27 December 2018

Video tin tức & 152 du khách Việt bỏ trốn tại Đài Loan

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/ * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

Chính phủ Đài Loan đã quyết định ngừng cấp thị thực du lịch cho các đoàn khách đến từ Việt Nam sau khi 152 người đã bỏ trốn khi vừa đến nước này.

Ngày 25 tháng 12, nhà chức trách Đài Loan loan tin về việc 152 người trong tổng số 153 người của một đoàn du khách từ Việt Nam đã bỏ trốn sau khi nhập cảnh vào nước này trong các ngày 21 và ngày 23 tại sân bay Cao Hùng. Người duy nhất còn lại là trưởng đoàn hướng dẫn.

Đây là vụ du khách bỏ trốn tập thể lớn nhất xảy ra ở nước này.

Sau khi vụ việc xảy ra, Đài Loan quyết định ngừng cấp visa du lịch cho các đoàn du khách từ Việt Nam và kiểm tra chặt chẽ các đoàn du lịch hiện đang có mặt tại quốc gia này. Một đội chuyên trách thuộc Cơ quan di trú Đài Loan cũng được lập ra để truy tìm những người đã bỏ trốn. Những trường hợp bị phát hiện trốn ở lại sẽ phải chịu xử lý theo pháp luật nước sở tại và chịu toàn bộ chi phí hồi hương.

Từ năm 2015, Việt Nam là một trong 6 nước Châu Á (bao gồm: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào) được hưởng chính sách ưu đãi về thủ tục xin thị thực du lịch Đài Loan. Theo đó, các nhóm khách từ 5 người trở lên có thể xin thị thực điện tử thông qua các công ty du lịch được Đài Bắc chỉ định, để nhập cảnh vào Đài Loan mà không cần phải chứng minh về tài chính. Chính sách này được đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến Đài Loan du lịch.

Cho đến trước khi sự việc 152 người bỏ trốn xảy ra, chỉ trong 3 năm qua có hơn 150 người Việt Nam đã bỏ trốn ở lại Đài Loan trong các vụ nhỏ khác nhau.

Tình trạng người Việt Nam lợi dụng du lịch để trốn ở lại ở nước ngoài lao động bất hợp pháp diễn ra khá phổ biến trong những năm vừa qua. Hồi năm 2016, một vụ bỏ trốn tập thể cũng gây xôn xao dư luận khi 56 khách du lịch Việt Nam bỏ tour, trốn ở lại đi làm tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... luôn có các chính sách đặc biệt nhằm quản lý khách du lịch từ Việt Nam.

Việc bỏ trốn tập thể 152 người tại Đài Loan này đã khắc thêm một nét họa rõ nét hơn về bức tranh đầy u ám đang diễn ra ở đất nước của chúng ta. Xã hội Việt Nam với đầy rẫy những bất ổn nội tại đã đẩy người dân phải tìm mọi cách để rời bỏ quê hương nhằm mưu cầu một cuộc sống mới.

Nhật Phong

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

12 December 2018

Video tin tức & Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên.

Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán vào tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

Cách đây 7 năm, báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22/10/2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.

Trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.

Theo bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp cũng ghi rõ, trích nguyên văn:

“Nhiệm vụ của Hội:

– Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”.

Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán, tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả” người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 60- 70 ngàn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.

Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro (Bản dịch tiếng Việt đọc ở đây) theo dự án “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” (Strukturförderung). Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum.

Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc do đảng CSVN lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

Muốn biết rõ về những thu chi tài chính mờ ám của Liên hiệp, có thể đọc thêm bài báo “Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm ‘tối mắt’ các vị lãnh đạo“.

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp

Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg – bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin – đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản bên dưới): “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”.

Quyết định đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều §26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet).

Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).

Ngày 01/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều §26 của Luật phá sản).

Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ

Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ, đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều §42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp.

Hầu như tất cả những trường hợp bị coi là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.

Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi là trì hoãn việc khai phá sản, vì từ trước đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoãn việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15, khoản 4 của Bộ luật Phá sản).

Để biết tường tận nhiều chi tiết, độc giả có thể đọc thêm bài báo “Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

08 December 2018

Video tin tức & Phó Chủ tịch Huawei bị Mỹ điều tra về gian lận ngân hàng

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

Chiếu phim tại Bankstown về việc cướp nội tạng tại Trung Cộng do Cộng Đồng Người Việt NSW và Pháp Luân Công tổ chức ▼

Phó Chủ tịch Huawei cũng bị Mỹ điều tra về gian lận ngân hàng

Giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei Technologies Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về một chương trình bị cáo buộc là sử dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để né các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran, Reuters dẫn nguồn tin nắm rõ về vụ việc cho biết.

Hoa Kỳ đang xem xét liệu tập đoàn Huawei Technologies Ltd có vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran kể từ ít nhất là năm 2016 hay không, và mới đây hơn, là việc tập đoàn này thông qua ngân hàng HSBC Holdings Plc để thực hiện các giao dịch có liên quan đến Iran.

Hồi năm 2012, HSBC đã phải đóng khoản tiền 1,92 tỷ đô la để đạt được thỏa thuận hoãn truy tố với văn phòng Công tố liên bang ở Brooklyn do vi phạm luật cấm vận và chống rửa tiền của Mỹ. Tuy nhiên, HSBC không bị điều tra, cũng theo nguồn tin nắm rõ vụ việc được Reuters trích dẫn.

Bà Mạnh, cũng là con gái của sáng lập viên công ty viễn thông Huawei, bị bắt hôm thứ bảy trong lúc chuyển máy bay ở Vancouver. Nhà chức trách Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cả Canada lẫn Mỹ và yêu cầu phóng thích bà.

Vụ quan chức của một tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị bắt ở Canada có thể bị dẫn độ sang Mỹ làm khuấy động các thị trường và gây nghi ngại về cuộc đình chiến thương mại Mỹ-Trung hiện nay.

Canada là một trong số hơn 100 nước có hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Hiệp ước dẫn độ lâu nay giữa Mỹ và Canada quy định trường hợp bị yêu cầu dẫn độ phải là tội phạm ở cả hai nước.

Các bị can kháng cự việc dẫn độ thường dựa vào cơ sở rằng quyền của họ ở đất nước bắt giữ họ sẽ bị vi phạm nếu họ bị giải qua nước đòi dẫn độ. Các vụ tranh cãi trước đây có khi kéo dài tới nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

07/12/2018

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

29 November 2018

Video tin tức & 👉 Vì sao triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa mãi trường tồn?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

👉 Vì sao triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa mãi trường tồn?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào đầu tháng 11 phát biểu trước Quốc Hội về triết lý giáo dục của Việt Nam và kêu gọi Đại biểu Quốc Hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi. Đài Á Châu Tự Do có cuộc trao đổi với Giáo sư Lê Xuân Khoa và Giáo sư Phạm Minh Hoàn xoay quanh vấn đề vừa nêu.

* Việt Nam không có triết lý giáo dục?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tại phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11 năm 2018 nêu lên “triết lý giáo dục” của Việt Nam là “triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”; đồng thời kêu gọi Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.

Trước lời phát biểu vừa nêu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Đài RFA ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia giáo dục ở trong nước cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam không rõ ràng và nếu như có thì triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người từng giảng dạy đại học ở Việt Nam trong 10 năm và và bị Chính quyền Hà Nội cưỡng bức đi Pháp hồi hạ tuần tháng 6 năm 2017 nói rằng lời tuyên bố về triết lý giáo dục Việt Nam của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị thiếu một yếu tố quan trọng nhất. Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhấn mạnh về yếu tố mà ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã không nhắc đến:

“Câu quan trọng nhất mà ông không nói là những con người trung thành với Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với chủ thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải nói rằng đó là những câu rất quan trọng. Việt Nam có những trường đại học đã được tự chủ rồi nhưng thật sự tự chủ rất là giới hạn và cũng rất là hình thức.

Có thể họ cho phép được tự do trong một số môn học nào đó. Nhưng khẳng định những môn về triết lý, về khoa học xã hội, về Marx-Lenin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử Đảng vẫn phải giữ. Cho dù có cải tổ như thế nào đi chăng nữa mà vẫn duy trì trong Luật Giáo dục Việt Nam cũng như Cương lĩnh của Đảng về giáo dục và giữ ‘cái vòng kim-cô’ của Đảng là tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta sẽ không thay đổi được gì cả.”

