29 December 2017

Video tin tức & Thư Viện Việt Nam không dám treo hình Ông Ngô Đình Nhu!

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* KÍNH CHÚC QUÝ VỊ TRỌN NĂM MỚI, 2018 DỒI DÀO SỨC KHOẺ - VUI VẺ - HẠNH PHÚC VÀ THỊNH VƯỢNG!

  ĐCV: Thư viện Quốc Gia Việt Nam – nhiều người thường gọi là thư viện Quốc gia Hà Nội – tọa lạc tại 31 Tràng Thi, Hà Nội đang rộn rã kỉ niệm 100 năm ngày thành lập. Thư viện này được toàn quyền Đông Dương lập ra ngày 29/11/1917.

Nhân dịp 100 năm hoạt động, thư viện vinh danh những người từng làm giám đốc tại đây. Trong số đó, có ông Ngô Đình Nhu, một bậc tiền bối trong ngành lưu trữ Việt Nam. Không khó gì để kiếm một tấm ảnh của ông Ngô Đình Nhu, nhưng thư viện dường như đã cố tình không treo, cũng như không ghi rõ thời kỳ ông Nhu từng làm giám đốc.

Dường như sự vùi dập với gia đình họ Ngô vẫn chưa kết thúc?

Để bạn đọc biết rõ về thời gian hoạt động như một nhà Lưu Trữ Việt Nam của ông ngô Đình Nhu, chúng tôi xin đăng lại bài viết từ một trang báo trong nước.

Ngô Đình Nhu – Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946

Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đã chấm dứt chế độ “gia đình trị” của anh em nhà họ Ngô. Đã có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách, phim truyền hình của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả nhân vật này dưới vai trò của một “cố vấn chính trị”.

Nhưng ngoài vai trò đó, rất ít người biết rằng Ngô Đình Nhu là một trong số rất ít người Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên – Cổ tự; đó chính là trường Cổ tự học Quốc gia (Ecole Nationale des Chartes). Cái tên Ngô Đình Nhu vẫn còn gắn với lịch sử Lưu trữ Việt Nam đến tận hôm nay.

Trong khuôn viên đẹp đẽ, sang trọng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại thành phố Đà Lạt có một biệt thự sang trọng hiện đang dùng làm nhà kho lưu trữ trung chuyển, đó chính là ngôi biệt thự nghỉ cuối tuần của hai vợ chồng Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thuở nào. Lịch sử sẽ đánh giá đầy đủ hơn về Ngô Đình Nhu với tư cách là nhà hoạt động chính trị, còn bài viết này chỉ xin được cung cấp một số thông tin về Ngô Đình Nhu qua những hoạt động của ông trong lĩnh vưc Lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1938-1946.

Ngô Đình Nhu sinh ngày 7-10-1910 tại xa Phước Qua, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình quan lại theo đạo Thiên Chúa. Là con trai của Ngô Đình Khả, Thượng thư Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái, sau những năm tháng học tập dưới sự dạy dỗ của cha và giáo hội ở Huế, Ngô Đình Nhu sang Paris theo học tại các trường Đại học Văn khoa và Ngôn ngữ phương Đông.

Ông thi đỗ vào trường Cổ tự học Quốc gia vào năm 1935 và tốt nghiệp năm 1938 với luận văn về lịch sử Việt Nam lần đầu tiên được bảo vệ tại Pháp có nhan đề “Phong tục và tập quán của người Bắc Kỳ từ thế kỉ thứ 17 đến thế kỉ thứ 18 theo các du khách và các nhà truyền giáo” (Moeurs et coutumes des Tonkinois aux XVIIè et XVIIIè sècles d’après les voyageurs et missionairies). Luận văn của Ngô Đình Nhu đã gây được sự chú ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp và vì thế, ông đã được nhận giải thưởng xuất sắc.

Trở về Việt Nam với hai bằng Lưu trữ – Cổ tự và Cử nhân khoa học, Ngô Đình Nhu được bổ nhiệm Lưu trữ viên – Cổ tự tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ở Hà Nội. Ngay trong năm làm việc đầu tiên với chức danh Quản thủ viên phó hạng 3 (tháng 12-1938), Ngô Đình Nhu đã được Giám đốc Paul Boudet đánh giá là một “Lưu trữ viên – Cổ tự trẻ đầy triển vọng”.

Chỉ trong một thời gian ngắn làm việc ở Hà Nội (từ tháng 2-1938 đến giữa năm 1942), Ngô Đình Nhu đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc cộng tác với Paul Boudet và Rémi Bourgeois (Phó Giám đốc) biên soạn và xuất bản các tập 2, 3 và 4 của bộ Đông dương pháp chế toàn tập (Recueil général de la Législation et de la Règlementation de l’Indochine). Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn được Paul Boudet giao trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị tài liệu để tham gia các cuộc tổ chức được triển lãm tại Hà Nội và tại Huế.

Không chỉ được nhận xét là “một công chức trẻ có giá trị nhất, hội tụ những đức tính kiên quyết và thẳng thắn, có văn hóa rộng và một khả năng nghề nghiệp hoàn hảo”, Ngô Đình Nhu còn được đánh giá là “bằng chứng của một học thuyết uyên bác, một sự hoạt động không mệt mỏi” và ông đã trở thành “một cộng sự quý báu” của Paul Boudet.Niềm đam mê trong công tác chuyên môn, năng lực làm việc và sự cộng tác có hiệu quả của Ngô Đình Nhu đã làm sống lại trong Paul Boudet niềm tin vào kế hoạch sắp xếp lại tài liệu các vương triều phong kiến Việt Nam mà Paul Boudet đã theo đuổi ngay từ những ngày đầu tiên khi đặt chân đến Đông Dương.

Cũng là một Lưu trữ viên – Cổ tự tốt nghiệp tại trường Cổ tự học Quốc gia Paris như Ngô Đình Nhu, Paul Boudet rất coi trọng các nguồn sử liệu và biện pháp bảo quản chúng. Năm 1906, lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy Tổng đốc và các viên chức bản xứ ở các tỉnh miền Trung “đem tài liệu lưu trữ, trong đó có cả tài liệu của những năm Minh Mệnh thứ nhất ra phơi dưới nắng to để chống ẩm và đuổi côn trùng”, Paul Boudet đã đặc biệt vô cùng quan tâm đến nguồn tư liệu vô cùng quý giá đang ở trong tình trạng không được bảo quản theo đúng phương pháp khoa học.

Ngay từ thời gian đó, Paul Boudet đã muốn tiếp cận và áp dụng phương pháp phân loại của phương Tây với nguồn tài liệu này, nhằm làm cho chúng được khai thác, nghiên cứu và được sử dụng một cách có ích nhất.Sau nhiều năm cố gắng mà không có kết quả, mãi cho đến năm 1942, trải qua gần 5 năm cộng tác và chứng kiến khả năng đích thực của Ngô Dình Nhu, Paul Boudet một lần nữa lại quyết tâm thực hiện mục đích của mình. Tháng 9-1942, mặc dù “đầy nuối tiếc”nhưng Paul Boudet vẫn phải gửi Ngô Đình Nhu vào Huế để thành lập một tổ chức Lưu trữ và thư viện ở Huế và tổ chức lại tài liệu của chính phủ Nam triều vì Paul Boudet cho rằng đây là ‘một sự nghiệp cần thiết và đầy hiển hách”.

Tuy chính thức trở về Huế vào tháng 9-1942 nhưng trên thực tế, ngay từ tháng 2-1942, Ngô Đình Nhu đã thống nhất với ông Trần Văn Lý, Đổng lý Ngự tiền văn phòng của triều đình một kế hoạch nhằm cứu châu bản đang được cất giữ ở Nội các ra khỏi tình trạng bị hư hỏng nặng do không có người chăm sóc. Bản tấu của ông Trần Văn Lý xin đưa tất cả tài liệu trong Nội các ra Viện Văn hóa để có nhân viên chuyên trách trông nom, và xin đề nghị tổ chức một Hội đồng để chỉnh đốn đã được vua Bảo Đại chuẩn y. Hội đồng này do Ngô Đình Nhu làm chủ tịch, làm việc theo moọt phương pháp thống nhất: kiểm tra châu bản, chia ra từng loại, sắp xếp theo thứ tự thời gian rồi đóng thành từng tập có tiêu đề rõ ràng.

Trở thành Quản thủ viên của cơ quan Lưu trữ và Thư viện Trung Kỳ ở Huế từ ngày 1-1-1943, Ngô Đình Nhu bắt đầu sự nghiệp mới của mình với không ít khó khăn. Chính trong thời gian thử thách với hai nhiệm vụ nặng nề này, Ngô Đình Nhu lại một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh của “một người có học thức, một công chức đặc biệt” với phong cách làm việc “đầy nghị lực, đầy năng động”.

Ngày 29-3-1943, Nghị định tổ chức lại cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều do Paul Boudet chuẩn bị đã được Toàn quyền Đông Dương ký ban hành. Nghị định quy định: Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam được đặt dưới sự chỉ đaọ trực tiếp về mặt hành chính của Bộ Quốc gia Giáo dục và dưới sự kiểm soát về mặt kĩ thuật của Quản thủ viên Lưu trữ và Thư viện, người được giao nhiệm vụ ‘làm cố vấn cho chính phủ nhà vua trong mọi lĩnh vực có liên quan đến tài liệu và lưu trữ thư viện”.

