26 February 2015
Video: Lễ hội "Xuân Họp Mặt" của Cộng Đồng Người Việt Tự Do vùng Niagara & HCT Toronto 2015
* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html
https://www.flickr.com/photos/75610639@N07/sets/72157650218744999/
Chương trình mừng Tết Ất Mùi bắt đầu lúc 3 giờ chiều với các trò chơi dành cho trẻ em.
Sau bữa cơm Xuân và nghi thức khai mạc, trước sự hiện diện của đại diện Liên hội Người Việt Canada và các hội đoàn vùng phụ cân: Buffallo, Toronto, Kitchener-Waterloo, Hội đồng Đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do vùng Niagara đã chính thức ra mắt đồng bào tại địa phương.
Ông Nguyễn Thành Kính, Chủ tịch Hội đồng Đại diện, đã chào mừng quan khách và cảm ơn các thiện nguyện viên đã góp sức thực hiện Hội Chợ Tết “ở một nơi xa xôi lạnh lẽo và bé nhỏ như Niagara Falls”.
Ông Kính nói, “Anh em người Việt vùng Niagara chỉ chừng 300 gia đình, nhưng từ lâu chúng tôi luôn ấp ủ việc muốn thành lập một Cộng Đồng Người Việt để cùng nhau chia sẻ vui buồn, cùng nhau đoàn kết để có tiếng nói chánh thức bảo vệ nhau khi cần, cũng như góp mặt với các cộng đồng người Việt tại Canada để sinh hoạt của người Việt chúng ta được mạnh mẽ, tốt đẹp, góp phần bảo tồn cái hay cái đẹp của văn hóa Việt Nam.”
Dù thời tiết giá lạnh, tuy nhiên, vẫn có gần 500 đồng hương đã đến tham dự Hội Chợ Tết Niagara. Sự kiện này cho thấy việc thành lập một tổ chức đại diện cho tập thể người Việt tại khu vực sát biên giới với Hoa Kỳ thực sự cần thiết.
Sau 40 năm mất nước ra đi tìm Tự do, với nhiều nỗ lực vận động, và qua nhiều phiên họp, Hội đồng Đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Vùng Niagara đã được hình thành và sẽ góp mặt trong các sinh hoạt cộng đồng của người Việt tỵ nạn tại Canada.
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
25 February 2015
Video - Audio: Ký ức của phóng viên ảnh Nhật về những ngày cuối của chiến tranh
* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html
Vào tháng 3 năm 1975, Hiroji Kubota, phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, được giao nhiệm vụ sang Sài Gòn để đưa những hình ảnh về cuộc chiến tranh tại đây. Hai đồng nghiệp khác của phóng viên này lúc đó đã bị cấm cửa tại Sài Gòn, vì thế, Kubota là cứu cánh cuối cùng của Newsweek.
Khi nhắc lại quãng thời gian 6 tuần ở lại Sài Gòn, giọng của nhà báo Nhật chùng xuống như sắp khóc. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến ông nhớ lại ký ức về Thế chiến thứ Hai, khi Kubota mới 6 tuổi. Ông tâm sự:
Hiroji Kubota: Chiến tranh thật là buồn thảm. Tôi đặc biệt cảm thấy thương cảm với trẻ nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý,tinh thần kể cả sau cuộc chiến. Từ ngày đầu tiên tới Sài Gòn, tôi chỉ chứng kiến được những cảnh đau buồn. Tôi bị ám ảnh bởi những gương mặt trẻ thơ đó, đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Nó làm tôi nghĩ lại cuộc chiến tranh ở Nhật Bản khi tôi mới 6 tuổi.
