17 August 2018

Ân Xá Quốc Tế đòi điều tra vụ công an hành hung khán giả đêm nhạc Nguyễn Tín.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hôm Thứ Năm 16/08 ra thông cáo yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải điều tra vụ công an hành hung nhiều khán thính giả của đêm nhạc “Sài Gòn Kỷ Niệm” của ca sĩ Nguyễn Tín vào đêm Thứ Tư ở Sài Gòn.

Theo Ân Xá Quốc Tế, công an đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người đến dự chương trình và đặc biệt chú ý đến nhà báo Phạm Đoan Trang, ca sĩ Nguyễn Tín và nhà tổ chức đêm nhạc là ông Nguyễn Đại.

Ba người này sau đó đã bị bắt về đồn công an và bị đánh đập khiến cô Phạm Đoan Trang sau đó phải vào bệnh viện để điều trị.

Đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Năm dẫn lời bà Clare Alga, giám đốc hoạt động toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế, nói rằng, “Khi việc đàn áp nhắm vào xã hội dân sự đã tới mức đánh đập và tra tấn những người đi nghe hát, thì rõ ràng là tình hình đang trở nên tồi tệ đến mức đáng lo ngại.

Việc đi nghe nhạc không phải là tội, và mọi người đáng ra không phải sống trong sợ hãi khi sự an toàn của họ bị đe dọa”.

Ân Xá Quốc Tế yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải tiến hành một cuộc điều tra độc lập và ngay lập tức về những cáo buộc đối với công an theo đúng nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực hiện theo công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn.

Theo lời kể trên Facebook của một số bạn bè nhà báo Phạm Đoan Trang, sau vài tiếng đồng hồ bị tra tấn tại đồn công an, cô được họ đưa lên taxi chở tới ngoại ô thành phố, thả xuống rồi đánh tiếp. Lần này họ đánh nặng hơn nhiều so với trong đồn.

Họ dùng một chiếc mũ bảo hiểm đánh vào đầu cô, khiến cô bị chảy máu đầu và vỏ chiếc mũ cũng bị vỡ làm nhiều mảnh. Sau đó họ bỏ đi. Nhà báo Phạm Đoan Trang vẫn đang giữ chiếc mũ bảo hiểm để làm bằng chứng cho vụ hành hung.

Cũng cần nhắc lại, nhà báo Phạm Đoan Trang từng bị công an CSVN đánh vỡ đầu gối đến nay vẫn còn di chứng.

Huy Lam/SBTN

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

08 August 2018

Video tin tức & Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Việt Nam ra sao?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Bên cạnh việc phô trương sức mạnh quân sự tại các vùng tranh chấp lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển, trong thời gian gần đây Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng một cách tiếp cận mới trong những quan hệ quốc tế của mình. Đó là thúc đẩy sự hợp tác văn hóa, kinh tế, nghiên cứu khoa học,… với nhiều nước trên thế giới.

Một trong những sự thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á là sáng kiến Hợp tác Lan Thương Mekong.

Lan Thương là tên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, thuộc tỉnh Vân Nam. Hội nghị đầu tiên của Lan Thương Mekong được tổ chức vào tháng 3/2016 tại thành phố Tam Á, trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, bao gồm sáu quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

Thực ra viễn cảnh hợp tác tất cả các quốc gia ở lưu vực Mekong, bao gồm cả Trung Quốc đã được các quốc gia thành viên của Ủy hội sông Mekong đưa ra từ trước. Ủy hội này bao gồm bốn nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, được thành lập chính thức vào năm 1995, dựa trên những sáng kiến đưa ra từ rất xa, vào năm 1957. Ủy hội sông Mekong luôn muốn kết nạp hai quốc gia Trung Quốc và Myanmar làm thành viên chính thức.

