30 July 2015

Video & Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn. Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam.▼

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Hôm 27/7, trong một chương trình nghệ thuật quy tụ các quan chức đứng đầu nhà nước Việt Nam có tên “Khát vọng đoàn tụ”, diễn ra tại Bộ Quốc Phòng, được trực tiếp truyền hình trong nước như một cách giới thiệu sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau một thời gian vắng bóng, ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên. Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được nhiều người xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc.

VOA phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc, cũng là người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này.

“Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được phát song trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối ngày 27/7.

Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.

Người đầu tiên được cho là đã phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông Thành cho biết nguyên nhân ông phát hiện ra vụ việc này.

VOA: Khi ông nghe đoạn nhạc, sau một thời gian ông được người Trung Quốc đùm bọc và lớn lên thì ông cũng có cảm tình sâu nặng...

Ông Phan Tất Thành: Không. Tôi biết. Tôi cắt lời bạn chỗ này. Với nhân dân Trung Quốc, tôi rất gắn bó, tôi rất yêu thương họ. Tôi cảm nhận được tình cảm của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng tôi. Nhưng tư tưởng thâm căn cố đề đại Hán của nhà nước Trung Quốc, của những người cầm quyền Trung Quốc, từ đời vua chúa Trung Quốc cho đến những người lãnh đạo của các chính quyền tiếp theo cho tới bây giờ, tới Tập Cận Bình, trong đầu họ vẫn có màu sắc lúc nào cũng lăm le xâm chiếm bờ cõi Việt Nam. Đó là điều mà tôi không chấp nhận.

Tôi tự nhiên trở thành được nhiều bạn “quan tâm” chỉ vì tôi sôi sục có một điều thôi là đất nước này là của chúng tôi, không một thế lực nào có thể xâm phạm đến đây được hết. Có thể suy nghĩ của tôi đụng chạm đến suy nghĩ khác của những người khác, nhưng bất luận thế nào, tôi đã chiến đấu rất nhiều năm để “giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc” theo cách nói thông thường bây giờ. Tôi đã ra chiến chường, tôi đã bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Bây giờ nếu xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẵn sàng.

VOA: Ông là người nắm khá rõ về tình hình cả Trung Quốc và Việt Nam, ông nhận định thế nào về những sự việc xảy ra giống như hiện nay ông vừa phát hiện là việc sử dụng một bài hát Trung Quốc cho một sự kiện trong đó có nhiều quan chức lớn?

Ông Phan Tất Thành: Thật ra những cái lỗi của đài truyền hình, lỗi này khác với những cái lỗi như khi người ta bàn cãi về chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi hay nhầm lẫn tên tác giả này sang tác giả kia, những lỗi mà đài truyền hình đã bị phạt tiền nhiều lần lắm rồi. Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi.

Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi.

VOA: Về chuyện này, cũng như những “sự cố” trong các sách giáo khoa chẳng hạn, cũng liên quan đến Trung Quốc. Có khá là nhiều sự việc “nhầm lẫn” mà là những nhầm lẫn tai hại, ông nghĩ thế nào, đây là nhầm lẫn cố ý hay vô tình, hay có điều gì đó phía sau hậu trường hay không?

Ông Phan Tất Thành: Chỗ này thực ra có hai cách nhìn, cũng có thể nói rằng chỉ vì một nền giáo dục rất sa sút. Nền giáo dục bị bại hoại rồi. Học sinh không học sử. Theo tôi nghĩ bởi vì Việt Nam cũng có một bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nên có thể, nếu ta nghĩ khách quan một chút, thì khi biên tập viên gõ tìm bản nhạc “Ca ngợi tổ quốc” thì người biên tập viên này có thể không nghe, không biết và không xác minh lại mà ấn ngay khúc nhạc “Ca ngợi tổ quốc” (của Trung Quốc) để lắp vào chương trình đấy.