Ông Kubota, năm nay đã 76 tuổi, cho biết khi vừa đặt chân tới Việt Nam, ông chỉ muốn ra đi. Kubota thừa nhận ông là một nhiếp ảnh gia nhát gan, và ông không thích chụp ảnh chiến tranh. Tuy nhiên, hoàn cảnh đưa đẩy khiến ông rơi vào tình thế buộc phải chụp những bức ảnh tang thương như vậy. Kubota kể lại:
Hiroji Kubota: Tôi chi định ở lại Việt Nam trong một, hai tuần thôi nhưng mọi chuyện ở đây diễn biến quá phức tạp. Máy bay thương mại cũng không đến Việt Nam nữa, nên có thể nói là tôi bị tắc ở đó. Tôi sợ hãi khi nhìn ảnh cảnh giết người, súng nổ. Tôi không phải là người gan dạ gì. Nghĩ lại, tôi cũng ngạc nhiên là tại sao mình lại chụp được những bức ảnh khói lửa đó.
Kubota cho biết Sài Gòn rơi vào hoảng loạn khi Đà Nẵng rơi vào tay của Việt Cộng vào cuối tháng 3. Đi đâu, ông cũng nhìn thấy những gương mặt hoang mang. Họ tìm cách chạy trốn khỏi Sài Gòn. Kubota nhớ lại:
Hiroji Kubota: Không ai nghĩ Đà Nẵng lại bị thất thủ nhanh như thế. Những người tôi gặp trên đường phố,ai cũng hoang mang, hoảng sợ, mọi người chỉ tìm cách chạy trốn khỏi đây. Nhiều người chết hoặc bị giết. Ngay cả tôi đây cũng suýt chết một lần.
Một viên sĩ quan trong lúc tìm cách trấn áp đám đông hỗn loạn đã rút khẩu súng ngắn ổ đạn trái khế chĩa vào tôi khi tôi định chụp ảnh đám đông. Tôi cứ nghĩ mình chết đến nơi rồi. Tôi không đổ lỗi cho ai cả, trong thời điểm hỗn loạn đó, người ta có thể làm bất cứ điều gì. May sao mà tôi vẫn không chết.
Dù vậy, Kubota luôn giấu trong người khoảng 500 tới 1.000 USD, để phòng khi gặp nguy hiểm ông có thể mua tính mạng của mình bằng số tiền nói trên.
Kubota kết thân với nhân viên khách sạn nơi ông lưu trú trong suốt 6 tuần. Khi đó, Sài Gòn cũng bị đặt dưới lệnh giới nghiêm từ 6h tối tới 6h sáng.
Hiroji Kubota: Nếu đi ra ngoài vào buổi tối sau giới nghiêm, anh có thể bị giết. Vì thế, buổi tối tôi chỉ loanh quanh ở quầy bar nơi các phóng viên nước ngoài tụ tập. Vì tôi là người châu Á duy nhất trong đám phóng viên ngoại quốc, những nhân viên khách sạn có vẻ như gần gũi với tôi hơn. Tôi ở đó 6 tuần liền, họ trở thành bạn bè tốt của tôi.
Sự hoảng loạn lên tới cực độ khi những lời đồn đoán về việc quân đội Việt Minh tiến vào Sài Gòn rộ lên. Lúc đó, nhân viên khách sạn tìm đến Kubota mong ông giúp đỡ.
Hiroji Kubota: Khi người ta nghe tin Sài Gòn sẽ thất thủ, những người này tìm đến tôi, giao con của họ cho tôi, mong tôi mang chúng ra nước ngoài cùng. Thế nhưng, tôi không thể làm gì được cả. Nếu mà là người Mỹ, chắc tôi sẽ giúp được gì đó. Thế nên, tôi chỉ có cách là đổi tiền đô sang tiền Việt ở chợ đen và tặng lại cho nhân viên khách sạn. Có khoảng 10 người như thế. Tôi cảm ơn họ đã giúp đỡ tôi trong những ngày qua, tôi xin lỗi vì đã không thể giúp đỡ nhiều hơn và tôi chào tạm biệt.
Hiroji Kubota rời Việt Nam vào ngày 29/4/1975. Xe chở ông phải mất tới ba tiếng để đi từ quận 1 tới sân bay Tân Sơn Nhất. Cuối cùng, ông cũng lên được một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn khi đó, để đến tàu USS Okinawa đến Hong Kong và cuối cùng là về nước.