Qua các cuộc trao đổi của Đài Á Châu Tự Do với giới trí thức và các chuyên gia giáo dục ở Việt Nam, không ít người cho biết họ mong muốn ngành giáo dục nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam, như Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một cựu viên chức làm việc hơn 30 năm ở Viện Khoa học Giáo dục lên tiếng rằng ông đã từng viết bài kêu gọi Bộ Giáo Dục nên đưa ra triết lý nhân bản, dân tộc, khai phóng như của nền giáo dục thời VNCH thì mới đúng bản chất của giáo dục

* Triết lý giáo dục của VNCH

Giáo sư Lê Xuân Khoa, một chứng nhân của lịch sử giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo Dục VNCH giải thích về ba nguyên tắc của triết lý giáo dục được Hội nghị Giáo dục Toàn quốc họp bàn và đưa ra vào khỏang năm 1956, là thời điểm 1 năm sau khi Chính phủ Pháp hoàn toàn trao trả độc lập cho Chính phủ miền Nam Việt Nam:

“Nhân bản tức là nói về con người, lấy con người làm cơ sở cứu cánh. Cho nên, nền giáo dục phải chú trọng đến con người và phát triển con người toàn diện, một con người với giá trị phổ quát của nhân loại. Trong khi nói về tính cách với cơ sở nhân loại như vậy thì vẫn phải có cá tính của Việt Nam, là cá tính dân tộc. Nuôi dạy một đứa bé từ nhỏ đến lớn thành mộ trí thức thì trí thức đó có cơ sở của nhân loại và có cơ sở của Việt Nam để đóng góp vào cộng đồng nhân loại.

Đó là đặc tính dân tộc. Và thứ ba là vấn đề khai phóng, chuyên về khoa học nhiều hơn. Bởi vì Việt Nam trong hòan cảnh là một quốc gia chậm tiến; hay bây giờ người ta dùng chữ đẹp đẽ hơn, gọi là quốc gia đang phát triển do đó khai phóng là mở cửa ra đón nhận tất cả những tinh hoa, đặc biệt về khoa học công nghệ thế giới, nhất là của Tây phương.

Đón nhận như vậy thì vừa có có sở nền tảng con người nhân bản, vừa có đặc tính của dân tộc Việt Nam và vừa đón nhận được khoa học tiến bộ của Tây phương thì con người như vậy là con người toàn diện.”

* Đóng góp ý kiến

Giáo sư Lê Xuân Khoa, sau ngày 30/04/1975 định cư ở Hoa Kỳ và có thời gian là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Johns Hopkins. Từ năm 2007, ông được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời về Việt Nam tham vấn một số dự án cho tiến trình phát triển quốc gia. Trả lời câu hỏi của RFA liên quan guống máy nhà nước Việt Nam có thực tâm lắng nghe cũng như cân nhắc những ý kiến đóng góp của giới nhân sĩ trí thức qua sự kêu gọi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho Luật Giáo dục sửa đổi, Giáo sư Lê Xuân Khoa nhận định:

“Các ông quản lý ở Việt Nam cứ hoảng hốt, sợ thay đổi trong khi vẫn nhìn nhận rằng nếu không thay đổi thì không được. Nhưng khi làm việc để thay đổi thì lại rụt rè. Bới vậy giới trí thức ở trong nước sáng suốt, nghĩ ra những cách để thay đổi dần dần, lấy tiêu đề về giá trị của Phan Chu Trinh, mà chính trong nước cũng phải nhìn nhận, là con đường chấn dân khí, nâng cao dân trí. Cho nên có những chuyện như Nhà xuất bản Trí Thức của Giáo sư Chu Hảo. Đấy là con đường đi từ từ để nâng cao dân trí của nhân dân theo kịp với thế giới. Nhưng họ lại ngăn cản chuyện đó.

Vì thế, bàn luận về tương lai giáo dục của Việt Nam, tôi không nghĩ rằng họ sẽ dựa vào những cơ sở tiến bộ như của VNCH đã nêu ra. Hay như ông Vũ Đức Đam đặt vấn đề đi vào vấn đề ‘dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ thì tôi thấy khẩu hiệu rất hay, nhưng không chắc đã làm. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam bây giờ là nói thì hãy làm đi. Và đừng lo sợ ai sẽ làm hại gì mình hết. Nếu mình làm thì người ta sẽ chấp nhận và ủng hộ.”

* Không có dấu hiệu lạc quan

Giáo sư Phạm Minh Hoàng khẳng định qua thời gian 17 năm sinh sống ở Việt Nam và 10 năm làm việc trong ngành giáo dục từ năm 2000 đến năm 2017, ông cảm thấy ngành giáo dục của Việt Nam sẽ không có tương lai tươi sáng cho dù giới nhân sĩ trí thức luôn tích cực trong việc đóng góp ý kiến để cải tổ ngành giáo dục hiện nay. Giáo sư Phạm Minh Hoàng lý giải:

“Chắc là mọi người cũng nhớ hồi năm 2013, Nhà nước kêu gọi mọi người trong xã hội Việt Nam đóng góp ý kiến trong việc sửa đổi Hiến pháp. 82 trí thức Việt Nam đã ký tên góp ý về vấn đề này. Ông Nguyễn Phú Trọn,g lúc đó làm Chủ tịch Quốc hội, bảo rằng những người đóng góp ý kiến đó là suy thoái. Tôi không hiểu vì sao họ kêu gọi và người ta đóng góp ý kiến, trong khi họ chưa nghe gì cả thì đã nói người ta suy thoái rồi?

Đối với ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ có những nhận định chính thức do Nhà nước chủ động, chẳng hạn như Quốc hội hay Mặt trận Tổ quốc thì mới xứng đáng. Đâu chỉ một kiến nghị như vậy mà còn nhiều những kiến nghị khác về giáo dục, về mối trường…Tôi nghĩ rằng họ chỉ kêu gọi cho có mà thôi chứ không bao giờ lắng nghe gì cả. Và tệ hại hơn nữa, họ dàn dựng ra những tổ chức mà họ điều khiển để đưa các kiến nghị theo chiều hướng của Đảng và của Nhà nước muốn. Tôi cho là ngày nào mà họ còn có những hành động, tạm gọi là ‘ma mị’ như thế thì chúng ta không thể làm được gì tốt đẹp cả.”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng đưa ra số liệu Việt Nam có đến 24 ngàn tiến sĩ và 6000 giáo sư, nhưng chưa có ghi nhận về Việt Nam góp phần đáng kể trong lãnh vực khoa học toàn cầu. Vị giáo sư bị Chính quyền Việt Nam trục xuất ra khỏi nước nói rằng ông thật là bi quan khi thấy Việt Nam bị xếp hạng vào danh sách cuối bảng của thế giới, chỉ trên Libya và Syria về lãnh vực giáo dục, trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Giáo sư Lê Xuân Khoa cho rằng mục tiêu của các nhà lãnh đạo Việt Nam đặt ra cần thiết phải xây dựng đại học “đẳng cấp quốc tế” và hướng đến nền giáo dục tiên tiến, mà không có những nhân vật có tầm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng như không thật sự tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu thì “thời gian không chờ đợi Việt Nam trên vũ đài thế giới”.

Hòa Ái/RFA

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

14 November 2018

Video tin tức & Ngụy biện về Phật giáo đấu tranh :-(

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

 Thomas J. Dodd * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd (1907-1971) là chính khách Mỹ rất nổi tiếng. Trong bài diễn văn nổi tiếng tựa đề "Việt Nam và Chính sách Biệt lập mới" vào ngày 23 tháng Hai.

1965 ông kêu gọi Hoa Kỳ nên tham chiến tích cực hơn ở Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và giúp đỡ nhân dân Việt Nam yêu chuộng tự do ở miền Nam Việt Nam. Đây là bài diễn văn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn này ông chỉ ra những ngụy biện về cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt trong đó có ngụy biện về cái gọi là phong trào Phật giáo đấu tranh ở các các thành phố ở miền Nam.