Cái lỗi này rất dài, lỗi từ biên tập, từ kiểm soát, từ đủ mọi thứ, cho nên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước những bước chân đầu tiên lên thì đi trên nền nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, không phải là bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nữa. Đấy là nhầm lẫn ngẫu nhiên, vô tình nhưng rất tai hại. Chứ còn khả năng nếu nói bọn Trung Quốc cố tình cài cắm vào, được hay không, thì chuyện đó tôi không dám đánh giá, nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả.

VOA: Vâng, cám ơn ông Phan Tất Thành đã dành thời gian cho đài VOA.

* ▼ Nguồn tin: http://www.voatiengviet.com/content/nhac-trung-quoc-da-vao-bo-quoc-phong-vietnam/2881595.html
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

28 July 2015

Video tin tức & Báo EPOCH TIMES tường thuật về cuộc tuyệt thực ở Sydney.

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Sydney Hunger Strikers Call to End Human Rights Violations in Vietnam

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Hunger strikers gathered on the side of Sydney’s Town Hall on July 25, 2015 to peacefully protest human rights violations in Vietnam and demand the Vietnamese regime to release all its prisoners of conscience. (Linda Zhang/Epoch Times)

Sydney’s Town Hall on July 25, witnessed a 12-hour hunger strike to call for the release of prisoners of conscience in Vietnam.

Around 80 people sat quietly in neat rows throughout the day. Without food, they held photos of and thought about the prisoners of conscience currently detained in their home country.

The event, hosted by the Human Rights Relief Foundation (HRRF), formed part of grassroots efforts to support the global “We Are One: Human Rights 2015″ campaign.

The campaign brings attention to Vietnam’s human rights situation and appeals to the international community, including human rights organisations and governments worldwide, to urge the Vietnamese regime to release all its prisoners of conscience.

“Since March 2015, more than 20 civil society groups have promoted [this campaign] to call for freedom, democracy and human rights,” said Chinh Dang, Chair of HRRF.

“On paper, we have around 140 [prisoners of conscience] arrested, but it’s hard to know,” he said, citing heavy state censorship as a barrier to obtaining the true figure.

According to Human Rights Watch Annual Report 2015, Vietnam’s human rights situation remained critical in 2014, with multiple violations concerning the misuse of the criminal justice system; persecution of writers and rights activists; lack of freedom of assembly and association; lack of religious freedom; and brutal abuses of prisoners of conscience.

A speaker at the assembly, former Vietnamese Colonel Vo Dai Ton, was himself captured and imprisoned for more than 10 years after attempting to form a movement to resist the Vietnamese regime in 1982. He was held in solitary confinement and tortured a total of 96 times.

“I thank Australia for accepting us over here to start a new life – in freedom, peace and human rights,” he said.

“All its citizens have been considered by the [Vietnamese] Communist regime as their slaves, their animals—not human beings,” he added.

Parramatta City Councillor and speaker at the assembly, John Hugh, said that the international community has a duty to help.

“Just like any outsider can interfere with family violence, human rights abuse is not any country’s internal affair,” he said.

Vietnam has been ruled by a one-party Communist dictatorship since 1975, the end of the Vietnam War, when more than 2 million Vietnamese were forced to flee their homeland or face potential persecution and imprisonment. Hundreds of thousands of Vietnamese managed to resettle in Europe, North America, and Australia. Australia welcomed more than 80,000 Vietnamese in the following decade, many of whom were refugees.

Cities in New Zealand, Vietnam, Finland, Germany, France, Finland, and USA also participated in the hunger strike. Many who could not attend the events would conduct their own hunger strike at home.

* ▼ Còn nhiều chi tiết ở Link: http://www.theepochtimes.com/n3/1637113-sydney-hunger-strikers-call-to-end-human-rights-violations-in-vietnam/
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

27 July 2015

Video: Dân oan Dương Nội ra tù được hàng trăm người chào đón

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Sáng ngày 25/7/2015, hàng trăm dân oan và các nhà hoạt động khắp nơi đã trực tiếp đến trại giam số 5, Thanh Hoá để chào đón chị Cấn Thị Thêu mãn hạn bản án 15 tháng tù.