Nhưng thay vì gia nhập một tổ chức đã có sẵn, Trung Quốc đã đề xướng việc thành lập một tổ chức mới, Lan Thương Mekong. Với tổ chức này Trung Quốc bắt đầu dùng một khoản tiền lớn để tài trợ cho những dự án nghiên cứu và phát triển dọc sông Mekong.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nói với đài Á châu tự do:

“Mới đây chính Trung Quốc dự tính sẽ đầu tư khoảng 10 tỉ đô la Mỹ vào Tiểu vùng Mekong mở rộng. Riêng trong số đó có 300 triệu dành riêng cho nghiên cứu Lan Thương và Mekong. Theo tôi biết thì nó đã được sử dụng từ năm 2016, cho khoảng 40 dự án gọi là thu hoạch sớm, cho các trung tâm về môi trường, về nguồn nước, về nghiên cứu Mekong.”

Vào ngày 6/8/2018, Học viện ngoại giao của Việt Nam đã làm lễ khánh thành Trung tâm nghiên cứu sông Mekong, và ngay trong ngày lễ khánh thành này đã tổ chức một cuộc hội thảo mang tên Định hình vành đai phát triển kinh tế Lan Thương Mekong. Tham dự hội thảo này, ngoài các chuyên gia Việt Nam là những chuyên gia của những quốc gia đã tham gia vào dự án Lan Thương Mekong, có cả người đại diện của Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội.

Từ những thông tin trên, đã có lời đồn đoán rằng Trung tâm nghiên cứu sông Mekong của Học viện ngoại giao được thành lập với sự giúp đỡ tài chính của Trung Quốc. Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với người điều hợp hội thảo ngày 6/8, nhưng không nhận được trả lời.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói ông không có thông tin, nhưng nếu thực sự có sự giúp đỡ của Trung Quốc thì ông cũng không ngạc nhiên. Ông nói thêm rằng vì Việt Nam đã tham gia vào tổ chức Lan Thương Mekong, nên việc xây dựng trung tâm nghiên cứu Mekong là cần thiết. Tuy nhiên ông đặt ra nghi vấn rằng liệu tiền bạc của Trung Quốc có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu tác hại của những đập nước trên thượng nguồn, do chính Trung Quốc gây ra? Ông nói rằng nếu việc nghiên cứu đó được thực hiện thì nó quả là một câu chuyện cổ tích.

Một trong những chuyên gia Việt Nam tham dự hội thảo ngày 6/8 là Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói với chúng tôi rằng Trung Quốc đang bắt chước theo mô hình của Mỹ sau thế chiến thứ hai, nhằm khuếch trương những giá trị về văn hóa, thể chế,… của một cường quốc ra bên ngoài.

Đó là cách tiếp cận bằng sức mạnh mềm.

Một trong những chương trình được dùng để khuếch trương sức mạnh mềm là thành lập các Viện Khổng tử, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Viện Khổng Tử tại Việt Nam được chính thức khánh thành vào tháng 12/2014 tại Đại học quốc gia Hà Nội.

Ảnh hưởng của Viện này hiện nay ở Việt Nam như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, từng tốt nghiệp Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, Trung Quốc cho biết:

“Hiện tại Học viện Khổng tử đó cũng chỉ hoạt động theo cơ chế là giảng dạy tiếng Hoa, tổ chức thi lấy bằng, … để tạo nguồn thu cho học viện. Thỉnh thoảng có một số hoạt động giao lưu văn hóa với các giảng viên từ Trung Quốc sang, như là viết thư pháp, trình bày những seminar về văn hóa Trung Quốc. Tôi thấy những hoạt động đó cũng chưa có gì nổi bật.”

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng thì nói rằng tầm ảnh hưởng của Viện Khổng Tử tại Hà Nội không thể so sánh với các trung tâm văn hóa của các quốc gia Mỹ, Pháp, Nhật Bản tại Việt Nam được.