Nhiệm vụ của Cố vấn – Quản thủ viên này được giao cho Ngô Đình Nhu, theo các điều 3 và 4 của dụ số 61 ngày 11-7 năm Bảo Đại thứ 18 (tức ngày 11-8-1943) do vua Bảo Đại ký về thành lập tổ chức Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam.

Và ngày 29-4-1943, sau hôn lễ với Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Nhu bắt đầu cuộc sống mới tại nhà số 19 đường Alexandres des Rhodes (Huế).Trong thời gian 3 năm, từ 1942 đến 1944, với vai trò Chủ tịch hội đồng cứu nguy châu bản và Cố vấn kĩ thuật, Ngô Đình Nhu đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tập trung tài liệu của 5 nguồn (Quốc Sử quán, Tàng Thơ lâu, Nội các, Viện Cơ mật trước đấy và Thư viện Bảo Đại) vào cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Nam triều.

Riêng đối với số châu bản ở Nội các, sau gần 2 năm làm việc dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu, Hội đồng đã làm ra được 3 bản thống kê bằng chữ Hán và Việt: một bản dâng ngự lãm, một bản lưu hồ sơ và một bản gửi cho Viện Văn hóa. Tiếp đó, Hội đồng đã xin Khâm Thiên giám chọn ngày tốt để cung nghênh châu bản ra Viện Văn hóa. Tất cả châu bản sau khi thống kê đều được lưu giữ trên những kệ sách mới đóng và sắp đặt rất có thứ tự.

Vô cùng hài lòng về những kết quả to lớn đó, Paul Boudet đã đánh giá Ngô Đình Nhu là “một cộng sự hạng nhất” vì theo Paul Boudet, Ngô Đình Nhu đã “hội tụ được cùng một lúc văn hóa truyền thống không thể thiếu trong vai trò của một Quản thủ viên Lưu trữ Hoàng triều và một khả năng hoàn hảo về nghề nghiệp nhờ có học thức uyên bác và vững chắc cho tổ chức Lưu trữ và Thư viện An Nam và Lưu trữ của Hoàng triều”.

Thật đáng tiếc là công việc đang tiến hành với kết quả ban đầu khả quan như thế thì xảy ra cuộc đảo chính Nhật- Pháp ngày 9-3-1945, rồi chiến tranh kéo dài… Bao nhiêu tài liệu lưu trữ của Hoàng triều đã bị mất, hỏng do thiếu người chăm sóc. Theo tục truyền, có rất nhiều châu bản được bày bán công khai tại các chợ Đông Ba, Bao Vinh, Nam Phổ, Sam… Vì vậy, một phân lớn châu bản đã bị mất hẳn, không thể nào tìm lại được.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã có một sự thay đổi lớn về tổ chức, bắt đầu từ ngày 18-4-1945 bằng việc thải hồi các nhân viên người Pháp. Theo đề nghị của giáo sư S. Kudo (Giám đốc mới của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương), Toàn quyền Đông Dương là Yuichi Tsuchihashi đã bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Phó Giám đốc của Sở. Sau đó, Ngô Đình Nhu đã tới Hà Nội và đã có 3 tuần gặp gỡ với Giáo sư S. Kudo trong cương vị mới. Ngày 31-7-1945, được sự đồng ý của Kudo, Ngô Đình Nhu đã quay lại Huế để tiếp tục công việc ở Viện Văn hóa.

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đã được thành lập. Ngay từ những ngày đầu tiên, Lưu trữ và Thư viện đã được chính quyền cách mạng quan tâm đến. Ngày 8-9-1945, tức là chỉ 6 ngày sau khi Việt nam tổ chức tuyên bố độc lập ở Quảng trường Ba Đình lịch sử, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch chính phủ lâm thời ký 2 sắc lệnh có liên quan đến Thư viện và Lưu trữ.

Sắc lệnh thứ nhất sáp nhập các thư viện công (trong đó có thư viện Pierre Pasquier trực thuộc sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương) và một số cơ quan văn hóa khác vào Bộ Quốc gia Giáo dục. Sắc lệnh tiếp theo cử ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc.

Sắc lệnh này thể hiện chính sách trọng dụng nhân tài của chính quyền cách mạng Việt Nam.Sau chuyến đi công cán ở Thuận Hóa để tổ chức việc phân tán tài liệu của Viện Văn hóa theo sự vụ lệnh số 125-ND ngày 4-3-1946, Ngô Đình Nhu đã trở lại Hà Nội ngày 20-5-1946, tiếp tục chỉ đạo công việc chuyên môn ở Sở.

Tờ trình số 365 ngày 16-11-1946, về công việc của Phòng Thư mục và Pháp chế của Giám đốc Sở Lưu trữ công văn và Thư viên toàn quốc gửi Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục với chữ kí tay của Ngô Đình Nhu là bằng chứng cuối cùng về hoạt động của ông trong lĩnh vực Lưu trữ – Thư viện. Có một điều đáng tiếc là vì thiếu tài liệu, chúng ta đã không thể biết rõ quá trình chuyển đổi của Ngô Đình Nhu từ vai trò “cố vấn kĩ thuật về Lưu trữ – Thư viện” sang vai trò “cố vấn chính trị” như thế nào. Nhưng rõ ràng là, bằng những công việc cụ thể được đề cập tới trong bài viết này, Ngô Đình Nhu đã để lại một dấu ấn không nhỏ trong lịch sử Lưu trữ Việt Nam thời kì 1938-1946, đặc biệt đối với sự sống còn của tài liệu châu bản triều Nguyễn vô giá của chúng ta.

Tác giả: Đào Thị Diễn

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* KÍNH CHÚC QUÝ VỊ TRỌN NĂM MỚI, 2018 DỒI DÀO SỨC KHOẺ - VUI VẺ - HẠNH PHÚC VÀ THỊNH VƯỢNG!

13 December 2017

Video - Audio Thành công vượt bậc của Giải Thưởng Văn Chương và Âm Nhạc Tự Do 2017

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

SBS Audio ▼: Thành công vượt bậc của Giải Thưởng Văn Chương và Âm Nhạc Tự Do 2017

  Vào tối thứ Sáu 8/12/2017 đã diễn ra lễ phát Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 do Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền và Trung Tâm Văn học Tiền Vệ đồng tổ chức tại Smithfield RSL Club Sydney.

Tháng 12 đang vào mùa Noel, từ ngoài tiền sảnh Smithfield RSL Club dẫn đến hội trường nơi diễn ra buổi lễ phát giải, không khí Giáng Sinh sang trọng tao nhã đã làm cho đêm phát giải trở nên ấm áp lung linh.

Ông Đặng Trung Chính, Chủ Tịch Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền - Trưởng ban Tổ Chức, trong diễn từ mở đầu buổi lễ phát giải đã cảm ơn các tổ chức, hội đoàn, các cá nhân đã cộng tác vô điều kiện, tận tâm và chuyên nghiệp cho Giải thưởng Văn chương và Âm nhạc có thể được thực hiện hoàn mỹ.

Ông nói từ hơn 40 năm nay, những người sáng tác tự do từ chối sự kiểm duyệt đã âm thầm viết ra các tác phẩm hiện thực và cất giữ nó hay chia sẽ trong phạm vi hạn hẹp của bạn bè hoặc gởi cho các trang chuyên về văn học như trang Tiền vệ, và điều này đã tạo ra một khoảng trống.

Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do đã đáp ứng đúng nguyện vọng tự do sáng tạo của những văn nghệ sĩ chân chính.

Và đây là cơ hội để các nhà văn, nhà thơ, ca nhạc sĩ, qua tác phẩm của mình, nói lên khát vọng về tự do, nhân quyền, sự thật và công lý cho đất nước Việt Nam mà theo ông Chính rất cần sự chung tay của mỗi người Việt tự do bên ngoài nước Việt để những tác phẩm này được quảng bá.

Ông Paul Nguyễn, Tân Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do NSW cho biết ông cảm thấy vinh dự và hãnh diện khi tiểu bang NSW là nơi đầu tiên diễn ra một giải thưởng văn chương và âm nhạc như vậy.

Ban Tổ Chức Giải Thuưởng đã quy tụ được một lực lượng các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học tên tuổi uy tín tham gia vào trong Ban Giám Khảo Văn Chương và Âm Nhạc.

Bên văn chương thì có nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà văn Mai Sơn (Việt Nam), nhà văn Trần Trung Đạo, nhà văn Thận Nhiên (Hoa Kỳ) Bác sĩ độc giả Nguyễn Mạnh Tiến, và hai nhà phê bình văn học đồng thời là Đồng Chủ biên trang Tiền Vệ Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc Châu)

Ban tuyển chọn Âm Nhạc có các nhạc sĩ Trúc Hồ (Hoa Kỳ), nhạc sĩ Tuấn Khanh (Việt Nam), và nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc Châu).

