27 July 2017

Video tin tức & Ông Lê Đình Lượng bị bắt

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Ngày 24/7/2017, công an Nghệ An đã bắt cóc ông Lê Đình Lượng (chú họ Luật sư, cựu TNLT Lê Quốc Quân) và ông Thái Văn Hòa (anh trai cựu TNLT Thái Văn Dung) khi hai ông đi thăm gia đình TNLT Nguyễn Văn Oai, người sẽ ra tòa vào tháng 8 năm nay. Anh Nguyễn Văn Oai bị bắt hôm 19/1/2017 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”, đây là lần tù thứ hai của người thanh niên can trường này.

Xin nhắc lại, Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, sinh năm 1981, nằm trong nhóm thanh niên ở Nghệ An bị bắt hồi năm 2011 và bị đưa ra tòa xét xử với cáo buộc vi phạm điều 79 BLHS “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nguyễn Văn Oai bị tuyên án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Anh Oai mãn án tù vào tháng 8 năm 2015.

Sau nhiều giờ bị câu lưu, ông Thái Văn Hòa đã được thả vào buổi chiều cùng ngày. Ông Lê Đình Lượng tiếp tục bị... giữ lại để khởi tố theo điều 79 BLHS "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", một điều luật mơ hồ, được đặt ra để áp đặt cho những công dân yêu nước, dám nói lên sự thật và có mức hình phạt khá nặng.

Được biết khi bị bắt, ông Lượng đã bị đánh đập thô bạo.

Ông Lê Đình Lượng là một giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa (Nghệ An). Ông từng là một cựu chiến binh CSVN, tham gia chiến trường tại Biên giới phía Bắc. Thời gian khoảng hai năm trở lại đây, ông thường xuyên có mặt tại các cuộc biểu tình ôn hòa, tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chống Formosa và bảo vệ môi trường.

Cũng trong ngày 24/7, nhà cầm quyền CSVN đã đầu hàng Trung cộng ngoài biển, chấp nhận rút quân và giàn khoan khỏi bãi Tư Chính, nằm trong vùng biển chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 25/7: Tại Hà Nam sẽ diễn ra phiên tòa xét xử và kết tội chị Trần Thị Nga, một người mẹ của 4 con thơ chỉ vì chị dám lên tiếng phản ánh tình trạng nhân quyền tồi tệ trên đất nước này theo điều 88 "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Phiên tòa này, chưa cần diễn ra thì công luận cũng biết trước sẽ là một phiên xử kín với án bỏ túi dành cho “bị cáo” và ngăn cấm, bắt bớ, đánh đập dành cho những người muốn đến tham dự.

Trong một nhà nước độc tài, một chế độ phi nhân thì bất cứ ai cũng có thể bị bắt giữ, kết án và cầm tù vì lên tiếng cho sự thật, cho khát vọng tự do. Cho nên, những ai bị bắt theo điều 79, điều 88 đương nhiên phải hiểu đó là những công dân yêu nước và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.

Sẽ còn nhiều những người Việt Nam sử dụng quyền yêu nước của mình. Do đó, nhà cầm quyền cứ tha hồ mà bắt, mà vùng vẫy.

25/7/2017

Phạm Thanh Nghiên

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

19 July 2017

Video & Côn đồ quấy phá buổi tầm soát sức khỏe Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Sáng ngày 17/7/2017 tại văn phòng Công lý & Hòa bình- Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT), Sài Gòn tổ chức buổi tầm soát sức khỏe cho các ông Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH).

Đây là lần thứ 7 trong năm 2017 văn phòng CL&HB thực hiện dành cho các ông TPB VNCH ở khu vực Sài Gòn và các vùng lân cận. Hầu hết trong số 125 các ông được ghi danh từ trước đã đến đúng hẹn lúc 6 giờ.

Vào khoảng 8 giờ, trong khi các Linh mục DCCT, Thiện Nguyện Viên đang vui vẻ làm việc, thì bên ngoài cổng nhà thờ, có một nhóm người lạ tập trung, dùng loa thùng công suất cao gây náo loạn cả khu vực. Đặc biệt có sự bảo kê của lực lượng dân phòng và an ninh mặc thường phục trong trò bẩn thỉu này.