Ông nói tiếp về cái gọi là sức mạnh mềm của Trung Quốc:

“Tôi thấy Trung Quốc họ đã giết chết cái sức mạnh mềm của họ, nếu quả như họ có sức mạnh mềm, trước khi mà họ có ý bỏ tiền ra xây trung tâm này học viện nọ để khuếch trương quyền lực tại Việt Nam. Tôi thấy cái sức mạnh mềm mà họ muốn tung ra đó chả có mấy giá trị ở Việt Nam.”

Cựu viên chức ngoại giao Việt Nam này đưa ra những ví dụ là chỉ cách đây vài ngày tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam, Trung Quốc liên tục dùng sức mạnh quân sự đe dọa Việt Nam dừng lại việc thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, câu khẩu hiệu bốn tốt 16 chữ vàng mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hay nêu ra trước đây về tình hữu nghị Việt Nam Trung Quốc, thực chất cũng là biểu hiện của việc tuyên truyền sức mạnh mềm của Trung Quốc, nhưng việc sử dụng câu khẩu hiệu tuyên truyền đó ở Việt Nam đã giảm đi rất nhiều, nhất là sau vụ giàn khoan dầu của Trung Quốc xâm lấn thềm lục địa Việt Nam vào năm 2014.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Singapore, trong một tin nhắn với chúng tôi nói rằng những người cộng sản Việt Nam hiểu rất rõ những ý định của các đồng chí Trung Quốc của họ, vì trong quá khứ người Trung Quốc đã nhiều lần chơi lấn lướt về mặt ngoại giao và chính trị đối với nước láng giềng Việt Nam.

Ông đưa ra một nhận xét rất thú vị là hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đi chữa bệnh ở nước ngoài thì họ không sang Trung Quốc nữa. Người cuối cùng làm việc đó là ông Lê Đức Anh nguyên Chủ tịch nước, năm nay đã 97 tuổi.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

01 August 2018

Video tin tức & Đai Hội Liên Bang Úc Châu lần thứ 24 - Hai Ngày Đại Hội

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

  Tân BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu nhiệm kỳ 2018-2020  

CĐNVTD Úc Châu có một cơ cấu tổ chức và điều hành rất chặt chẻ và thống nhất - các tiểu bang/lãnh thổ có một Ban Chấp Hành và ở cấp quốc gia thì có BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu có nhiệm vụ liên kết các tiểu bang/lãnh thổ thành một khối cũng như đại diện và có một tiếng nói chung cho Cộng đồng người Việt Úc Châu. BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu có nhiệm kỳ 2 năm, đó cũng là lý do Đại Hội Liên Bang Úc Châu được tổ chức 2 năm một lần.

BS Nguyễn Anh Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD/WA), vị chủ nhà, đã có những lời trong thư ngỏ chào mừng Đại Hội như sau: "Kỳ Đại Hội Cộng Đồng Liên Bang lần thứ 24 này thành phố Perth được hân hạnh đứng ra tổ chức với tất cả niềm hào hứng để đón chào những người anh em cùng nguồn gốc và lý tưởng".

Tổ chức tại Trung Tâm Cộng Đồng Koondoola, Wanneroo, Đại Hội được bắt đầu với nghi thức rước quốc quân kỳ, chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm được cử hành thật trang trọng trước Tượng Đài Kỷ Niệm Chiến Trận Long Tân trong công viên Hòa Bình (Peace Park) Koondoola. Tượng Đài này là một niềm tự hào của BS Dũng về tâm huyết và sự cương quyết thực hiện công trình để bày tỏ lòng tri ân đối với sự hy sinh của các chiến binh Úc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Công trình này được hoàn thành nhờ công ơn và sự ủng hộ hết lòng của bà Tracey Roberts (Thị Trưởng thành phố Wanneroo).

