30 June 2016

Video tin khắp nơi & Trung Tâm Người Việt Canada và Tuần Lễ "Ottawa Chào Mừng" (Welcoming Ottawa Week), 20-27 tháng 6, 2016

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Dưới sự điều hợp của tổ chức OLIP (Ottawa Local Immigration Partnership), sự hợp tác của thành phố Ottawa và một số các hội đoàn tại vùng thủ đô Ottawa, tuần lễ "Welcoming Ottawa Week (WOW)" đã được khai mạc trọng thể tại Toà Đô Chánh Ottawa sáng thứ Hai, 20-6-2016, với diễn văn chào mừng của ông John McCallum, Bộ Trưởng Công Dân Vụ và Di Trú Canada.

Sau đó là lễ thượng kỳ WOW tại Quảng Trường (Plazza) Marion Dewar dưới sự chủ toạ của ông Jim Watson, Đô Trưởng Ottawa, ông Charles Bordeleau, Cảnh Sát Trưởng Ottawa, và đại diện của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Ottawa.

Sau phần khai mạc là phần trình bầy về các công tác giúp người tị nạn tại thành phố Ottawa với các diễn giả Alex Munter (OLIP Council Chair / President and CEO of Children’s Hospital of Eastern Ontario); Michael Qaqish (Nghị viên Hội Đồng Thành Phố Ottawa, vùng Gloucester - South Nepean); Michael Casasola, đại diện văn phòng Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Ottawa; và Louisa Taylor & Sarah Onyango, Đồng Chủ Tịch Ban Tổ Chức Welcoming Ottawa Week.

Tiếp theo là phần phát gỉải thưởng cho một số các thiện nguyện viên đã giúp những người mới tới, và các thiếu niên trúng giải thi văn về người tị nạn.

Buổi lể kết thúc với phần trình bầy về kinh nghiệm định cư người Việt tị nạn tại Canada cuối thập niên 70 và đầu thập niên của diễn giả Mike Molloy, cựu nhân viên di trú cao cấp và cũng là cựu Đại Sứ Canada tại Jordan. Một phụ nữ Somalia cũng kể lại kinh nghiệm định cư tại Canada của bà và gia đình.

Tuần lễ WOW còn có các chuyến đi "walking tours" tại phố Tàu (Chinatown) và phố Ý (Little Italy) qua Trung Tâm Người Việt Canada, địa điểm tương lai của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, Đài Kỷ Niệm Việt Nam (tượng Mẹ Bồng Con) và phòng triển lãm của Trung Tâm Người Việt Canada về người tị nạn Việt Nam và bà cố Đô Trưởng Ottawa Marion Dewar ("Marion and us") tại Trung Tâm Giải Trí Plant Recreation Centre.

Chiều ngày thứ Bẩy 25-6, bà Catherine McKenna, Bộ Trưởng Môi Sinh và Biến Chuyển Khí Hậu Toàn Cầu (Minister of Environment and Global Climate Change) và ôngYasir Naqvi, Bộ Trưởng Tư Pháp (Attorney General) Ontario, tới thăm triển lãm.

Trong dịp này, bà McKenna được cô Dương Thụy An trao tặng cuốn sách Gift of Freedom của tác giả Brian Buckley về Chuơng Trình 4000 và cô Trần Phương Thu, Chủ Tịch Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa, Tổng Quản Lý thiện nguyện (volunter General Manager) của Trung Tâm Người Việt Canada trao tặng khăn quàng vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Ngoài ra, ông Yasir Naqvi cũng được cô Nguyễn Tuyết Ngân thuộc Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa và thành viên của Trung Tâm Người Việt Canada trao tặng khăn quàng này. Trong cuốn sách lưu niệm, bà McKenna đã viết như sau:

Thanks to the Vietnamese Canadian Federation for all of your incredible work. The incredible efforts of the community and Canadians to bring over 60,000 boat people to Canada - including over 3,500 to Ottawa through Marion Dewar's efforts - were an inspiration for our government to bring in 25,000 Syrian refugees. You proved that where there is a will, there is a way.

Thank you.