Tưởng cũng nên nhắc rằng ông là công tố viên chính của Hoa Kỳ ở tòa án Nuremberg nhằm kết tội và xét xử các tội phạm Đức Quốc Xã. Chính từ kinh nghiệm này ông nhận thức rất rõ ràng mối hiểm nguy và tác hại của chủ nghĩa cộng sản-bạn đường của chủ nghĩa Quốc Xã, và về sau nhận thức sâu sắc về cái gọi là "phong trào Phật giáo đấu tranh" đưa đến cái chết bi thảm của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu cách đây 55 năm, và từ đấy đưa đến cái chết của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa và mở đường cho tất cả bao đau thương, khổ nạn và thảm cảnh và tang tóc cho cá nhân và dân tộc Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
 
 

***********/////************

 Ngày 23 tháng Hai, 1965

Bây giờ tôi muốn thảo luận về tình hình Phật giáo, mà trong vài năm qua chúng ta đã nghe nói đến rất nhiều.

Do cái gọi là phong trào Phật giáo đấu tranh nên câu chuyện bịa đặt về đàn áp Phật giáo và câu chuyện bịa đặt tương tự là Phật tử chống lại Chính quyền đã trở thành những yếu tố chính trị quan trọng ở Việt Nam. Vì thế điều quan trọng là chúng ta nên tìm cách hiểu bản chất của phong trào này, động cơ của những người lãnh đạo phong trào, và mức độ ảnh hưởng thật sự phong trào có với người Việt.

Thật sự chẳng đáng tranh luận về chủ đề Việt Nam và chính sách của chúng ta ở đấy mà không hiểu cái gọi là vấn đề Phật giáo. Đã có nhiều cuộc nói chuyện vô trách nhiệm về vấn đề này, nhưng cho đến nay có rất ít thông tin không thể phủ nhận và dựa trên sự thật.

Đặc trưng của phong trào đưa đến sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm là tố cáo ông đã đàn áp Phật giáo tàn bạo; và, để phản đối cái gọi là sự đàn áp này, như thường lệ một vài nhà sư đã thực hiện những cuộc tự thiêu ghê sợ.

Hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới thấy tràn ngập các tin tức chứng thực lời tố cáo rằng ông Diệm đang đàn áp Phật giáo. Có một vài phóng viên giàu kinh nghiệm có danh tiếng trong cả nước đã nghi ngờ sự xác thật của những tin tức này. Nhưng tiếng nói của họ bị đắm chìm dưới biết bao lời cáo buộc và tố cáo liên tục xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn của chúng ta, và càng khiến người ta tin tưởng hơn khi các sở thông tin chính thức của chúng ta lặp lại.

Theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định gởi phái đoàn đi tìm hiểu sự thật đến Nam Việt Nam để điều tra tình hình. Tôi thấy điều này hiếm khi được đề cập đến trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề Phật giáo, nhưng thật sự Liên Hiệp Quốc đã gởi phái đoàn đến đấy.

Trong khi phái đoàn vẫn còn ở trong nước, Tổng thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, bị lật đổ và sát hại.

Phái đoàn quyết định không cần thiết phải công bố chính thức kết quả tìm thấy do ông Diệm đã bị lật đổ. Tôi tin điều ấy thật là vô cùng đáng tiếc. Nhưng bản tóm tắt những lời khai của nhân chứng mà phái đoàn ghi chép ở Việt Nam rõ ràng đều hướng đến kết luận là sự đàn áp Phật giáo hoặc là không có hay là bị phóng đại lên rất nhiều và cuộc biến động Phật giáo cơ bản là chính trị. Đây là chủ yếu những gì tôi được bảo trong cuộc trò chuyện riêng với Đại sứ FernandoVolio Jiminez của Costa Rica, người mà đã trình một kiến nghị kêu gọi thành lập phái đoàn Liên Hiệp Quốc và cũng là một thành viên trong phái đoàn.

Tôi đi đến New York để gặp Đại sứ Volio. Tôi nói, "Thưa ông Đại sứ, tôi biết ông đã là thành viên trong phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam. Tôi muốn hỏi ông sự thật là như thế nào." Đại sứ Volio đã cung cấp cho tôi sự thật như sự thật tôi cung cấp cho quý vị ở đây.

Đại sứ Pinto, của Dahomey, một thành viên khác trong phái đoàn Liên Hiệp Quốc, cũng đã nói công khai những lời như vậy. Toàn bộ câu chuyện bi kịch chứng tỏ rằng thế giới tự do đã bị biến thành nạn nhân của trò lừa bịp tuyên truyền cực kỳ lớn khiến cho chính quyền hợp pháp của Tổng thống Diệm bị tiêu diệt và gây ra tình hình hỗn loạn mà tất yếu vô tình tiếp tay cho cộng sản.

Nếu các vị Thượng nghị sĩ chưa có thời gian đọc bản báo cáo của phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để tìm hiểu sự thật thì tôi thúc giục họ nên đọc vì nó giúp cho họ hiểu được bản chất của những hoạt động hiện nay của giới Phật giáo đấu tranh. Tôi đang chuẩn bị cho gởi bản báo cáo đến từng vị Thượng nghị sĩ, và tôi hy vọng tất cả các vị Thượng nghị sĩ sẽ đọc bản báo cáo, vì từ nó họ sẽ biết được rất nhiều điều về tình hình Phật giáo hiện nay.

Sự thật đầu tiên cần phải được xác định để đánh giá phong trào Phật giáo đấu tranh là người theo đạo Phật không chiếm đến 80 hay 85 phần trăm dân số, như đã được công bố rộng rãi vào lúc khủng hoảng Phật giáo. Theo cư sĩ Mai Thọ Truyền, một trong những học giả uyên bác nhất về Phật giáo Việt Nam, Phật tử người Việt ước chừng có 4 triệu người, hay độ 30 phần trăm dân số.

Điểm thứ hai cần phải xác định là những người Phật giáo đấu tranh chỉ là một phần rất nhỏ của toàn bộ dân số Phật giáo. Hàng triệu nông dân theo đạo Phật, đại đa số họ, không tán thành những hành động đấu tranh chính trị và những âm mưu lật đổ chính quyền của giới Phật giáo đấu tranh ở Sài Gòn. Hành động của họ, thực ra, hoàn toàn đi ngược lại truyền thống hòa bình của Phật giáo.

Ta hoài nghi chuyện những người Phật giáo đấu tranh đã có thể huy động đến 50.000 người ủng hộ tích cực trong các cuộc biểu tình họ đã tổ chức ở Sài Gòn và Huế và các thành phố khác. Nhưng vì quyền lực chính trị tập trung ở thành phố cho nên hàng chục ngàn người Phật giáo đấu tranh, qua những tiếng hô to của họ và qua những cuộc biểu tình liên tục của họ cùng với sự tuyên truyền khéo léo của họ, đã tạo ra cảm tưởng rằng họ đang nói thay cho nhân dân ở các thành phố và nói thay cho nhân dân Việt Nam.

Những người Phật giáo đấu tranh muốn gì? Trước khi lật đổ Tổng thống Diệm Thích Trí Quang nói thật với Marguerite Higgins: "Chúng tôi không thể nào điều đình với miền Bắc cho tới khi chúng tôi loại trừ được Diệm và Nhu."

Bằng chứng rõ ràng là Thích Trí Quang và một số kẻ tranh đấu khác của ông vẫn đang nhất định thỏa thuận với miền Bắc. Thật vậy, chỉ mới thứ Sáu vừa qua, Quang kêu gọi Mỹ thương lượng với Hồ Chí Minh.

Nếu có lý do để tin rằng Thích Trí Quang là một người trung lập, thì càng có nhiều lý do để sợ rằng nhiều thành viên khác của phong trào đối lập Phật giáo công khai thân cộng hay sợ rằng họ đã trở thành công cụ thâm nhập khá sâu rộng của cộng sản mà được biết tồn tại trong giới tu sĩ Phật giáo ở tại nhiều nước ở Châu Á.

Không ngạc nhiên khi có sự xâm nhập như thế vì không có gì cản trở nó.

Người muốn trở thành nhà sư Phật giáo không cần phải học đạo để chuẩn bị bản thân cho hoằng pháp, họ cũng không cần phải thọ giới, họ cũng không cần phát nguyện.

