hội trưởng Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long nhận viên đá từ Niên Trưởng Hải Quân Phạm Gia Chính, trên có ghi ngày tháng khởi công, đặt ngay vị trí xây dựng Đài Tưởng Niệm, tiếp theo là nghi thức động thổ của các vị đại diện.

Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ cho biết: “Rất xúc động trước bàn thờ của 74 anh linh tử sĩ Hoàng Sa, thấy mọi người cùng đồng tâm hiệp lực góp công sức làm việc rất có ý nghĩa, xây dựng Đài Tưởng Niệm những người đã khuất, nhất là để các thế hệ tiếp nối và cho mãi đời sau ghi nhớ.”

Nói về dự án Đài Tưởng Niệm, ông Trương Văn Song cho biết: “Ngày 19 Tháng Giêng, 2019, trong lễ tưởng niệm Hoàng Sa, Thị Trưởng Tạ Đức Trí nêu ý kiến tại sao những người có công với đất nước như vầy mà không có một đài tưởng niệm họ. Ba ngày sau, ông thị trưởng gọi lại và nói muốn có một đài tưởng niệm Hải Quân, nhưng phải có sự hỗ trợ của Hải Quân mới được. Sau khi có ý kiến của ban chấp hành và ban giám sát Hội Hải Quân Cửu Long, tất cả đều nhanh chóng được chấp thuận.”

Ông Trương Văn Song cho biết thêm: “Phần lớn kinh phí là do Hải Quân đóng góp như Hội Hải Quân San Jose, các khóa Hải Quân Nha Trang, ngoài ra có những mạnh thường quân như Bác Sĩ Trương Văn Như, Xe Đò Hoàng, Bà Luật Sư Lê Công Tâm, nhiều niên trưởng của chúng tôi và rất nhiều đồng hương ủng hộ.”

Mọi người đều vui mừng khi ông Song cho biết ngân quỹ cần có cho việc xây dựng Đài Tưởng Niệm là $70,000, nhưng hiện nay đã có gần gấp đôi.

“Tôi nghĩ đó là do anh linh của tử sĩ Hoàng Sa, và cũng là lòng yêu nước chống bọn xâm lược Tàu Cộng. Hiện nay mọi người dân đều hiểu rõ và ủng hộ trận hải chiến Hoàng Sa, từ hải ngoại cho đến trong nước, đặc biệt là tình đồng đội trong Hải Quân VNCH,” ông Song xúc động nói. “Đài Tưởng Niệm để lưu lại hậu thế các thế hệ con cháu, ngày nào đó sẽ lấy lại Hoàng Sa. Đặc biệt với những người bạn Hoa Kỳ, bất cứ ở thời đại nào, sự hy sinh cho quốc gia luôn được đề cao, luôn được nhắc nhở cho đời sau,” HQ Truơng Văn Song nhấn mạnh.

Việt Nam đã từng đánh thắng lẫy lừng những trận hải chiến chống giặc xâm lăng phương Bắc từ xa xưa, và trận hải chiến Hoàng Sa đã vang danh trong lịch sử cận đại. Đài Kỷ Niệm Hoàng Sa nằm ở vị trí bên trái của Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, cùng phía với Tượng Đài các vị tướng, tá VNCH đã tuẩn tiết. Theo kiến trúc sư Nguyễn Cửu Lâm, ngày 19 Tháng Giêng, năm 2020, sẽ là ngày khánh thành Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa tại thành phố Westminster.

Ngày khánh thành sẽ là ngày vui của con dân Việt Nam, với tấm lòng nhớ về quê hương, đặc biệt là những cựu quân nhân hải quân. Đây là niềm tự hào dân tộc, do công sức và sự đoàn kết của tập thể các cựu chiến sĩ VNCH hải ngoại, Hải Quân VNCH, và tập thể đồng hương người Việt tị nạn.

(Văn Lan)

  Tin tức từ Link👇▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.        

Blog Archive