Catherine McKenna, M.P., Ottawa Centre

(Tạm dịch:

Tôi xin cám ơn Liên Hội Người Việt Canada đã làm được những việc phi thường. Những cố gắng phi thường của cộng đồng và của dân chúng Canada nhằm mang vào xứ này 60 ngàn thuyền nhân, kể cả 3 ngàn 500 người tới Ottawa qua những nỗ lực của bà Marion Dewar - là một động lực thúc đẩy chính phủ Canada nhận 25 ngàn người tị nạn Syria. Quý vị đã chứng tỏ rằng "Có chí thì nên".

Cám ơn quý vị.

Catherine McKenna, Dân Biếu liên bang vùng Trung Tâm Ottawa)

Đây là cảm tưởng của ông Yasir Naqvi:

Vietnamese Community is a beacon of hope and endurance to our city. It is a proof of what resiliency and community spirit is about - it is to help each other to build people and communities, based on mutual respect and harmony.

Vive le Canada!

Yasir Naqvi, MPP, Ottawa Centre

(Tạm dịch:

Cộng đồng Người Việt là một biểu tượng của hy vọng và nhẫn nại cho thành phố chúng ta. Đây là một bằng chứng như thế nào là bền bỉ và tinh thần cộng đồng, đó là giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng con người và cộng đồng, dựa trên tinh thần tương kính và hài hoà.

Canada muôn năm!

Yasir Naqvi, Dân Biểu tỉnh bang Ontario, vùng Trung Tâm Ottawa)

Mặc dù tuần lễ WOW đã chấm dứt vào ngày thứ Hai, 27-6, Trung Tâm Người Việt Canada đã yêu cầu Ban Giám Đốc Plant Recreation Centre gia hạn cuộc triển lãm thêm một thời gian nữa.

* ▼ Còn nhiều hình và chi tiết tại trang mạng ►

29 June 2016

Video tin tức & Tin buồn, Cựu TNCT Nguyễn Văn Răng qua đời

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

*▼ Bình Long Anh Dũng do giọng đọc của Lãm Ngọc ▼

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Ông Nguyễn Văn Răng, cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cựu Tù nhân chính trị đã qua đời vào lúc 12 giờ 20 phút ngày 25/6/2016, sau nhiều ngày nhập viện để điều trị khối u ác tính đường ruột tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Long.

Do không thể chữa chạy nên các y bác sĩ đã trả ông về gia đình và ông đã qua đời trên đường từ bệnh viện về nhà.

Ông Nguyễn Văn Răng sinh năm 1952, tại Châu Thành Vĩnh Long.

Năm 1968 ông Răng chính thức gia nhập hàng ngũ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Ông tham gia đơn vị đầu tiên là Biệt Kích 8, tinh Vĩnh Long. Sau đó ông được chuyển về tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, sư đoàn 9 đóng tại huyện Châu Thành, Vĩnh Long.

Năm 1972, ông gia nhập vào đơn vị Địa Phương Quân tiểu đoàn 520 - Vĩnh Long. Từ đơn vị này ông đã cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc đến tận đêm 30/4/1975.

Sau 1975 ông đã kêu gọi họp mặt một số anh em chiến hữu xưa, tiếp tục đứng lên chống lại chế độ độc tài cộng sản.

Ngày 23/6/1976 ông và đồng đội bị bắt.

Bản thân ông đã bị nhà cầm quyền cộng sản kết án tử hình, với tội danh “âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”.

Sau 6 tháng giam cầm trong lao tù, ông nhận được quyết định giảm án của nhà cầm quyền cộng sản từ án “tử hình” xuống mức án “chung thân” và giam ông tại trại tù Bến Giá, tỉnh Trà Vinh. Tại đây, ông Răng đã một lần cướp súng cai ngục và vượt ngục nhưng không thành.

Năm 1989, ông bị giải về trại tù A20, Xuân Phước.

Ngày 10/7/1991 từ trại tù Xuân Lộc, ông đã vượt ngục lần hai và thành công.

Ngày 5/1/2012, ông đã bị bắt trở lại và bị giải về trại tù Z30A- Xuân Lộc- Đồng Nai.

Ngày 18/9/2015 mãn án tù.

Sau ngày ra tù, ông về lại Vĩnh Long. Vợ đã mất, ông phải sống vất vả cùng hai đứa con.

Được biết ông có khối u trong đường ruột từ khi còn trong tù, nhưng chưa bao giờ được điều trị. Về sau, khối u đó bộc phá ngày càng trầm trọng và khi đến bệnh viện để điều trị thì đã muộn.