Bọn họ đã phát loa lớn với những lời lẽ kích động, đầy hận thù nhằm quấy rối chương trình đầy ý nghĩa và nhân văn này. Một số người trong bọn họ còn hô vang các khẩu hiệu “đả đảo VNCH” “đả đảo TPB VNCH”.

Được biết chương trình hỗ trợ giúp đỡ cho những TPB VNCH này phải do nhà cầm quyền cộng sản thực hiện, trong Dự án Trợ giúp Người khuyết tật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Theo thông báo chính thức từ Chính phủ Hoa Kỳ từ năm 2012 đến năm 2015 đã tài trợ 60 triệu đô la cho hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam.

Riêng trong tài khóa năm 2016 Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tài trợ 80 triệu đô la cho hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam.

Có phải chăng đây là một trong những kế hoạch nham hiểm mà nhà cầm quyền cộng sản áp dụng, muốn tạo hố sâu, đẩy TPB VNCH vào đường cùng. Nó hoàn toàn đi ngược với những gì mà nhà cầm quyền rao giảng và quảng cáo trong và ngoài nước, nào là “xoá bỏ tất cả hướng về tương lai” hoặc “hoà giải hoà hợp dân tộc”.

Nội dung xuyên tạc, vu khống buổi tổ chức được đọc bởi các dư luận viên tại cổng nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - DCCT, Sài Gòn:

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

13 July 2017

Video: Thông điệp của thế giới và các nhà đấu tranh ở Việt Nam gửi về ông Lưu Hiểu Ba

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Hội đồng Nobel ngồi kế tấm ảnh của ông Lưu Hiểu Ba trong buổi trao giải Nobel Hoà bình năm 2010 ở Oslo.

Chỉ trong vòng vài phút sau khi thế giới được tin người đoạt giải Khôi nguyên Hoà bình Lưu Hiểu Ba qua đời, hàng loạt các hãng truyền thông lớn của thế giới, và các nhà đấu tranh, bất đồng chính kiến, người lên tiếng vì môi trường, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam cũng đồng loạt đăng bài viết chia sẻ về cuộc đời, cảm kích về sự nghiệp đấu tranh của ông.

Từ thế giới

Sau khi có tin về sự ra đi của ông Lưu Hiểu Ba, tin nhận được từ hãng thông tấn AP cho biết những người ủng hộ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ đã bày tỏ sự đau buồn sâu sắc. Ông Vương Đan, một trong những người lãnh đạo phong trào phản kháng dân chủ năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, kêu gọi các chính phủ và người dân trên toàn thế giới phải lên tiếng để bà Lưu Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba được rời Trung Quốc, nơi bà đang bị quản thúc tại gia.

Hãng thông tấn AP trích lời ông Vương viết, "Lưu Hiểu Ba, người thầy đáng kính của tôi, anh trai yêu dấu của tôi, bạn đã chịu quá nhiều khó khăn, hãy yên nghĩ.”

Thủ lĩnh phong trào dù vàng Hồng Kong, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đăng trên trang tweeter của anh lời cam kết: “Chúng tôi sẽ tiếp bước con đường của ông, tranh đấu cho nền dân chủ của Hồng Kong và Trung Quốc.”

Nghệ sĩ, nhà hoạt động nổi tiếng thế giới Ngải Vị Vị đã viết: "Hãy yên nghỉ, chúng tôi ở đây, và Lưu Hiểu Ba cũng ở đây với chúng tôi."

Đến Việt Nam

Từ Việt Nam, Facebooker Ngô Thanh Tú, từ Bình Thuận viết trên trang cá nhân của ông: “Cái chết của ông Lưu làm người dân Việt Nam nhớ đến thầy giáo Đinh Đăng Định, người đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xây dựng các nhà máy khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Không chấp nhận tiếng nói trái chiều, nhà cầm quyến CSVN đã giam cầm thầy giáo Định trong những nhà tù khắc nghiệt nhất nhằm đè bẹp ý chí của ông.

Cũng như Lưu Hiểu Ba, bất chấp những lên án và kêu gọi thả thầy giáo Định, nhà cầm quyền CSVN quyết tâm giam cầm ông và chỉ thả khi ông mắc bịnh hiểm nghèo và chết không nhắm mắt (theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) một thời gian ngắn sau đó.”