Họ chỉ cạo đầu và mặc áo cà sa và vào tịnh xá- rồi họ mau chóng trở thành bậc cao tăng.

Khi họ muốn hoàn tục, họ cởi áo ra và lìa xa nó; nếu họ muốn trở lại, họ mặc lại áo cà sa và đi tu trở lại. Chỉ có thế thôi.

Tôi không muốn chỉ trích thủ tục này trên cơ sở tôn giáo.

Đạo Phật là một trong những tôn giáo vĩ đại của nhân loại và ta có thể bàn nhiều đến sự sắp đặt giúp mỗi người có khuynh hướng tôn giáo sống ít nhất một phần đời của mình theo giới tu hành tự nguyện đặc trưng của đạo Phật.

Nhưng, tiếc thay, đây là thủ tục mở toang cánh cửa ra cho cộng sản xâm nhập.

Tôi nhớ khi chúng tôi đào sâu vào hồ sơ của Quốc xã Đức ở Nuremberg, chúng tôi thấy Hitler đang xem xét chương trình xâm nhập vào các nhà thờ bằng cách xúi giục những người trẻ vào các chủng viện, để y có thể tùy ý xử dụng họ sau này.

Đầu tiên khi tôi bắt đầu nghe về tình hình Phật giáo, tôi chợt nghĩ rất có thể là có sự xâm nhập tôn giáo tương tự đang diễn ra.

Những người Phật giáo đấu tranh đã lợi dụng ảnh hưởng và uy tín mà họ có được từ việc lật đổ Tổng thống Diệm cho mục đích quan trọng nhất là phải làm cho chính quyền ổn định không thể nào tồn tại: theo cách hiểu này, cho dù ý định của những người lãnh đạo của họ là gì chăng nữa thì họ cũng đang phục vụ cho tham vọng của Việt cộng cộng sản.

Họ đã tổ chức những cuộc biểu tình, khiêu kích những cuộc bạo động, châm ngòi cho bao phẫn nộ bằng những cuộc tự thiêu và tuyệt thực tạo ra được nhiều sự chú ý, và không ngừng chỉ trích và tuyên truyền dồn dập chống lại chính quyền. Họ đã lật đổ chính phủ của Nguyễn Khánh. Rồi họ lật đổ tiếp chính phủ của Trần Văn Hương lên thay chính phủ của Nguyễn Khánh. Và họ dường như quyết tâm làm cho bất kỳ chính phủ nào lên nắm quyền cũng không làm được gì cả.

Tất nhiên thật khó đối phó với một âm mưu chính trí ngụy trang dưới lớp áo tôn giáo. Dù sao đi nữa, đây là vấn đề cho Chính quyền Việt Nam chứ không phải cho Chính quyền chúng ta. Nhưng vấn đề này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho chính quyền Việt Nam nếu như những sự thật về Phật giáo ở Việt Nam được cung cấp cho nhân dân Mỹ và nếu họ có thể được giúp đỡ để hiểu rằng giới Phật giáo đấu tranh thật sự hầu như không đại diện cho ai, những hoạt động chính trị của họ thật sự rất nham hiểm, và họ đã gây ra biết bao nhiêu chuyện để phá hoại công cuộc đấu tranh chống cộng sản.

Không có chính phủ ổn định nào có thể được lập nên ở Việt Nam nếu không có sự tham gia và ủng hộ của giới lãnh đạo Phật giáo có trách nhiệm. Nhưng giới lãnh đạo Phật giáo có trách nhiệm này không thể nào được tìm thấy trong một số ít những nhà sư có lai lịch bất minh là những kẻ đã và đang dẫn dắt phong trào Phật giáo đấu tranh ở các thành phố Việt Nam vào con đường sai lầm.

Đã đến lúc phải nói thẳng về vấn đề này.

Nguồn:

Dịch từ bài diễn văn tựa đề "Vietnam and the New Isolationism" của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Thomas J. Dodd đọc trước Thượng Viện Hoa Kỳ vào Thứ Ba, ngày 23 tháng Hai, 1965.Bạn đọc có thể đọc nguyên bản ở trang 3354 và 3355 ở đường dẫn sau:

Trần Quốc Việt danlambaovn.blogspot.com  

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

08 November 2018

Video tin tức & Janet Nguyễn tái đắc cử vào Thượng viện California

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

 Nghị sĩ tiểu bang California, Janet Nguyễn, trong đêm tái tranh cử, 6 tháng 11  

Janet Nguyễn, người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ cấp tiểu bang, tái đắc cử thêm một nhiệm kì bốn năm tại Thượng viện California, đại diện một khu vực mà người Mỹ gốc Việt tập trung đông đảo ở Quận Cam thuộc miền nam bang này.

Bà dẫn trước đối thủ Đảng Dân chủ Tom Umberg, một đại tá Lục quân Hoa Kỳ đã về hưu, với cách biệt đáng kể 54,5 phần trăm so với 45,5 phần trăm, theo kết quả cập nhật của Văn phòng Đăng kí Cử tri Quận Cam sáng 7/11.

Chiến thắng của bà được nhiều người trông đợi nhờ lợi thế đương nhiệm và nhờ sự ủng hộ to lớn của cử tri người Việt trong địa hạt mà bà đại diện.

“Cư dân của địa hạt 34 đã lên tiếng mạnh mẽ và tới giờ họ muốn một tiếng nói trong Thượng viện mà sẽ chống lại giới thượng lưu cầm quyền ở [thủ phủ California] Sacramento!” bà phấn khích phát biểu tối 6/11 trước những tiếng reo hò và vỗ tay nồng nhiệt của những người ủng hộ theo dõi kết quả bầu cử trong một nhà hàng ở thành phố Garden Grove.

“Và chuyện [tôi] bị đuổi khỏi sàn Thượng viện cũng chả quan trọng,” bà nói một cách hài hước, nhắc tới một sự kiện hồi đầu năm 2017 khi bà đăng đàn và chỉ trích một thượng nghị sĩ cấp bang quá cố của phe Dân chủ mà bà cáo buộc đứng về phía cộng sản. Hành động này khiến bà bị đưa khỏi nghị trường nhưng nhận được sự bênh vực mạnh mẽ từ những nghị sĩ đồng đảng và đồng hương người Việt.

Nhiều cử tri gốc Việt trả lời phỏng vấn của VOA trước cuộc bầu cử cho biết họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà vì điều mà họ nói là những nỗ lực liên tục của bà nhằm thăng tiến những lợi ích của cộng đồng. Họ nói một trong những thành tích to lớn nhất của bà là giới thiệu luật quy định các trường học đưa lịch sử người Việt tị nạn vào chương trình giảng dạy học sinh ở California mà giờ đã được thống đốc kí ban hành.

“Dù cho có những người chỉ trích đạo luật SB 895, cộng đồng sẽ nói (tắc lưỡi và lắc đầu) ‘Không, [chúng tôi] muốn lập trường của thượng nghị sĩ là lập trường của cộng đồng chúng ta,” bà nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn tại sự kiện hôm 6/11.

Đối với Phạm Nguyễn Khải Minh, một tình nguyện viên 25 tuổi, sự trợ giúp tận tình của bà Janet Nguyễn đối với gia đình anh trong khoảng thời gian đầu khó khăn khi họ mới đến Mỹ định cư là lý do anh hết lòng ủng hộ bà và bỏ thời gian để góp sức vào chiến dịch tranh cử của bà.

Anh Minh cho biết công việc chính của anh là giúp gọi điện thoại cho các cử tri để vận động họ bỏ phiếu cũng như đến nhà họ gom phiếu và chở họ đi bỏ phiếu.

“Chị Janet có thể gọi em bất cứ lúc nào và em cũng sẵn sàng bỏ chút xíu thời gian của mình để giúp thượng nghị sĩ trong những năm sắp tới,” anh nói với VOA.

Ngoài chiến thắng của Janet Nguyễn, một số ứng cử viên gốc Việt khác cũng giành chiến thắng trong các cuộc đua khác ở Quận Cam. Tyler Diệp, phó thị trưởng thành phố Westminster nơi có nhiều người Việt sinh sống, đắc cử một ghế dân biểu tại Hạ viện bang California, trong khi Tạ Đức Trí tái đắc cử chức thị trưởng thành phố này.