Đại Hội diễn ra nhằm vào lúc tại Việt Nam người dân bùng nổ sự giận dữ đối với dự luật cho TC thuê 99 năm các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, do đó để đồng hành cùng đồng bào quốc nội, Đại Hội đã được đặc biệt "khai mạc" với hình ảnh của các bảng khẩu hiệu - "Đá Đảo VC Bán Nước", "Cho Người Trung Quốc Thuê Đất Đặc Khu Đến 99 Năm Là Mất Nước", "No To Chinese Invasion In Vietnam" ... được tất cả những người tham dự Đại Hội đưa cao để gởi một thông điệp về Việt Nam và ra khắp thế giới.

Anh Phạm Quốc Hiệp (Thư Ký CĐNVTD/WA), người hướng dẫn chương trình, mời BS Nguyễn Anh Dũng có lời phát biểu chính thức khai mạc Đại Hội, một Đại Hội có số người từ các tiểu bang/lãnh thổ về tham dự đông nhất từ trước đến nay. BS Nguyễn Anh Dũng dí dõm xin cắt bỏ phần xướng danh các quan khách và đi ngay vào phần cám ơn các thành viên của BCH CĐNVTD/WA, các mạnh thường quân và thiện nguyện viên của Hội Cựu Quân Nhân, Hội Kỷ Thuật, Hội Cao Niên, Hội Phụ Nữ, đặc biệt là phu nhân của BS Dũng, là những người đã âm thầm làm việc và đã bỏ ra rất nhiều công sức để lo cho việc tổ chức của Đại Hội.

Bà Tracey Roberts (Thị Trưởng thành phố Wanneroo), duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam, chia sẻ - Sự quan tâm và tình cảm trân quý của người Việt dành cho chính cộng đồng của mình đã thực sự tỏa sáng ("Your love for your community shines through") và hình ảnh mọi người đến từ khắp nơi đứng chào quốc kỳ Úc-Việt trước Tượng Đài là một hình ảnh thật xúc động. Tiếp theo, bà giới thiệu sơ qua về thành phố Wanneroo là một thành phố đa văn hóa với 45% dân số là người di dân/tỵ nạn. Trong đó có 3000 cư dân đến từ Việt Nam và 5000 người có nguồn gốc Việt. Cộng đồng người Việt đã có những đóng góp thật đáng kể trong mọi lãnh vực của xã hội.

Đa số sống về nghề trồng trọt, hiện nay 60% rau cải cung cấp cho Wanneroo xuất phát từ những người nông gia người Việt thuộc thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai. Cộng đồng người Việt ở đây đã cung cấp 1000 việc làm và có số lượng sản phẩm bán ra hàng năm có giá trị trên 424 triệu đô la. Bà cũng ca ngợi sự đóng góp về văn hóa, đặc biệt là Hội Chợ Tết - lôi cuốn, sinh động, tạo sự cảm thông và liên kết với các cộng động bạn.

Và dĩ nhiên bà đã không quên nói về Tượng Đài Kỷ Niệm Chiến Trận Long Tân là một niềm hãnh diện, một thành quả do sự chung sức của bà và BS Dũng. Tượng Đài được dựng lên để tri ân những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam và đã trở thành một phần lịch sử của cộng đồng chúng ta (Úc & Việt).

Bà TS Anne Aly (Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang) tỏ ra rất cảm kích về những vấn đề/đề tài mà Đại Hội sẽ mang ra bàn thảo vì các vấn đề/đề tài này không chỉ có ảnh hương đến người Úc gốc Việt, đến cộng đồng người Việt mà là cho tất cả công dân Úc không phân biệt nguồn gốc. Bà nhận thấy các thế hệ con em người Việt được dạy dỗ, giáo dục để biết rõ về nguồn gốc của mình, sống hòa nhập, đóng góp cho xã hội Úc nhưng vẫn gìn giữ được văn hóa, truyền thống Việt Nam.