Thầy giáo, tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định cũng chính là nhân vật được nhà đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến nhắc ngay đến khi được hỏi về ảnh hưởng của ông Lưu Hiểu Ba đối với phong trào đấu tranh dân chủ trong nước.

Đối chiếu với những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ví dụ như thầy Đinh Đăng Định, thầy cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt và bỏ tù. Đến lúc thầy gần chết thì người ta mới đưa ra khỏi nhà tù, về nhà một thời gian sau thì thầy chết.

Với ông Lưu Hiểu Ba thì nhà cầm quyền Trung Quốc đối xử với ông cũng chả khác gì.

Thế nhưng cái nguyện vọng cuối đời của ông ấy là ông ấy nói nếu chết thì ông ấy mong muốn được chết trên một đất nước tự do, tức là ông ấy không muốn chết trên đất nước Trung Quốc, không muốn chết trên chế độ bạo tàn của Cộng sản.”

Năm 2008, ông Lưu Hiểu Ba bị giam giữ. Một năm sau ông bị kết án 11 năm tù giam vì "kích động lật đổ chính quyền" sau khi ông cho ra đời tuyên ngôn mang tên "Hiến chương 2008", kêu gọi việc xem xét và cải cách dân chủ hệ thống chính quyền của Trung Quốc.

Năm 2010, trong lúc đang trong tù giam, ông được trao giải Nobel Hoà bình. Do ông thể tham dự, giải thưởng đã được đặt trên một chiếc ghế trống, cùng với tấm ảnh chân dung của ông được phóng lớn treo bên cạnh.

Nói về thời khắc “nhận” giải thưởng Nobel Hoà Bình của ông Lưu Hiểu Ba, ông Nguyễn Chí Tuyến liên tưởng đến ngày trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017 cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Hôm đó, bà cũng không thể có mặt vì đang bị giam giữ do bị cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hình ảnh chung

Theo ông Nguyễn Chí Tuyến, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những ví dụ điển hình cho thấy sự tương đồng về cách đối xử của nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

“Tôi nhìn qua trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba thì tôi thấy tất cả những gì của Việt Nam và Trung Quốc thì hoàn toàn không khác nhau gì mấy về tất cả thủ đoạn cũng như gọi là chiêu trò của Đảng cộng sản với người bất đồng chính kiến.”

Từ Hà Nội, nhà hoạt động Đường Văn Thái, cho biết blogger Mẹ Nấm và những nhà hoạt động đấu tranh khác đang bị giam cầm trong tù chính là hình ảnh của những Lưu Hiểu Ba ở Việt Nam.

“Điều đó là điều hiển nhiên. Như vừa rồi phiên toà xét xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một ví dụ rất điển hình. Cách đối phó cũng như cách hành xử với nhà bất đồng chính kiến của nhà cầm quyền Cộng sản thì như nhau cả thôi. Chẳng qua nó gọi là phiên bản F1, F2”

Nhà đấu tranh Trần Bang, từ Sài Gòn trả lời chúng tôi qua email cho rằng cách thức nhà nước Trung Quốc đối với ông Lưu Hiểu Ba ngay cả những ngày cuối đời không khác với phản ứng của nhà nước Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong nước.

“Đúng là có sự tương đồng giữ Trung Quốc và Việt Nam trong việc phản ứng với những người bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

Nhiều nhà bất đồng chính kiến thường liên hệ rằng "nếu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Bắc Kinh thắng lợi thì Trung Quốc đã chuyển hoá sang dân chủ như Liên Xô, Đông Âu... thì độc tài Cộng sản Việt Nam cũng đã sập."

Còn rất nhiều những lời chia sẻ của thế giới và của người Việt Nam gửi đến ông, người Trung Quốc đoạt giải Khôi nguyên Hoà Bình vì những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền ngay trên đất nước của ông. Xin mượn câu nói của chính ông Lưu Hiểu Ba:

"Vì không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết” để kết thúc cho bài viết Thông điệp của thế giới và các nhà đấu tranh ở Việt Nam gửi về ông Lưu Hiểu Ba.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

12 July 2017

Video tin tức & Nguyễn Xuân Phúc đòi thủ tướng Úc ngăn chặn các thành phố công nhận Cờ Vàng

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hội thảo: Nguồn gốc Tiếng Việt và tránh nhầm lẫn khi sử dụng

 

Việt Cộng vẫn hèn như thuở nào!