Cuộc chiến này đã ảnh hưởng lớn đến Kubota và sự nghiệp phóng viên ảnh kéo dài hơn nửa thế kỷ của ông. Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, ông không còn đi đến bất cứ một cuộc chiến hay xung đột nào để chụp ảnh nữa. Ông cho biết ông không thể chịu đựng được cảnh người dân đau khổ, nhất là phụ nữ, trẻ em.
Trong những bức ảnh đáng nhớ mà Kubota chụp lại trong thời điểm cuối của cuộc chiến ở Việt Nam, ông nhớ tới những bức ảnh phụ nữ khóc lóc khổ sở.
Hiroji Kubota: Tôi thấy các bà, các mẹ khóc lóc. Thực ra họ có thể làm gì khác đâu ngoài khóc. Đàn ông thì tôi không thấy họ rơi nước mắt bao giờ, có lẽ là vì lòng tự trọng hay gì đó. Tôi cũng khóc nhưng không giống như các bà các mẹ, tôi khóc ở trong lòng thôi. Ước gì tôi có thể giúp được họ nhưng tôi quá bất lực.
Kể từ sau cuộc chiến Hiroji Kubota cũng đã trở lại Việt Nam vài lần. Có lần ông đã tìm đến nơi có khách sạn ngày xưa ông từng ở, mong tìm lại bạn xưa. Do không biết quê nhà của họ, nên những nỗ lực này gần như tuyệt vọng.
http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/jap-repor-war-memoi-02252015062557.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker23 February 2015
Video & Victoria: Hội Chợ Tết Ất Mùi
Những chương trình và công tác để đánh dấu 40 năm định cư của Người Việt Tỵ Nạn
Hình ảnh Tỵ Nạn do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam triễn lảm
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc Video.
Những thành phố cũng đông người Việt Tỵ Nạn cư ngụ như thành phố Richmond, Footscray, St. Auburn đã tổ chức Hội Chợ Tết vào những tuần trước, những vùng nầy cách xa Springvale khoảng 1 tiếng đồng hồ lái xe.
Hội Chợ Tết Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria bắt đầu lúc 11 giờ trưa ngày thứ Bảy, khởi đầu là Lễ Tế Tổ Hùng Vương, kế đến là Lễ Thượng Kỳ Úc-Việt và Ra mắt khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc với sự hiện diện đông đảo của các Hội đoàn, đoàn thể của CĐNVTD Victoria, các đảng phái, chính quyền điạ phương và chính khách Úc.
Hội Chợ Tết chính thức khai mạc với sự hiện diện của nhiều quan khách đặc biệt có sự tham dự của Thủ Hiến Victoria ông Daniel Andrews và Thủ Lãnh đảng Lao Động Úc ông Bill Shorten sau hai liên pháo nổ vang trời.
Dù trời nóng khắc nghiệt ở Victoria, nhiệt độ trong hai ngày lên tới 36, 37 độ C, nhưng vẫn thu hút vài chục ngàn người đi hội chợ. Đồng hương đi thắp hương Tổ Hùng Vương, xem những cây Bonsai tuyệt đẹp, coi triễn lãm những hình ảnh tỵ nạn năm xưa, hình ảnh kỷ niệm 40 định cư của Người Việt, mái nhà tranh, ao sen, cầu khỉ, ....
Phần trình diễn của 3 ca sĩ đến từ Hoa Kỳ như Thế Sơn, Nhật Lâm, Đỗ Tiên Dung và danh ca Sơn Ca, cùng các ca sĩ điạ phương và ban nhạc Viễn Xứ trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Hội Chợ Tết kết thúc vào tối Chủ Nhật sau những tràng pháo bông đầy bầu trời Sandown Racecourse.
Năm nay đánh dấu 40 năm định cư của Người Việt Tỵ nạn bỏ nước ra đi kể từ năm 1975, CĐNVTD Victoria có nhiều sinh hoạt, công tác và dự án để Tri Ân nước Úc đã mở vòng tay nhân đạo đón nhận những người Việt Tỵ Nạn lánh nạn Cộng Sản. CĐNVTD Victoria dồn nhiều nổ lực cho công tác nầy và kêu gọi đồng bào tích cực tham gia.