Ông Don Emmanuel Smith, Thanh Tra Cảnh Sát (Đại diện cho Uỷ Viên Cảnh Sát Tây Úc) ghi nhận sự thành công của Cộng đồng người Việt trong lãnh vực kinh doanh. Khi định cư trên đất nước Úc, người Việt được khuyến khích hòa nhập vào cộng đồng chính mạch nhưng đồng thời vẫn giữ nguồn ngốc và truyền thống Việt Nam để góp vào sự phong phú và đa dạng của xã hội Úc.

Nói về giới trẻ, ông cho rằng giới trẻ là tương lai của cộng đồng nhưng cần sự hướng dẫn để khỏi bị lạc đường hay sa ngã. Vấn đề ở đây là "bụt nhà không thiêng", cha mẹ nói con cái không nghe, cho nên ông khuyến khích hai thế hệ già trẻ hãy cùng chia sẽ và lắng nhe nhau, nếu không trực tiếp thì có thể qua trung gian một số cá nhân hoặc một số sinh hoạt "gạch nối" như âm nhạc, thể thao, hướng đạo ... Ông kêu gọi cộng đồng đừng che đậy, đừng sợ sệt mà hãy mạnh dạn lên tiếng về những tệ nạn xã hội, hãy trình bày mọi vấn đề và tìm cách giải quyết bằng cách chung tay làm việc với các tổ chức xã hội, các cơ quan công quyền.

Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) ngỏ lời cám ơn sự ủng hộ của chính giới Úc (địa phương, tiểu bang & liên bang) và cơ quan cảnh sát. So sánh với Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược vì một Đại Hội như thế này không thể nào diễn ra tại Việt Nam. Tiếp theo, ông sơ lược về mục đích và nghị trình của Đại Hội - Mục đích của Đại Hội là để BCH CĐNVTD của các tiểu bang/lãnh thổ tường trình, đánh giá về những sinh hoạt thực hiện trong 2 năm vừa qua, đưa ra những mục tiêu cho 2 năm tới, thuyết trình, bàn thảo về các đề tài có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng người Việt, đến đất nước Úc và Việt Nam, và cuối cùng là bầu lại BCH CĐNVTD Liên Bang.

Theo đúng chương trình nghị sự, trong ngày thứ nhất của Đại Hội, các BCH đã thay phiên nhau thuyết trình và bàn thảo về các đề tài:

Sự phát triển của CĐNVTD trong vòng 41 năm qua và những dự kiến cho tương lai (CĐNVTD Liên Bang) Chương Trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc (CĐNVTD/VIC)

Chống NQ36 của CSVN (CĐNVTD/NSW)

Sự bành trướng của Tàu cộng (CĐNVTD/QLD)

An sinh xã hội (CĐNVTD/SA)

Quan hệ giữa cựu chiến binh Úc, Hội CQN QLVNCH và Cộng Đồng (CĐNVTD/ACT & Wollongong) Khó khăn của Cộng Đồng và những thành công trong việc hội nhập, tham gia các sinh hoạt của cộng đồng chính mạch (CĐNVTD/NT)

Giảng dạy tiếng Việt (CĐNVTD/WA)

Các đề tài nêu trên là những sinh hoạt/đóng góp/vấn đề/công trình nổi bật nhất hay được quan tâm nhất của BCH đứng ra thuyết trình.

Chương trình, phương pháp và vấn đề giảng dạy tiếng Việt là một đề tài quá quen thuộc nhưng đã được cô giáo Hạnh (CĐNVTD/WA) trình bày một cách thật sống động thu hút người nghe. Cô giáo Hạnh là một cô gái rất trẻ, dễ mến, tự tin và dĩ nhiên tiếng Việt rất lưu loát đã nói về những phương cách để hấp dẫn, lôi cuốn các học sinh - "Làm sao để học sinh thích đi học tiếng Việt".