Tang lễ của ông được cử hành tại tư gia số 114, ấp Phú Thạnh, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, Vĩnh Long. Ông Nguyễn Văn Răng sẽ được chôn cất cất tại quê nhà - ấp Phú Thạnh, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, Vĩnh Long.

Tuy ông đã ra đi nhưng hình ảnh và quãng đời hy sinh của ông vì Tự Do - Dân Chủ luôn được mọi người tiếc thương và ghi nhớ.

Dân Làm Báo thành thật gửi lời chia buồn cùng với gia đình.

Danlambao: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2016/06/tin-buon-cuu-tnct-nguyen-van-rang-qua-oi.html

28 June 2016

Vdeo: Cựu phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng: Cộng sản không thể sửa đổi mà phải thay thế tận gốc rễ

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Đó là lời khẳng định của ông Kha Lương Ngãi - cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng sau hơn 43 năm phục vụ cho chế độ cộng sản.

“Lạc đường”

Phát biểu trước 40 nhà hoạt động nhân buổi lễ kỷ niệm Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn hôm 26/6/2016 tại Sài Gòn, vị cựu đảng viên 70 tuổi này bộc bạch:

“Tôi là một trong những người đã đi theo cộng sản, mặc dù chưa phải là lãnh tụ hay lãnh đạo gì, nhưng vẫn thấy rằng cái chế độ, cái đảng, cái nhà nước này đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ và tội lỗi cho nhân dân”.

Theo ông, chỉ bằng mắt thường cũng có thể thấy được cảnh đời đau khổ của người dân Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975.

“Khi theo cộng sản, tôi đã nghĩ rằng mình đi theo một cái lý tưởng tốt đẹp. Nhưng dần dần, đến sau ngày 30/4/1975, đầu tiên mình ngạc nhiên hỏi” “Ủa, sao thế?””.

“Dần dần, qua phong trào đấu tranh của nhân dân, mình càng ngộ ra là đã đi lạc đường”, ông chia sẻ.

Theo đảng năm 15 tuổi

Ông Kha Lương Ngãi năm nay 70 tuổi, từng giữ chức phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng bộ TP.HCM. Năm 15 tuổi, ông theo cộng sản “hoạt động cách mạng” và trở thành đảng viên năm 21 tuổi.

Trong quá khứ, ông là người yêu lý tưởng cộng sản đến mức “chân thành khờ dại”. Theo lời kể, khi thành trì cộng sản Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, ông đã khóc đến mức “nước mắt đầm đìa”.

Năm 2004, khi đã bước sang tuổi 58, ông chính thức tuyên bố bỏ đảng với lý do mất niềm tin vào đảng cộng sản – điều mà sau này ông thừa nhận là “đoạn tuyệt tình yêu khờ dại”. nay, ông là thành viên của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – một tổ chức dân sự tại Sài Gòn quy tụ nhiều nhân sỹ và các đảng viên cộng sản phản tỉnh.

Phải thay đổi tận gốc rễ

Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm hôm 26/6/2016, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của bác sỹ Nguyễn Đan Quế đưa ra trước đó, ông Kha Lương Ngãi cho rằng chế độ cộng sản không thể sửa, mà phải thay đổi tận gốc rễ.

Nói về quá khứ cộng sản của mình, ông chia sẻ: “Tôi tự thấy mình đã góp phần vào tội lỗi, và tôi cũng tự thấy mình phải góp phần để có sự thay đổi từ căn bản”.

“Vì vậy mà tôi tham gia chuyện này, chuyện kia để góp phần thúc đẩy, làm sao để thay đổi cái chế độ, cái đảng, cái nhà nước này tận gốc rễ”.

Theo ông, tinh thần đoàn kết đấu tranh trong thời gian vừa qua, như: chống Trung Quốc xâm lược, đòi tự do dân chủ… là một điều tất yếu và cũng là một đòi hỏi chính đáng. “Chúng ta phải đòi mới có, phải đấu tranh mới có”.

Sau cùng, ông nhấn mạnh chủ trương đấu tranh ôn hoà và bất bạo động. Tuy sử dụng sách lược mềm dẻo, ôn hoà nhưng vẫn phải thể hiện lập trường kiên quyết

“Chúng ta đấu tranh tới cùng, phải thay đổi căn bản tận gốc rễ”, ông khẳng định.