Ông Hoàng Ngọc Tuấn Đồng, Đồng Chủ Biên trang văn học Tiền Vệ, đại diện ban giám khảo giải Văn Chương cho biết, chỉ trong vòng năm tháng, từ ngày bắt đầu nhận tác phẩm (15/06/2017) cho đến ngày hết hạn nhận tác phẩm (15/11/2017) đã có hơn 300 bài thơ, gần 300 truyện ngắn, 5 cuốn tiểu thuyết, 2 tập khảo luận, và 1 tập phiếm luận từ 71 tác giả là những nhà văn, nhà thơ người Việt ở Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, và đa số là từ Việt Nam cùng gởi về dự thi.

Một số lượng tác giả và tác phẩm mà theo ông Hoàng Ngọc Tuấn là "đã vượt qua rất xa so với sự mong đợi của ban tổ chức."

Giải thưởng Văn Chương Tự Do 2017 bao gồm 3 giải thưởng Hạng Danh Dự, mỗi giải gồm có một bằng tuyên dương và $500 Đô Úc được trao cho các tác phẩm

- 'Ngày tọa thiền của gió' gồm 43 bài thơ của nhà thơ Trương Đình Phượng người gốc Nghệ An hiện sống tại Sài Gòn

- Tập truyện ngắn 'Tội ác già nua' của Trà Đoá cư trú tại Sài Gòn

- Và tập thơ 'Những ngày này' của Nguyễn Đạt là một cựu sĩ quan VNCH

Giải xuất sắc Giải thưởng Văn Chương Tự Do 2017 gồm một bằng tuyên dương và $3000 Đô Úc được trao cho Tập 35 truyện ngắn của tác giả Nguyễn Văn Thiện một nhà văn rất trẻ người gốc Nghệ An hiện đang dạy học ở Đắc Lắc.

Về giải Âm Nhạc đã có tất thảy gần 200 tác phẩm gởi về dự thi cho hai hạng mục Sáng Tác Mới và Giọng Ca Mới.

Giải Giọng Ca Mới trị giá $3000 Đô Úc và bằng tuyên dương đã được trao cho hai em nghệ sĩ trẻ Ksor Duk và Ro Mah Moly người dân tộc Jarai đến từ Gia Lai Pleiku

Về Sáng tác mới có ba giải Danh dự mỗi giải gồm một bằng tuyên dương và $500 Đô Úc đã được trao cho các tác phẩm:

- 'Cho quê hương hôm nay' của Nguyễn Xuân Lưu

- 'Biển xanh không còn' của Trường Phan

- "Nhà Việt Nam" là một tác phẩm du ca của Trần Huân - Trưởng nhóm Du Ca Sài Gòn Việt nam

Một Giải Xuất Sắc gồm một bằng tuyên dương và $3000 Đô Úc dành cho tác phẩm "Biển Đông dậy sóng ba đào" của tác giả Mặc Thiên.

—------------

"Các tác phẩm tham gia Giải thưởng Văn Chương Tự Do 2017 là những tác phẩm rất phong phú về đề tài, ý tưởng và bút pháp. Trong đó, rất nhiều tác phẩm chứa đựng những ý tưởng trung thực về tình trạng mất tự do, mất nhân quyền ở Việt Nam." - Hoàng Ngọc Tuấn Đồng, Đồng Chủ Biên trang văn học Tiền Vệ, đại diện ban giám khảo giải Văn Chương.  

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

07 December 2017

Video: Chị Tuyết Nga cuối cùng đã đặt chân đến Hoa Kỳ

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Những thuyền nhân còn lại

Vâng thưa quý vị, cuối cùng thì con thuyền bé nhỏ mang tên Tuyết Nga, dù trong rách nát, tả tơi, nhưng cũng đã đến được bến bờ tự do sau 37 năm sóng gió, trải qua bao cơn phong ba, bão tố cùng những vùi dập của “thế nhân”! Hay nói một cách khác là tội ác của con người!

Nhưng ngược lại, vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm 30 tháng 11, 2017 vừa qua, cả hai chị Nguyễn Thị Tuyết Nga và Trần Thị Thu Hương đã được hàng chục người tử tế ra tận cửa phi trường quốc tế Houston đón tiếp trong tình thương, với những tấm lòng bao dung, che chở.

Bởi sự tế nhị của trường hợp cùng tình trạng định cư hai người tỵ nạn đặc biệt này cho nến cơ quan trách nhiệm giúp đỡ họ là YMCA đã yêu cầu cộng đồng người Việt tại Houston giữ kín tin tức và đừng đến đón hai chị quá đông tại phi trường. Tôn trọng lời yêu cầu đó cho nên chỉ có đại diện của các tổ chức cộng đồng, một số hội đoàn cùng nhân viên định cư và những thiện nguyện viên có trách nhiệm liên quan đến cuộc sống tương lai của họ hiện diện trong buổi tiếp đón hai chị Tuyết Nga và Thu Hương mà thôi.

Có những bó hoa nhỏ, nhưng thật tươi và rực rỡ tình yêu của mùa lễ tạ ơn. Có người bảo, hoa đẹp đấy, nhưng Tuyết Nga bị mù thì làm sao mà nhìn thấy được? Người tặng hoa là cô Minh Tâm trả lời: Dạ em biết, nhưng em tin rằng dù không ngắm được nhưng chị Tuyết Nga chắc chắn sẽ ngửi được mùi thơm của tự do và nhân ái từ trong những cánh hoa này. Có những lá cờ nhỏ, nhưng lại là những biểu tượng vĩ đại của tình người, của tự do và dân chủ! Và đây chính là những giá trị tuyệt đối mà Tuyết Nga đã phải đánh đổi bằng 37 năm đoạn trường đầy bi thương và khổ hạnh.

Tôi nghe chị Thu Hương nói nhỏ vào bên tai còn nghe được của Tuyết Nga: Em đang cầm trong tay là cờ vàng ba sọc đỏ mà bố em đã hy sinh để bảo vệ đó em biết không? Tuyết Nga chỉ biết nghẹn ngào trong nước mắt, nhưng vì những giọt lệ trào dâng khiến cô đã phải gỡ cặp kính mát che đôi mắt mù lòa để lau mặt.

Bất chợt nhìn thấy đôi mắt thật “không có con ngươi” của Tuyết Nga, cả đám thiện nguyện viên trẻ người Mỹ bỗng òa lên khóc, họ ôm Tuyết Nga vào lòng và nghẹn ngào an ủi chị. Hình ảnh đó đã mang lại cho tôi cả một trời kỷ niệm mà cách đây gần 43 năm về trước, khi những người tỵ nạn VN đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, họ cũng đã được những vị bảo trợ người Mỹ đối xử y hệt như vậy. Ai bảo người Mỹ kỳ thị? Ai bảo nước Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những khổ đau của nhân loại? Và đó cũng chính là lý do tại sao những người Việt tỵ nạn chân chính vẫn thường nói câu “Thanh You America” hay “Thanh You Australia, “Thanh You Canada” v..v...

Hai tiếng đồng hồ chờ đợi để được hàn huyên với nhau trong 30 phút ngắn ngủi ở phi trường! Tôi may mắn được xem như là “người thân” duy nhất có mặt tại buổi tiếp đón hai cô ngày hôm nay, chả là vì hơn 1 tuần trước đây, anh em chúng tôi đã gặp nhau trong buổi hội ngộ tại nhà giam di trú ở Bangkok, Thái Lan.

Nhưng cũng có thể vì vậy mà đêm nay tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được vì câu trả lời của Tuyết Nga khi tôi hỏi thăm về hai người tỵ nạn cũng đang bị giam cùng trại, đó là anh Bé và anh Sĩ. Một là cưu quân nhân QLVNCH, còn một là người tranh đấu cho VN tự do. Hai cô bảo, tụi em âm thầm rời trại vào lúc nửa đêm để ra phi trường mà không dám chào từ giã vì chỉ sợ các anh ấy tủi thân và buồn thêm cho số phận hẩm hiu của mình. Nhất là anh Bé đang bệnh nặng, hầu như liệt cả nửa thân người, không biết khi nghe tin tụi em được đi Mỹ rồi, anh ấy còn nghị lực để sống nữa hay không?

Nghĩ đến 2 anh, nghĩ đến số phận của gần 2000 người tỵ nạn vì chính trị, vì tôn giáo, vì sự đàn áp nhân quyền ở trong nước hiện nay đang sống vất vưởng tại Thai Lan. Nghĩ đến khuôn mặt méo xệch của linh mục Peter Namwong, vị “bồ tát” của người tỵ nạn VN trên đất Thái từ 42 năm qua. Nhất là nghĩ đến những sắc lệnh đán áp và trục xuất người Việt tỵ nạn tại Thái Lan sắp được chính phủ quân đội, lãnh đạo Vương quốc này đem ra áp dụng, tôi không thể nào viết được nữa! Câu hát của anh Trầm Tử Thiêng lại vang vọng bên tôi vào lúc nửa đêm về sáng: “Người vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới...”!

Bao giờ thì Việt Nam mới hết khổ hả anh Thiêng?

Nam Lộc

Tháng Chạp, 2017 /span>

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

30 November 2017

Video: Trực tiếp: Diễn biến phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

    Bà Nguyễn Tuyết Lan - thân mẫu blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đấu tranh gay gắt trước cổng dẫn vào phiên toà. Ảnh blogger Trịnh Kim Tiến.  