Thêm một Mùa Xuân tha hương, nhưng tràn đầy hy vọng mong ước của Người Tỵ Nạn!
Ất Mùi
Melbourne
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4000-4000
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker22 February 2015
Video: Hội Tết Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại các tiểu bang Hoa Kỳ
Chủ đề diễn hành Tết 2015 là “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển” với sự tham dự của gần 100 hội đoàn, các tổ chức của chính quyền địa phương, dân cử các cấp, trường học, học khu cũng như các cơ sở thương mại. Đặc biệt là sự hiện diện của đông đảo đồng hương đứng đầy hai bên đường Bolsa, kéo dài từ khu chợ ABC đến đường Bushard.
Trong lời khai mạc, ông Ngô Thiện Đức, trưởng ban tổ chức lễ diễn hành, cho biết: “Đây là lần diễn hành thứ ba do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California đảm trách với sự yểm trợ của quý đồng hương khắp nơi, đặc biệt đánh dấu 40 năm người Việt định cư tại Hoa Kỳ. Chương trình diễn hành Tết và nội dung hoàn toàn thay đổi, rất phong phú, đặc sắc, và hấp dẫn.”
Chương trình được thông báo bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng, nhưng chưa đến 8 giờ, nhiều đồng hương đã có mặt để tìm vị trí “đắc địa” nhất vừa có thể quan sát được tốt nhất, nhìn được rõ nhất phần trình diễn của các đơn vị diễn hành ngang qua, đồng thời cũng vừa nhận được nhiều nhất những phong bao lì xì, quà tặng từ các vị dân cử hay các cơ sở thương mại.
Khán đài diễn hành Tết 2015 được đặt tại nơi có tượng Đức Trần Hưng Đạo nơi khu thương mại Hà Nội Plaza. Đồng thời, các đoàn diễn hành bắt đầu trình diễn từ góc Bushard và kết thúc nơi ngân hàng Bank of America, cùng trên trục lộ Bolsa, ngược chiều với truyền thống trước nay.
Thêm vào đó, sau nghi thức khai mạc, 18 dây pháo dài do Công ty Thực Phẩm Tây Hồ và chợ Sài Gòn City Market Place tài trợ, được đốt lên cùng với đoàn múa lân tưng bừng, cũng là nét mới thu hút sự thích thú của hầu hết người tham dự.
Rừng cờ vàng ba sọc đỏ được các em học sinh trường trung học Westminster trong đồng phục áo dài trắng với nữ và sơ mi trắng với nam diễn hành sau tấm đại kỳ cũng tạo nên nhiều sự xúc động trong ngày hội đầu năm.
Là người tham gia nâng tấm đại kỳ VNCH dẫn đầu đoàn diễn hành của trường trung học Westminster, em Thuyền Mai, học sinh lớp 11, cho biết, “Tham gia như vầy con thấy rất vui vì có thể diễn hành cho trường Westminster để thấy hãnh diện cho trường.”
Chỉ vào chiếc áo dài đang mặc, Thuyền Mai khoe, “Ngày Tết con hay mặc áo dài để đi diễn cho mấy hội chợ Tết, cho trường của mấy em nhỏ. Con thích mặc áo dài tại nó đẹp quá, nó là áo cho người Việt Nam hãnh diện, mặc vào thấy mình là người Việt Nam, cho mấy người con gái mặc vô đẹp thêm một chút.”
Em Johny Trần, học lớp 10 trường Westminster, cũng trong một chiếc áo dài gấm đỏ dành cho nam, cười nói, “Đây là áo dài đỏ mẹ mua. Mặc vô thấy 'cool' lắm. Con sẽ mặc áo này vô trường.”
“Đây là lần đầu con tham gia diễn hành Tết, thấy thích vì vui, có bạn bè.” Johny nói thêm.
Bên cạnh xe hoa, xe ngựa, xe cứu hỏa, xe chở học sinh, trong lần diễn hành này, còn có cả sự xuất hiện của một chiếc UH1, mà theo lời ông Trần Vê, “Đây là loại máy bay chính trong cuộc chiến Việt Nam.”