CTV Danlambao

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2016/06/cuu-pho-tbt-bao-sai-gon-giai-phong-cong.html

25 June 2016

Video: Thiết giáp rầm rập giữa đêm - Chuyện gì đang xảy ra tại Sài Gòn?

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Khuya 25, rạng sáng 26/6/2016, người dân Sài Gòn bất ngờ chứng kiến cảnh hàng loạt xe thiết giáp quân đội di chuyển rầm rập giữa trung tâm thành phố.

Bắt đầu từ trụ sở Bộ tư lệnh TP.HCM tại quận 10, đoàn xe thiết giáp đã di chuyển rất nhanh trên đường Cách mạng tháng 8 theo hướng tiến về khu vực trung tâm quận 1.

Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe quân sự đi thành một hàng dài dằng dặc, đa số thuộc loại xe thiết giáp chở quân BRT do Liên Xô tài trợ.

Tháp tùng trên xe là lực lượng mặc trang phục lục quân Việt Nam, những người này vừa đi vừa la hét, quát tháo người dân tránh sang hai bên, mặc dù tiếng còi hú giành đường ưu tiên vẫn vang lên inh ỏi.

Hiện không rõ nguyên nhân thực sự cũng như điểm đến của đợt xuất quân trên quy mô lớn lần này. Tuy nhiên, sự kiện các khí tài quân sự xuất hiện rầm rập ngay giữa thời bình đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi đầy hoài nghi.

Động thái này khiến nhiều người nhớ lại sự kiện tương tự hồi tháng 7/2015, giữa lúc bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vắng mặt với lý do “sang Pháp chữa bệnh”, các khí tài quân sự cũng đã được lệnh di chuyển mà không nói rõ lý do.

Khi ấy, một số lời đồn đoán cho rằng việc vận chuyển vũ khí liên quan đến vấn đề căng thẳng tại khu vực biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, động thái này có liên quan đến các diễn biến quyền lực trong nội bộ đảng CSVN, mà kết quả sau đó là Phùng Quang Thanh bị loại ra khỏi chiếc ghế chủ tịch nước, vị trí mà chỉ vài tháng trước đó ông này gần như đã nắm chắc trong tay.

* Video: Facebook Vo Son Hoang Tuan, Phat Huu Tran, Do Duc Hop

Bạn đọc Danlambao

* Còn nhiều tin tức cập nhật tại: http://danlambaovn.blogspot.com/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

24 June 2016

Video tin tức & Đêm Thắp Nến, tưởng niệm cho những thuyền nhân kém may mắn trên bước đường tìm Tự Do tại Sydney, Úc Châu.

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hình trên copy từ Facebook của Nikonian Dang Tran: https://www.facebook.com/Nik0101?pnref=story

3 Ảnh dưới của Tất Phương Nguyễn: https://www.facebook.com/TatPhuong88?fref=ts

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

22 June 2016

Video: & Ngày Quân Lực VNCH, 19 tháng 6.

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Ðể kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng 6 nhiều hội đoàn và Hội Cựu Quân Nhân đã chuẩn bị cử hành lễ kỷ niệm này và nhiều bài vở trên báo chí cũng như tài liệu đã nói rất nhiều về QLVNCH.

Có hàng trăm vấn đề liên quan đến quân đội VNCH mà nếu viết thành sách hẳn phải dùng hàng ngàn trang giấy mới tạm đủ chỗ. Là một tập thể hàng triệu người thuộc nhiều ngành khác nhau, nhà nào cũng có thân nhân gần phục vụ quân đội. Tập thể đông đảo này đã tạo ảnh hưởng mạnh vào nếp sống văn hóa xã hội của quần chúng từ thành thị đến nông thôn Miền Nam.

Quân lực VNCH không phải chỉ phục vụ đất nước bằng cuộc chiến đấu chống địch ngoài chiến trường không thôi. Công lao vĩ đại của quân đội đối với Tổ Quốc và nhân dân còn bao gồm những đóng góp quan trọng của cá nhân quân nhân và của các ngành chuyên môn hay đơn vị về nhiều lãnh vực khác ngoài lãnh vực quân sự và nhiệm vụ chiến đấu. Tiếc rằng lâu nay ít người lưu ý tới.