Kết quả bầu cử được cập nhật sáng 7/11 cũng cho thấy trong năm thành viên Hội đồng Thành phố Westminster sẽ có bốn người gốc Việt, lần đầu tiên trong lịch sử của thành phố này, báo Người Việt cho biết.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

05 November 2018

Video & Cộng Đồng Người Việt Tự Do Taị Sydney Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Đã có hàng ngàn người đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hoà - lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng Bonnyrigg Sydney trưa Chúa Nhật 04/11/2018. Và đây được coi là như một biến cố lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của tổ chức Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại tiểu bang NSW nói riêng và tại Úc châu nói chung.

Sau phần chào cờ và mặc niệm các Chiến sĩ Quân lực VNCH đã vị quốc vong thân, và các đồng bào đã thiệt mạng trên đường vượt thoát tìm tự do. Di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được một toán rước quốc kỳ và quân kỳ rước đưa vào vị trí hành lễ.

Chưa bao giờ tại Sydney lại có một buổi lễ long trọng, hào hùng, và tràn ngập cảm xúc đến như vậy. Khi mọi người tham dự đứng nghiêm trang và các người lính VNCH năm xưa đưa tay chào kính vị lãnh tụ đã khuất.

Ông Paul Huy Nguyễn Chủ tịch CĐNVTD.NSW trong bài diễn văn chào mừng quan khách, đã không dấu nổi nỗi xúc động của mình, khi thấy "lòng dân" đã thể hiện bằng sự có mặt tràn ngập trong và ngoài hội trường - đến độ hơn phân nửa số người tham dự đã phải đứng trong suốt buổi lễ.

Mặc dù tự phát, nhưng những lời phát biểu của ông Paul Huy Nguyễn đã phải đứt đoạn hàng chục lần, bởi những tràng pháo tay vang dội, đồng lòng và hưởng ứng của cả hội trường.

Ông Paul Huy Nguyễn nói: "Lòng yêu nước, chống Cộng và chống hiểm hoạ Bắc phương của cố TT Ngô Đình Diệm, là điều không ai có thể phủ nhận. Và chúng ta cần phát huy cái tinh thần ấy, để đất nước chúng ta thoát ra khỏi hiểm hoạ mất hoàn toàn đất nước vào tay Tàu Cộng". Ông Paul Huy Nguyễn cũng nhấn mạnh: "Cộng Đồng NVTD tại NSW sẽ luôn đồng hành với tinh thần của cố TT Ngô Đình Diệm là giữ vững lập trường và bảo vệ chính nghĩa".

Sau đó là phần phát biểu của cô Trần Phượng Vỹ, Chủ tịch CĐNVTD tại tiểu bang Víctoria, nơi đã tổ chức lễ Tưởng Niệm cho cố TT Ngô Đình Diệm vào tối hôm trước. Cô Phượng Vỹ và ông Nguyễn Thế Phong (cựu Chủ tịch CĐNVTD Liên bang, và hiện nay là phó Chủ tịch tiểu bang Victoria) đã bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của họ trong việc BCH.CĐNVTD.NSW đứng ra tổ chức lễ giỗ cho cố TT Ngô Đình Diệm. Ông Lê Công, Chủ tịch CĐNVTD tại Thủ đô Canberra cũng có mặt trong buổi lễ, và một phái đoàn đông đảo đến từ Wollongong thay cho sự vắng mặt của bà Chủ tịch Trần Hương Thủy.

Gs Lê Văn Ngọc trong phần phát biểu cũng đã nói rõ sự nguy hại của một chế độ không có căn bản về văn hoá và giáo dục. Ông so sánh, sự giá trị và cao cả của nền Giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm và thời băng hoại bằng cấp của CSVN ngày nay.

Điều quan trọng và được nhiều người chú ý trong buổi lễ Tưởng Niệm này là sự có mặt của các vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo, những người sẵn sàng gạt bỏ thiên kiến cá nhân, để đi đến sự đại đồng, đó là tạo sức mạnh đoàn kết trước những chia rẽ.

Ngoài sự hiện diện của hàng ngàn người, còn có sự hiện diện rất đặc biệt của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long thuộc Giáo phận Parramatta, Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng (từ Đài Loan), Linh mục Paul Chu Văn Chi (Tuyên úy CĐCGVN TGP SYDNEY), Thượng tọa Thích Phước Long (Thanh Tịnh Hạnh) hai ni sư, và Tu sĩ Tuệ Ý đại diện cho Thượng toạ Thích Thông Lai (ở Hoa Kỳ).

Trong phần phát biểu của mình, Giám mục Vinh sơn Nguyễn Văn Long và Thượng toạ Thanh Tịnh Hạnh đều chung một quan điểm là những đóng góp và hy sinh của cố TT Ngô Đình Diệm và gia đình, mãi luôn là niềm tin mãnh liệt trong lòng của những người Việt tị nạn. Và việc phát huy những giá trị chính nghĩa và đạo đức ấy trong lúc này là vô cùng cần thiết.

Hình ảnh các vị lãnh đạo tinh thần Công Giáo và Phật Giáo nắm tay nhau trong buổi lễ, và cùng nhau lên thắp hương trước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm đã chứng tỏ "nguồn chính mạch" trước sự thật, và không có gì có thể làm thay đổi lòng ngưỡng mộ của con dân miền Nam Việt Nam trước một người "đã hy sinh chính mạng sống mình" cho chính nghĩa.

Phần kéo dài nhất của buổi lễ là hàng ngàn người, đã nối chân nhau lên thắp hương trước bàn thờ của cố TT Ngô Đình Diệm. Điều này chứng tỏ tấm lòng son sắt của những nguời tham dự dành cho vị lãnh tụ mà họ hằng yêu quý, mà chưa có dịp để tỏ lộ.

Buổi lễ được xen kẽ bằng những bản hùng ca như Hội Nghị Diên Hồng, Việt Nam Minh Châu Trời Đông (qua tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Thúy), cũng như các màn vũ rất dễ thương và gây yếu mến của các em thiếu nhi thuộc vũ đoàn VietAus Litter Star (Nhóm mầm non Việt Úc).

NGUYỄN VY TÚY

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

02 November 2018

Video & Ngô Đình, một dòng họ đáng kính trong lịch sử Việt Nam...

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

 HT Thích Thông Lai trả lời câu hỏi của quí Phật Tử Úc Châu về việc Lễ Giỗ Cố TT Ngô Đình Diệm (vào phút 20 của Video)

Video buổi họp Cộng Đồng Người Việt Tự Do ▼ ngày 25/10/2018

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1241777692639646&id=100004222813013&refsrc=https%3A%2F%2Fm.facebook.com%2Fimmortality.heaven.N%2Fvideos%2F1241777692639646%2F&_rdr

Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ý kiến từ Hòa Thượng Thích Quảng Ba

  Ngô Đình, một dòng họ đáng kính trong lịch sử Việt Nam...

Cuộc Cách Mạng 1/11/1963, một nhóm quân nhân do tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã làm lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất VNCH. Ông Diệm và người em ruột Ngô Đình Nhu bị giết sau đó một ngày (2/11), và mấy tháng sau thì người em của hai ông là Ngô Đình Cẩn bị đưa ra xử bắn ở pháp trường Chí Hòa. Như vậy cùng với ông anh cả Ngô Đình Khôi bị CS xử bắn năm 1945 thì gia đình ông Diệm có đến 4 người anh em trai đã bị họa súng đạn. Bốn người con ưu tú nhất của dòng họ ấy đã ngã xuống để trả nợ núi sông khi nghiệp lớn chưa thành, khi mộng kiến quốc dân an còn dang dở...

Nền Đệ Nhị VNCH ra đời. Và như một lẽ tự nhiên "được làm vua thua làm giặc". Nền Đệ Nhất CH vừa bị khai tử, ông Diệm, gia đình ông, chính quyền của ông, đảng Cần Lao Nhân Vị và bất cứ cái gì liên quan đến chế độ của ông đều bị chà đạp, bị phỉ nhổ, và bị xuyên tạc, bôi nhọ bởi chính những người lật đổ nó. Dĩ nhiên cái gì đã chết thì không thể cãi, hay biện mình được, kể cả chế độ lẫn người của chế độ ấy. Đó là nguyên tắc Người Thắng Bao Giờ Cũng Đúng...