11h30 kết thúc phiên toà. Toà đã tuyên y án sơ thẩm - tức 10 năm tù giam đối với blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Kết thúc phiên toà, blogger Trịnh Kim Tiến từ Hà Nội, chị Thu Nguyệt từ Sài Gòn, Nguyễn Công Thành, ông Nguyễn Minh Hùng - cậu ruột của Mẹ Nấm đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Bà Nguyễn Tuyết Lan, sinh viên Bích Ngân (Nha Trang) và chị Dương Thị Tân thì bị đánh sau khi đồng thanh hô Mẹ Nấm Vô Tội. Nguyễn Peng (Sài Gòn) cũng bị đánh bầm dập và lấy hết đồ.

Danlambao – Lúc 7:30’ sáng nay, 30/11/2017, tòa án CSVN đã mở phiên phúc thẩm xét xử blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS.

Trước đó, trong phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 6/2017, nữ blogger nổi tiếng này đã bị kết án 10 năm tù giam.

Ba luật sư sẽ tham gia bào chữa cho Mẹ Nấm trong phiên tòa phúc thẩm lần này gồm có các ông: Nguyễn Hà Luân, Hà Huy Sơn và Nguyễn Khả Thành. Riêng luật sư Võ An Đôn do trước đó đã bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên nên không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa. Dù vậy, từ rất sớm ông đã có mặt bên ngoài tòa án để theo dõi và ủng hộ tinh thần cho Mẹ Nấm.

Chia sẻ với CTV Danlambao, luật sư Võ An Đôn cho biết: "Tôi là một công dân, một người bạn và là một luật sư của Quỳnh. Nhưng tôi đã bị tước thẻ luật sư ngay trước khi phiên toà diễn ra. Nhưng sáng nay tôi vẫn đến bên ngoài để quan sát, theo dõi và ủng hộ tinh thần Quỳnh."

Với tư cách là luật sư bào chữa cho Mẹ Nấm luật sư Võ An Đôn khẳng định blogger Mẹ Nấm hoàn toàn không vi phạm pháp luật: “Quỳnh là một blogger chỉ viết lên những chính kiến cá nhân của mình đối với cá nhân và xã hội, thì điều này được quy định tại điều 25 hiến pháp nước CHXHCNVN ‘công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận’ và phù hợp với các công ước quốc tế.

Do đó việc này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng Quỳnh lại bị kết án thì đó là việc trấn áp của chính quyền đối với những người có tiếng nói khác việt với mình, những người đã nói lên sự thật…”

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cuối cùng cũng đã vào được bên trong tòa án sau một hồi đấu tranh gay gắt. Tuy vậy, hiện chưa rõ bà Lan có được vào trực tiếp bên trong phòng xử án hay không. Tại phiên sơ thẩm trước đó, thân mẫu của Mẹ Nấm đã phải ngồi ngoài và theo dõi diễn biến phiên tòa qua màn hình.

Được biết, Mẹ Nấm bước ra phiên tòa hôm nay trong tình trạng sức khỏe yếu do không được chăm sóc y tế trong suốt thời gian dài giam giữ, cô bị chứng đau đầu, hằng đêm không ngủ được, các ngón tay bị tê và run…

Tuy vậy, tinh thần của Mẹ Nấm vẫn rất mạnh mẽ và kiên cường. Trong cuộc gặp gỡ với các luật sư gần đây, cô khẳng định sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, dù có phải ngồi tù đến 10 năm hay 20 năm!

Trước đó, chị Nguyễn Lai một người bạn của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 12h đêm đã bị an ninh gõ cửa sau đó “mời” lên đồn làm việc đến 3h sáng với lý do chị đã đăng lên facebook những bức hình có nội dung Mẹ Nấm Vô Tội được ai đó xịt sơm trước cổng toà án côn an tỉnh Khánh Hoà.

Bên ngoài toà án, bạn trẻ Lưu Thị Kim Thy đến từ Đăk Lăk chia sẻ cùng CTV Danlambao “Hôm nay em đến phiên toà này là để cổ vũ tinh thần cho chị Quỳnh mặc dù mình biết rằng mình hoàn toàn không được vào toà để tham dự.

Đây là một phiên toà vô lý, nó vô lý ngay từ đầu rồi. Và khi đến tham dự phiên toà để ủng hộ chị Quỳnh hôm nay, em được biết từ phía an ninh có nói, nếu như chị Quỳnh nhận tội thì sẽ được giảm từ 50-60% án, đối với em dù chị Quỳnh nhận tội hay không nhận tội hoặc khi nhận tội được giảm án thì sự tôn trọng của em dành cho chị Quỳnh chỉ có nhiều hơn chứ không giảm đi được.”

Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ cũng đã đến phiên toà để đồng hành cùng blogger Mẹ Nấm ông chia sẻ “Tôi đến đây là vì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người đồng hành với tôi, ngoài ra tôi mang xứ mạng của hội nhà báo độc lập Việt Nam, kể cả hội bầu bí tương thân đến đây để ủng hộ cổ vũ cho Như Quỳnh.

Tôi rất mong kết quả phiên toà này có một sự thay đổi đối với phiên toà sơ thẩm. Thay đổi đúng nhất, công bằng nhất Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vô tội và thả tự do cho Như Quỳnh tại toà, còn tất cả sự giảm án như thế nào đi chăng nữa, nếu có xảy ra cũng không công minh, không đúng pháp luật.”

Theo faceook Nguyễn Hoàng Vi: "Sau phiên toà, mọi người đến ủng hộ mẹ Nấm vô cùng bức xức với bản án toà tuyên 10 năm. Mọi người hô to phản đối phiên toà và bắt đầu kéo đi tuần hành trên đường phố. Được chừng 50m thì an ninh các loại áp sát, giựt điện thoại của Trịnh Kim Tiến đang livestream.

Sau đó, cả đám an ninh thường phục bắt đầu chặn bắt những người chụp hình trong đoàn. Cô Tuyet Lan Nguyen, cậu chị Quỳnh, chị Trần Thu Nguyệt, Trịnh Kim Tiến bị đánh dã man và bắt đi. Mọi người chỉ có thể kéo cô Lan lại không bị bắt đi. Anh Nguyễn Công Thanh bị bắt đi khi lao vào bảo vệ những người bị đánh.

Trong lúc hỗn loạn, luật sư Đôn An Võ giơ máy chụp hình thì bị an ninh thường phục cướp mất điện thoại.

Nguyễn Peng bị bắt cướp hết ví tiền và điện thoại, bị đánh và bắt đi. Đến bãi biển, họ đạp Peng xuống bãi biển.

Lúc 13:00, cậu chị Quỳnh được thả từ đồn công an phường Vĩnh Lương. Cậu chị Quỳnh cho biết, Nguyễn Công Thanh và Trịnh Kim Tiến bị an ninh chuyển từ công an phường này đi đâu không rõ.

Chị Trần Thu Nguyệt bị giam tại phường Xương Huân.

Những người "phóng viên tự phát" bị bắt sáng nay không rõ ra sao."

Theo luật sư Nguyễn Hà Luân - người bào chữa cho blogger Mẹ Nấm thì "tại phiên toà phúc thẩm, Mẹ Nấm không phủ nhận những gì mình làm và cho rằng những điều đó là không có căn cứ để buộc tội. Và chị không nhận tội".

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

22 November 2017

Videos tin tức khắp nơi

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

20 November 2017

Tội nghiệp, Việt Nam Cộng Hòa không có "ngày nhà giáo".

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

    Tội nghiệp, VNCH không có "ngày nhà giáo".

Thế nhưng, chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi, đầy binh lửa, đầy máu và nước mắt, VNCH đã nuôi dưỡng và nảy sinh bao nhiêu là con người tài ba.

Năm 1954-1955, tổng số học sinh các cấp là 549,374. Đến niên khoá 1968-1969, tổng số học sinh các cấp là 2,778,966.

Năm 1964, số học bổng dành cho các sinh viên ưu tú đi tu nghiệp nước ngoài là 2772 người. Đến năm 1969, số học bổng dành cho các sinh viên ưu tú đi tu nghiêp lên đến 7000 người.

Đặc biệt, trong suốt 1954 đến 1973, tất cả các du học sinh tốt nghiệp đều quay về để xây dựng đất nước. Chỉ có số sinh viên những năm cuối của VNCH chưa học xong và đành ở lại nước ngoài sau biến cố 1975.

Những nhân vật lừng lẫy của VNCH thế hệ trước như:

- Tiến sĩ, khoa học gia Bùi Tường Phong, cha đẻ của Phong's Shading được dùng rộng rãi trong computer graphics.

- Tiến sĩ, khoa học gia Võ Đình Tuấn, người nằm trong danh sách 100 thiên tài sống của nhân loại ở vị trí thứ 43.

- Tiến sĩ, giáo sư, khoa học gia ngành khoa học không gian, Nguyễn Xuân Vinh của trường đại học Michigan. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cũng đã từng là tổng tư lệnh không quân VNCH khi ông ta chỉ mới 28 tuổi.