***

Ðược thành lập sau khi một chính phủ quốc gia do Cựu Hoàng Bảo Ðại cầm đầu ra đời do Hiệp Ðịnh ký với Tổng Thống Pháp, quân đội Quốc Gia Việt Nam tiếp nhận từ tay quân đội viễn chinh Pháp tất cả những điều lợi cũng như hại của nó.

Về căn bản quân đội QGVN được tổ chức thành một lực lượng quân sự chính quy kiểu Tây Phương thích hợp với chiến tranh quy ước. Do đó, các đơn vị chiến đấu khó có thể bị uốn nắn để chỉ đối phó với chiến tranh du kích.

Ðến khi địch nâng chiến tranh lên mức trận địa thì QÐVNCH được trang bị chiến cụ tốt nhưng tổ chức và điều hành vẫn nặng nề vì không thể làm như kẻ địch. Cấp lãnh đạo quân đội CSVN không cần quan tâm đến vợ con binh sĩ, buộc người lính sống thiếu thốn thuốc men, lương thực; khi tử trận thi hài không được trông nom và trả về gia đình khi còn có thể thu hồi, cùng nhiều vấn đề liên quan tương tự.

Do đó, một Sư đoàn ta với khoảng 12.000 quân nhân phải lo mọi mặt ngoài việc chiến đấu như yểm trợ tiếp vận, tình báo... và gia đình binh sĩ. Một sư đoàn địch với khoảng từ 3.000 đến 6.000 người chỉ lo chiến đấu, với hàng ngàn dân công hỏa tuyến lo tiếp tế lương thực, tản thương và đạn dược, với rất ít sổ sách, không có quân bạ, giấy tờ... Ấy là chưa kể các cơ sở đảng ở địa phương trực tiếp cung cấp tình báo chiến trường.

Số người trực tiếp chiến đấu và tiếp vận của một sư đoàn địch lên đến trên 10.000 người với trách nhiệm bằng một nửa quân ta. Một Tiểu đoàn trưởng ta phải lo đủ thứ. Còn một tiểu đoàn trưởng địch chỉ có rất ít trách nhiệm, bộ đội chết là hết, rảnh thì họ vùi nông một nấm mộ, vội thì để cho điểu táng.

Trong hoàn cảnh khó khăn bất khả kháng vì những điều kiện khách quan như vậy, quân đội ta còn bị bọn báo chí vô lương tâm, mù quáng, đần độn xuyên tạc, vô tình hoặc cố ý đâm sau lưng, một mặt trận mà phe ta không dồn đủ nỗ lực chống đỡ. Mặt trận tuyên truyền của phe địch gồm cả Liên Xô, Trung Cộng và chư hầu sử dụng hàng trăm triệu mỹ kim mỗi năm để tấn công bằng truyền thông trực tiếp vào hệ thần kinh của thế giới tự do ở Hoa Thịnh Ðốn, Ba Lê, Luân Ðôn... Trong khi ấy, phe ta chi tiêu chưa đến vài triệu mỹ kim trên mặt trận này.

Với điều kiện ngặt nghèo như vậy mà quân đội Miền Nam vẫn chiến đấu một cách dũng cảm, thắng nhiều hơn thua ở các mặt trận. Chiến tích nổi bật là trận Tết Mậu Thân. Bị tấn công toàn diện bất ngờ, người ta tưởng quân đội ta sẽ mất tinh thần. Nhưng ngược lại, các đơn vị nhất là các đơn vị yểm trợ, cảnh sát, võ trang tuyên truyền Chiêu Hồi... đã đánh lui hầu hết lực lượng địch đông đảo từ gấp 2 đến gấp 10 lần.

Ðặc biệt là trận tổng công kích 1968 đã chứng minh ngược lại lời khoác lác của Hà Nội rằng đại đa số dân Miền Nam ủng hộ họ. Một chứng cớ không thể chối cãi: số thanh niên tình nguyện nhập ngũ năm 1968 và 1969 nhiều hơn con số quân dịch cần gọi trong thời gian ấy.

Một sĩ quan Mỹ làm cố vấn 3 năm cạnh một đơn vị tác chiến VNCH đã phát biểu rằng trong hoàn cảnh khó khăn và bị bạc đãi như vậy, dưới hệ thống lãnh đạo cao cấp kém cỏi, chống lại một kẻ địch lì lợm và gian ác nhất thế giới mà đến 1975 mới chịu thua vì bị bỏ rơi, không vì thiếu ý chí chiến đấu, là một phép lạ chưa từng có trong lịch sử.