Ông Trần Vê, một cựu sĩ quan không quân thuộc QLVNCH, từng “ở căn cứ không quân Phù Các, Sư Đoàn 6 Không quân, thuộc Phi đoàn 243, cho biết, “Cách đây hơn mười năm cũng đã từng có một chiếc máy bay xuất hiện trong diễn hành Tết. Lần này, mục đích chúng tôi thuê chiếc này để tham gia diễn hành là để nhớ lại một thời chúng tôi đã hành quân ở Việt Nam. Ngày xưa chúng tôi cũng bay những chiếc như thế này, nhớ lại bao nhiêu người bạn đã nằm xuống, bao nhiêu người bạn đã ra đi không bao giờ trở lại.”
Ông Andy Đào ngoài 70 tuổi dẫn theo cháu nội đích tôn đi xem diễn hành Tết, vui vẻ cho biết, “Nhà gần đây lắm nên cả bao nhiêu năm nay lần nào có diễn hành cũng đi bộ ra coi, quan trọng là phải đi để cho lũ trẻ biết, chứ mình ở nhà cũng biết diễn hành Tết là như thế nào.”
“Đi coi diễn hành Tết vui nhưng mà cũng nhớ quê hương lắm, muốn một ngày nào đó cũng được trở về sống ở quê hương có mồ mả ông cha tổ tiên ở đó. Nhưng mà giờ về không thấy hợp, thấy làm sao đó.” Ông Andy tâm sự trong lúc tìm nơi đặt ghế ngồi chờ xem diễn hành.
Rất đông người đến xem diễn hành Tết chọn mặc áo dài, cả người lớn lẫn trẻ em. Và những chiếc áo dài bằng gấm, bằng tơ đủ màu đó càng làm tăng thêm không khí Tết cổ truyền hơn bao giờ hết.
Gia đình chị Linh Nguyễn ở Garden Grove cho biết “đến xem từ lúc 8 giờ” và “Đây là lần đầu đi thấy hay nhưng chỉ có cái đốt pháo thì không vui vì bụi quá, và phải chờ phát biểu lâu quá.”
Trong khi đó, vợ chồng bác Lập Nguyễn ở Anaheim với nụ cười tươi tắn nói rằng, “Chờ lâu quá nhưng vui nên cũng thấy bớt lâu.”
Cũng theo bác Lập, “Năm nào cũng đi vì đi vui quá. Việt Nam mình làm được diễn hành này vui quá. Mỗi lần đi là nhớ Tết ở Sài Gòn, ở Việt Nam, nhìn các cựu quân nhân mặc lại quân phục lại nhớ ngày xưa nhiều, vì tôi cũng từng là lính VNCH.”
Bé Edward Vũ, 8 tuổi, cùng em gái Sophia Vũ, 5 tuổi, được mẹ dẫn đi xem diễn hành trong bộ áo dài khi được hỏi xem diễn hành thấy thích không, cũng trả lời không chút ngập ngừng “Good. Very good.” Và cái “very good” của hai em bé này là “được coi đốt pháo.”
Trong số rất đông người không phải gốc Việt ra xem diễn hành, có bà Maria Cibila, gốc Hispanic, đi cùng con trai. Đứng chung trong số những người Việt đang hướng về khán đài, người phụ nữ này cho biết, “Năm lần liên tục tôi đến xem diễn hành rồi. Nhìn thấy đẹp quá, tôi rất là thích cách diễn hành này.”
Bà Nghĩa Hồ ở ngay thành phố Westminster đi cùng một nhóm bạn trung niên phát biểu, “Mỗi năm đều đến xem diễn hành. Năm nay thấy có vẻ khác hơn, lớn hơn nhưng mà mình không biết đứng bên này thì họ có diễn hành phía bên này cho mình thấy không.”
Đồng thời, bà Nghĩa cũng than phiền, “Nói 9 giờ rưỡi diễn hành mà giờ hơn 10 giờ rồi sao chưa thấy diễn hành. Quý vị nói nhiều quá. Chúng tôi đến từ 8 giờ, chờ 2 tiếng rồi mà cứ lại nghe chờ thêm 5 phút 5 phút mãi. Chán quá nản quá.” Dù vậy, vẫn chưa thấy ai trong nhóm bà tỏ vẻ muốn ra về.
Do sự thay đổi vị trí khởi hành, nên rất đông đồng hương và người bản xứ đã không tập trung trên đại lộ Bolsa để xem mà họ chọn vị trí trên đường Bushard, hướng về đường Bishop, McFadden, để xem vì các đơn vị diễn hành tập trung tại đây.
Trong số này có gia đình chị Anh Thư Cao và anh Khanh Đinh đi cùng các con nhỏ mặc áo dài xinh xắn.
“Năm nào cũng đi. Thấy vui hơn, thấy được xe hoa gần hơn, đông đủ hơn do chọn ngồi ngay chỗ khởi hành nên thấy sự sắp xếp chặt chẽ hơn.” Anh Khanh nói trong lúc chỉ cho các con xem những đoàn diễn hành đang chuẩn bị xuất phát.
Chen trong đám đông tham dự là nhiều tiếng xuýt xoa, “Năm nay có nhiều người đẹp trong các đoàn diễn hành quá!”
Buổi diễn hành được giới thiệu bởi 4 MC, Thụy Trinh, chủ nhân viện Thẩm Mỹ Trẻ Khỏe Đẹp, Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng, Bác sĩ Jonathan Huỳnh Gia Bảo và em Quỳnh Như, học sinh trung học.
Trời trong, nắng ấm trong suốt buổi diễn hành đầu năm, hứa hẹn cho ước nguyện “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển” sẽ thành sự thật.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=203372&zoneid=1#.VOrhmbOUeNw
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker21 February 2015
Video tin tức & Vietnam Airline: bị bắt giữ tại Hàn Quốc vì buôn lậu 8kg vàng
Cách thức giấu vàng của tiếp viên Việt Nam Airline – Nguyễn (31 tuổi)
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc Video.
Trên các trang tin tức của Hàn Quốc như Ichanela, KBS, DongA… đồng loạt đưa tin về vụ bắt giữ một thành viên phi hành đoàn Vietnam Airline vì có hành vi buôn lậu vàng tại Sân bay quốc tế Gimhae.
Nguyễn (?), 31 tuổi, người được cho là đã tìm cách buôn lậu vàng khi gắn 8kg vàng thỏi (trị giá 800 triệu won) không khai báo xung quanh ống chân
Vụ việc bị phát hiện khi ông Nguyễn đã có những biểu hiện căng thẳng khi đi qua các máy dò kim loại tại Sân bay quốc tế Gimhae và bị phát hiện ngay sau đó.
Theo luật sở tại, Nguyễn có thể bị bắt và kết án hai năm tù treo, tám tháng tù giam cho hành vi pham pháp của mình, sau đó sẽ bị trục xuất về Việt Nam.
Vụ việc đang được giới chức trách Hàn Quốc tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ danh tính các thành viên (phi hành đoàn Vietnam Airline) liên quan đến vụ việc. Sự chênh lệch giữa vàng Việt Nam và thế giới đã khiến vàng trở thành mặt hàng siêu lợi nhuận như ma túy.
Trước đây, phi hành đoàn Vietnam Airline cũng nổi tiếng vì các hành vi buôn lậu bị phát giác tại Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Pháp…
Nhưng các vụ việc nhanh chóng bị chìm xuồng, và ban lãnh đạo Vietnam Airlines thường có truyền thống giữ im lặng trước những sự việc nổi cộm, làm nhục quốc thể nói trên.
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/index.php/im-bao-quc-t/5854--vietnam-airline-b-bt-gi-ti-han-quc
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker18 February 2015
KÍNH CHÚC QUÝ VỊ TRỌN NĂM ẤT MÙI, 2015 TRÀN ĐẦY SỨC KHOẺ - VUI VẺ - HẠNH PHÚC!
KÍNH CHÚC QUÝ VỊ TRỌN NĂM ẤT MÙI, 2015 TRÀN ĐẦY SỨC KHOẺ - VUI VẺ - HẠNH PHÚC!
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://www.saigonradio890am.com/?q=trackerBlog Archive