- Giáo sư viên nghiên cứu khoa học kỹ thuật Thuỵ Sĩ, Trần Minh Quang. Ông là người dẫn đầu các nghiên cứu khoa học thuộc ngành vật lý.

- Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, nhà tiền phong của ngành khoa học vi cấu trúc phân tử (protein crystallography technology) của thế giới. Giáo sư Xương còn được biết qua công việc hình thành tổ chức cứu nạn “Boat People SOS Committee” từ 1980 đến 1990 và đã cứu vớt được 3500 thuyền nhân bị trôi dạt trên biển Đông.

- Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ của đại học Waseda, Nhật Bản, từng là cố vấn kinh tế tối cao cho chính phủ Nhật Bản.

- Giáo sư, khoa học gia ngành vật lý thiên thể Trịnh Xuân Thuận, một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất trong ngành mảng extragalactic astronomy (thiên thể học bên ngoài dải Ngân Hà).

- Kỹ sư Trương Trọng Thi, người được mệnh danh là "cha đẻ của máy tính cá nhân". ..v..v...

Thế hê sau này (sinh từ 1960 về sau) vẫn tiếp nối với nhiều người tài năng như khoa học gia nhiệt áp Dương Nguyệt Ánh, khoa học gia thiên văn Lưu Lệ Hằng, khoa học gia Lê Duy Loan, người phụ nữ duy nhất giữ vị trí nghiên cứu trưởng của Texas Instrument trong suốt lịch sử 75 của đại công ty này. Lê Duy Loan cũng là người tham gia và tổ chức vô số những tổ chức từ thiện, giúp đỡ cho người nghèo và tàn tật, đặc biệt cho Việt Nam.

Vô số những thanh niên thế hệ sau của VNCH đã một thời bị "xét lý lịch" và lang thang "mất hộ khẩu", nay đã trở thành những khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới.

#_cothebanchuabiet

* Copy bài viết trên Facebook của Hoàng Ngọc Diêu

18 November 2017

Video tin tức & Người hiến 5,147 lượng vàng cho Việt Minh qua đời mà vẫn chưa đòi lại được chủ quyền nhà

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

  Truyền thông ở Việt Nam hôm nay tràn ngập tin tức nói về tang lễ trọng thể của bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ của nhà tư sản Việt Nam Trịnh Văn Bô vừa qua đời tại Hà Nội, với niềm u uất vì không đòi lại được chủ quyền căn nhà đã cho chính quyền Việt Minh mượn 63 năm về trước.

Nguồn tin này nói rằng vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ là chủ tiệm tơ lụa Phúc Lợi nổi tiếng ở phố Hàng Ngang của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội giữa thế kỷ thứ 20. Nhờ cần cù làm ăn, ông Bô giàu lên rất nhanh, xuất cảng tơ lụa sang Lào, Cambodia, Thái Lan, và Âu châu.

Vợ chồng ông Bô và bà Hồ cùng tham gia mặt trận Việt Minh, hiến tặng cho các tổ chức cộng sản Việt Nam tổng cộng 5,147 lượng vàng, hiến luôn căn nhà số 48 đường Hàng Ngang làm nơi ông Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập năm 1945, và biến nơi đây thành trụ sở họp hội của nhà nước CSVN sau năm 1945.

Vào năm 1954, sau trận Điện Biên Phủ, bộ quốc phòng CSVN viết hợp đồng mượn ngôi biệt thự của ông Bô ở số 34 đường Hoàng Diệu, rộng 3,000 mét vuông trong vòng 2 năm, hứa hẹn sẽ trả lại nhà khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hơn 20 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, gia đình của vợ chồng bà Minh Hồ ngày càng đông, hơn 40 người, gồm 7 người con và 30 cháu chắt chen chúc nhau tại một căn nhà cũ ở đường Nguyễn Gia Thiều.

Nhiều năm sau đó, đặc biệt sau khi ông Trịnh Văn Bô qua đời năm 1988, bà Minh Hồ đội đơn khiếu nại để đòi lại nhà nhưng không có kết quả.

Cho đến năm 2003, nhà nước CSVN trả lại căn nhà. Nhưng cho đến khi bà Minh Hồ nhắm mắt xuôi tay, gia đình của bà vẫn chưa cầm được giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi biệt thự số 34 đường Hoàng Diệu.

Song Châu / SBTN
 

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

10 November 2017

Video: Áo yếm tiếp APEC để “khoe” nét truyền thống?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Trên các trang mạng xã hội, mọi người truyền tay nhau những tấm hình các cô gái trẻ măng, mặc trang phục áo yếm của phụ nữ Việt Nam xưa, hở nguyên phần vai và nửa lưng. Những cô gái này đang cầm khay đồ ăn phục vụ gần 300 đại biểu từ các nền kinh tế APEC, sau khi kết thúc kỳ họp 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC- ABAC và tối ngày 6/11 vừa qua.

Áo yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của phụ nữ Việt Nam xưa, được lịch sử ghi chép là bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời nhà Lý (thế kỷ 12). Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực. Áo yếm ngày xưa là một trang phục nội y được sử dụng rộng rãi, không chỉ ở chốn cung đình cao sang, quý phái mà cả những người nông dân gắn bó với chiếc áo tứ thân cũng rất “ưa chuộng”.

Nhà văn Thùy Linh, một người quan tâm và am hiểu lĩnh vực xã hội, văn hóa của Việt Nam nói rằng việc Việt Nam cho lễ tân mặc trang phục áo yếm để tiếp khách ngoại giao là một sự “lố bịch”:

Mình rất không hài lòng về điều đó, bởi vì cái yếm của các cụ ngày xưa nó thay cho cái áo ngực thường các cụ mặc bên trong. Còn ở nông thôn, khi những người đàn bà cho con bú để đứa trẻ dễ tiếp cận với ngực của mẹ. Cho nên những kiểu mặc đó rất suồng sã.

Mình không hiểu một bữa tiệc để đãi các nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam mà lại mặc áo yếm đó, không hiểu xuất phát từ ý nghĩ gì. Mình thấy nó hơi kỳ quặc.

Đêm đại tiệc được tổ chức tại Furama Resort Đà Nẵng do Sovico Holdings và Ngân hàng HD Bank tài trợ. Đại diện của khu resort nói rằng đã chuẩn bị cho sự kiện này trong vòng 3 năm, với ý nghĩa chính là giới thiệu văn hóa dân gian Việt Nam khi tái hiện cuộc sống 4 mùa tại các vùng miền khác nhau.

Tuy nhiên, nhà văn Thùy Linh lại cho rằng việc lựa chọn áo yếm để khoe nét truyền thống của Việt Nam trong một sự kiện lớn như vậy là không phù hợp.

Truyền thống thì có nhiều cấp độ lắm. Váy đùm cũng là truyền thống mà. Sao không cho các cô ấy mặc váy đùm và áo yếm đi tiếp? Mình nghĩ bây giờ cho mình mặc cái yếm đó ra ngoài đường chắc mình cũng không dám mặc. Hay mặc ở nhà để tiếp bạn mình cũng không dám mặc chứ đừng nói mang ra mặc trước mặt các quốc gia khác.

Chúng tôi cũng trò chuyện với chị Tâm, một người dân sống ở Sài Gòn về vấn đề này. Chị Tâm chẳng ngần ngại so sánh những hình ảnh lễ tân phục vụ APEC không khác nào những cô gái trong các quán bar:

Tôi cũng thấy như vậy không phù hợp khi tiếp khách quốc tế. Mình phải ăn vận như thế nào cho lịch sự để khi mình tiếp khách cho kín đáo. Khi mình tiếp khách mà ăn mặc lố lăng quá thì không khác nào những chỗ như quán bar. Ăn vận như vậy mà gọi là truyền thống thì không phù hợp cho lắm. Ăn mặc như vậy sẽ làm mất hình ảnh người Việt Nam.

Trên các trang mạng, chúng tôi ghi nhận nhiều bình luận dưới những tấm hình các cô gái áo yếm tiếp khách quốc tế. Hầu như mọi bình luận đều chỉ trích cách ăn mặc không phù hợp của nước chủ nhà Việt Nam. Một bài viết của tác giả Nguyễn Phan Khiêm nhận định rằng:

Với các suy nghĩ nông dân của tôi thì các cụ xưa tuyệt không mặc thế khi có người lạ, chưa kể khi ra đường hay nhà có khách các cụ luôn mặc áo dài. Yếm chỉ khi rất nóng nực người ta mới mặc trong nhà, tương tự đàn ông bây giờ mặc may ô. Cho nên, vị nào tham mưu cho gái trẻ mặc yếm ra tiếp quốc khách thì nên cho nghỉ để tìm tham mưu khác. Việt Nam tự hào là nước có văn hiến nên không thể không mặc đẹp một cách nền nã, sang trọng để đón khách quí.

Chính trang phục được chọn để tiếp đãi khách quý lại là trang phục từng bị báo chí Việt Nam lên án nhiều lần, chẳng hạn như bài viết “Đỏ mặt vì mỹ nhân hững hờ áo yếm” trên báo Lao Động hay “Người đẹp Việt gây phản cảm khi mặc áo yếm quá sexy” trên Báo Mới,…

Câu hỏi được đặt ra đó là những cô gái mặc áo yếm trong những bài báo này đã bị chỉ trích phần nào tự làm mất hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “công, dung, ngôn, hạnh”. Vậy thì, liệu Việt Nam có tự làm mất hình ảnh của mình khi để lễ tân mặc yếm tiếp khách hay không?