Một số người Mỹ từng ở Việt Nam phải công nhận rằng binh sĩ VNCH khá thiện chiến và anh hùng. Họ chiến đấu trong điều kiện kỷ luật tương đối không bị kềm kẹp bằng hệ thống kỷ luật thiếu nhân bản, không có đảng hù dọa và kiểm soát tư tưởng cũng như hành động. Thế mà họ vẫn chiến đấu, lập những thành tích cao. Những hành vi hèn nhát, tháo chạy, vô kỷ luật tuy thường xảy ra, nhưng ở tỷ số không nhiều lắm so với các quân đội có hoàn cảnh tương tự.

Năm 1975, những dấu hiệu Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH sau khi Phước Long thất thủ là đòn chí tử đánh vào tinh thần quân đội VNCH. Từ đó dẫn đến bại trận năm 1975 là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, người Việt quốc gia không thể hoàn toàn trách cứ chính phủ Mỹ. Nếu chúng ta yểm trợ cuộc chiến tích cực hơn, giúp quân đội giữ vững khí thế của năm 1968 để phe thế giới tự do tin tưởng khả năng trấn giữ khu vực Ðông Nam Á với phương tiện yểm trợ không quá sức chịu đựng của họ, như ở Do Thái, Ðài Loan, Nam Hàn.. thì chắc chắn họ không dám bỏ rơi chúng ta.

Ở Việt Nam thời ấy, sự kém hiểu biết tường tận các vấn đề quân sự, nhất là sự lầm tin vào báo chí Mỹ tạo ra dư luận bất lợi cho công cuộc chiến đấu của quân đội. Xin đan cử vài thí dụ điển hình.

Khi binh sĩ Mỹ kêu ca về khẩu súng cá nhân XM-16A1 hay kẹt đạn, báo chí Mỹ thổi phồng vụ này. Nhiều người Mỹ, và người Việt cũng bị ảnh hưởng, hồi ấy và đến nay vẫn cho rằng khẩu M-16 thua xa khẩu AK-47. Không tin tưởng vào vũ khí, làm sao vững tinh thần. Khẩu M-16A1, mà lúc còn trắc nghiệm mang tên XM hoặc thường gọi theo tên hãng chế tạo là AR-15, có nhiều ưu điểm trội hơn hẳn AK, trừ tiếng nổ không chát chúa bằng và loại XM hay kẹt vì đứt vỏ đạn, hoặc khi để nước đọng trong ống hơi có thể nổ tung hệ thống tự động.

Một thí dụ khác là có người vội tin rằng khẩu M-79 của Mỹ không tốt bằng khẩu B-40 của Trung Cộng. Ðó là điều lầm lẫn nghiêm trọng. Khẩu M-79 được coi là súng phóng lựu hiệu lực nhất thế giới: chính xác, tầm xa 450 mét, mức độ sát thương cao, gọn nhẹ. Súng B-40 của địch dùng chống chiến xa là chính. Tầm hiệu lực khoảng 80 đến 100 mét, đạn dược nặng. Loại B-41 khá hơn, nhưng vẫn thua vũ khí cùng loại của ta là M-72, nhất là loại XM-202 gồm 4 ống phóng ghép làm một.

Có một điều đa số quần chúng xét đoán đúng. Ðó là về mặt lãnh đạo quân sự. Nhiều người ngoại quốc am hiểu tình hìh VNCH cho rằng ôbinh sĩ VNCH rất anh hùng, còn bộ phận lãnh đạo thì tồi tệ.

Hàng ngũ sĩ quan mà QLVNCH thừa hưởng từ ngày thành lập năm 1948 gồm nhiều thành phần. Một số là những người có nhiệt huyết yêu nước chống cộng, đành lòng chiến đấu cạnh quân đội của thực dân Pháp để ngăn chận một kẻ thù nguy hại hơn kẻ thù thực dân. Còn một số không ít khác chỉ gồm những kẻ xuất thân là tay sai của người Pháp, đi lính vì đồng lương cao. Nếu có thù ghét cộng sản chẳng qua chỉ là vì chế độ cộng sản ngược đãi họ, tuyệt nhiên không có chút tư tưởng cao cả phục vụ chính nghĩa gì ráo trọi.