Không tin?

Trong Hội Nghị G20 tại Đức năm nay, Thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc than phiền với ông Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull rằng 5 thành phố thành phố ở Úc được Hồi đồng thành phố ủng hộ Treo cờ Vàng (cờ VNCH) và xin ông dùng uy quyền của vị Thủ tướng ngăn chặn thực hành việc nầy.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In his discussion with Prime Minster Nguyen Xuan Phuc, the Vietnamese leader raised concerns about five local councils in Australia that reportedly support the flying of the "yellow" flag, which was the flag of the former government of South Vietnam. Mr Nguyen asked Mr Turnbull to exert his influence and stop the practice.”  
 

Tin tức từ Link ▼

Nguyễn Xuân Phúc đòi thủ tướng Úc ngăn chặn các thành phố công nhận cờ vàng

Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 hồi cuối tuần qua, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã tìm đến Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, để nêu lên mối lo ngại về phong trào các chính quyền địa phương ở Úc liên tiếp ủng hộ việc treo cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa.

Báo Sydney Morning Herald cho hay như vậy trong một bài tường thuật hôm 9 tháng 7 về các hoạt động của thủ tướng Úc tại thượng đỉnh G20.

Trong một dịp cuối tuần bận rộn, ông Turnbull đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo G20 và Châu Âu. Bên lề hội nghị, ông cũng có các cuộc gặp gỡ song phương với các nhà lãnh đạo của Trung Cộng, Nam Hàn, Indonesia, Việt Nam và một số nước khác.

Tờ báo Úc chỉ nêu một vấn đề duy nhất được thủ tướng CSVN đề cập, đó là việc có năm hội đồng thành phố ở Úc công nhận và cho treo cờ vàng ba sọc đỏ. Ông Phúc yêu cầu Thủ tướng Turnbull dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn điều này.

Phong trào vận động các thành phố treo cờ vàng ba sọc đỏ khắp thế giới tự do rõ ràng đang khiến cho các lãnh đạo chóp bu CSVN cảm thấy bất an.

Cho đến nay, các thành phố Maribyrnong ở bang Victoria, Bankstown ở Sydney, Yarra ở Victoria, Charles Sturt ở Nam Úc, và Fairfield ở Tây Sydney đã thông qua những nghị quyết treo cờ vàng.  

  Với não trạng độc tài, các giới chức CSVN không thể hiểu được sinh hoạt dân chủ ở Úc, nên mới có chuyện đòi hỏi thủ tướng Úc dẹp bỏ những gì đã được người dân chọn lựa.

Huy Lam / SBTN

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

09 July 2017

Video: Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Khởi kiện lần đầu

Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự:

“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi!”

Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết:

- Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa

- Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình

- Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình

- Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư

Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình:

- Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)

- Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ:

“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực? Vì tôi nghĩ: Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước.”

Khởi kiện lần hai

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm:

“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là: tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân: nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả.

Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu châu chở đồ sành sứ của Trung quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói: phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp.”

Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói:

“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp.

Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!”

Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.

Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :

- Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)

- Vi phạm Nhân quyền: nhốt người oan sai

Luật quốc tế

Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói:

“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi.”

Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau:

“Phía luật sư họ kết luận thế này: Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế.”

Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói:

“Điểm này là điểm đương nhiên! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.

Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.

Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện.”