Chúng tôi nêu câu hỏi này với nhà văn Thùy Linh và bà cho biết:

Mình không nghĩ đến mức mất hình ảnh, bởi vì người ta cũng không thể đánh giá Việt Nam qua một cái áo yếm. Thế nhưng trong một quốc tiệc, thì nó không mang tính chất nghi lễ, không trang trọng, không thể hiện một sự lịch lãm tối thiểu với một tư cách quốc gia trong khi tiếp đón các quốc gia khác.

Chúng tôi tiếp tục nêu vấn đề với Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, bà cũng không đồng tình với cách ăn mặc như vậy trong một sự kiện lớn của quốc gia:

Tôi nghĩ là trong xã hội Việt Nam bây giờ, một người bình thường cũng thừa hiểu cần mặc trang phục lịch sự ở một sự kiện cần thiết nào đó ví dụ như giỗ tết, hay cưới hỏi, mọi người đều biết ăn mặc như thế nào cho lịch sự.

Người bình thường cũng biết điều đó, huống chi một quốc gia thì người ta cũng phải thừa hiểu. Trong tường hợp này tôi cũng không hiểu vì sao người ta lại quyết định như vậy.

Vấn đề giới trẻ Việt Nam đua theo trào lưu ăn mặc hở hang được nêu trên các phương tiện truyền thông thường xuyên. Việt Nam hiện tại cũng có những quy tắc và điều luật cấm ăn mặc hở hang phản cảm đối với nghệ sĩ hay nơi công cộng.

Nhà văn Thùy Linh nói rằng có vẻ như Nhà nước đang muốn “cách tân hóa” và học theo trào lưu của giới trẻ hiện tại. Tuy nhiên bà cho rằng sự áp dụng không đúng lúc đúng chỗ đã biến tính sáng tạo thành một điều “điên rồ” trước mắt khách quan.

Sau những lời bán tán, chỉ trích của cư dân mạng, người ta hỏi nhau rằng liệu trong những ngày APEC sắp tới có lặp lại hình ảnh những cô thiếu nữ hở vai, lưng trần tiếp khách nữa hay không?

RFA đã liên hệ với ban tổ chức APEC 2017 để hỏi về nguyên nhân vì sao lựa chọn trang phục áo yếm cho đêm đại tiệc hôm 6/11 vừa qua, nhưng không nhận được hồi đáp.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

01 November 2017

Video & Món nợ 54 năm

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Đất nước càng lầm than, thê lương thì hàng năm vào đầu tháng 11, người dân Việt ở bất cứ đâu lại càng nhớ đến một cơ hội tốt lành cho dân tộc và đất nước đã bị tước đoạt. Miền Nam dân chủ và văn minh không còn là niềm hy vọng cho sự hồi sinh toàn bộ đất nước Việt Nam nữa. Và họ cũng không thể nào quên được người đã tạo ra cơ hội bị tước đoạt đó. Nhân vật ấy không ai khác hơn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Một nửa đất nước Việt Nam đang sống trong an lành, thịnh vượng và nhìn về tương lai đầy tin tưởng thì bỗng đâu giông tố giăng đầy trời, ánh sáng mặt trời phụt tắt, cuồng phong nổi lên khắp chốn, cuốn phăng mọi vật trên đường đi của nó. Không còn ánh sáng, không còn mặt trời, không cả loài người và vạn vật. Chỉ còn bóng tối của địa ngục, nơi bọn quỷ dữ nhảy muá trong tiếng hú man rợ, chết chóc.

Thế mà đã 54 năm kể từ ngày vận nước bắt đầu rơi vào tăm tối.

Trên dãi đất hình chữ S, nằm bên bờ Thái Bình Dương ngàn năm sóng vỗ, biết bao xáo động chính trị liên tiếp xảy ra hàng ngày, hàng giờ chỉ để làm cho tình hình ngày thêm rối ren, chiến tranh dần leo thang và mở rộng. Tương lai đất nước mù mịt.

Ở miền Nam, cuộc sống không còn như trước và hiểm nguy có thể xuất hiện nơi đầu hẻm, cuối phố. Đời sống dân lành giờ đây thêm nhiều khó khăn trong việc mưu sinh, đã thế họ lại phải đối mặt với cái chết vô lý bất cứ lúc nào, ở đâu. Đã đành người chiến sĩ có thể chết trong trận mạc, nay người dân thường cũng có thể chết trên bờ đê, dưới ruộng, ở ven xóm làng hay cả khi xem phim ở rạp chiếu bóng, cùng gia đình thưởng thức món ăn trong nhà hàng một ngày cuối tuần, đang ngồi trên một chuyến xe đò liên tỉnh mong gặp người thân hay đang say sưa theo dõi bài giảng của thầy.

Ở miền Bắc, tình hình càng tồi tệ hơn bởi chủ nghĩa xã hội đã bị phá sản ngay từ đầu bởi một lũ lãnh đạo cuồng tín, ngu dốt, theo lệnh ngoại bang áp đặt một chủ nghĩa ngoại lai, không hợp thời, không hợp hoàn cảnh và bất khả thi. Hậu quả về mặt kinh tế là nền sản xuất bị đình trệ và phá sản, phải lệ thuộc toàn diện vào Nga, Tàu và lẽ tất nhiên về mặt chính trị là phải chịu làm lính đánh thuê để biến vùng Đông Nam Á thành vùng chịu ảnh hưởng bởi những ông chủ cuả chúng. Thanh niên nam nữ chưa xong bậc phổ thông đã phải bị tống vào Nam làm bia đỡ đạn để rồi chịu cảnh sinh Bắc tử Nam.

Đất nước Việt Nam rơi vào cảnh nồi da xáo thịt chỉ có lợi cho ngoại bang mà nguyên nhân chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã rước voi về dầy mả tổ, bôi mặt đánh chiếm miền Nam hiền hoà, thịnh vượng và văn minh để dâng lên cho quan thầy của chúng. Tội lỗi tày trời này cho đến ngàn năm trời không thể dung mà đất cũng chẳng thể tha!

Trước đó,Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã thấy được mâu thuẫn giữa các cường quốc trên thế giới thuộc hai khối Tự Do và Cộng Sản. Các ông thấy rằng dù thuộc khối nào, các cường quốc luôn đặt quyền lợi của họ lên trên hết, nên sẵn sàng mua bán, thoả hiệp với nhau trên số phận các nước nhược tiểu.

Nga đã bao đời bị nền văn minh Tây Phương đánh bại nên dùng chủ nghĩa Cộng Sản như một công cụ để tập họp các kẻ thù trong lòng các nước Tây Phương và các nước thuộc điạ để đánh bại khối Tây Phương tự do, cùng lúc phát triển khoa học, kỹ thuật rồi bước lên ngôi vị bá chủ thế giới.

Hoa Kỳ có mặt ở vùng Đông Nam Á nhằm ngăn chận sự bành trướng của Cộng Sản quốc tế tại đây sẽ gây nguy hại cho khối Tây Phương tự do, không cộng sản, đứng đầu là Mỹ Đối với Trung Cộng, đất nước Trung Hoa từng chịu nỗi nhục bị các nước Tây Phương biến thành bán thuộc địa nên họ có quyết tâm phục hưng đất nước bằng cách liên kết với khối Cộng Sản to lớn dẫn đầu bởi Nga Sô. Với sức mạnh to lớn cuả khối Cộng Sản quốc tế, nay họ dễ dàng tránh những khó khăn gây ra bởi thế giới Tây Phương, thực hiện những việc cải cách đất nước cuả mình toàn tâm, toàn ý.

Song song với công việc lâu dài là thôn tính toàn thề vùng Đông Nam Á, giờ đây họ có cơ hội may mắn ngàn năm một thuở là nắm đầu được tên Cộng Sản Việt Nam đàn em cắc ké, xúi dục và hậu thuẫn chúng đánh Pháp, rồi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam cuả hy vọng và tương lai cuả đất nước Việt Nam, dưới danh hiệu trâng tráo và bỉ ổi là cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam!

Họ tính toán cẩn thận rằng khi chiến tranh làm toàn thể Việt Nam suy tàn về hai mặt vật chất lẫn tinh thần: đất nước bị tàn phá tang thương, lòng chia rẽ và hận thù giữa người Việt với người Việt sâu hơn biển Thái Bình, thì nhanh hay chậm tùy theo tình hình thế giới, việc Việt Nam bị Trung Quốc thôn tính là một điều đương nhiên và chắc chắn. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã có viễn kiến về những điều kể trên nên có sách lược rất rõ ràng trong công cuộc xây dựng và phát triển dân tộc và đất nước cũng như cách thức ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản vào miền Nam.