Trước khí thế của đông đảo người dân, lực lượng CA đã dùng thủ đoạn áp giải chị Thêu lên một chiếc xe, rồi thả chị giữa đường quốc lộ cách trại giam 20 cây số.

Giữa vòng vây của những người ủng hộ, chị Cấn Thị Thêu chia sẻ trong nước mắt:

“Chúng nó giam giữ tôi trong suốt 15 tháng qua, nhưng cũng chỉ có thể giam giữ được thể xác của tôi. Còn tinh thần và ý chí đấu tranh của tôi chúng nó không thể nào giam cầm được”.

“Hàng ngày, hàng giờ, ngọn lửa đấu tranh trong tôi vẫn vượt qua song sắt nhà tù để hướng về phong trào đấu tranh của bà con ở bên ngoài.”

CTV Danlambao

* ▼ Nguồn tin: http://danlambaovn.blogspot.com.au/
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

26 July 2015

Audio: Tổng Tuyệt Thực toàn cầu cho Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Tại Pháp, có khoảng 40 người tập hợp tại quảng trường nhân quyền Trocadero để tham gia toạ kháng và phát truyền đơn về việc Cộng sản Việt Nam vi phạm Nhân quyền

Giai đoạn 2 của chiến dịch này là phát động ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu để đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Chiến địch được phát động trên toàn thế giới dưới các hình thức biểu tình toạ kháng, tuyệt thực ôn hoà, bất bạo động.

Chiến dịch Nhân quyền 2015 gồm có 4 giai đoạn.

Thứ nhất, ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ chế Nhân Quyền Quốc Tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Thứ hai: Tổ chức các cuộc toạ kháng, tuyệt thực, thắp nến toàn cầu để yêu cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm.

Thứ ba: vận động quốc tế, các chính quyền sở tại

Thứ tư: giai đoạn cuối và cũng là đỉnh điểm của chiến dịch này là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2015, kêu gọi mọi người mặc áo trắng xuống đường bày tỏ khát vọng và ý chí tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Độc Lập của đất nước

Sau khi đã thu thập được hơn 50,000 chữ ký, chiến dịch bước vào giai đoạn 2 : Tổng Tuyêt thực toàn cầu dưới các hình thức thắp nến, toạ kháng hoặc tuyệt thực tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Từ trong nước ra đến hải ngoại tất cả đều được tổ chức vào cùng ngày 25/7 kéo dài đến ngày 26/7/2015.

Cuộc vận động cho ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu được bắt đầu với trên 300 đại diện của 16 quốc gia . Những đại diện này sẽ vận động biểu tình toạ kháng hay tuyệt thực tại địa phương của mình.

* Còn nhiều chi tiết ▼ tại Link: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/world-hunger-strike-for-vn-priso-concien-07262015071347.html
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

22 July 2015

Video tin tức khắp nơi

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube trên.
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

21 July 2015

Video: Nhân Quyền cho Việt Nam – nỗ lực tranh đấu của người Việt khắp nơi trên thế giới

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
WORLD HUNGER STRIKE DAY - SATURDAY 25th July 2015. Tại Úc Châu ▼

Hơn 3 tháng sau ngày phát động bằng việc gửi thư đến Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để yêu cầu xem xét tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Chiến dịch Nhân quyền 2015 do hơn 27 tổ chức xã hội dân sự độc lập và 163 cá nhân trong và ngoài nước khởi xướng đã đi đến bước hai bằng những nỗ lực thầm lặng và đầy kiên cường.

Không dừng lại ở việc ký thỉnh nguyện thư online và các hoạt động lấy chữ ký bên ngoài tại các cộng đồng người Việt tại Úc Châu, Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam… Những người tham gia chiến dịch tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam đã hành động bằng cách đồng hành với các tù nhân lương tâm – những người đang bị giam giữ bất công, bị ngược đãi trong chốn lao tù Cộng sản.

Từ những đêm hát cho tù nhân lương tâm, hát vì nhân quyền Việt Nam, từ những nỗ lực của hội đoàn như Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền (WHRF), Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (HRRF), Hội Phụ nữ Âu Cơ, khối 8406 (Úc Châu), Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, đài SBTN, đài Đáp Lời Sông Núi.. và sự tham gia nhiệt tình của các anh chị em nghệ sỹ cùng hàng trăm cá nhân khác, bước 2 của Chiến dịch Nhân quyền 2015 đã đi đến hành động cụ thể bằng Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu 25/07/2015 tại 15 quốc gia trên toàn thế giới: Bỉ, Cambodia, Canada, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Lào, Pháp, Phần Lan, Tân Tây Lan, Úc, Việt Nam.

Tại Hà Nội (Việt Nam), buổi tuyệt thực của các tuyệt thực viên sẽ diễn ra tại công viên Bách Thảo (từ 8h sáng ngày 25/7):

* Xem đầy đủ chi tiểt khắp nơi tuyệt thực trên toàn cầu.
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/07/nhan-quyen-cho-viet-nam-no-luc-tranh-au.html https://www.youtube.com/channel/UC2C8M2bLE9nvn61Xc4Lw8Gg/videos?sort=dd&view=0&shelf_id=1
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

19 July 2015

Video: Tiễn biệt cụ Lê Quang Liêm, ngày 18.07.2015 & Tóm tắt tiểu sử Cụ Lê Quang liêm

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Cụ Lê Quang Liêm là Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa HảoThuần Túy Việt Nam. Cụ sinh ngày 1 tháng 11 năm 1920 tại xã Kiến An , huyện Chợ Mới, tỉnh AnGiang. Cụ tạ thế lúc 7 giờ 30 sáng ngày 17/07/2015 tại tư gia hưởng thọ 96 tuổi.Cụ sinh ra và lớn lên trong gia đình đại điền chủ và làtín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Đến tháng giêng năm Canh Thìn (1940) Cụ đã quy y với ĐứcHuỳnh Giáo Chủ.Cụ từng là chiến sĩ chống Pháp, sĩ quan trong Quân LựcViệt Nam Cộng Hòa và là Dân Biểu Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa:1945-1946: Đoàn Trưởng Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo quận ChợMới, tỉnh An Giang1946-1947: Chính Trị Viên Đại Đội I, Chi Đội 30, Bộ ĐộiNguyễn Trung Trực1948-1952: Tham Mưu Trưởng Nghĩa Quân Cách Mạng Dân Xã Đảngdo cụ Lê Quang Vinh lãnh đạo.1953-1955:

Sáp nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, cấp bậc Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5251956-1957: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 121958-1959: Tham Mưu Phó Quân Đoàn II1960-1962: Trưởng Phòng 4 Bộ Tư Lệnh Hành Quân1963-1964: Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan ĐồngĐế Nha Trang1964-1965: Tỉnh Trưởng tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang1966-1967: Chỉ Huy Trưởng Hậu Bị Quân Vùng 4 Chiến Thuật,kiêm Thanh Tra Tòa Đại Biểu Vùng 41968-1969: Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến, Đệ Nhất Phó Chủ TịchQuốc Hội Lập Hiến;

1972-1975: Dân Biểu Quốc Hội, Chủ Tịch Ủy Ban Định Chế,Chủ Tịch Ủy Ban Canh Nông; Sau 1975 cụ bị nhà cầm quyền Cộng sản cầm tù trong nhiềunhà giam khác nhau.2006 Cụ là thành viên sáng lập và là Cố vấn của Khối8406.

Về hoạt động giáo sự:1967-1975: Cố vấn kiêm Đại Diện Hội Đồng Trị Sự TrungƯơng Gíao Hội Phật Gíao Hòa Hảo, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật Gíao Hòa Hảo. Từ tháng 02-2000 đến hiện nay: Hội Trưởng Giáo Hội TrungƯơng Phật Gíao Hòa Hảo Thuần Túy.Tháng 12-2000, cụ cùng Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa ThượngThích Thiện Hạnh và Linh mục Chân Tín, viết một bản lên tiếng phản đối chínhsách đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản, đòi hỏi nhà cầm quyền phải “tôn trọngquyền tự do tôn giáo thực sự của các tôn giáo, nhất là các quyền căn bản củacác Giáo Hội.

Các Giáo Hội phải được hoàn toàn độc lập và tự do trong việc lựachọn, huấn luyện, chỉ định các chức vụ tôn giáo tùy theo nhu cầu của từng GiáoHội”. Tháng 2/2001, tại Huế, cụ Liêm gặp gỡ Linh Mục NguyễnVăn Lý, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng Tọa Thích Chân Trí, và cùng ba vịlãnh đạo tôn giáo này thành lập Hội Đồng Liên Tôn.2013-1015 cụ cùng nhiều tu sĩ 5 tôn giáo Phật Giáo, CôngGiáo, Cao Đài, Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo đồng sáng lập Hội Đồng Liên Tôn ViệtNam.Đến tận cuối đời cụ Lê Quang Liêm vẫn một lòng cùng vìnước vì dân theo Thầy giữ trọn Tứ Ân.

Nguyễn Quang Duy – Soạn Melbourne Úc Đại Lợi,17-7-2015
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

18 July 2015

Video tin tức và Ra tù anh Đỗ Nam Trung cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Thêm một tù nhân lương tâm vừa được tự do là anh Đỗ Nam Trung. Anh này thuộc nhóm ba người bị bắt tại Đồng Nai vào dịp công nhân ở nhiều khu công nghiệp tại vùng đông nam bộ biểu tình phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đưa vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngay sau khi ra khỏi trại giam K2, Xuân Lộc, Đồng Nai vào sáng ngày 15 tháng 7, Đỗ Nam Trung dành cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự do cuộc nói chuyện sau đây.

Trước hết Đỗ Nam Trung cho biết về thời gian trong trại giam.

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Ở trong đó rất khó khăn, vì cũng như mọi người biết trong tù Việt Nam bó buộc nhiều thứ. Trong tù thì rất khó khăn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ở trong đó để mà tồn tại sống được và nuôi ý chí của mình thì đó là một điều mà anh em trong đó phải vượt qua chính mình để nuôi dưỡng ý chí, cũng như tồn tại cho đến ngày ra và quay trở lại phong trào.

Gia Minh: Trung có thể chia sẻ ở trong đó bị giam chung với ai và quan hệ giữa những người giam chung như thế nào?

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Trong buồng giam của tôi không có anh em nào trong phong trào cả. Đa phần anh em tù chính trị như tôi thì bị giam ở khu đằng sau. Thế nhưng án của tôi ngắn nên họ tách ra riêng và giam với tù hình sự.

Trong đó tôi biết ông Nguyễn Hữu Cầu từng bị giam ở chỗ tôi qua lời của một số anh em tù trong đó. Ở đó cũng có một số anh em Tây Nguyên và họ rất khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Trường hợp của tôi không bị cải tạo nên đỡ vất vả hơn. Nhưng tôi bị cách ly hoàn toàn với tù chính trị, hai khu hoàn toàn khác nhau. Tôi tìm mọi các liện lạc nhưng vẫn không được.

Gia Minh: Hẳn nhiên trước khi ra tù, người ta cũng có những yêu cầu, vậy Trung có thể chia xẻ đó là những yêu cầu gì được không?

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Nói chung đó là những điều mà người ta hay nói với anh em trong phong trào là về tái hòa nhập với cộng đồng, với cuộc sống thì nên thế này, nên thế khác… Họ cũng nói anh em, bạn bè là những người xấu xa.. cần phải tránh phong trào đó. Họ muốn mình ngoan ngoãn theo những điều mà họ đặt ra. Nhưng chắc chắn đó là những điều mà tôi không bao giờ thuần phục và theo. Việc họ nói thì cứ nói, còn việc mình làm thì cứ làm thôi! Theo tôi thì họ nói để cho xong việc của họ chứ họ nói thì cứ nói, làm thì mình cứ làm. Họ cũng thừa biết chắc chắn không bao giờ mình nghe lời họ.

Gia Minh: Thời gian trong tù có giúp ích được gì cho bản thân Trung?

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Có, đó là sự tôi luyện bản thân mình để tốt hơn, vững vàng hơn. Tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều mặc dù có những điều chưa làm được. Trước khi bị bắt thì tôi có những kế hoạch, ý tưởng mà chưa thực hiện được mà đạ bị bắt. Khi vào trong đó thì có thời gian để suy gẫm lại mọi thứ và thấy con đường mình đi rất đúng. Chính vì thế tôi thấy bản lĩnh của mình tốt hơn. Khi được tôi luyện trong môi trường đó thì khi ra tôi thấy con người của mình tự tin hơn.

Tôi thấy khi mình bị bắt thì chính những người cộng sản tự PR, quảng cáo cho bản thân tôi. Ngoài ra việc tôi bị bắt cũng thúc đẩy cho những người tham gia phong trào bên ngoài tự tin và mạnh mẽ hơn, tạo cho người ta một tiền đề, một bàn đạp để bước dài hơn vì không có điều gì ngăn trở được mình.

Gia Minh: Thông thường lâu nay khi những người tham gia các sinh hoạt xã hội dân sự ( độc lập) như Trung thì cơ quan chức năng đến làm việc với gia đình; vậy trước đây cũng như trong thời gian bị tù gia đình có bày tỏ phản đối hay ủng hộ ra sao?

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Vấn đề gia đình là vấn đề rất nhạy cảm và không dễ để nói. Trước khi bị bắt thì gia đình chưa bị làm phiền nhiều, nhưng khi bị bắt thì gia đình bị làm phiền rất nhiều. Cơ quan an ninh đến làm việc với gia đình để ngăn trở trong thời gian tôi thi hành án. Họ luôn tìm cách tác động đến gia đình, và gia đình tôi chịu sức ép rất lớn.

Không nói thì ai cũng biết trường hợp của gia đình tôi hay gia đình Vũ hay Phương Anh; khi con cái ở trong tù thì bên ngoài họ phải chịu sức ép nặng nề thế nào! Và cũng như các bậc làm cha, làm mẹ khác, cha mẹ tôi cũng có những phản ứng không được thông cho lắm. Cha mẹ tôi thừa biết việc con mình làm là đúng thế nhưng vì sự an toàn, vị cuộc sống riêng tư nên nhiều khi bố mẹ cũng không muốn tôi đi sâu, đi sát quá phong trào này.

Thực ra đó là vấn đề của các cụ, còn mình vẫn tìm mọi cách tác động để các cụ hiểu ra được vấn đề, cốt lõi của vấn đề là như thế nào.

Tôi hy vọng sau đợt đi tù này về thì sẽ như các cụ nói là ‘danh chính, ngôn thuận’; khi mình nói với mọi người về phong trào, về anh em, về những hoạt động của mình chắc mọi người sẽ hiểu hơn; dù rằng tôi biết đó là điều rất khó; nhưng mọi người sẽ hiểu và thông cảm với tôi hơn.

Gia Minh: Còn có những điều gì mà Trung muốn chia sẽ sau khi mới bước ra khỏi nhà tù?

Cựu tù nhân Đỗ Nam Trung: Tôi nghĩ điều xảy ra với tôi là điều mà không ai muốn cả và đối với các anh em trong phong trào cũng không ai muốn; nhưng có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Do đó, mọi người khi bước chân vào phong trào phải luôn luôn chuẩn bị cho mình tình huống xấu nhất. Thứ hai hãy tự tin và vững vàng lên. Như bản thân tôi sau 14 tháng tù ra tôi thấy tự tin và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trước khi bị bắt. Tôi không hề nao núng, không hề run sợ trước mọi sự đàn áp của họ.

Gia Minh: Một lần nữa xin thay mặt quí thính giả Đài Á Châu Tự do chung vui với Đỗ Nam Trung và chúc khỏe mạnh, vững bước trên con đường đã chọn.

* ▼ Nguồn tin:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prison-time-help-stronger-07152015060738.html
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

Blog Archive