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

07 July 2017

Video tin tức & Một Điêu Khắc Gia Việt Nam Được Chọn Trong Bộ Phim Tài Liệu của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR Nhân Dịp Chào Mừng 150 Năm Quốc Khánh Canada

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Tác Giả và Tác Phẩm ​

Tượng Đài Mẹ Bồng Con Vượt Biển tại Thủ đô Ottawa

SV News: Vào ngày 1 tháng 7 năm 2017, Canada, quốc gia có diện tích lớn hàng thứ nhì thế giới sẽ đón mừng Quốc Khánh kỷ niệm 150 năm ngày lập quốc (1/7/1867-1/7/2017). Quốc gia nằm ở phía bắc sát biên giới Hoa Kỳ với biểu tượng lá cờ nền trắng và lá phong đỏ tổ chức nhiều lễ hội diễn ra khắp nơi trên tòan quốc để chào mừng dịp lễ trọng đại này. Cũng để chào đón Quốc Khánh lần thứ 150, Ngân hàng Trung ương Canada đã công bố một loại tiền giấy kỷ niệm có mệnh giá $10 để đánh dấu 150 năm thành lập liên bang. Đây mới là lần thứ tư trong lịch sử Canada có tiền giấy kỷ niệm.

Với khoảng 36 triệu dân, 1/3 người Canada là dân nhập cư, Canada được các tổ chức quốc tế sắp hạng là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về mọi mặt nói chung trong nhiều năm trời. Từ thiên nhiên cho đến những nét riêng biệt của các thành phố lớn tại Canada, cùng các hoạt động chào mừng 150 năm lập quốc, tạp chí du lịch Lonely Planet xếp hạng Canada là quốc gia đứng đầu bảng để du lịch trong năm 2017. Liên bang Canada là một đất nước đa văn hóa. Từ nhiều năm nay Canada đón khoảng ¼ triệu dân mỗi năm nhập cư từ khắp nơi trên thế giới theo nhiều diện khác nhau như di dân định cư: tay nghề (Skilled Workers, Canadian Experience Class, Skilled Trades), chỉ định bang (Provincial Nominees), doanh nhân (Start-up, Self-employed) hoặc chương trình bảo lãnh: gia đình (Family Sponsorship), tị nạn (Sponsoring Refugees).

Chính sách di dân này đã góp phần tạo nên sự đa văn hoá cũng như thịnh vượng kinh tế của Canada. Điều đó cũng được chứng minh qua lá cờ hiện tại của Canada, nó là biểu tượng tính thuần nhất của quốc gia đại diện cho mọi công dân không phân biệt sắc dân, tín ngưỡng hay chính kiến. Chính phủ Canada đã có những chính sách tiếp đón và hỗ trợ cho người di dân trên toàn thế giới đến Canada đặc biệt là các chương trình giúp đỡ người tỵ nạn. Người tỵ nạn Việt Nam định cư tại Canada kể từ năm 1975 cho đến nay ước tính vào khoảng con số 300,000 tập trung nhiều nhất ở những thành phố lớn: Toronto, Vancouver, Montreal, Otawa (thủ đô) ...

Đặc biệt chào mừng Quốc Khánh 150 năm của Canada, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR đã thực hiện cuốn phim tài liệu về những đóng góp của người tỵ nạn đối với đất nước Canada. Các thước phim tài liệu này được các phóng viên của phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đến tận nhà người tỵ nạn do UNHCR chọn để thu hình ghi âm phỏng vấn trong vài ngày. Họ đã ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, công việc làm, gia đình, hành trình tỵ nạn, tâm tình, ước vọng ... và bắt đầu trình chiếu liên tục trên trang web của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn UNHCR trong suốt tháng 7/2017.

Được biết UNHCR lựa chọn cá nhân qua các website chính phủ, sự cống hiến và thành đạt của cá nhân đó, và đại diện mỗi sắc dân chỉ một người trong loạt phim tài liệu. Riêng đối với sắc dân Việt Nam, UNHCR đã chọn Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung ở Toronto cho bộ phim này. Hai phóng viên Leyland Cecco and Annie Sakkab đã đến tận studio của ĐKG Phạm Thế Trung cư ngụ ở vùng đồi Owen Sound yên tĩnh cách Toronto 200km để thực hiện.

ĐKG Phạm Thế Trung, đã trải qua sáu năm đào tạo từ trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật tại Sài Gòn. Năm 1980, anh vượt biển bằng thuyền để thoát khỏi khủng bố của chế độ cộng sản Việt Nam. Qua nhiều buổi triển lãm chớp nhoáng tại trại tỵ nạn Songkhla, chỉ sau 3 tháng anh đã được cấp qui chế nhập cư đến Canada.