Những thành phần kém cỏi này không mấy giúp cho sức mạnh tinh thần và hiệu năng tác chiến của quân đội mà còn phá hoại sức mạnh của quân đội bằng nhiều cách. Khi lọt lên hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, họ là đầu mối của tham ô, bè phái ở mức độ tai hại hơn nữa. Vì những gương xấu này mà nhiều người trong lớp trẻ hơn họ bị tiêm nhiễm ít nhiều.

Cho dù hàng ngũ lãnh đạo ấy không tham nhũng, bè phái, thì họ cũng làm hại quân đội ở mặt bất tài. Trong 20 năm đồng minh với Mỹ, hầu như họ không giúp cho quân đội áp dụng được những định chế pháp lý, hệ thống quản trị, hiệu năng chỉ huy rất hữu ích mà cấp dưới của họ học hỏi ở quân lực Mỹ. Lớp người này thuộc bộ máy lãnh đạo quân đội lúc ấy tỏ ra không có chút khả năng nào trong nhiệm vụ điều khiển cuộc chiến tranh ý thức hệ.

***

Nhìn toàn bộ, QLVNCH đã làm hết sức mình trong nhiệm vụ bảo vệ Miền Nam mặc dù bị bạc đãi và lãnh đạo sai lầm. Ít nhất cũng còn nhiều Tướng lãnh, Sĩ quan cao cấp giữ được tư cách, tác phong của kẻ sĩ yêu nước, có lý tưởng. Khi phục vụ đã tận tình vì nước. Khi mất nước hoặc đã tự sát để nêu cao khí tiết. Những người còn sống bị tù đầy nhưng không đầu hàng tư tưởng tuy không khỏi có một số hèn nhát làm tay sai cho địch.

Có những người vì bất mãn hay vì quyền lợi riêng đã viết sách báo phanh phui nhiều chuyện xấu xa của một số nhà lãnh đạo quân sự, chính trị. Hiện có nhiều người khác biết rành rẽ hơn nữa, những điều xấu cũng như tốt của các cấp lãnh đạo cũng như các lỗi lầm trong việc lãnh đạo quân đội nhưng không muốn dùng quyền tự do ngôn luận để vạch áo cho thù địch xem lưng vào lúc này.

Họ sẽ ghi lại những sự kiện như vậy làm sử liệu, để cho con cháu phổ biến sau này khi những người lính trẻ nhất vào năm 1975 đã qua đời hoặc khi Việt Nam không còn dưới chế độ Cộng Sản nữa. Cho dù mất nước, quân đội VNCH ít nhất cũng đã giữ được Tự Do cho Miền Nam và chận đứng sức bành trướng của Cộng Sản tại vùng Ðông Nam Á trong hơn 20 năm.

Ở một mặt khác, các quân chủng và binh chủng quân đội VNCH còn trực tiếp đóng góp cho nền khoa học kỹ thuật của VNCH thuộc nhiều ngành như Viễn Thông, Cơ Khí, Hàng Hải, Hàng Không, Y Tế, Kiến Thiết, Văn Hóa Giáo Dục... hoặc tập thể, hoặc cá nhân tại ngũ và xuất ngũ nhất là các chuyên viên kỹ thuật.

Về mặt xã hội, quân đội đã làm thay đổi một số mặt sinh hoạt ngoài quần chúng như thói quen làm việc, quản lý có hiệu năng, đúng giờ, ngắn gọn, kỷ luật. (Riêng thói quen đúng giờ đã mất hẳn trong các đám cưới ít ra là tại California.)

Về văn hóa giáo dục, các nhà thơ, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... với tư cách cá nhân hay nhân danh các tổ chức liên hệ trong quân đội góp phần khá quan trọng vào sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Miền Nam, tuy trong chiến tranh mà vẫn tạo được sinh khí và một giá trị rất cao trong lãnh vực này.

***

Nhân ngày 19 tháng Sáu, xin mọi người dành trọn một phút tâm tư cho những tử sĩ QLVNCH đã nằm xuống để chúng ta còn có ngày hôm nay và cho tương lai đất nước. Xin dành thêm phút thứ hai cho các cựu binh sĩ, hạ sĩ quan nhất là các phế binh còn ở lại Việt Nam. Phút thứ ba xin dành để mọi người tự nghĩ lại xem mình có làm điều gì đáng tiếc, sai trái đối với danh dự và sự lớn mạnh của quân đội hay không.