Để chứng minh cho những điều cô giáo Hạnh nói, trước đó BS Dũng đã đưa cả phái đoàn đến thăm trường Việt ngữ để tham dự và chứng kiến tận mắt một buổi đố vui để học và lễ chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm do chính các em thực hiện trước khi vào lớp. Mọi người đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ và thán phục CĐNVTD/WA đã tổ chức thành công một trường Việt ngữ với một chương trình và phương pháp giảng dạy (có sách giáo khoa và cách đánh vần riêng) thật độc đáo và có hiệu quả nhằm đào tạo các thế hệ trẻ (hậu duệ) từ abc (lớp vỡ lòng).

Mặc dầu thời giờ không còn nhiều nhưng các BCH nán lại, quyết tâm cùng nhau làm việc, tập trung vào việc soạn thảo bản Quyết Nghị của Đại Hội, cẩn thận xem xét từng câu văn, chọn từng từ ngữ. Bản Quyết Nghị gồm có 9 điểm:

Khẳng định lập trường của CĐNVTDÚC là không chấp nhận cộng tác, đối thoại, hòa hợp, hòa giải với chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dưới bất cứ hình thức nào

Chống những âm mưu xâm nhập và phá hoại của nhà cầm quyền CSVN qua Nghị Quyết 36

Mở rộng các hoạt động ngoại giao và thắt chặt quan hệ với chánh giới và các cộng đồng chính mạch Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam

Tiếp tục tranh đấu cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam

Bảo vệ môi trường cho Việt Nam và an toàn thực phẩm cho cộng đồng

Vinh danh Cựu Quân Nhân QlVNCH và Cựu Chiến Binh Hoàng Gia Úc

Khuyến khích giới trẻ Việt Nam tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam và chính mạch Hỗ trợ và gia tăng các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an sinh của cộng đồng (xin xem bản Quyết Nghị).

Trời đã sụp tối, rời phòng họp là vừa đủ thì giờ để lên đường đến tham dự "Đêm Ca Nhạc Chào Mừng Đại Hội Cộng Đồng Liên Bang & Gây Quỹ Cộng Đồng". Như cái ý nghĩa của chủ đề, đây là một đêm ca nhạc gây quỹ cho Cộng Đồng nhưng cũng là dịp để đồng bào Tây Úc chào mừng và gặp gở phái đoàn tham dự Đại Hội.

Vừa đứng ra tổ chức Đại Hội vừa tổ chức đêm ca nhạc gây quỹ cho Cộng Đồng vậy mà khi đứng trên sân khấu BS Dũng lại còn kêu gọi đồng bào tham gia biểu tình vào ngày hôm sau chống dự luật cho TC thuê các đặc khu kinh tế 99 năm. Cái tên rất hợp với con người, BS Nguyễn Anh Dũng quả thật là rất "Anh Dũng"!

Bước sang ngày thứ hai của Đại Hội, vừa mới đến phòng họp là mọi người đã phải cùng nhau xăn tay "dọn nhà". Chẳng may, đêm qua mưa to quá, nước thoát không kịp, tràn vào phòng họp, lai láng cả sàn nhà. Vậy là phải dọn bàn ghế, máy móc,... sang một phòng khác, hơi nhỏ nhưng ấm cúng hơn.

Theo nghị trình, các BCH lần lượt tường trình sơ lược về các sinh hoạt trong năm - Hội Chợ Tết, Tết Trung Thu, Giỗ Tổ Hùng Vương, Tưởng Niệm Hoàng Sa, Tưởng Niệm 30/04, ANZAC Day, Long Tan Day,...

Trong lúc mọi người dốc sức hoàn tất nghị trình của Đại Hội thì ông Thái Minh Chánh (PCT Nội Vụ CĐNVTD/WA) và ông Nguyễn Thành Đại (PCT Ngoại Vụ CĐNVTD/WA) đã điều động một cuộc biểu tình chống dự luật cho TC thuê đặc khu kinh tế 99 năm của CSVN. Và được biết, đáp lời kêu gọi của BS Dũng trong buổi ca nhạc gây quỹ đêm hôm qua, đông đảo đồng bào đã có mặt, với tinh thần chống cộng cao độ, đội mưa, chịu lạnh, đứng hô to các khẩu hiệu đả đảo CSVN bán nước trước tòa Tổng Lãnh Sự CSVN trong suốt hơn 1 giờ đồng hồ.

Sau cùng là phần bầu cử tân BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu. Thể thức ứng cử và bầu cử không theo liên danh, mỗi chức vụ được đề cử hoặc tự ứng cử và được bầu (đắc cử) vào BCH với nhiều số phiếu tín nhiệm nhất. Kết quả bầu cử, BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu nhiệm kỳ 2018-2020 gồm có - ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch), ông Nguyễn Paul Huy (PCT Nội Vụ), ông Nguyễn Quốc Toàn (PCT Ngoại Vụ), ông Nguyễn Linh Đằng (Tổng Thư Ký) và cô Trần Hương Thủy (Thủ Quỹ).

Khi tân BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu "ra mắt" cùng phái đoàn, ông Nguyễn Long, Đài Phát Thanh Viễn Xứ FM88.9 đã có một câu hỏi với ông Nguyễn văn Bon - "Với vai trò của một của một tân BCH CĐNVTD Liên Bang Úc Châu và đặc biệt cá nhân ông là tân Chủ Tịch, ông có lời gì đối với đồng bào chúng ta trong nước ngay lúc này, khi đồng bào chúng ta xuống đường để tố cáo và lên án CSVN bán đất cho TC".

Ông Nguyễn văn Bon nhấn mạnh là CĐNVTD Úc Châu luôn luôn mạnh mẽ lên án những hành động bán nước của CSVN. Bản chất bán nước của CSVN không chỉ mới có bây giờ mà đã bắt đầu từ những năm 1958 với cái công hàm của Phạm văn Đồng. Kế đến là những sự kiện dời cột mốc, nhường thác Bản Giốc, Ải Nam Quan,... và nhường cả chủ quyền trên toàn cỏi lãnh hải cho TC. Ông cũng xin nhắn gởi đến đồng bào quốc nội là mặc dầu đang sống ở hải ngoại nhưng chúng ta vẫn là con dân nước Việt, vẫn quan tâm và ưu tư đến vận mệnh của đất nước.

Nhân dịp này ông Bon cũng ngỏ lời cám ơn sự chu đáo và tấm lòng của BCH CĐNVTD/WA và tất cả các thiện nguyện viện trong việc tổ chức Đại Hội với tất cả ân tình.

Trước khi bế mạc Đại Hội, BS Nguyễn Anh Dũng, vị chủ nhà, đã trao tặng cho mỗi BCH CĐNVTD tiểu bang/lãnh thổ một tấm bảng lưu niệm. Riêng đối với CĐNVTD/NT, BS Dũng đã trao cho anh Hoàng văn Hữu (Chủ Tịch CĐNVTD/NT) tấm băng rôn của Đại Hội và hẹn gặp nhau tại Darwin, Bắc Úc, trong kỳ Đại Hội Liên Bang Úc Châu lần thứ 25 vào năm 2020.

Tuy rất bận rộn nhưng BS Dũng cũng sắp xếp, gói ghém thì giờ để đưa những người còn ở lại đi thăm Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt, Tượng Đài Thuyền Nhân và một số danh lam thắng cảnh của thành phố Perth.

Với các tượng đài này và Tượng Đài Kỷ Niệm Chiến Trận Long Tân, trong thư ngỏ chào mừng Đại Hội, BS Dũng đã hãnh diện viết: "Đó là những thành quả mà CĐNVTD Tây Úc gởi tặng đến tất cả những người anh em trên toàn nước Úc như một đóng góp cho lý tưởng chiến đấu cho một nước Việt Nam Tự Do Dân Chủ, tiếp tục nắm vững đường lối chung để giúp cho phẩm chất đóng góp vào xã hội Úc ngày càng giá trị".

Perth

Tin tức từ Link * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube. ▼

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

Blog Archive