Nhưng rồi thời gian dần trôi qua khi tiếng hò reo mừng chiến thắng của ngày Cách Mạng đó cứ nhạt nhòa dần, khi những người anh hùng của cuộc CM ấy đã không còn là anh hùng nữa trong mắt người dân thì mọi sự lại được trở về với sự thật, của lịch sử trả lại cho lịch sử...

Chính phủ ông Ngô Đình Diệm từ thời ông còn làm Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã làm những việc đáng ca ngợi như từ chối ký Hiệp Định Giơnevơ 1954 chia đôi đất nước, lo ổn định cuộc sống cho gần 1 triệu đồng bào di cư cùng chính sách Người cày có ruộng. Xây dựng nền tảng chính trị, quân sự, văn hóa, pháp luật..v..v..cho các Đệ 1, 2 CH.

Chế độ Ngô Đình Diệm không phải là một chế độ độc tài, gia đình trị. Chế độ ấy được bầu cử dân chủ tự do và hoạt động dựa trên những nguyên tắc của thế giới dân chủ tự do. Và trên cơ sở đó thì đó vẫn là một chính quyền của dân, phục vụ dân. Do những yếu tố khách quan như đang đối diện với một cuộc đối đầu một mất một còn với chế độ CS ở miền Bắc, trình độ dân trí hồi đó cũng như những sai lầm của chế độ nên dễ bị cho là độc tài, gia đình trị...

Ông Ngô Đình Nhu là em ruột nhưng không giữ bất cứ một chức vụ nào trong chính quyền. Ông là một cố vấn chính trị cho người anh TTg Ngô Đình Diệm, nhưng với một con người thâm sâu, sắc bén, ông dễ khiến cho bên ngoài có cảm tưỏng ông là ông thần quyền lực.

Ông em nữa là Ngô Đình Luyện làm đại sứ lưu động ở Châu Âu, một chức vụ hữu danh vô thực. Ông em Ngô Đình Cẩn, "Hung Thần Miền Trung" té ra lại chỉ là một tiểu địa chủ ít học, ăn trầu bỏm bẻm và hút thuốc rê phì phèo. Ông Cẩn cũng là người không có vợ con giống như ông anh TT, nhưng dốc hết lòng phụng dưỡng mẹ già ở quê. Anh em họ còn có một người em gái tên Ngô Đình Thị Hiệp và là thân mẫu của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận sau này. Và cũng giống như toàn thể dòng họ Ngô Đình, anh em họ đều là những người hết lòng kính Chúa, yêu nước, thờ cha dưỡng mẹ...

Ông Ngô Đình Cẩn không phải là một người làm chính trị tài năng như những người anh danh tiếng của ông, nhưng ông vẫn có những phẩm chất của dòng họ danh giá ấy khi ông ung dung ra pháp trường với câu nói nổi tiếng : "Đây là điều mà người làm chính trị phải chấp nhận"

Với những con người như thế của một dòng họ như thế mà sau ngày 1/11/1963 đã có vô số những chuyện xuyên tạc đồn thổi quá đáng, thậm chí có những bồi bút viết cả những thiên truyện (Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân của Hoàng Trọng Miên) để bịa đặt vô liêm sỉ về ông Diệm, ông Nhu và đặc biệt là về bà TLX. Nào là ông Diệm với bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu có tình ý với nhau. Bà Trần Lệ Xuân lăng loàn cắm sừng chồng. Ông Ngô Đình Nhu cho vợ đi quan hệ với cố vấn Mỹ để nhờ vả và chỉ nằm nhà hút thuốc phiện. Toàn những chuyện tào lao vớ vẩn được tung ra khi những người bị bôi nhọ đó cùng với cái thế giới đẹp đẽ quanh họ đã sụp đổ, bị chà đạp.

Nhưng hãy nhớ rằng một dòng họ danh giá kính Chúa với cuộc sống đạo đức từ đời ông bố cho đến các con thì anh em ông đều là những người đạo đức, khả kính và thậm chí có xu hướng thoát tục thì những điều bịa đặt thuộc loại vô đạo như trên mà gắn vào họ thì có tin được không. Bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu là con gái của luật sư Trần Văn Chương danh tiếng, cựu bộ trưởng và là một gia đình danh gia vọng tộc của Hà Nội thời ấy, kết hôn với ông Ngô Đình Nhu là con của cố Thượng Thư đại thần Ngô Đình Khả, với câu vè nổi tiếng đất Thần Kinh: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài", em ruột của cựu Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm, em ruột của Tổng Đốc Ngô Đình Khôi và theo chồng về làm dâu một gia đình cực kỳ lễ nghĩa, đạo đức như gia đình ông Nhu thì việc gán ghép xuyên tạc hay bịa đặt về bà có đáng tin không ?

Rồi có ông tướng viết hồi ký kể chuyện ngày đảo chính, ông Ngô Đình Cẩn có gửi cho ông tướng Đỗ Cao Trí một va li kim cương. Rồi trong Dinh Gia Long bà Trần Lệ Xuân để tủ giày hàng trăm đôi giày, các áo ngủ hở hang.... Rồi những câu chuyện đồn đại tào lao như trên thời Đệ 2 VNCH tồn tại mãi cho cho đến 30/4/75 thì chuyển giao cho chính quyền CM để tào lao mãi cho tới lúc này.

Sách báo phim ảnh thì toàn xách mé gọi các ông là thằng này, thằng nọ, con kia...Gia đình dòng họ ông Diệm thì không bán nước cũng phò Tây kiếm sữa bò. Rồi có nhiều dinh cơ dinh thư ở khắp nơi, đặc biệt ở Đà Lạt là những biệt điện cướp của Bảo Đại. Và ông Nhu có thú lên Đà Lạt để săn hổ và voi, mà không biết đấy là thú săn của vua Bảo Đại vào cái thời xa xưa, chớ thời ông Diệm thì làm gì có hổ có voi mà đi săn. Hôm 1/11/63 quân đảo chính bao vây để oánh nhau với quân Liên Binh phòng vệ Phủ TTg dữ dội lắm, rồi khi yếu thế ông Diệm Nhu đã theo đường ngầm mà các ông đã cho xây trước đó để thoát khỏi dinh Gia Long.

Thực ra thì oánh nhau cũng không dữ lắm đâu vì các sĩ quan đơn vị tấn công và phòng thủ đều quen biết nhau, không cùng võ bị Đà Lạt thì cũng sĩ quan Thủ Đức. Và cũng chẳng có đường hầm nào mà đơn giản là anh em ông Diệm đã cùng vài cận vệ đã leo lên hai cái xe hơi để ung dung đi cửa sau của Dinh Gia Long để ra đường Lê Thánh Tôn bây giờ. Hai ông vừa đi vừa bàn bạc mãi mà không còn biết đi đâu nữa, vì bao năm làm Tổng Thống, tuyệt đỉnh quyền lực nhưng các ông không có nổi cái nhà riêng nào ở SG để làm chốn đi về.

Và ngoài căn nhà của tổ tiên ở Phú Cam, Huế ra thì cả dòng họ này chẳng có cái nhà riêng nào ở đâu cả. Rời khỏi dinh Gia Long, hai ông bắt đầu chuyến đi Định Mệnh của mình vào Chợ Lớn - đến nhà Mã Tuyên - Nhà Thờ Cha Tam, và cuối cùng cả hai ông đã chết gục bên nhau trong vũng máu trên một chiếc xe M.113 của quân đảo chánh...

Một chuyện vui nữa về sự "giàu có" của anh em ông Diệm. Theo các cuốn hồi ký của thuộc quyền như Võ Văn Hải, Đỗ Thọ thì anh em họ có lần về Huế làm giỗ bố thì ông Cẩn đã cự nự với ông Diệm về việc gia đình ông Nhu lần nào cũng kéo cả đại quân gồm hai vợ chồng ông và một đám con cái đông như quân Nguyên về ăn giỗ như vậy mà không chịu dưa góp thêm vào làm giỗ khiến ông Cẩn cứ phải è cổ ra gánh, trong khi ông làm gì có dư.