Sau cùng, ước mong tất cả những người từng vận áo lính hãy nhường nhịn và dung thứ cho nhau để giữ vững cũng như phát huy tinh thần 19 tháng Sáu hầu làm những gì có thể làm cho đất nước có dân chủ tự do đích thực, và cho chính con cháu mình mai sau.

Hà Nhân

* SOURCE: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?10935-Ng%C3%A0y-Qu%C3%A2n-L%E1%BB%B1c-19-th%C3%A1ng-6

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

20 June 2016

Video tin tức & Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt sau chuyến thăm Vũng Áng

* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►   http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

GNsP (19.06.2016) – “Một cảnh chết chóc”, là nhận định của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khi Ngài đến thăm Bà con Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển vào tháng 04.2016 vừa qua.

Đức Tổng Giuse đến thăm Bà con Giáo dân và Ngài trao tặng quà cho bà con những món quà Ngài đã được tặng trong dịp mừng 25 năm Linh mục của Ngài. Sau đây xin mời quý vị lắng nghe những tâm tư, trăn trở của Đức Tổng Giuse sau chuyến viếng thăm Bà con ngư dân vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Huyền Trang, GNsP: Con kính chào Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Kính thưa Đức Tổng, sức khỏe của Ngài dạo này thế nào ạ? Và, công việc chính của Đức Tổng ở Đan viện là gì ạ?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Chúa ban cho sức khỏe dạo này cũng khá. Công việc chính là nghỉ (Ngài cười), những giờ khác có thể đi làm vườn, giảng tĩnh tâm.

HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, con được tin vào ngày 16.06.2016, phái đoàn của Đức Tổng đến thăm bà con ngư dân ở Vũng Áng, xin Đức Tổng có thể kể lại cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này ạ?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Từ lâu, tôi đã được tiếp xúc với bà con Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên ở Vũng Áng. Bà con bị giải tỏa đất để xây dựng công ty Formosa thì Giáo dân rất đau khổ và bức xúc, họ đã đi khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không biết làm sao để giúp đỡ.

Tuy nhiên, trong vụ biển bị ô nhiễm, cá chết, tôi càng đau xót hơn, cho nên trong ngày Ngân khánh vừa qua có người tặng quà cho tôi thì tôi để dành tất cả những quà tặng đó cho người Vũng Áng. Hôm chuyến đi đến Vũng Áng, tôi đã đến thăm họ vì họ đã đến viếng thăm tôi nhiều lần. Tôi cũng đến tận nơi để nhìn thấy những cảnh đau khổ của những người bị ảnh hưởng trực tiếp của Formosa và cũng gửi cho họ ít quà như là dịp Lễ mừng 25 năm Linh mục của tôi.

HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, khi Ngài đến Giáo xứ Đông Yên thì Ngài nhận xét như thế nào về tình cảnh của bà con Giáo dân ạ? Và, Đức Tổng nhận định như thế nào về thảm họa môi trường biển lần này ạ?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tình cảnh của bà con Giáo dân quá đau khổ, xót quê hương, kể như họ rất cô đơn trên lối tối tăm thì họ bày tỏ một cảm xúc rất mãnh liệt cũng là một tình cảm quý mến. Đồng thời nói lên được một tình cảm họ được an ủi khi có người đến thăm bởi vì họ cảm thấy tủi, bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Cho nên họ đã dành cho tôi một sự đón tiếp cảm động nhưng rất chân tình và tôi cũng hết sức cảm động khi gặp gỡ bà con Giáo dân.

Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc.

Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào. Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi, không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân. Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy.

Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo.

Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.

HuyềnTrang, GNsP: Dạ vâng, kính thưa Đức Tổng Giuse, Ngài có lời khuyên nào cho những người có trách nhiệm cũng như đồng bào VN đặc biệt là bà con ngư dân ạ?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.

Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.

Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.

Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.

Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết. Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này.

Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới có thể cứu được dân tộc, đất nước này.

Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được.

Huyền Trang, GNsP: Dạ thưa con xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giuse. Chúng con xin kính chúc sức khỏe Đức Tổng và xin Đức Tổng thêm lời cầu nguyện cho người dân chúng con ạ.

Huyền Trang, GNsP

SOURCE: http://vietnamdanden.blogspot.com.au/2016/06/uc-tong-giuse-ngo-quang-kiet-sau-chuyen.html

Blog Archive