Hai ông biết rõ ràng rằng Nga, Tàu dùng chủ nghĩa Cộng Sản để đánh các nước Tây phương và thôn tính các nước nhược tiểu trên toàn thế giới chứ không phải là làm nghĩa vụ cao cả giải phóng loài người như từng rêu rao. Hai ông cũng rõ tận tường mục đích tối hậu cuả sự có mặt cuả Mỹ ở vùng Đông Nam Á mà điểm nóng là Việt Nam là ngăn chận sự xích hoá toàn thế giới sẽ gây phương hại cho Mỹ nói riêng và khối tự do nói chung.

Sau những phân tích về tình hình thế giới và Việt Nam, các ông thấy ra rằng lối thoát cho các nước nhược tiểu chịu cùng một lúc ảnh hưởng của nhiều nước lớn là lợi dụng các mâu thuẫn giữa các nước này để bảo vệ sự độc lập của nước nhà.

Tranh thủ thời gian và nguồn vốn nước ngoài để đầu tư vào việc học hỏi khoa học, thâu thập kỹ thuật, hình thành và phát triển cách tổ chức minh bạch, ngăn nắp và lối suy nghĩ chính xác của nền văn minh Tây Phương trên mọi lãnh vực hoạt động của quốc gia, để từ đó bắt kịp trình độ khoa học, kỹ thuật của Tây Phương, rồi tiến đến một trình độ cao hơn nữa là tạo ra khả năng sáng tạo khoa học, kỹ thuật để có đóng góp xứng đáng vào nền văn minh thế giới đồng thời tạo lập cho đất nước Việt Nam một vị thế vững chãi trên trường quốc tế tương tự cách thức mà Nhật Bản đã thực hiện được.

Đối với vấn đề ngăn chận sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt vào miền Nam, hai ông thấy rằng muốn thắng cộng sản, thắng lợi quân sự là chưa đủ. Miền Nam phải thắng cả trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị. Và sự chiến đấu đó muốn đạt được thắng lợi bắt buộc phải được tiến hành bằng chính sự đóng góp và tham gia của người dân, đặc biệt là chính những người dân sống trong vùng bị bọn cộng sản quấy nhiễu.

So sánh cách thức tổ chức làng xã ở miền Bắc và miền Bắc Trung phần với các tỉnh miền Nam hình thành từ cuộc Nam tiến của Chúa Nguyễn cho thấy miền Nam mặc dầu có đất đai rộng lớn và trù phú hơn nhiều, nhưng dân chúng sống rải rác và không tập hợp thành các đơn vi dân cư, hành chánh với sự gắn bó về mặt truyền thống, tập tục, tình cảm và ý thức cộng đồng.Thế mà vùng đất mới này lại có tiềm năng rất to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển dân tộc và đất nước sau này và phải là nơi khởi thủy cho việc đánh bại chiến lược cuả cộng sản là dùng nông thôn để bao vây thành thị.

Dựa trên các tính chất đặc thù về tự nhiên và xã hội của các vùng điạ lý khác nhau của miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khởi xướng quốc sách Ấp Chiến Lược, Khu Trù Mật nhằm thiết kế miền Nam thành những đơn vị hành chánh mạnh cả về năng lực sản xuất lẫn khả năng chiền đấu tự vệ hữu hiệu khi có sự xâm nhập của cộng sản vào các đơn vị hành chánh đặc biệt này. Chính sách khôn ngoan và hợp lý đó có khả năng ngăn chận sự xâm nhập cuả cộng sản một cách hữu hiệu và đáp trả các vụ xung đột quân sự một cách nhanh chóng, kịp thời mà không phải trông đợi nhiều vào sự tiếp ứng cuả các cơ quan hữu trách trung ương.

Kế hoạch minh bạch, rõ ràng, hợp lý cho việc xây dựng và phát triền miền Nam của đất nước đã được thực hiện và mang lại những kết quả khởi đầu thật tốt đẹp và đầy hứa hẹn thì thù trong giặc ngoài của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cấu kết với nhau bằng cách này hoặc cách khác nhằm âm mưu lật đỗ một chính quyền dân cử hợp pháp, hơp hiến được đa số dân chúng miền Nam tin tưởng, ủng hộ và yêu mến.

Sau những thất bại thuyết phục lẫn tạo áp lực với chính quyền Ngô Đình Diệm cho phép Mỹ đem quân đội vào chiến trưởng miền Nam, dùng hoả lực mạnh để đánh nhanh rút gọn, nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, chính quyền Kennedy đã âm thầm mua chuộc các tướng lãnh phản trắc làm cuộc đảo chánh.

Trước đó, Mỹ đã cố gắng tạo cớ cho rằng chính quyền cuả Ngô Đình Diệm không được lòng dân, đàn áp Phật giáo bằng cách dùng truyền thông đặt điều bôi xấu chế độ cuả ông, cấu kết với bọn cộng sản nằm vùng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản và bọn đội lốt thầy tu mưu đồ chính trị để dàn những cảnh thầy tu xuống đường tự thiêu để phản đối cái gọi là “đàn áp Phật giáo”. Kịch bản hay, đạo diễn tài ba, diễn viên xuất sắc đã cho Việt Nam thưởng thức một vở bi hài kịch mà cái giá phải trả là sự mất đi độc lập cuả đất nước, tự do và hạnh phúc cuả toàn dân sau này!

Trong những ngày cuối cùng còn lại cuả nền đệ nhất Cộng Hoà, tình hình Sài Gòn rối ren, Đại sứ Nolting gợi ý đưa anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm rời khỏi Việt Nam, Tổng Thống Diệm đã tức giận từ chối thẳng thừng và cho ông ta biết là mình đang làm mọi cách để thiết lập lại trật tự ở thủ đô. Trước khi từ giã cõi đời, di vật mang theo bên mình ông chỉ là một gói thuốc lá sử dụng dang dở và một xâu chuỗi đọc kinh hằng ngày. Thế mà ông đã và sẽ mang theo mình mãi mãi sự luyến thương và tiếc nuối cuả muôn đời con dân nước Việt!

Nếu so sánh với các nguyên thủ quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Singapore từ thập kỷ 50 đến tận ngày nay, chưa thấy ai qua được ông về tấm lòng yêu nước, đức liêm khiết và tài lãnh đạo đất nước vượt nguy biến. Nhìn xa hơn một chút là Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn, cũng chưa thấy ai hơn ông được.

Bây giờ hãy nhìn đến Mỹ. Từ đời Tổng Thống Kennedy đến đời Tổng Thống Obama, có biết bao chuyện nhơ nhớp về đời sống riêng tư, các trò mị dân, khai gian, luồn lách pháp luật, sử dụng thủ đoạn chính trị tồi bại, phản bội đồng minh và ngay cả bán nước! Kennedy ra lệnh giết đồng minh thì quá dễ dàng cho Nixon dâng miền Nam cho cộng sản Bắc Việt, để rồi sau này các tổng thống của Đảng Dân Chủ tay bắt mặt mừng, làm ăn với Trung Cộng, kẻ thù tiềm tàng của Mỹ và cả thế giới, thêm nữa, họ không có chính sách cứng rắn, rạch ròi ở Trung Đông, tự trói tay mình mà nhìn kẻ thù khủng bố Hồi giáo tác yêu tác quái.

Qua trung gian Hilary Clinton, chính quyền Mỹ bán uranium cho Nga để được dùng vào mục đích chế tạo vũ khí hạt nhân thì có xứng đáng cấu thành tội phản quốc không? Và còn gì nhục nhã hơn việc đường đường là một tổng thống cuả một đại cường quốc, Obama phải đến thăm Việt Nam vào ban đêm như một kẻ trộm mà không được đón tiếp theo nghi thức quốc khách! Có phải một loại tội tổ tông đã được truyền lại từ đời Tổng Thống Kennedy đến các thế hệ tổng thống Mỹ sau này để hình ảnh cuả nước Mỹ luôn là phản bội, lừa lọc, xảo trá và nay lại thêm hèn hạ, xấu xa? Và phải chăng với đồng tiền, bất cứ ai cũng có thể mua đứt lương tâm và đạo đức Mỹ?

Phàm khi trong cuộc sống, con người không thề tránh được việc phạm lỗi lầm dù có hay không cố ý, và cho dù hậu quả lớn nhỏ thế nào, người làm lỗi phải biết nhận ra lỗi lầm cuả mình, ra sức chuộc lại lỗi lầm trước tiên bằng một lời xin lỗi chân thành và sau đó là khắc phục hậu quả cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho nạn nhân.

Đó là qui luật cuả sự sống! Cuộc sống sẽ không còn bình thưởng và trôi chảy như nó phải như thế nưã cho cả hai phiá nếu như những vướng mắc do lỗi lầm gây ra không được không được giải quyết một cách thấu đáo và nhanh chóng. Trong một lỗi lầm không được giải quyết hợp lý, bao giờ cũng có đau khổ kéo dài vô lý cho nạn nhân và nghiệp chướng theo mãi kẻ phạm tội.

Hoa Kỳ là kẻ bội phản đồng minh đến mức độ có thể giết người. Họ đã cướp đi cứu tinh duy nhất cuả dân tộc Việt Nam, vì thế họ đã phạm một tội ác to lớn đối với gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cả dân tộc và đất nước Việt Nam. Mặc dầu sau sự sụp đổ cuả miền Nam vào năm 1975, chính quyền Mỹ đã có những cố gắng giúp đỡ cho người Việt tị nạn cộng sản được tái định cư và sinh sống ở vùng đất mới nhưng đã quá nửa thế kỷ đã qua, Hoa Kỳ chưa bao giờ chính thức xin lỗi dân tộc và đất nước Việt Nam và có hành động cổ súy cho những hoạt động tiến đến xây dựng một nước Việt Nam độc lập, phát triển và văn minh.

Trái lại, để lấp liếm và che đậy lỗi lầm và tội ác cuả mình, họ đã viết sách, làm phim để đặt điều, bôi bẩn, vu khống Việt Nam Cộng Hoà. Hoa Kỳ nên có những hành động thiết thực và chân thành cho cân xứng với vị thế cuả mình trên thế giới.

Với những kẻ phản trắc, tham gia trực tiếp vào cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963 và những cá nhân đã tạo nên con ngựa thành Troie ở miền Nam, góp phần tạo khủng hoảng chính trị vào giai đoạn này, họ cần phải sám hối về tội lội đã làm mất miền Nam, là một tiền đề cho sự mất nước vào tay Tàu cộng ngày hôm nay. Hãy trả món nợ bằng cách nói lên những sự thật lịch sử bị dấu diếm từ bao lâu nay vì chỉ có sự thật mới cứu rỗi con người.

Đối với những kẻ cam tâm làm tôi mọi cho Cộng Sản quốc tế để phá tan hoang đất nước Việt Nam như ngày hôm nay, các người có còn chút lương tâm còn sót lại cuả con người? Có bao giờ các người cảm thấy mình nợ dân tộc và đất nước Việt Nam một lời xin lỗi? Nếu câu trả lời là có, thì các người đã biết mình phải làm gì vì dầu sau, các người là những người duy nhất có phương tiện cải biến tình hình cuả đất nước.

Không ai có thể sống thanh thản mãi trong tội ác. Và nợ nần nếu không trả bằng cách này thì sẽ phải trả bằng cách khác mà thôi!

Yên Tánh

danlambaovn.blogspot.com  
 

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

26 October 2017

Video: California vinh danh tháng 10-2017 là ‘Tháng Việt Nam Cộng Hòa’

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn loan báo Nghị Viện California vừa thông qua Nghị Quyết SCR-6, vinh danh tháng 10 năm 2017 là “Tháng Việt Nam Cộng Hòa”.

Đây là lần thứ nhì trong hai năm, Nghị Viện California thông qua nghị quyết do Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn là tác giả. Trong một thông cáo báo chí gửi ra hôm Thứ Năm 26/07, bà Janet Nguyễn cho biết sở dĩ tháng 10 năm 2017 được chọn, bởi vì đây là thời điểm đánh dấu kỷ niệm năm thứ 61 Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.

Nữ thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên của California cho biết, ngoài việc kỷ niệm ngày ban hành hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa- được cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ký vào ngày 26 tháng 10 năm 1956, Nghị Quyết SCR-6 còn công nhận nỗ lực của các quốc gia từ khắp thế giới đã giúp Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.'

Nội dung bản nghị quyết nhấn mạnh sự kiện hơn 58,000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến, cùng với hơn 1 triệu người Mỹ khác, bao gồm các binh sĩ và gia đình, đã hy sinh rất lớn và đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho tự do.

Nghị Quyết SCR-6 cũng bày tỏ lòng tri ân đối với các quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các giới chức chính quyền, nhiều người đã mất tích hoặc bị bắt, cũng như gia đình của họ đã can đảm chịu đựng.

Trong thông cáo báo chí, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn xác nhận rằng bà cũng muốn nhắc đến tình trạng vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam ngày nay trong Nghị Quyết SCR-6.

Huy Lam / SBTN

* SOURCE: http://www.sbtn.tv/california-vinh-danh-thang-10-2017-la-thang-viet-nam-cong-hoa/

TNS Janet Nguyễn yêu cầu tổng thống Trump áp lực CSVN thả tù nhân lương tâm

Thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn vừa gửi một thỉnh nguyện thư đến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, yêu cầu ông đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và lập tức thả tất cả tù nhân lương tâm.

Theo Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump sẽ công du Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng, Việt Nam và Philippines, từ ngày 3 đến 14 tháng 11 tới đây, và sẽ tham dự nhiều hội nghị, bao gồm Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Trong thư gởi tổng thống, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn đưa ra chi tiết các vụ vi phạm nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam, những chi tiết về hàng chục nhà hoạt động bị mất quyền tự do cá nhân, và nhấn mạnh trường hợp của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, và ông Y Yich, một mục sư người Ba Na ở miền Trung Việt Nam.

Bà Như Quỳnh bị bắt vào tháng 10 năm 2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự của chế độ. Vào tháng 6 năm nay, bà bị kết án 10 năm tù giam.

Trong khi đó, ông Y Yich bị bắt lần đầu năm 2007 và bị truy tố theo điều 87, “phá hoại đoàn kết dân tộc”. Vì cáo buộc này, ông bị kết án 6 năm tù. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2013, ông Y Yich lại bị bắt lần thứ nhì với cáo buộc tương tự và bị kết án 12 năm tù.

Hiện tại, ông đang bị giam tại nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương. Sức khỏe ông suy yếu trầm trọng và nhanh chóng, vì ông bị bệnh gan, cao máu nặng, yếu thận và viêm khớp.

Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn bày tỏ hy vọng khi Tổng thống Trump gặp các giới chức CSVN, ông sẽ đưa ra điều kiện căn bản là bảo vệ nhân quyền và thả ngay bà Như Quỳnh, ông Y Yich, và hàng chục tù nhân lương tâm khác, trước khi thảo luận và ký kết bất cứ một thỏa thuận nào.

Huy Lam / SBTN

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

Video & Nhân chuyện ông Hoàng Khải tức Khaisilk bán lụa Tàu

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Khải, một doanh nhân lẫy lừng với thương hiệu Khaisilk phải lên tiếng xin lỗi khách hàng vì bán lụa Tàu suốt gần 30 năm qua, nhớ lại miền Nam trước năm 1975 từng có hàng loạt doanh nhân làm ăn tử tế với những thương hiệu Việt lừng lẫy một thời như xà bông Cô Ba, dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, dầu cù là Mac Phsu, dầu gió Nhị Thiên Đường, bột ngọt Vị Hương Tố, bia la-de Con Cọp, kem đánh răng Hynos, xe hơi La Dalat v.v…

Cái làm nên tên tuổi, thương hiệu thời đó là từ đạo đức kinh doanh của các doanh nhân. Họ làm ăn đàng hoàng, tôn trọng khách hàng, trân trọng sản phẩm của chính mình và hết sức giữ chữ tín. Nhưng sâu xa hơn, sở dĩ họ làm được như vậy là vì họ có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, họ muốn tạo ra những sản phẩm VN chứ không muốn người Việt phải dùng hàng ngoại. Còn bây giờ, đốt đuốc tìm không ra một doanh nghiêp chân chính, mà toàn là những cung cách làm ăn chụp giựt, thất nhân tâm, không cần biết chữ tín nhan nhản khắp nơi. Tại sao vậy? Vì bây giờ thiên hạ chỉ muốn làm giàu, làm giàu thật nhanh, vơ vét cho nhiều.

Cái thương hiệu lắm khi chỉ là cái bình phong để họ làm chuyện khác, ví dụ như Khaisilk, mảng lụa tơ tằm đâu phải là nguồn thu nhập chính của đại gia này, khi bên cạnh đó ông Hoàng Khải còn kinh doanh bất động sản, nhà hàng, resort, văn phòng cho thuê…Ông Hoàng Khải không sống chết vì lụa.

Nguyên nhân sâu xa hơn là xã hội bây giờ sự dối trá, lừa lọc quá nhiều, con người ta đã quen với chuyện đó và chuyện sống tử tế, làm ăn đàng hoàng trở nên vô cùng hiếm hoi. Thứ hai, người ta không còn yêu nước nữa. Nếu thực sự yêu nước, có lòng tự hào dân tộc, cỡ ông Hoàng Khải thừa sức xây dựng cả một làng sản xuất lụa tơ tằm VN, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hàng ngàn con người, vừa bảo tồn ngành lụa tơ tằm VN và đưa lụa Việt ra với thế giới…Nhưng làm thế cực công lắm, làm nhà hàng, resort, buôn bán bất động sản mau giàu hơn nhiều…Chả phải riêng gì một cá nhân ông Hoàng Khải.

Cho nên, trong một xã hội đàng hoàng, ngay như ở MN trước năm 1975, một doanh nhân giàu lên sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn hàng triệu con người, sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị, làm nên thương hiệu cho đất nước, thậm chí xuất khẩu và đem ngoại tệ về cho đất nước. Còn bây giờ, khi một đại gia giàu lên là bao nhiêu dân oan mất đất, bao nhiêu rừng bị phá, tài nguyên bị khai thác, vơ vét, bao nhiêu đất nông nghiệp bị cướp và chuyển đổi thành đất tư, đất kinh doanh…

Ở nước ta bây giờ, đạo đức trong môi trường chính trị đã không có, đạo đức trong môi trường kinh doanh, thậm chí trong văn hóa nghệ thuật cũng không. 

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

Blog Archive