Cha Thục (Đức TGM Ngô Đình Thục) là người tu hành nên chỉ cười trừ, còn ông Đại Sứ Ngô Đình Luyện lần nào về thì khi đi cũng chờ các anh đi hết rồi lẻn vào ca với Cụ Bà bài ca con cá cần sống vì nước để kiếm tiền xe. Có khi còn gãi đầu gãi tai để giật tạm vài trăm của mụ Luyến, là người giúp việc của ông Cẩn.

Chỉ có mỗi một mình ông Diệm là gửi tiền về làm giỗ nên không đủ. Đã vậy mệ Nhu (bà TLX) cứ đòi phải có món này món kia để làm giỗ theo kiểu miền Bắc thì kiếm đâu ra. TTg Diệm phải nói giàn hòa, là chú Nhu đi làm nhà nước to thế nhưng không có lương, thôi thì anh trích thêm lương của anh để dưa góp thêm làm giỗ. Ông Cẩn còn làu bàu. Nhưng mà đám con anh Nhu ăn phá hao lắm...

Chính quyền CS miền Bắc cũng không bỏ lỡ dịp. Và những chuyện tuyên truyền tào lao vớ vẩn giờ vẫn còn như : Luật 10/59 Chế độ NĐD lê máy chém đi khắp miền Nam để chặt đầu những người yêu nước. Có thấy chém ai đâu ngoài một hai người như ông Ba Cụt (Lê Quang Vinh), ông Hoàng Lệ Kha (Tây Ninh). Rồi thì Ngô Đình Diệm nói :"Biên giới của Hoa Kỳ kéo đến tận vĩ tuyến 17" Mà thực ra câu nói nguyên văn của ông là :"Biên giới của tự do kéo đến vĩ tuyến 17..."

Các bạn thân mến. Người viết bài này không có ý định đứng ở đâu, bênh vực bên nào hay chê bai bên nào mà chỉ như là một người hậu thế nhìn lại những sự kiện lịch sử, cố gắng tìm hiểu đúng lịch sử và nếu có thể thì đem những điều lịch sử ấy cho bạn bè, cho người người nào muốn tìm hiểu lịch sử trung thực nhất.

Và cũng là những cảm nhận chân thành của một người lớp sau bày tỏ lòng kính phục đối với ông Ngô Đình Diệm, cùng sự ngưỡng mộ với tất cả những con người giờ đây đã trở thành huyền thoại trong cái đại gia đình vừa danh gia vọng tộc, vừa chất ngất nỗi đau thương ấy. Cầu mong Chúa luôn ở bên họ...

MTA  

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

24 October 2018

Video tin tức & Nghị Quyết 36 - Văn Hóa Vận

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

Nghị Quyết 36 - Văn Hóa Vận

Nghị quyết 36 được ban hành vào khoảng năm 2004, và tính đến nay đã được hơn 14 năm. Thời gian không quá dài, nhưng đã đủ để tạo sự ảnh hưởng đến một thế hệ hậu duệ của quân dân VHCH tại hải ngoại. Nếu như ngày đầu tiên một em bé hậu duệ VNCH bảy tuổi, cái độ tuổi mà các em bắt đầu phát triển tư duy và nhận thức của riêng mình, được xem show cộng sản đầu tiên tại hải ngoại, thì bây giờ em đã 21 tuổi. Người thanh niên này hoàn toàn có cơ hội trở thành công cụ của CSVN trong công tác thực hiện văn hoá vận, vì trong 14 năm qua, em đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều show diễn của CSVN.

Trên thực tế, CĐNVTD NSW không thể tổ chức biểu tình phản đối tất cả các show diễn của CSVN tại hải ngoại, vì mức độ ngày càng nhiều của chúng. Vì thế chúng ta cần có một chiến lược và kế hoạch đánh trả một cách hữu hiệu hơn và có tính chiến lược cao trong thời gian dài.

Là đại diện của CĐNVTD NSW, chúng tôi nhận thấy có trách nhiệm vinh danh cờ vàng và giải thể CSVN. BCH CĐNVTD NSW sẽ tập trung vào việc đánh văn hoá vận nói riêng, và tuyên chiến với CSVN trên tất cả các mặt trận văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, và truyền thông nói chung.

Về mặt văn hoá vận, chúng tôi sẽ có những báo cáo và nghiên cứu chi tiết về vấn nạn này, cùng với những chiến thuật, kế hoạch và cách thực hiện cụ thể, thực tế để có thể dẹp tan nghị quyết 36 ngay tận gốc rễ tại NSW. Chúng tôi xin đính kèm bản báo cáo số 1 dưới đây về đường hướng và cách giải quyết của CĐNVTD NSW. Mong quý đồng hương tham tường, và hãy cùng chúng tôi đồng lòng, chúng ta chung tay góp sức quyết tâm đập tan bè lũ CSVN.

Báo Cáo Số 1 Văn hoá vận tại Úc - Phải Tẩy Chay Từ Gốc Rể

A) Đường hướng giải quyết Nghị Quyết 36

Văn hoá vận và nghị quyết 36 luôn luôn là một vấn nạn, một niềm trăn trở lâu năm của CĐNVTD nói chung và tại NSW nói riêng. Ban Chấp Hành đã có rất nhiều cuộc biểu tình và nói chuyện cùng người tổ chức hoặc người có liên quan, để nổ lực xoá bỏ tất cả các chương trình có mục đích làm văn hoá vận trong nhiều năm liền, nhưng có lẽ kết quả chưa được như mong đợi.

Với thời gian, bên phía tổ chức đã trở nên sắc bén hơn và phương cách luồn lách, đối phó với CĐNVTD cũng trở nên phức tạp hơn. Nhóm tổ chức show có nhiều lý do biện luận hơn, quảng cáo rầm rộ hơn, nhằm gây ác cảm cho việc biểu tình của CĐNVTD NSW cũng như gây khó khăn hơn cho công việc biểu tình.

Ban chấp hành NSW quyết định phải có những chính sách cụ thể và cứng rắn để giải quyết vấn nạn này.

Thứ nhất, để có được một đường hướng, rõ ràng, cụ thể, nhằm quyết định chương trình văn nghệ nào được xem là đang thực thi nghị quyết 36 và sẽ phải biểu tình, phải tẩy chay tuyệt đối.

Thứ hai, để hạn chế sự chia rẻ trong cộng đồng, tránh các lời dèm pha ác ý rằng có chương trình chống, chương trình không chống, vì lý do Ban chấp hành thiên vị một số các bầu show trong khi lại bênh vực một số khác.

Thứ ba, khẳng định lập trường chính trị của CĐNVTD NSW là không bao giờ hoà hợp hoà giải với CSVN, tránh sự đánh phá nhắm thẳng vào đường lối hoạt động của BCH thông qua con đường tắt là nghị quyết 36.

Sau cuộc họp liên bang vào tháng 6 vừa qua, cũng như sau nhiều lần họp với Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát, BCH NSW quyết định sẽ tuyệt đối chống các chương trình có tính chất khiêu khích và tuyên truyền . Đồng thời những chương trình quy tụ toàn bộ văn công cộng sản từ Việt Nam sang là phải chống đến cùng.

* Cách thực hiện:

Như đã trình bày, các chương trình phục vụ nghị quyết 36 được tổ chức ngày càng tinh vi, và cường độ thường xuyên hơn. Điều này gây thêm khó khăn cho ban chấp hành trong việc tổ chức biểu tình, và mất rất nhiều thời gian để giải quyết. Đây là một chiến thuật làm lãng phí thời gian để chúng tôi không thể tập trung vào các công việc khác như đấu tranh cho dân chủ tại VN, các hoạt động bảo tồn văn hoá tại Úc, và các công việc khác nhằm đem lại lợi ích cho CĐNVTD NSW.

Do đó, BCH sẽ kiên quyết dẹp bỏ tất cả các hoạt động văn nghệ với mục đích phục vụ nghị quyết 36 tại NSW. Chúng tôi sẽ tập trung vào tất cả các khía cạnh liên quan đến việc tổ chức như sau:

1. Địa điểm tổ chức:

Với tư cách đại diện cho CĐNVTD NSW chúng tôi sẽ có những ảnh hưởng nhất định vào hệ thống chính mạch cũng như hàng loạt các club trực thuộc hệ thống Club NSW. BCH luôn tích cực liên lạc với các club khi họ nhận booking tổ chức, yêu cầu họ phải huỷ chương trình văn nghệ của văn công cộng sản, và hầu hết đều đồng ý ủng hộ CĐNVTD bãi bỏ các show diễn.