Được xem như là một trong những nghệ sĩ tài hoa của Canada hôm nay, Phạm Thế Trung đã gặt hái những thành quả đáng giá trong lãnh vực điêu khắc qua niềm đam mê công việc và sự cống hiến không ngừng nghỉ để đạt đến chất lượng và sự toàn vẹn. Nghệ thuật của anh phản ảnh cả Việt Nam trong quá khứ và Canada hiện tại, đương đại cũng như truyền thống từ học đường.

Trong 30 năm sự nghiệp nghệ thuật, anh đã tạo được nhiều thành tích khác nhau qua những tác phẩm điêu khắc của mình. Anh đã thắng cuộc thi “Tượng Đài Kỷ Niệm Việt Nam” dự án tổ chức chung bởi thành phố Ottawa và Liên Hội Người Việt Canada vào năm 1993. Bức tượng thắng giải của anh mang tên là “Mẹ Bồng Con Vượt Biển” được dựng lên trong công viên Plouffe góc đường Preston St. và Somerset West Ave tại Ottawa.

Tượng đài được chính thức khánh thành ngày 30 tháng 4 năm 1995 để tưởng niệm 20 năm Sài Gòn thất thủ. “Mẹ Bồng Con Vượt Biển” để tưởng nhớ đến những thuyền nhân Việt Nam là nạn nhân chế độ cộng sản và mô tả sự cả thắng của tinh thần con người. Các giải thưởng được chọn khác bao gồm bằng tuyên dương từ thành phố Toronto và huy chương vàng nghệ thuật vào năm 1997.

Anh đã tham dự nhiều cuộc triển lãm lớn trên khắp Canada và Hoa Kỳ được tổ chức bởi Hiệp Hội Điêu Khắc Canada, Tổ Chức Đa Văn Hóa Ontario; triển lãm tại Roy Thomson Hall, Art Gallery of Ontario, đại học Toronto Roberts Gallery, Royal Ontario Museum và Viện Bảo Tàng Văn Hiến Canada (dự án 2000) … Đã có nhiều đề mục về anh như các bài viết trên tờ Globe and Mail, Toronto Star, tạp chí Canada … các buổi phỏng vấn của CBC, CTV, True North Arrival CD (chương trình giáo dục CTV), Dini Betty Show … Anh là thành viên của Hiệp Hội Điêu Khắc Canada và là một nhân sĩ tích cực của cộng đồng người Việt.

Các dự án điêu khắc của anh hiện đang được tiến hành bao gồm: Tượng Đài Petrus Ký Hải Ngoại sẽ được dựng tại Trung Tâm Giáo Dục La San San Jose, California (www.petruskymonument.wordpress.com), Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam Vietnamese Boat People tại thành phố Mississauga Canada (http://www.vietboatpeoplememorialgta.com/)

Tượng Đài 5 Vị Tướng Tuẫn Tiết sẽ được xây dựng ở Trung Tâm Văn Hóa Lịch Sử và Nghĩa Trang Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tại Adelanto, Nam California (www.nghiatrangbienhoa.org) Đài Tưởng Niệm bao gồm các bức tượng bán thân của 5 vị tướng anh hùng miền Nam Việt Nam, những người đã tuẫn tiết vào ngày sụp đổ của Sài Gòn, 30 tháng 4 năm 1975

Nghệ thuật của anh giúp nâng cao nhận thức của chúng ta về một Canada đang vươn lên trong thế giới toàn cầu tuyệt vời và cũng để vinh danh một đất nước của hy vọng.
 

Mời quý vị vào link dưới đây để đọc bài viết và đoạn phim tài liệu của UNHCR về Điêu Khắc Gia tỵ nạn Việt Nam Phạm Thế Trung

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

03 July 2017

Video tin tức & Giữa Cơn Gió Bụi

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

https://www.youtube.com/watch?v=oopdKJS_Gl0&app=desktop

  Nội Các Trần Trọng Kim. Ảnh: Chính Danh Văn Hoá Việt Nam  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - ...Tổng cộng thời gian chấp chính của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, có lẽ, vẫn chưa bằng số giờ mà các ông Thủ Tướng Cộng Sản sau đó ngồi hội họp. Và có lẽ đám người này không họp bàn về chuyện gì khác ngoài việc bán nước hại dân nên chế độ hiện hành càng kéo dài thì quê hương càng lụn bại...

