20 November 2017

Tội nghiệp, Việt Nam Cộng Hòa không có "ngày nhà giáo".

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

    Tội nghiệp, VNCH không có "ngày nhà giáo".

Thế nhưng, chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi, đầy binh lửa, đầy máu và nước mắt, VNCH đã nuôi dưỡng và nảy sinh bao nhiêu là con người tài ba.

Năm 1954-1955, tổng số học sinh các cấp là 549,374. Đến niên khoá 1968-1969, tổng số học sinh các cấp là 2,778,966.

Năm 1964, số học bổng dành cho các sinh viên ưu tú đi tu nghiệp nước ngoài là 2772 người. Đến năm 1969, số học bổng dành cho các sinh viên ưu tú đi tu nghiêp lên đến 7000 người.

Đặc biệt, trong suốt 1954 đến 1973, tất cả các du học sinh tốt nghiệp đều quay về để xây dựng đất nước. Chỉ có số sinh viên những năm cuối của VNCH chưa học xong và đành ở lại nước ngoài sau biến cố 1975.

Những nhân vật lừng lẫy của VNCH thế hệ trước như:

- Tiến sĩ, khoa học gia Bùi Tường Phong, cha đẻ của Phong's Shading được dùng rộng rãi trong computer graphics.

- Tiến sĩ, khoa học gia Võ Đình Tuấn, người nằm trong danh sách 100 thiên tài sống của nhân loại ở vị trí thứ 43.

- Tiến sĩ, giáo sư, khoa học gia ngành khoa học không gian, Nguyễn Xuân Vinh của trường đại học Michigan. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cũng đã từng là tổng tư lệnh không quân VNCH khi ông ta chỉ mới 28 tuổi.

- Giáo sư viên nghiên cứu khoa học kỹ thuật Thuỵ Sĩ, Trần Minh Quang. Ông là người dẫn đầu các nghiên cứu khoa học thuộc ngành vật lý.

- Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, nhà tiền phong của ngành khoa học vi cấu trúc phân tử (protein crystallography technology) của thế giới. Giáo sư Xương còn được biết qua công việc hình thành tổ chức cứu nạn “Boat People SOS Committee” từ 1980 đến 1990 và đã cứu vớt được 3500 thuyền nhân bị trôi dạt trên biển Đông.

- Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ của đại học Waseda, Nhật Bản, từng là cố vấn kinh tế tối cao cho chính phủ Nhật Bản.

- Giáo sư, khoa học gia ngành vật lý thiên thể Trịnh Xuân Thuận, một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất trong ngành mảng extragalactic astronomy (thiên thể học bên ngoài dải Ngân Hà).

- Kỹ sư Trương Trọng Thi, người được mệnh danh là "cha đẻ của máy tính cá nhân". ..v..v...

Thế hê sau này (sinh từ 1960 về sau) vẫn tiếp nối với nhiều người tài năng như khoa học gia nhiệt áp Dương Nguyệt Ánh, khoa học gia thiên văn Lưu Lệ Hằng, khoa học gia Lê Duy Loan, người phụ nữ duy nhất giữ vị trí nghiên cứu trưởng của Texas Instrument trong suốt lịch sử 75 của đại công ty này. Lê Duy Loan cũng là người tham gia và tổ chức vô số những tổ chức từ thiện, giúp đỡ cho người nghèo và tàn tật, đặc biệt cho Việt Nam.

Vô số những thanh niên thế hệ sau của VNCH đã một thời bị "xét lý lịch" và lang thang "mất hộ khẩu", nay đã trở thành những khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới.

#_cothebanchuabiet

* Copy bài viết trên Facebook của Hoàng Ngọc Diêu

Blog Archive