Đồng thời nếu nhìn vào khía cạnh kinh tế, CĐNVTD có thể ủng hộ các club này rất nhiều. Lợi nhuận kinh tế từ một show diễn là không thể so sánh với lợi nhuận CĐNVTD có thể đem lại cho họ. Vì thế, việc huỷ show sẽ rất đơn giản và các bầu show của văn công cộng sản đã phải chịu thua về phương diện này.

Nhưng sau nhiều thành công của BCH trong việc huỷ show, bên tổ chức đã dời ra các địa điểm tư nhân, xa vùng người Việt sinh sống, để tránh sự ảnh hưởng của CĐNVTD. Việc này đã gây thêm khó khăn cho BCH trong việc liên hệ và thuyết phục nơi tổ chức huỷ show. Vì những địa điểm tư nhân này ít có mối quan hệ cũng như sự ủng hộ về mặt kinh tế của CĐNVTD.

Và tại một đất nước dân chủ, chúng tôi không thể buộc họ phải huỷ show nếu chương trình không phạm luật của chính phủ Úc, do đó BCH phải có những cách thức giải quyết khác hữu hiệu hơn cho những trường hợp này. Nếu nơi tổ chức là vấn đề, chúng tôi sẽ xem xét đến các cách giải quyết khác.

2. Vấn đề pháp lý của các show diễn

Tại một đất nước dân chủ như Úc, chúng ta không thể yêu cầu huỷ một chương trình văn nghệ dựa trên niềm tin chính trị, vì tại đây có tự do ngôn luận. Nhưng, một show diễn có thể bị huỷ nếu không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về luật pháp, chẳng hạn như:

- Ca sĩ qua Úc hát có lương, tức là đi làm, nhưng lại đến Úc với visa du lịch. Như vậy là vi phạm luật di trú và chúng ta có thể yêu cầu bộ di trú không cấp visa cho những lần sau.

- Nguồn thu nhập của show diễn không được trình báo với sở thuế vụ. Như vậy là trốn thuế, và trốn thuế là một vi phạm hình sự.

- Số lượng người xem vượt quá số ghế cho phép tại địa điểm tổ chức. Việc này vi phạm sự cho phép tổ chức chương trình của hội đồng thành phố tại mỗi địa phương, gây mất an toàn cho người tham gia.

Phía trên chỉ là một vài thí dụ điển hình. BCH rất cần quý đồng hương giúp đỡ, cung cấp thêm thông tin, và bằng chứng để có thể có những hành động pháp lý thích hợp với các cơ quan có thẩm quyền. Nhằm hạn chế việc tổ chức show mà không tuân theo hệ thống pháp lý của Úc.

3. Tẩy chay tất cả những doanh nghiệp và cá nhân tham gia tổ chức đang định cư, hoặc kinh doanh tại Úc, nhưng lại tiếp tay cho CSVN:

Một việc rất rõ ràng là văn công cộng sản không thể độc lập tổ chức show tại Úc, CSVN cần những người Việt đang sinh sống và làm việc tại Úc giúp họ tổ chức show. Một sự thật đáng buồn là một số người Việt tại Úc, đã bị lợi nhuận kinh tế làm mờ mắt mà quên đi lập trường chính trị của CĐNVTD.

Chúng ta đã bỏ nước ra đi vì CSVN, và CSVN đang từng ngày từng giờ giết chết nền văn hiến, và chủ quyền đất nước Việt Nam qua những chính sách thân Trung nịnh bợ. CSVN sẵn sàng bán nước để giử đảng. Thì tại sao, là người Việt, sinh sống, làm việc, và nhận thu nhập thông qua việc kinh doanh, buôn bán với CĐNVTD lại có thể cổ suý cho nghị quyết 36, quay lưng ngoảnh mặt lại cộng đồng nơi mình đang sinh sống.

CĐNVTD NSW không chấp nhận các cá nhân hoặc tổ chức ngang nhiên thực hiện nghị quyết 36 trên đất Úc, rồi lại ung dung tiếp tục nhận lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh tế với CĐNVTD. BCH kêu gọi tẩy chay tất cả các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh tế tại NSW, nhưng lại tham gia các show diễn của văn công CSVN như:

- Các địa điểm, và cá nhân khi công khai bán vé cho các show văn hoá vận.

- Các bầu show tổ chức show diễn

- Các ca sĩ, MC tham gia chương trình

- Các ban nhạc

- Các địa điểm tổ chức chương trình

Đây là sự ngoan cố chống đối và khinh thường quan điểm của CĐNVTD. CĐNVTD không thể cấm các cá nhân và tổ chức này giúp tay cho nghị quyết 36, nhưng CĐNVTD với tư cách là khách hàng, chúng ta có quyền lựa chọn những cơ sở kinh doanh tôn trọng quan điểm của CĐNVTD để sử dụng dịch vụ. Quyết tâm tẩy chay bất cứ ai tiếp tay cho CSVN tại Úc.

4. Đẩy mạnh và phổ biến lập trường chính trị của CĐNVTD NSW về nghị quyết 36 đến đồng hương tại Úc:

Một sự thật hiển nhiên là các show của văn công cộng sản vẫn có người mua vé đi xem hoặc ít hoặc nhiều. Những người Việt tại Úc đi xem vì nhiều lý do, có thể họ đơn giản là CSNV nên phải ủng hộ CSVN, có thể vì họ mới đến Úc nên không biết về nghị quyết 36 và lập trường chống cộng của CĐNVTD, có thể họ vô tình mua vé nên phải đi xem, hoặc vì có những hiểu biết sai lầm về đường hướng chống cộng của CĐNVTD mà cho rằng CĐNVTD là một tổ chức cực đoan nên không ủng hộ lời kêu gọi của cộng đồng, hay vì bất cứ một lý do nào khác.

BCH nhận thấy, CĐNVTD phải phát huy tiếng nói và quan điểm chính trị một cách phổ biến hơn, để tất cả đồng hương tại Úc, nhất là giới trẻ có một cái nhìn tích cực về phương hướng chống cộng của CĐNVTD. Với tư cách là đại diện của CĐNVTD NSW, Ban Chấp hành sẽ đẩy mạnh khía cạnh thông tin và báo chí.

Chúng tôi sẽ có một cuộc chiến thông tin với CSVN. Thông qua các phương tiện truyền thông báo chí, mạng xã hội, các bài viết, các chương trình giáo dục nhiếu nhi, BCH sẽ nêu rõ lý do và các lập luận chống cộng của CĐNVTD một cách có hệ thống.

C) Kết luận

Để có thể thực hiện được những việc nêu trên, chúng tôi khẩn thiết sự ủng hộ và giúp đỡ của quý đồng hương. Chỉ có sự đồng lòng của CĐNVTD mới có thể dẹp tan những âm mưu phá hoại và cố tình chia rẽ gây xáo trộn trong cộng đồng của CSVN.

BCH sẽ làm tất cả những gì có thể làm, để dẹp bỏ tất cả các show diễn của văn công cộng sản. Vấn nạn nghị quyết 36 đã thật sự quá lâu, quá dài, chúng ta nhất định phải có các cách giải quyết cụ thể hơn và quyết tâm hơn.

Biến tướng của nghị quyết 36 ngày càng nghiêm trọng, đây là một sự đe doạ cho quan điểm chính trị của CĐNVTD trong tương lai, nếu con trẻ, nếu hậu duệ VNCH từng ngày bị lôi kéo vào những trò lố bịch, những chương trình văn nghệ vô bổ do văn công cộng sản tổ chức, để rồi bị dụ dỗ vào ánh hào quan giả tạo của giới giải trí CSVN, thì quả thật là một sự sĩ nhục.

BCH CĐNVTD NSW quyết tâm dẹp bỏ nghị quyết 36 trên nước Úc bằng mọi cách!

Hy vọng tất cả đồng hương hãy cùng chúng tôi đồng lòng trong cuộc chiến bảo vệ tương lai của hậu duệ VNCH và quan điểm của chúng ta.

Trân trọng,

Paul Huy Nguyễn.

Chủ Tịch CĐNVTD NSW.

 * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive