30 July 2014

Video: Bí thư đại sứ quán Úc 'giải vây' cho Phạm Thanh Nghiên & Vĩnh biệt thầy giáo Nguyễn Anh Dũng

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


Ông David Skowronski và blogger Phạm Thanh Nghiên


Ông David Skowronski cũng đã từng đại diện cho ĐSQ Úc nhận Tuyên bố 258 của Mạng Lưới Blogger Việt Nam






Sau khi tham dự buổi hội thảo về truyền thông do Đại sứ quán Úc cùng Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia đồng tổ chức, lúc 13:00 trưa ngày 30/7/2014, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đã bị một nhóm an ninh, mật vụ kéo đến khủng bố và đòi bắt về trụ sở công an.

Vụ việc lập tức được thông báo khẩn cấp trên mạng xã hội, đồng thời báo đến đại sứ quán Úc. Sau đó ít phút, bí thư thứ hai / tùy viên chính trị của Đại sứ quán Úc là ông David Skowronski đã đích thân đến hiện trường để 'giải vây' cho Phạm Thanh Nghiên thoát khỏi vòng vây công an, đồng thời chở cô đến một địa điểm an toàn tại nhà thờ Thái Hà.

Mặc dù lực lượng công an tiếp tục bám sát gắt gao, nhưng không dám ra tay vì có sự xuất hiện của nhân viên ngoại giao đại sứ quán Úc.

Đến khoảng 18:00 chiều cùng ngày, nhà hoạt động đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã về đến nhà riêng tại Hải Phòng an toàn.

Sau khi mãn hạn bản án 4 năm tù giam với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước", Phạm Thanh Nghiên mặc dù đã ra khỏi nhà tù nhỏ những vẫn đang bị chế độ cộng sản "quản chế" 3 năm tại địa phương - tức cấm đia khỏi địa phận của phường trong thời gian 3 năm.

Trên đây là đoạn video ghi lại cảnh Phạm Thanh Nghiên lúc bị an ninh thường phục kéo đến sách nhiễu và khủng bố tại bãi giữ xe 347 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com/
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/

mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

29 July 2014

Video & Dân Biểu Hoa Kỳ Kêu Gọi TT Obama: Đủ Túc Số Không TPP Cho Việt Nam

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html








Cuộc vận động đẩy lùi TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) cho Việt Nam đã vượt mục tiêu: 19 vị dân biểu Cộng Hoà đồng ý chính thức lên tiếng không thuận cho Việt Nam tham gia TPP vì lý do vi phạm nhân quyền. Mục tiêu đề ra khi khởi đầu cuộc vận động là 18.

Trong số 19 vị dân biểu Cộng Hoà này, có 17 vị đã ký tên chung văn thư gửi Tổng Thống Obama và 2 vị viết thư riêng với nội dung tương tự. Hai vị viết thư riêng là DB Ted Poe (Texas) và DB Bill Posey (Florida).

Bên cạnh 17 dân biểu Cộng Hoà là 13 dân biểu Dân Chủ cũng đã ký tên chung vào văn thư, chính thức tuyên bố sẽ chỉ thuận cho Việt Nam tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi chính quyền của quốc gia này đã thực hiện những cải thiện nhân quyền căn bản, gồm có: Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, hủy bỏ Nghị Định 92 về kiểm soát sinh hoạt tôn giáo, và tôn trọng quyền thành lập công đoàn thực sự tự do và độc lâp với chính quyền và Đảng Cộng Sản.

Ngoài ra, DB Mario Diaz-Balart (Florida) không ký tên vì cho rằng lá thư chung chưa đủ mạnh. Ông ta muốn phải có thêm điều kiện về thành lập đảng chính trị đối lập và tuyển cử tự do. Nghĩa là vị dân biểu gốc Cuba này chống TPP cho Việt Nam với lập trường rất mạnh.

Đây là thành quả trực tiếp của cuộc tổng vận động do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ phối hợp trong hai ngày 15 và 16 tháng 7 vừa qua, và của sự theo dõi, đôn đốc ngay sau đó của từng phái đoàn tham gia vận động đối với các dân biểu của họ.

Văn thư gửi Tổng Thống Obama do Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia), Chủ Tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos, đề xuất.

Hạ Viện có 435 vị dân biểu nên 218 là vừa đạt đa số.

Hiện nay con số đạt được là 255, gồm có toàn bộ 200 dân biểu Dân Chủ, 19 dân biểu Cộng Hoà kể trên và 36 dân biểu Cộng Hoà chống TPP cho Việt Nam vì lý do Việt Nam cạnh tranh bất công trong ngày may dệt.

Với triển vọng ngày càng rõ rệt là không vượt qua được nút chặn ở Quốc Hôi, Hành Pháp Obama chỉ có cách ép Việt Nam cải thiện nhân quyền nếu muốn tham gia TPP.

"Đây là cách sử dụng đích đáng cương vị công dân Hoa Kỳ nhằm ảnh hưởng chính sách của Hoa Kỳ," Ts. Nguyễn Đình Thắng, phát ngôn viên của Liên Minh, nhận định. "Dù TPP có được ký kết nhưng không được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thông qua thì cũng không có hiệu lực."

"Như chúng ta, họ cũng đang đếm số dân biểu thuận hay chống," Ts. Thắng giải thích.

Cũng theo Ông, khi cá nhân hay hội đoàn người Việt viết thư cho Tổng Thống thì triển vọng được chú ý là rất thấp vì chỉ là lời kêu gọi suông, thiếu yếu tố ảnh hưởng lập pháp.

“Bởi vậy chúng ta phải vận động để chính các vị dân biểu và thượng nghị sĩ lên tiếng với Tổng Thống, vừa để nêu mối quan tâm vừa là lời cảnh báo,” Ts. Thắng nói.

Từ giờ đến cuối năm, Liên Minh sẽ phối hợp với các đồng hương ở từng địa phương để tiếp tục vận động thêm dân biểu Hạ Viện cũng như thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lên tiếng phản đối TPP cho Việt Nam trừ khi có sự cải thiện nhân quyền cụ thể, đáng kể và không thể quay ngược.

Các dân biểu Hoa Kỳ ký tên trong văn thư gửi Tổng Thống Obama tính đến ngày 28 tháng 7, 2014:

Cộng Hòa

• Frank R. Wolf (Virginia)

• Christopher H. Smith (New Jersey)

• Christopher P. Gibson (New York)

• Dana Rohrabacher (Califonia)

• Ileana Ros-Lehtinen (Florida)

• James Lankford (Oklahoma)

• Randy Hultgren (Illinois)

• Robert Pittenger (North Carolina)

• Walter B. Jones (North Carolina)

• Keith J. Rothfus (Pennsylvania)

• Peter T. King (New York)

• Pete Olson (Texas)

• Trent Franks (Arizona)

• Robert Woodall (Georgia)

• Jeff Fortenberry (Nebraska)

• Kerry Bentivolio (Michigan)

• Rep. Paul Broun (Georgia)

Dân Chủ

• Alan S. Lowenthal (California)

• Brad Sherman (California)

• James P. McGovern (Massachusetts)

• Loretta Sanchez (California)

• Maxine Waters (California)

• Michael M. Honda (California)

• Nick J. Rahall (West Virginia)

• Sheila Jackson Lee (Texas)

• William R. Keating (Massachusetts)

• David Scott (Georgia)

• Janice D. Schakowsky (Illinois)

• Lloyd Doggett (Texas)

• Keith Ellison (Minnesota)

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
http://vietvungvinh.com/2013/

mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

28 July 2014

Vì sao các nhà tranh đấu ở SG bị cấm ra khỏi nhà hôm 25/7?

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Một số các nhà hoạt động, đấu tranh tại Sài Gòn vào ngày hôm nay 25 tháng 7 bị lực lượng an ninh theo dõi một cách gắt gao hay bị buộc không được ra khỏi nhà. Nguyên nhân vì sao?

Theo dõi, ngăn chặn

Hôm nay, tại Sài Gòn những nhà đấu tranh hoạt động có tiếng như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân- vợ tù nhân lương tâm Điếu Cáy Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, bị lực lượng an ninh canh chừng, theo dõi hay cấm ra khỏi nhà.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết:

“Ngày hôm nay 25 tháng 7 năm 2014, theo như những nguồn tin mà tôi có được là ông Heiner Biederfeldt, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền bay từ Hà Nội vào Sài Gòn mà theo tin mới nhất là khoảng từ 12 giờ ông đến.

Có lẽ họ cẩn thận, hoặc sợ hãi hoặc nghi điều gì đó thì tôi không biết; ngay từ tối hôm qua họ đặt hai chốt, mỗi chốt 3 người ngồi ngay hai chỗ đầu nhà tôi. Sáng nay độ khỏng 4 giờ, 4 giờ 30 gì đó, tôi đi ra khỏi nhà để tập thể thao, nhưng có 3 người đi 2 xe gắn máy đứng chắn ở cửa nhà tôi không cho tôi đi ra, mặt mày dữ dằn. Họ khoảng hai mấy, ba chục tuổi tay cầm điện thoại, mặt mày dữ dằn, rõ ràng cương quyết không cho tôi ra.

Nhưng tôi cứ mở cửa tôi ra để xem họ làm gì. Tôi lách họ tôi đi, thì họ liền theo dõi mỗi người một bên, và một người đi theo sau. Tôi đạp xe một vòng để xem sao thì họ lẵng nhẵng như vậy. Tôi ra đến chỗ vườn hoa gần nhà tập thể dục nhịp điệu thì họ ngồi đối diện, canh. Tập được nửa giờ, tôi ra lấy xe đi đến hồ bơi, họ cũng đi theo. Bơi xong đến bảy giờ tôi lên lấy xe về nhà thì họ cũng đi theo. Về đến nhà, chốt còn nguyên và những người đi theo bàn giao cho hai chốt đó. Hiện chốt vẫn còn để không cho tôi ra khỏi nhà.

Rất là bất thường, vì tôi không bị quản chế và ngày hôm nay họ lại đối xử với một công dân bằng những mánh khóe côn đồ, hạn chế quyền tự do đi lại của một người công dân bình thường.”

Bà Dương Thị Tân cũng cho biết việc bị lực lượng công an không cho ra khỏi nhà trong ngày 25 tháng 7 như sau:

“Cũng như mọi khi thôi, tôi từ trên nhà chung cư đi xuống dưới sân thì lập tức có 4 người mặc thường phục và một người mặc cảnh phục yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà. Tôi nói căn cứ vào điều nào mà các anh chặn tôi như vậy. Tôi yêu cầu nếu không cho tôi ra khỏi nhà, không cho tôi có quyền tự do đi lại như vậy thì cho tôi giấy có lệnh gì đó mà cấm tôi như vậy. Lập tức có một cậu chỉ vào mặt tôi chửi rất bậy và đưa tay định đấm vào mặt tôi, khi chưa kịp đấm thì cậu mặc cảnh phục đẩy cậu đó ra. Và rồi cứ thế họ chửi. Tôi không nghĩ được họ có sự giáo dục mà đối xử với người dân (như thế).”

Về trường hợp cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết ông này gọi điện báo lúc 11 giờ trưa ngày 25 tháng 7, công an vào nhà và đọc lệnh không cho ông Hải ra khỏi nhà cho đến ngày thứ ba tuần tới.

Hành xử bất nhất

rong thời gian qua dư luận tỏ vẻ hân hoan sau khi có một số tù nhân lương tâm được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do trước thời hạn như ông Nguyễn Hữu Cầu, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, rồi nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh. Tuy nhiên theo những người bị sách nhiễu mới nhất vào ngày 25 tháng 7 thì hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam bất nhất, nói không đi với làm. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đánh giá:

“Tôi là người hoạt động thường xuyên trong cuộc đấu tranh này thì tôi thấy với việc canh gác như thế này, chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, tôn giáo, chính trị có hai mặt. Một mặt vuốt ve những chỉ trích của thế giới. Nhất là qua Hội đồng Nhân quyền mà Hà Mội mới được vào đó nhưng bị chỉ trích. Hà Nội vuốt ve để mưu cầu những chuyện như giảm áp lực, rồi xin gia nhập Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương…

Còn mặt khác tôi thấy rất rõ ràng: về mặt bên trong những gì mà quốc tế chưa biết thì ( Hà Nội) thẳng tay để giữ trật tự, sợ xáo trộn, sợ quần chúng. Nói thẳng ra là (Hà Nội) sợ sức mạnh quần chúng đang rất bất mãn, sợ nổi dậy.

Theo tôi bây giờ nội tình bên trong đảng cộng sản Việt Nam rất bối rối, nhất là sau vụ giàn khoan của Trung Quốc. Một mặt họ rất muốn được quốc tế ủng hộ nhất là Hoa Kỳ, để thoát khỏi những khó khăn về kinh tế, áp lực về chính trị, về nhân quyền.

Riêng về mặt nhân quyền, họ muốn thế giới nhìn họ như người hành xử chính đáng khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; thế nhưng bên trong những gì chưa được biết, những gì truyền thông đại chúng chưa được biết thì họ thẳng tay. Chuyện lời nói không đi với việc làm, bất nhất hoặc là nói trước rồi làm ngược lại sau, theo tôi đó là bản chất của những người cộng sản.”

Hoạt động quốc tế

Thông tin cho biết báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tôn giáo, tín ngưỡng- ông Heiner Biederfeldt vào ngày 25 tháng 7 đến Sài Gòn trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Việt Nam trong 10 ngày từ ngày 21 đến 31 tháng 7.

Và cũng theo kế hoạch thì vào ngày chủ nhật 28 tháng 7 này tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 giữa Việt Nam và Australia.

Về việc nhà cầm quyền Hà Nội có những hoạt động như đối thoại nhân quyền với các quốc gia hay khối nước khác, bác sĩ Nguyễn Đan Quế có ý kiến:

“Khi chúng tôi tràn lên cần đòi hỏi sự hỗ trợ của quốc tế, trong đó có những kênh đối thoại về nhân quyền của Mỹ, của Liên minh Châu Âu, của Úc, của Canada. Chúng tôi hoan nghênh những đối thoại đó, chúng tôi cần những đối thoại đó, nhưng cái chính yếu trong nước chúng tôi đang cố gắng là huy động để đưa sức mạnh quần chúng lên theo hướng tự do dân chủ để bắt buộc chế độ này phải thay đổi, và thay đổi gốc rễ theo nền có tự do dân chủ, nhân quyền thì mới có thể phát triển được đất nước.”

Như những người trong cuộc nhận xét, mọi cam kết mà nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra với quốc tế trong những cuộc gặp gỡ hay qua những công ước được phê chuẩn vẫn chưa được thực thi một cách chân thành. Tất cả hầu như chỉ là đối phó và những tiếng nói đối lập vẫn tiếp tục bị cố tình bóp nghẹt.

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activists-closely-watched-or-kept-at-home-gm-07252014084001.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/

Video - Audio Sydney: Buổi hội luận của KHG Dương Nguyệt Ánh với Tuổi Trẻ

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html








Sydney, Chủ Nhật, ngày 27 tháng 7 năm 2014

Úc Châu hân hạnh đón tiếp Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thêm một lần nữa. Thông báo của Buổi Hội luận về Tuổi trẻ với thăng tiến nghề nghiệp và Tương lai của Dân tộc của Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh ở Sydney mới chỉ ra được trong vòng 2 tuần lễ thôi mà đã thu hút hơn 500 đồng hương đến tham dự.

Với đề tài về Tuổi trẻ và cho Tuổi trẻ, nhưng không phải chỉ có giới trẻ tham dự mà những vị trung niên và cao niên rất lớn tuổi cũng đến tham dự đầy hội trường, không đủ chổ ngồi có những vị phải đứng.

Sức thu hút của cô Dương Nguyệt Ánh không phải vì danh tiếng của một Khoa học gia tài giỏi của Hoa Kỳ, mà còn là một người phụ nữ giữ tròn trách nhiệm vụ của một người Hậu duệ của VNCH và công dân Mỹ gốc Việt, ngoài ra cô còn là người vợ và người mẹ đảm đang trong một gia đình hạnh phúc.

Như cô đã nói trong buổi hội luận, cô vươn lên và thành công cũng là nhờ cái tâm và tự hào mình là người Việt và cô luôn nghĩ là đang mang trên lưng mình lá cờ Vàng và quyết tâm làm sao cho thật xứng đáng.

Thật hãnh diện cho một người phụ nữ Việt Nam, đảm đang, từ tốn, tài đức song toàn. Thi hào Nguyễn Du đã nói: Cái tâm kia mới bằng ba chữ tài. Cô Dương Nguyệt Ánh có cả tâm lẫn tài.

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3722-3722

https://www.youtube.com/channel/UCbkQ8o5VDP0u8tFtoSzTwjw

mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

26 July 2014

Video & Cờ vàng bay trên đỉnh núi Phú Sĩ 3,776m (Núi Fuji)

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html







Mục đích chánh của tôi đến Nhật lần này là leo lên đỉnh núi Phú Sĩ để giương cờ Vàng, cho nên tôi phải tận dụng mọi thời gian đầu của holidays, nhưng phải mất hai ngày tôi mới lên đến đỉnh núi vì lý do thời tiết.

Ngày thứ nhất là thứ Năm 10-07-2014, chúng tôi ba người gồm vợ tôi và đứa con út khởi hành từ nức số 5 trạm Subaru Line theo đường mòn Yoshida Trail lên đỉnh núi lúc 6 giờ rưỡi sáng và hy vọng là đi hết chuyến đi trong ngày. Nhưng khi đến nức số 6 thì mưa râm và bầu trời ảm đạm, vợ tôi phải trở lại. Tôi và con tôi tiếp tục, khi đến nức số 7, gần nữa đường lên núi thì gió rất mạnh và trời chuyển mưa to. Mặc dầu chúng tôi biết trước bảo sẽ đến từ phía nam của nước Nhật.

Ở trên núi cao thì bị ảnh hưởng cơn bảo nhiều hơn, nhưng chúng tôi vẫn đi, có lẽ vì muốn thực hiện sớm chuyến leo núi và có lẻ vì chưa kinh nghiệm hay bị “điếc“. Đến nơi đây cha con tôi đành phải trở lại vì quá nguy hiểm, hơn nữa có lệnh đóng đường lên đỉnh núi từ nức số 8. May thau khi chúng tôi vừa trở lại nức 5 thì cơn mưa lớn bắt đầu trút xuống. Vợ tôi chờ chúng tôi dưới hành lang từ lâu, nhưng vì sợ lạc nên chạy ra đón chúng tôi dưới cơn mưa. Đây là hình ảnh cảm động nhất khi tôi nghĩ lại.

Ngày kế là ngày thứ Sáu 11-07-2014. Vì đang chờ cho thời tiết tốt nên đến 10 giờ 50 sáng tôi mới bắt đầu leo núi từ nức số 5 trạm Subaru Line lần ữa. Lần này, tôi quyết đi một mình cho nhanh hơn vì tôi dự trù phải trở lại nức số 5 trước 10 giờ tối và về đến khách sạn trước 11 giờ đêm. Nếu không kip thì ngủ trong đêm ở các nhà nghỉ tại nức số 9, số 8, hay là nức số 7. Vì không đặt trước chổ ngủ nên tôi có thể ngủ dọc đường hay có thể ngủ dưới mưa, màn trời chiếu đất, gối đá.

Sau cơn bảo thì trời lại đẹp nhờ vậy mà tôi đến đỉnh núi sớm hơn khoảng 5 giờ rưỡi chiều. Tính ra hơn 6 tiếng rưỡi leo núi là ngoài khả năng của tôi. Đến được đỉnh núi hình như tôi không còn thấy mệt gì nữa vì quá vui mừng. Thay vì ngồi nghỉ lấy lại sức tôi vội vả bước nhanh đến trụ mốc cao bằng đá, lấy lá cờ Vàng trong túi, cột vào cây gậy làm cán cờ.

Nhóm leo núi người Âu khoảng trên 10 người ngồi gần đó chăm chú nhìn tôi, ông già kỳ lạ dương cao cờ Vàng như sắp đi diễn hành, họ cười và vổ tay tán thưởng, làm tôi càng thêm tinh thần. Tôi cám ơn anh thanh niên giúp tôi chụp hình kỷ niệm tại cột mốc. Tôi giả từ mọi người rồi muốn chạy nhanh đến chổ khác để chụp hình cho kip giờ trở lại, nhưng đôi chân tôi chỉ bước đi nặn nề không muốn nổi. Cuối cùng tôi chụp được những tấm hình như tôi muốn, đặc biệt là cổng Trời tôi đặt tên và bên cạnh miệng núi lửa. Xin cám ơn những người giúp tôi chụp hình và tôi cũng giúp họ chụp những tấm hình lưu niệm cho chuyến leo núi.

Tôi bắt đầu xuống núi lúc 6 chiều nhìn lại quanh không còn ai, tôi là người già cô đơn đi xuống cuối cùng. Đến nức 8.5 vừa nghỉ chân vừa mua quà kỷ niệm. Khoảng 5 phút sau tôi tiếp tục xuống núi. Nhờ người bán hàng lịch sự tận tâm chỉ cho tôi xuống bằng con đường khác, nếu không thì tôi xuống bằng đường củ, sẽ chậm khó khăn và nguy hiểm hơn. Có thể bị trầy trụa nhiều và nếu về đến được khách sạn là may lắm.

Xuống gần nức số 8 bầu trời cũng vừa sẩm tối nhìn lại sau lưng chẳng có một bóng đèn nào, nhìn lên bầu trời thì thấy trăng chưa tròn vừa ló dạng, tôi vui vì có vầng trăng là bạn đồng hành. Tuy trời đẹp sau cơn bảo nhưng chỉ có hơn nữa vần trăng thì không đủ sáng soi đường xuống dốc mà lại còn bị mây che, còn ánh đèn LED trên đầu của tôi chẳng đủ sáng và cặp mắt già đã đẩm ước mồ hôi. Tôi lột mắt kiếng cất kỷ vào túi nếu có té thì chỉ lọi tay mà không bị mất thêm cặp kiến. Tôi dò dẩm xuống dốc khó khăn chậm chạp hơn, đôi gậy của tôi vừa chống, và cũng vừa dọ đường như người mù, tôi lại cảm thông cho người mù hơn bao giờ hết.

So sánh với đường lên đỉnh là con đường dốc đá còn nhiều đoạn thiên nhiên dường như để thử thách. Qua khỏi nức số 7 đường lên đỉnh, cây cỏ không còn nữa mà chỉ toàn là cát đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau. Càng lên cao thì dốc càng cao, càng phải dùng sức tàn nhiều hơn nên càng mệt đuối, có lúc tôi phải dùng hai tay giống như bò thế đứng cho an toàn. Càng lên cao thì bị nhức đầu thêm vì không khí loảng hơn, tôi phải dùng hai lon oxy giống như lon gas, nhờ đứa con chuẩn bị trước để trợ sức.

Con đường đi xuống là con đường khác bắt đầu từ khoảng nức số 8, được mở rộng hơn theo hình dạng ngoằn ngèo để bớt nguy hiểm nên dể hơn, nhưng đi trong đêm mờ độc hành và lần đầu nên nguy hiểm cho tôi và dễ bị lạc hướng và sẽ đi đến khu khác bên kia đỉnh núi. Tôi phải cẩn thận vì gia đình tôi trông chờ, nhưng nếu bị lạc thì tôi có dịp biết được thành phố khác, tôi không muốn đến thành phố khác một mình trong đêm tối. Ý nghỉ khôi hài pha trộn với niềm vui vì hoàn thành ý muốn,

như làm tăng thêm sức mạnh và tự tin hơn. Mỗi lần thêm tự tin tôi bước xuống nhanh hơn thì bị trượt, nhưng nhờ có ba lô phía sau lưng làm air bag, tôi không bị đập đầu và cũng không bị đau, tôi cảm thấy thú như là trượt tuyết, thích thú cũng giúp cho tôi bớt mệt, và cũng không sợ trong đêm mờ khi độc hành. Không sợ cũng có thể thói quen của thời lính còn lại trong tôi. Vì thế mà tôi cứ tiếp tục hành trình.

Xuống gần nức số 5 thì tôi thấy từ phía xa, có hàng đèn nhỏ dài tiếp tục di chuyễn giống như con sâu bò lên đỉnh núi, đó là những người leo núi trong đêm. Tôi mới nhận ra không ai lên hay xuống núi trong đêm một mình, chỉ có tôi đúng là điếc không sợ súng. Khi tôi trở lại nức số 5 lúc gần 9 giờ rưỡi tối thì hàng người vẫn nối nhau đi lên có lẻ vì ngày đẹp bắt đầu.

Về đến khách sạn lúc 10 giờ 25 tối . Gỏ cửa phòng, trong lúc vợ con đang bàn tán về tôi. Hai mẹ con ôm lấy tôi dù thân thể tôi còn đẩm mồ hôi, như mừng người về từ cuộc hành quân. Cảm giác đói bất chợt trở lại, vì tôi chỉ ăn nhẹ và uống nước từ buổi sáng khi lên núi. Bửa ăn tối “khải hoàn“ bằng tô mì nóng và vài món nhậu do vợ tôi lo trước và dọn sẳn với chai rượu đỏ chưa khui mang từ bên Úc sang.

Trước khi nâng ly, tôi thật cảm động và cám ơn em gái hậu phương và đứa con út lo cho Ba mọi thứ và ủng hộ tôi trong hành trình có một không hai nầy. Tôi biết chính xác hơn : “ sau lưng người đàn ông thành Công nào, cũng có người đàn bà thành Phụng “, tôi nói tiếu. Thật sự bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng phải có người hậu phuơng. Nâng ly lên, cánh tay bị đau, nhìn lại đang rướm máu, nhưng sau hai ly rượu mừng làm tôi quên đau và ngon giấc.

Ý nghỉ của tôi giương cao cờ Vàng trên đỉnh núi Phú Sĩ.

Đến Nhật lần này mục đích chánh của tôi là lên đỉnh Phú Sĩ để giương cao cờ Vàng. Vì nơi đây là nơi linh thiêng và nổi tiếng của Nhật và nhiều người muốn đến một lần trong đời. Tôi giương cờ Vàng chính nghỉa trên đỉnh cao, tượng trưng cho đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam ở mức cao nhất có thể được, đây cũng là dấu tín lạ từ trên cao tôi muốn gởi đến người Việt hải ngoại và trong nước và ngay cả bọn CSVN. Nơi đây cũng là nơi linh thiêng tôi dành một vài phút lắng động và cầu nguyện, tôi tin rằng các đấng Thần Linh và Thượng Đế sẽ nghe và đáp lại lời cầu nguyện của tôi người đến từ xa, cũng là nguyện vọng chánh đáng của những người Việt yêu nước.

Tôi xin kính cẩn trước các đấng Thần Linh nơi đây và Thượng Đế trên cao. Cầu xin cho : “ Việt Nam sớm có tự do dân chủ. Công sản Việt Nam phải trả lại quyền cho Nhân Dân Việt Nam “.

Lời cầu nguyện cũng là lời yêu cầu gởi đến đảng công sản Việt Nam.

Kính thưa quý vị và các bạn.

Tại sao người Mỹ cấm cờ trên mặt trăng, họ có lý do và cái quyết tâm của họ. Còn cá nhân nhỏ bé của tôi có lý do riêng khi giương Cờ Vàng trên đỉnh Phú Sĩ như đã trình bày. Khi mình quyết định và với ý chí thì sẽ đạt được mục tiêu. Có những thứ quá lớn đời mình không làm được, nhưng mình làm gương thì đời sau đạt được. Cuộc chống cộng để có Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam có thể lâu dài hơn, nhưng nếu đời mình không thắng, mình làm gương thì đời sau sẽ thắng. Nhưng sớm hay muộn là do cách của chúng ta làm, và do người có tâm có tầm lảnh đạo.

Hiện nay chúng ta người Việt hải ngoại đang thiếu người lảnh đạo chung để gây thêm sức mạnh. Dù ai lảnh đạo và đấu tranh bằng cách nào nhưng phải đặt trên nền tảng công bằng lên trên hết. Công bằng là đạo đức mà đạo đức không có hận thù, không hận thù thì sáng suốt, sáng suốt đưa tới tự tin làm tăng ý chí. Nếu chúng ta chống bằng cách đó chúng ta sẽ thắng. Nhớ lời dậy của tiền nhân : Đem chí nhân thay cường bạo ...Thêm bạn bớt thù. Vẫn luôn luôn là chân lý..

Lê Văn Minh HQ21
Ngày 22. 07.2014 tại Nhật. Kỷ niệm ngày lên đến đỉnh núi Phú Sĩ 11.07.2014

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/covang/3720-3720
http://vietvungvinh.com/2013/
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

25 July 2014

Video: Công ty Diamond VN đuổi việc vô lý


* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


Công Nhân Bình Dương tâm tình cùng Đỗ Thị Minh Hạnh giải thích về những uất ức của họ.

Một số công nhân vừa yêu cầu Phong Trào Lao Động Việt can thiệp vì công ty Diamond, sản xuất giày Puma, Asics, ra thông báo đuổi việc 138 người và thông báo này có nhiều điều vô lý.

Vừa đuổi việc vừa hạ nhục


Thông báo trên nói rằng sẽ báo trước cho công nhân 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi trước khi nghỉ, nhưng thông báo đề ngày 18/7, mà kêu công nhân nghỉ ngay ngày hôm sau. Ngoài ra, thông báo vịn vào điều khoản 38.1.c của bộ luật lao động, cho phép đuổi công nhân nếu vì “hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng”, Diamond nói rằng các bạo động giàn khoan HD981 đã làm họ giảm đơn đặt hàng, nhưng công nhân lại thấy những bộ phận khác trong Diamond vẫn tăng ca bình thường.

Điều đáng nói nhất là tuy vịn vào điều khoản “hỏa hoạn” nói trên, nhưng công ty lại hạ nhục công nhân khi thông báo nói rằng họ chọn đuổi những ai làm kém nhất, thi rớt cuộc thử nghiệm về khả năng tay nghề. Trong số những người bị đuổi có một số người đã nhiều năm kinh nghiệm và thi đậu các cuộc thử nghiệm.

Tóm lại, tuy việc đuổi công nhân tự nó không phải là việc phạm luật, nhưng khi đuổi thì Diamond đã hành xử vô lý, tự mâu thuẫn với chính mình, và xúc phạm danh dự 138 công nhân.

Công an kéo đến

Vì biết có đông người bất mãn, nên mấy ngày qua công an đã kéo đến khá đông chung quanh công ty Diamond.

Trong buổi họp tại công ty thông báo đuổi việc, sự bất mãn đó đã thể hiện khi công nhân đứng lên chất vấn công ty:



Phong Trào Lao Động Việt là tổ chức tranh đấu cho quyền lao động mà Đỗ Thị Minh Hạnh góp phần thành lập. Cuối tháng 6, cô ra tù sớm sau hơn 4 năm bị giam, còn các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương vẫn đang bị án tù 9 và 7 năm.

GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

laodongviet.org/2014/07/25/ban-tin-ldv-20140725-cong-ty-diamond-vn-duoi-viec-vo-ly/

25/7/2014

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/07/cong-ty-diamond-vn-uoi-viec-vo-ly.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

23 July 2014

Video: Sự thật của chiến tranh Việt Nam

* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html




Toàn bộ chuyển ngữ ▼

Trở lại cách đây vài thập niên, Nam Việt Nam và Hoa Kỳ lúc đó đang chiến thắng cuộc chiến tại Việt Nam một cách dứt khoát theo bất cứ thước đo nào

Đó không phải chỉ theo quan điểm của tôi. Đó cũng là quan điểm của kẻ thù của chúng ta: cán bộ nhà nước cộng sản VN.

Chiến thắng đã là điều hiễn nhiên khi Tổng Thống Nixon ra lệnh không lực Mỹ dội bom các cơ sở kỹ nghệ và quân sự tại thủ đô Hà Nội và tại thành phố cảng Hải Phòng.

Và sẽ ngưng dội bom nếu cộng sản Bắc Việt đồng ý trở lại bàn hội nghị hòa bình tại Paris mà họ đã rời khỏi trước đó. Cộng sản miền Bắc quả thực đã phải trở lại bàn hội nghị và chúng ta ngưng dội bom như đã hứa.

Ngày 23/01/1973, Tổng Thống Johnson đọc bài diễn văn trước toàn dân vào giờ cao điểm công bố rằng Hiệp ước hòa bình đã được ký tắt bởi Hoa kỳ, Nam Việt Nam, Bắc Việt Nam, VC(MTGP) và sẽ được chính thức ký vào ngày 27/01/1973.

Những gì mà Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam đạt được từ hiệp ước là chiến thắng.

Tại Tòa Bạch Ốc, ngày này được gọi là "Ngày chiến thắng tại Việt Nam"

Hoa Kỳ đã bảo vệ cho chiến thắng này với một điều cam kết đơn giản ghi trong Hiệp ước.

Đó là: nếu Nam Việt Nam cần bất cứ thiết bị quân sự để tự vệ mình chống lại hành động xâm lược của Bắc Việt, Mỹ sẽ cung cấp viện trợ thay thế cho Miền Nam từng món một, 1 viên đạn cho 1 viên đạn, 1 trực thăng cho 1 trực thăng. Thay thế cho tất cả trang cụ bị mất mác. Việc xâm nhập của lực lượng quân sự từ cộng sản miền Bắc đã bị ngừng lại vì những thỏa thuận đó.

Nhưng những cam kết của Mỹ đã bị đổ vở. Nó đã xảy ra theo cách thức như vầy: một năm sau, vào tháng 08/1974 Tổng Thống Nixon từ chức vì vụ "xì căn đan" Watergate. Ba tháng sau ngày Nixon từ chức, cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11/1974 với kết quả là đảng Dân Chủ thắng lớn tại Hạ Viện. Đảng Dân Chủ tại Hạ Viện đã dùng số đa số mới đạt, đã hủy diệt những điều cam kết của Mỹ về viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam nhằm thay thế quân cụ theo cách một cho một, hủy hoại hoàn toàn những cam kết của chính quyền Mỹ với miền Nam Việt Nam tại Paris là cung cấp toàn bộ thiết bị quân sự mà chính quyền Việt Nam

Cộng Hòa cần đến trong trường hợp miền Bắc xâm lược. Nóí một cách đơn giản và chính xác là đại đa số dân biểu đảng Dân Chủ của QH Mỹ lần thứ 94 đã không giữ lời cam kết của nước Mỹ.

Ngày 10/04/1975, Tổng Thống Gerald Ford đã trực tiếp thỉnh cầu các dân dân biểu của Quốc hội Mỹtrong một phiên họp vào buổi tối của lưỡng viện được trực tiếp truyền hình trên cả nước.

Trong bài diễn văn Tổng Thống Ford đã cầu khẩn lưỡng viện hãy giữ lời cam kết của Mỹ. Trong khi Tổng Thống Ford đọc bài diễn văn, nhiều dân biểu của đảng Dân chủ đã bỏ phòng họp đi ra ngoài.

Nhiều vị này đã góp phần tạo nên sự đổ vỡ và thất bại tại Việt Nam. Chính họ đã từng tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại việc giúp Miền Nam VN chiến đấu chống cộng sản miền Bắc trong nhiều năm. Và đương nhiên họ từ chối cung cấp viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Ngày 30/04/75 Miền Nam đầu hàng và hàng loạt trại tù gọi là cải tạo được CS VN dựng lên khắp cả nước và hiện tượng thuyền nhân đã bắt đầu.

Nếu người dân miền Nam Việt Nam nhận được viện trợ từ Mỹ như đã được cam kết, có thể nào kết quả sẽ khác đi?

Thật ra kết quả trước đó đã khác rồi. Lãnh đạo cs miền Bắc đã thừa nhận họ chỉ thử Tổng Thống mới đắc cử G. Ford xem ông phản ứng ra sao với hành động vi phạm hiệp ước của họ bằng cách tấn công lấn chiếm hết làng này đến làng khác rối tiếp theo là thành phố, rồi các tỉnh lỵ. Và Hoa Kỳ chỉ đáp lại bằng hành động phản bội lại những điều chính Hoa Kỳ đã từng cam kết. Mỹ đã từ chối tái cung cấp khí cụ cho dân chúng miền Nam Việt Nam theo như Mỹ đã từng hứa cam kết. Từ lúc đó bộ đội Miền Bắc biết rằng họ đang trên đường tiến tới chiếm đóng thủ đô Sài gòn của MN VN. Thành phố này sau đó nhanh chóng được đổi tên thành phố Hồ chí minh.

Cựu Thượng nghị sĩ William Fulbright của tiểu bang Arkansas, nguyên là chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại, đã tuyên bố công khai về vấn đề miền Nam Việt Nam đầu hàng. Ông nói như vầy: “Tôi không buồn rầu hơn so với tôi buồn rầu về việc Arkasas thua Texas một trận banh bầu dục”.

Mỹ đã biết rỏ miền Bắc có khả năng sẽ vị phạm trắng trợn Hiệp ước Paris, do đó Mỹ đã có kế hoạch đối phó. Điều mà chúng ta không biết là chính quốc hội Mỹ của chúng ta lại vi phạm trắng trợn hiệp ước đó. Và Hoa Kỳ đã vi phạm mọi điều khoản ghi trong Hiệp ước, thay mặt cho cộng sản miền Bắc.

Đó là những gì đã xảy.

Tôi là Bruce Hutchinson

Sau khi Sải gòn bị thất thủ, hơn một triệu người dân miền Nam bị đưa vào các trại giam cải tạo trong vùng quê, rừng thiên nước độc.

250.000 người đã bị chết tại đó, những nạn nhân của các vụ hành quyết tập thể, tra tấn dã man, bệnh tật, và thiếu dinh dưởng.

Từ năm 1975 đến 1995, hai triệu người miền Nam Việt Nam đã đào thoát trốn khỏi đất nước của họ, vượt Biển Đông trên các chiếc thuyền mong manh không đủ trang bị để mưu tìm tư do.

Được thế giới biết đến là Thuyền Nhân, ước tính là có khoảng 200 ngàn người trong số họ đã bị chết trong nỗ lực đó-tìm tự do-nạn nhân của chết đuối và của bị giết hại bởi bọn hải tặc.

Hiện giờ Việt Nam vẫn còn bị cai trị bởi một nhà nước cộng sản chuyên chế.

Nhưng họ lại từ bỏ tất cả lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa cộng sản mà họ đã căn cứ vào đó đưa vô số người dân cùng chung huyết thống của họ ra làm vật tế thần.

Trình bày: Bruce Hutchinson

Chuyển ngữ và phụ đề tiếng Việt

Ngày 22 tháng 07 năm 2014

* Nguyễn Hùng (Danlambao) chuyển ngữ

* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/07/su-that-cua-chien-tranh-viet-nam.html#more
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

Blog Archive