25 August 2015

Video tin tức và Nuốt không trôi bữa cơm công nhân

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Công nhân làm vất vả, tới giờ cơm còn phải ráng nuốt từng miếng cơm cho có cái trong bụng mà tiếp tục làm, chứ không hề cảm nhận chút hương vị ngon nào từ bữa ăn.

Cô công nhân công ty Freetrend thuộc khu chế xuất Linh Trung 2, phường Bình Chiểu, Thủ Đức cho hay: “Công ty Freetrend chưa bao giờ ngộ độc, nhưng mấy món ăn kho rất là dở, ăn không được”.

Còn cô công nhân công ty giầy Ching luh thuộc khu công nghiệp Thuận Đạo, Bến Lức, Long An cũng than: “Rau thì làm héo, cá thì làm bằng cá sình , cá ươn, canh nấu như là đại dương, chỉ toàn nước không thấy cái, thích thì họ nêm, không thích thì họ không nêm” - cô cũng cho biết mình toàn phải chuẩn bị thức ăn để mang theo ăn trưa, mà không ăn trong công ty, mặc dù cô bị buộc đóng tiền ăn, và không được trả lại đồng nào.

Công nhân công ty Great Pin, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An và công nhân công ty Diamond, KCN Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương cho biết: “Ăn để khỏi đói mà có sức làm vậy thôi, chứ thật sự ăn không nổi”

Công nhân của công ty Chingluh cho biết thêm : “Một đôi vợ chồng trong cùng công ty thậm chí đã gặp phải thức ăn có giòi, công nhân chụp ảnh lại nhưng quản lý nhà ăn sau đó đã lấy điện thoại người công nhân xóa ảnh, phi tang chứng cứ”.

Công đoàn hay lãnh đạo công ty và có cả bên đại diện nhà ăn có họp bàn với công nhân về bữa ăn, nhưng cô cho biết: “Lãnh đạo công ty và công đoàn của công ty, họ chỉ gọi công nhân lên hỏi cho có lệ rồi mọi thứ lại như cũ, họ hỏi thì họ hỏi, nhưng họ muốn làm gì họ làm’’.

Suất ăn trong công ty là do công nhân (CN) trả tiền, thì tại sao không cho họ chọn lựa mà ép họ ăn những thức ăn nuốt không nổi, đến mức họ phải bỏ ăn hoặc phải đem theo thức ăn. Vì không có một quy định nào bắt buộc công nhân phải trả tiền để ăn cơm trong công ty cả, nếu bắt buộc, đồng nghĩa với việc công ty đã vi phạm pháp luật về quyền tự do ăn uống của họ.

Công ty (Cty) muốn công nhân làm việc tốt, muốn CN phải có năng suất cao nhưng tại sao lại tiếc với họ một bữa ăn? Một bữa ăn không cần sơn hào hải vị, nhưng ít ra công nhân cũng phải nuốt được, và không phải bỏ bữa nhiều như vậy.

Việc Cty tăng ca thường xuyên, ép sản lượng cao cho công nhân, nhưng họ vẫn cố gắng làm dù mệt, họ đã cố gắng vì Cty thì đúng ra Cty cũng phải lo cho họ thật đàng hoàng một bữa ăn có thực mới vực được đạo, đằng này, các chủ Doanh Nghiệp (DN) muốn CN làm mà không chịu đầu tư vào bữa cơm của công nhân, cắt xén từng bữa ăn, ly nước.

Điều này không chỉ làm cho sức khỏe CN giảm sút mà còn gây ra tâm lý bất mãn, dễ nghĩ việc hoặc nếu có làm thì không đạt được năng suất. Vì thật vô lý khi doanh nghiệp đòi hỏi năng suất lao động cao trong khi một bữa cơm giúp công nhân dễ nuốt và no bụng để làm việc mà cũng tiếc.

Thu lợi nhuận trên bữa cơm của công nhân

Công nhân chỉ có miếng ăn để có sức làm việc thôi nhưng các doanh nghiệp cũng tận thu cho mình từng chút lợi nhuận trong bữa ăn đó.

Theo một nguồn tin trên tuổi trẻ, mỗi năm các Cty sẽ mở những buổi đấu thầu cung cấp cơm cho công nhân, cơ sở nào bỏ giá thấp nhất sẽ được chọn, nghĩa là “đấu giá ngược”, tờ báo này cho biết thêm: “Tiền hoa hồng sau đó đều được chi ra cho nhân sự quản lý, bộ phận quản lý cơm, thì đồng nghĩa với việc miếng thịt trong bữa cơm của công nhân sẽ mỏng hơn một chút”.

Theo như lời công nhân Chingluh nói, những phần thức ăn thừa, hoặc phần thức ăn công nhân bỏ bữa, nhà ăn đã đem bán lại cho những người bên ngoài, để người mua cho gia súc gia cầm ăn. Và nhờ đó họ có thêm lợi nhuận từ tiền đem bán thức ăn này mà họ không bận tâm lắm đến việc công nhân bỏ ăn hoặc ăn không được.

Công nhân Freetrend cho biết công ty bây giờ thu của công nhân là 15000 cho 1 suất cơm nhưng bữa ăn của công nhân rất dở, vì họ đã bị ăn chặn , ăn bớt và bị thu lợi trên chính phần ăn của mình.

Làm sao để công nhân được những bữa ăn tốt hơn

Công nhân cần đòi hỏi quyền lợi từ lãnh đạo bằng cách yêu cầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới bữa ăn, nếu không giải quyết phải đi đến đình công.

Cô công nhân ở free trend cho biết giải pháp cô từng làm để xử lý tình trạng bữa ăn nuốt không nổi này: “Có vấn đề gì từ bữa ăn, thì mình nói lên cấp trên, nếu bản thân không dám nói thì hãy viết giấy, yêu cầu lại bữa ăn, để họ xử lý cho mình”.

Lúc này hơn bao giờ hết, nhà nước cần tạo điều kiện cho thành lập nghiệp đoàn độc lập cho công nhân, để bảo vệ, lên tiếng cho họ bữa cơm và những vấn đề khác họ gặp phải do các ông chủ chuyên thu lợi từ bữa cơm công nhân này.

Các ban ngành có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa việc kiểm tra và có biện pháp xử lý các cơ sở sai trái thì may ra công nhân mới có thể an tâm mà ăn cơm…

Phóng viên Lao Động Việt

mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

24 August 2015

Video: Vietnam Veterans Day 2015

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại Việt Nam (Vietnam Veterans' Day) cũng là ngày kỹ niệm Trận Đánh Long Tân (Long Tan Day) thứ 49 (18/08/1966 - 18/08/2015) đã được long trọng tổ chức khắp nơi trên toàn cỏi nước Úc - tại thủ đô Canberra, tại các thành phố lớn Melbourne, Sydney, Brisbane, Darwin, Adelaide, Perth, Hobart cho đến các thị trấn nhỏ, ít dân cư.

Ngày 18 Tháng 8 hàng năm, nguyên thuỷ, là ngày kỷ niệm Trận Đánh Long Tân (Long Tan Day), nhưng vào năm 1987 Thủ Tướng Úc Bob Hawke đã tuyên bố lấy Ngày Kỷ Niệm Trận Đánh Long Tân làm Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến Tại Việt Nam. Một ngày lễ để tưởng niệm và tri ân chung cho tất cả những người (đã nằm xuống hay vẫn còn đây) đã từng tham chiến tại Việt Nam.

Bên cạnh các vị cựu quân nhân QLVNCH còn có sự tham dự đông đảo của đồng bào. Điều đáng ghi nhận là sự có mặt của các thành viên trẻ trong cộng đồng, sánh vai cùng các bậc cha anh để tưởng niệm các chiến sĩ QLVNCH và quân đồng minh Úc. Là những người đã từng vào sinh ra tử, đã hy sinh hay mất một phần thân thể để cho chúng ta hưởng được những ngày tháng tự do.

Năm tháng trôi qua, hình ảnh chiến tranh có phai mờ đi nhưng người chiến binh Úc vẫn không bao giờ quên các chiến sĩ QVNCH đã từng sát cánh chiến đấu bên nhau. Và lá Cờ Vàng đã được long trọng kéo lên trong buổi lễ tưởng niệm để bày tỏ sự gắn bó của tình huynh đệ chi binh đối với các chiến sĩ QLVNCH.

“They fought on our side so we fly their flag and we have their little memorial and they enjoy coming up and mixing with us," Greg Cole said (Vietnam Veterans Day, Muswellbrook).

Melbourne 18/08/2015

* Còn nhiều hình và chi tiết ở Link: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4227-4227
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

23 August 2015

Buổi gây quỹ cho Trống Đồng ngày Thứ Bảy, 22/8/2015 của CĐNVTD/NSW tại Canramatta.

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Cám ơn anh chị em nghệ sĩ, cám ơn anh chị em thiện nguyện viên, cám ơn bà con đã ủng hộ buổi gây quỹ tại Cabramatta cho Chương Trình Gây Quĩ Xây Dựng Tác Phẩm Nghệ Thuật Trống Đồng VIỆT NAM SaiGon Place, Bankstown. (Community Fundraising Program SaiGon Place,Welcoming Artwork Project)

Quang Lê

* Hình của Quang Lê & Tất Phương Nguyễn
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

22 August 2015

Audio: Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Ngày 14 tháng Tám vừa qua, vòng Đối thoại nhân quyền Việt-Úc lần thứ 12 diễn ra ở Canberra, ông Chris Haye, một dân biểu liên bang thuộc đảng lao động dành cho Đài Á Châu Tự Do buổi nói chuyện về nhận định của ông đối với nhân quyền tại Việt Nam.

Cát Linh: Xin chào ông Chris Haye. Là thành viên liên bang thuộc đảng lao động Úc và là người quan tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, ông có thể cho biết những ý kiến của ông đưa ra trong vòng đối thoại nhân quyền Việt - Úc lần thứ 12 tổ chức tại Canberra tuần qua?

Mr. Chris Haye: Xin chào thính giả của đài Á Châu Tự Do. Ngày 14 Tháng Tám vừa qua tại Canberra đã diễn ra cuộc hội thảo lớn về nhân quyền. Đây là một cơ hội cho những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền hiện tại ở Việt Nam. Về cơ bản thì đây là một cuộc thảo luận diễn ra theo đúng qui tắc luật pháp (formal discussion), nhằm đảm bảo rằng những vấn đề chúng tôi đưa ra được sự quan tâm của chính phủ Úc.

Tôi đã không tham dự trực tiếp vào vòng đối thoại. Nhưng, trước đó, tôi đã gửi thông điệp cho người chịu trách nhiệm tổ chức những điều mà tôi cho là nên đề cập trong cuộc hội thảo. Tôi cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam.

Cát Linh: Xin được hỏi là gần đây, ông có theo dõi về những trường hợp bắt giữ người trái phép, đặc biệt là đối với những nhà đấu tranh, những tù nhân chính trị đang bị giam cầm trái pháp luật tại Việt Nam?

Mr. Chris Haye: Tôi là người đại diện cho một số đông người Việt tỵ nạn chọn đến Úc Châu làm quê hương sau khi Sài Gòn thất thủ. Con cháu của họ cũng trưởng thành, là một công dân Úc từ đó. Cho nên, họ là những người có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc nhất về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Là người đại diện cho họ và với quyền hạn của một dân biểu liên bang, tôi có trình lên chính phủ Úc và đề nghị họ nên quan tâm đến những trường hợp của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm tại Việt Nam. Ví dụ như cha Nguyễn Văn Lý, người đấu tranh cho tự do tôn giáo đang bị giam cầm. Một trường hợp khác là bà Bùi Thị Minh Hằng. Bà đang bị giam trong tù và không chịu ký giấy nhận tội. Tôi nghĩ rằng bà Hằng không nhận tội vì bà hiểu rõ bộ máy chính quyền.

Trong một lần được hân hạnh tiếp đón thủ tướng Úc tại văn phòng của tôi, tôi đã trình bày cho ông trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng. Tất cả mọi người có mặt lúc đó đều cảm phục tinh thần đấu tranh của người phụ nữ này.

Tôi xin nói rằng, chúng tôi tin tự do không chỉ là quyền hiến pháp, mà là một giá trị ưu tiên. Khi một quốc gia đã ký kết những hiệp ước quốc tế, quốc gia đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Ý tôi muốn nói nghĩa vụ đó không phải chỉ dành cho lợi ích kinh tế quốc gia, mà còn phải là lợi ích của công dân quốc gia đó.

Cát Linh: Chúng tôi được biết ông đã không đến dự đối thoại nhân quyền Việt-Úc vừa qua. Điều này có vì 1 lý do cụ thể nào không thưa ông?

Mr. Chris Haye: Điều này khá đơn giản. Vì tôi là dân biểu liên bang thuộc đảng lao động, đảng đối lập với phe đối lập bảo thủ ở Úc đang cầm quyền hiện tại. Tôi không tham dự vào những vấn đề thuộc quốc hội hay chính phủ. Nhưng chúng tôi biết những đề nghị mà chúng trình lên chính phủ chắc chắn sẽ có được sự quan tâm.

Cát Linh: Cảm ơn ông Chris Haye đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.

mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

20 August 2015

Video tin tức & Tổng kết đổi tiền

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
500 đồng tiền VNCH tương đương 500 gói mì 2 con Tôm

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube trên.

Từ 30/4/1975 đến nay đã có 3 lần đổi tiền để xén lông cừu và thực hiện chính sách nghèo để trị của chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

Lần 1: vào ngày 22/9/1975 thực hiện với tỷ giá 1 đồng cụ Hồ ăn 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mỗi gia đình miền Nam chỉ được đổi 100.000 đồng VNCH để có 200 đồng cụ Hồ. Số còn lại đem đi đốt bỏ hoặc làm rác. Đã có không biết bao nhiêu nhà giàu ở miền Nam tự vẫn. Giá 1 đồng cụ Hồ mới đổi lúc đó là 1 đô la Mỹ tương đương hối đối.

1 đồng VNDCCH đổi lấy 500 đồng VNCH tương đương 1 đô la Mỹ.

Lần 2: vào ngày 25/4/1978 đổi tỷ giá tương đương 1 đồng mới in ăn 1 đồng cụ Hồ cũ, nhưng mỗi người dân chỉ được đổi 100 đồng với gia đình nhân khẩu chỉ 2 người. Còn gia đình nhân khẩu 3 người trở lên thì người thứ 3 chỉ được đổi 50 đồng. Tối đa, mỗi gia đình chỉ đổi được 500 đồng cụ Hồ mới. Gia đình nào còn dư tiền thì đem làm rác hoặc đốt. Lần này cũng hàng ngàn dân giàu miền Nam tự vẫn.

Tiền mới để cho ngày 25/4/1978

Lần 3: Dân giàu miền Nam tự vẫn nhiều hơn, vào ngày 14/9/1985, mình nhớ như in lần này, vì lúc đó mình đang là sinh viên y khoa, đang kiếm tiền ăn học bằng cách dạy kèm con của một cựu chủ tịch quận I, Sài Gòn. Bà phu nhân ông chủ tịch quận bảo: "Con có tiền không, thì đi mua đồ trữ nhé." Mình ngây thơ, tụi con làm gì có tiền? Bà còn bảo, vật giá sẽ lên, nếu thừa tiền thì mua trước để sau này không bị lỗ con à.

Thế là bà phu nhân của ông chủ tịch quận I Sài Gòn nói hôm trước, thì hôm sau, thứ Sáu, 13/9/1985 có lệnh tất cả sinh viên được lựa ra vào trường ngủ, sáng hôm sau thứ Bảy 14/9/1985 được đưa đến 1 điểm cứ 3-4 đứa tham gia khuân vác tiền và ghi sổ đổi tiền cùng cán bộ đoàn, đảng.

Sau này cũng bà phu nhân bảo, lẽ ra, lần này đổi tiền ngày 15/9/1985, nhưng vì lộ tin nên đổi sớm hơn 1 ngày. Lần này mình chứng kiến nhiều ông người Hoa ở quận 5 Sài Gòn, bê bao tải tiền chở cả xe tiền đến khóc lóc năn nỉ đổi dùm. Lần này mỗi đồng cụ Hồ mới ăn 10 đồng cũ, mỗi gia đình chỉ được đổi 2.000 đồng cũ lấy 200 đồng mới.
Tiền đổi lần 3 ngày 14/9/1985, bây giờ không còn dùng nữa và đã thay thế bằng tiền Polyme

Tính sổ 3 lần đổi tiền đồng tiền Việt Nam mất giá 5.000 lần. Sau đó, mất giá thêm 22.100 lần nữa. Tính ra đồng tiền Việt Nam của cụ Hồ từ ngày 22/9/1975 đến nay mất giá = 10 x 22.100 = 220.000 lần. Còn đồng VNCH thì mất giá = 500 x 10 x 22.100 = 110.050.000 lần. Công nhận thời sản đời sống nhân dân đi xuống kinh thật, nhưng quan sản thì giàu hơn cả Bill Gates.

Tiền Polyme hiện nay là chỉ thay thế tiền coton của lần đổi thứ 3. Nó xấu và dễ bay màu khi bị dính nước.

Sau 3 lần đổi tiền ở miền Nam có 4 câu thơ ai cũng biết:

"Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời

Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi

Miền Nam "ruột thịt" âm thầm hiểu:

Cách mạng là đây: bọn giết người !"

Hồ Hải

mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

16 August 2015

Blog Archive