********************************

Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là "Chính phủ Trần Trọng Kim"... (Huy Đức)

Tuần rồi, trên trang Dân Luận có một bài viết ngắn nhưng rất súc tích của tác giả Mạnh Kim. Xin được ghi lại đôi dòng:

“Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là ‘Một cơn gió bụi’ của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là ‘một cơn gió bụi’, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một ‘cơn bão’ xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành.

Nó tiết lộ các chi tiết về ‘một góc đời thường’ Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng ‘mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích’. Việt Minh, theo miêu tả trong ‘Một cơn gió bụi’, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.”

Cùng lúc, nhà báo Huy Đức cũng có góp đôi lời (nhỏ nhẹ) về sự kiện này:

Lý do chính để Cục xuất bản ra lệnh thu hồi Một Cơn Gió Bụi của học giả Trần Trọng Kim là vì “cuốn sách có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng”. Một cơn gió bụi (Kiến văn lục) là cuốn hồi ký của học giả Trần Trọng Kim (1882-1953), từng được NXB Vĩnh Sơn phát hành năm 1969. Đầu năm 2017 sách được NXB Hội nhà văn và Phương Nam Books phát hành.

Sự thật lịch sử là một khối đa diện, không ai có thể tiếp cận hết mọi tiết diện. Nếu sách có những chi tiết “không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng” thì hãy để các nhà sử học khác kiểm chứng, chỉ ra cái sai. Điều quan trọng là những gì cụ Trần Trọng Kim viết trong Một Cơn Gió Bụi đã phải là sự thật hay chưa. Nếu đã là sự thật thì nó luôn phù hợp ở mọi thời đại, chế độ nào thấy một sự thật không phù hợp với mình thì chế độ đó... không phù hợp với thời đại nào của loài người cả.

PS: Tôi cực lực phê phán việc biên tập sách nhưng tôi cũng khuyến cáo Cục Xuất bản rằng, lệnh cấm này sẽ khiến người đọc trẻ tìm tới bản in không bị kiểm duyệt của NXB Vĩnh Sơn, bản in mà trong đó có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị NXB Hội Nhà Văn biên tập.

Ví dụ: Trang 75 bản Vĩnh Sơn 1969 có đoạn "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". Đoạn này đã bị cắt ở bản Phương Nam in 2017 (trang 80).

So với cái tâm, và cái tầm, của nhà xuất bản thì chuyện “cắt xén” vụn vặt kể trên không có chi đáng để phàn nàn; bởi ngoài hai ấn bản thượng dẫn, còn có bản in năm 2015 – do tuần báo Sống phát hành từ California – và hàng chục trang mạng với đường dẫn đến nguyên bản của tác phẩm này. Bức màn sắt đã rớt xuống từ lâu. Đâu có chuyện chi mà dấu được hoài bên trong đó nữa!

Wikipedia tiếng Việt, giọng Hà Nội, có ghi lại những câu sau:

- Chính phủ Trần Trọng Kim thường được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả trong các tài liệu nghiên cứu chuyên môn trước và sau năm 1975, một cách trực tiếp hay gián tiếp, là bù nhìn của Nhật.

- Việc đưa Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các cho Bảo Đại trước sau đều do người Nhật đạo diễn để dẫn dụ ông, chứ bản thân ông tự ý thức bản thân mình bất lực, họ trao quyền cũng chỉ để biến ông thành bù nhìn.

Cái thời độc quyền thông tin đã qua nên cùng với “các tài liệu nghiên cứu chuyên môn” của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, còn có không ít ghi nhận của những vị thức giả khả tín. Xin đơn cử một vài để rộng đường dư luận:

Lê Xuân Khoa:

“Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, Chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:

1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chánh cho các viên chức Việt Nam.

2. Thâu hồi đất Nam kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.

3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.

4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.

5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.

6. Thiết lập các Uỷ ban Tư vấn Quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chánh và giáo dục [7].

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi bốn tháng (17.4-16.8) Chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này.”

Trần Văn Chánh:

“Về phần Nội các Trần Trọng Kim, mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian chưa đầy 4 tháng (từ 17.4 đến 7.8.1945, nếu tính đến 23.8.1945 khi quyết định xong Chiếu thoái vị thì được 4 tháng 6 ngày, tổng cộng 126 ngày, tương đương 1/3 năm) và làm việc trong những điều kiện vô cùng khó khăn, nhất là khi vẫn bị quân đội Nhật kiềm chế mọi mặt, Nội các đã tỏ ra năng nổ, nhiều thiện chí và cũng đã làm được một số việc đầy ý nghĩa, đáng ghi nhận:

- Tháng 6 năm 1945, đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam (bỏ tên Đại Nam, Annam); tạm duy trì bài quốc thiều “Đăng đàn cung“; đổi mới quốc kỳ, thay cờ Long tinh bằng cờ quẻ Ly có nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm.

- Bộ Tiếp tế tập trung cao độ lo việc cứu đói nhưng kết quả rất hạn chế vì phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ và nhất là giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc đều bị quân Đồng minh cắt đứt.

- Thanh trừng quan tham lại nhũng với kết quả hạn chế, vì thời gian ít và điều kiện khó khăn trước mắt về nhân sự chưa cho phép làm mạnh.

- Tha thuế thân cho người dân và cho những công chức có thu nhập thấp. Thực hiện sự công bằng về thuế khóa.

- Chủ trương tăng lương cho tiểu công chức, bỏ các món chi tiêu huy hoàng vô ích.

- Can thiệp với Nhật để từ ngày 9.8.1945 tổng ân xá các tù chính trị, kể cả những người cộng sản đã bị Pháp bắt giam tại các nhà lao và nhà ngục khổ sai. Chủ trương trừng thanh quan lại và bài trừ tệ hối lộ.

- Đấu tranh với Nhật đòi lại các công sở và lấy lại được ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng kể từ ngày 20.7.1945.

- Ngày 1.8.1945, Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai cho phá các tượng Pháp ở Hà Nội vốn biểu trưng cho nền thống trị ngoại bang, như tượng Paul Bert, Jean Dupuis, Đầm Xòe ở Cửa Nam, Đài kỷ niệm Lính Khố xanh, Khố đỏ.

- Ngày 14.8.1945, tranh thủ lấy lại Nam Kỳ cho triều đình Huế, thống nhất (về mặt danh nghĩa) đất Nam Kỳ vào đất nước Việt Nam.

- Chủ trương cho phép thành lập các đảng phái chính trị.

- Về tư pháp, thành lập Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp trên cơ sở thống nhất xứ sở, các quyền tự do chính trị, tôn giáo và nghiệp đoàn. Đạo luật tổ chức nghiệp đoàn đầu tiên ở Việt Nam là do chính phủ Trần Trọng Kím soạn thảo và ban hành ngày 5.7.1945.

- Đổi chương trình học tiếng Pháp ở bậc Tiểu học và Trung học sang chương trình tiếng Việt, do Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Hoàng Xuân Hãn chủ trì biên soạn.

- Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lãnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc với các công ty người Hoa...

Phạm Cao Dương:

“Bốn tháng đầy rẫy những khó khăn nhưng những thành quả đạt được không phải là không đáng ghi nhận... Vượt qua tất cả mọi khó khăn, Trần Trọng Kim và các cộng sự viên của ông đã vạch ra những mục tiêu và chương trình hành động cụ thể và thực tế, từ những việc làm có tính các tương trưng như đổi quốc hiệu thành Việt Nam, đổi quốc kỳ, duyệt lại quốc ca... đến cứu đói, thu hồi toàn vẹn lãnh thổ, bắt các quan ở các tỉnh phải trực tiếp liên lạc với chính phủ Việt Nam và cấm họ liên lạc trực tiếp với người Nhật như họ vẫn liên lạc với người Pháp trước kia, Việt Nam hóa nền giáo dục, cải tổ thuế má, tư pháp, vận động thanh niên sinh viên và cả quần chúng nói chung tham gia sinh hoạt chánh trị, xã hội, lập các hội đồng tư vấn địa phương và vận dụng mọi khả năng để thực hiện.”
 

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive