ĐCV: Thư viện Quốc Gia Việt Nam – nhiều người thường gọi là thư viện Quốc gia Hà Nội – tọa lạc tại 31 Tràng Thi, Hà Nội đang rộn rã kỉ niệm 100 năm ngày thành lập. Thư viện này được toàn quyền Đông Dương lập ra ngày 29/11/1917.
Nhân dịp 100 năm hoạt động, thư viện vinh danh những người từng làm giám đốc tại đây. Trong số đó, có ông Ngô Đình Nhu, một bậc tiền bối trong ngành lưu trữ Việt Nam. Không khó gì để kiếm một tấm ảnh của ông Ngô Đình Nhu, nhưng thư viện dường như đã cố tình không treo, cũng như không ghi rõ thời kỳ ông Nhu từng làm giám đốc.
Dường như sự vùi dập với gia đình họ Ngô vẫn chưa kết thúc?
Để bạn đọc biết rõ về thời gian hoạt động như một nhà Lưu Trữ Việt Nam của ông ngô Đình Nhu, chúng tôi xin đăng lại bài viết từ một trang báo trong nước.
Ngô Đình Nhu – Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đã chấm dứt chế độ “gia đình trị” của anh em nhà họ Ngô. Đã có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách, phim truyền hình của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả nhân vật này dưới vai trò của một “cố vấn chính trị”.
Nhưng ngoài vai trò đó, rất ít người biết rằng Ngô Đình Nhu là một trong số rất ít người Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên – Cổ tự; đó chính là trường Cổ tự học Quốc gia (Ecole Nationale des Chartes). Cái tên Ngô Đình Nhu vẫn còn gắn với lịch sử Lưu trữ Việt Nam đến tận hôm nay.
Trong khuôn viên đẹp đẽ, sang trọng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại thành phố Đà Lạt có một biệt thự sang trọng hiện đang dùng làm nhà kho lưu trữ trung chuyển, đó chính là ngôi biệt thự nghỉ cuối tuần của hai vợ chồng Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thuở nào. Lịch sử sẽ đánh giá đầy đủ hơn về Ngô Đình Nhu với tư cách là nhà hoạt động chính trị, còn bài viết này chỉ xin được cung cấp một số thông tin về Ngô Đình Nhu qua những hoạt động của ông trong lĩnh vưc Lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1938-1946.
Ngô Đình Nhu sinh ngày 7-10-1910 tại xa Phước Qua, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình quan lại theo đạo Thiên Chúa. Là con trai của Ngô Đình Khả, Thượng thư Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái, sau những năm tháng học tập dưới sự dạy dỗ của cha và giáo hội ở Huế, Ngô Đình Nhu sang Paris theo học tại các trường Đại học Văn khoa và Ngôn ngữ phương Đông.
Ông thi đỗ vào trường Cổ tự học Quốc gia vào năm 1935 và tốt nghiệp năm 1938 với luận văn về lịch sử Việt Nam lần đầu tiên được bảo vệ tại Pháp có nhan đề “Phong tục và tập quán của người Bắc Kỳ từ thế kỉ thứ 17 đến thế kỉ thứ 18 theo các du khách và các nhà truyền giáo” (Moeurs et coutumes des Tonkinois aux XVIIè et XVIIIè sècles d’après les voyageurs et missionairies). Luận văn của Ngô Đình Nhu đã gây được sự chú ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp và vì thế, ông đã được nhận giải thưởng xuất sắc.
Trở về Việt Nam với hai bằng Lưu trữ – Cổ tự và Cử nhân khoa học, Ngô Đình Nhu được bổ nhiệm Lưu trữ viên – Cổ tự tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ở Hà Nội. Ngay trong năm làm việc đầu tiên với chức danh Quản thủ viên phó hạng 3 (tháng 12-1938), Ngô Đình Nhu đã được Giám đốc Paul Boudet đánh giá là một “Lưu trữ viên – Cổ tự trẻ đầy triển vọng”.
Chỉ trong một thời gian ngắn làm việc ở Hà Nội (từ tháng 2-1938 đến giữa năm 1942), Ngô Đình Nhu đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc cộng tác với Paul Boudet và Rémi Bourgeois (Phó Giám đốc) biên soạn và xuất bản các tập 2, 3 và 4 của bộ Đông dương pháp chế toàn tập (Recueil général de la Législation et de la Règlementation de l’Indochine). Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn được Paul Boudet giao trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị tài liệu để tham gia các cuộc tổ chức được triển lãm tại Hà Nội và tại Huế.
Không chỉ được nhận xét là “một công chức trẻ có giá trị nhất, hội tụ những đức tính kiên quyết và thẳng thắn, có văn hóa rộng và một khả năng nghề nghiệp hoàn hảo”, Ngô Đình Nhu còn được đánh giá là “bằng chứng của một học thuyết uyên bác, một sự hoạt động không mệt mỏi” và ông đã trở thành “một cộng sự quý báu” của Paul Boudet.Niềm đam mê trong công tác chuyên môn, năng lực làm việc và sự cộng tác có hiệu quả của Ngô Đình Nhu đã làm sống lại trong Paul Boudet niềm tin vào kế hoạch sắp xếp lại tài liệu các vương triều phong kiến Việt Nam mà Paul Boudet đã theo đuổi ngay từ những ngày đầu tiên khi đặt chân đến Đông Dương.
Cũng là một Lưu trữ viên – Cổ tự tốt nghiệp tại trường Cổ tự học Quốc gia Paris như Ngô Đình Nhu, Paul Boudet rất coi trọng các nguồn sử liệu và biện pháp bảo quản chúng. Năm 1906, lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy Tổng đốc và các viên chức bản xứ ở các tỉnh miền Trung “đem tài liệu lưu trữ, trong đó có cả tài liệu của những năm Minh Mệnh thứ nhất ra phơi dưới nắng to để chống ẩm và đuổi côn trùng”, Paul Boudet đã đặc biệt vô cùng quan tâm đến nguồn tư liệu vô cùng quý giá đang ở trong tình trạng không được bảo quản theo đúng phương pháp khoa học.
Ngay từ thời gian đó, Paul Boudet đã muốn tiếp cận và áp dụng phương pháp phân loại của phương Tây với nguồn tài liệu này, nhằm làm cho chúng được khai thác, nghiên cứu và được sử dụng một cách có ích nhất.Sau nhiều năm cố gắng mà không có kết quả, mãi cho đến năm 1942, trải qua gần 5 năm cộng tác và chứng kiến khả năng đích thực của Ngô Dình Nhu, Paul Boudet một lần nữa lại quyết tâm thực hiện mục đích của mình. Tháng 9-1942, mặc dù “đầy nuối tiếc”nhưng Paul Boudet vẫn phải gửi Ngô Đình Nhu vào Huế để thành lập một tổ chức Lưu trữ và thư viện ở Huế và tổ chức lại tài liệu của chính phủ Nam triều vì Paul Boudet cho rằng đây là ‘một sự nghiệp cần thiết và đầy hiển hách”.
Tuy chính thức trở về Huế vào tháng 9-1942 nhưng trên thực tế, ngay từ tháng 2-1942, Ngô Đình Nhu đã thống nhất với ông Trần Văn Lý, Đổng lý Ngự tiền văn phòng của triều đình một kế hoạch nhằm cứu châu bản đang được cất giữ ở Nội các ra khỏi tình trạng bị hư hỏng nặng do không có người chăm sóc. Bản tấu của ông Trần Văn Lý xin đưa tất cả tài liệu trong Nội các ra Viện Văn hóa để có nhân viên chuyên trách trông nom, và xin đề nghị tổ chức một Hội đồng để chỉnh đốn đã được vua Bảo Đại chuẩn y. Hội đồng này do Ngô Đình Nhu làm chủ tịch, làm việc theo moọt phương pháp thống nhất: kiểm tra châu bản, chia ra từng loại, sắp xếp theo thứ tự thời gian rồi đóng thành từng tập có tiêu đề rõ ràng.
Trở thành Quản thủ viên của cơ quan Lưu trữ và Thư viện Trung Kỳ ở Huế từ ngày 1-1-1943, Ngô Đình Nhu bắt đầu sự nghiệp mới của mình với không ít khó khăn. Chính trong thời gian thử thách với hai nhiệm vụ nặng nề này, Ngô Đình Nhu lại một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh của “một người có học thức, một công chức đặc biệt” với phong cách làm việc “đầy nghị lực, đầy năng động”.
Ngày 29-3-1943, Nghị định tổ chức lại cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều do Paul Boudet chuẩn bị đã được Toàn quyền Đông Dương ký ban hành. Nghị định quy định: Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam được đặt dưới sự chỉ đaọ trực tiếp về mặt hành chính của Bộ Quốc gia Giáo dục và dưới sự kiểm soát về mặt kĩ thuật của Quản thủ viên Lưu trữ và Thư viện, người được giao nhiệm vụ ‘làm cố vấn cho chính phủ nhà vua trong mọi lĩnh vực có liên quan đến tài liệu và lưu trữ thư viện”.
Nhiệm vụ của Cố vấn – Quản thủ viên này được giao cho Ngô Đình Nhu, theo các điều 3 và 4 của dụ số 61 ngày 11-7 năm Bảo Đại thứ 18 (tức ngày 11-8-1943) do vua Bảo Đại ký về thành lập tổ chức Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam.
Và ngày 29-4-1943, sau hôn lễ với Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Nhu bắt đầu cuộc sống mới tại nhà số 19 đường Alexandres des Rhodes (Huế).Trong thời gian 3 năm, từ 1942 đến 1944, với vai trò Chủ tịch hội đồng cứu nguy châu bản và Cố vấn kĩ thuật, Ngô Đình Nhu đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tập trung tài liệu của 5 nguồn (Quốc Sử quán, Tàng Thơ lâu, Nội các, Viện Cơ mật trước đấy và Thư viện Bảo Đại) vào cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Nam triều.
Riêng đối với số châu bản ở Nội các, sau gần 2 năm làm việc dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu, Hội đồng đã làm ra được 3 bản thống kê bằng chữ Hán và Việt: một bản dâng ngự lãm, một bản lưu hồ sơ và một bản gửi cho Viện Văn hóa. Tiếp đó, Hội đồng đã xin Khâm Thiên giám chọn ngày tốt để cung nghênh châu bản ra Viện Văn hóa. Tất cả châu bản sau khi thống kê đều được lưu giữ trên những kệ sách mới đóng và sắp đặt rất có thứ tự.
Vô cùng hài lòng về những kết quả to lớn đó, Paul Boudet đã đánh giá Ngô Đình Nhu là “một cộng sự hạng nhất” vì theo Paul Boudet, Ngô Đình Nhu đã “hội tụ được cùng một lúc văn hóa truyền thống không thể thiếu trong vai trò của một Quản thủ viên Lưu trữ Hoàng triều và một khả năng hoàn hảo về nghề nghiệp nhờ có học thức uyên bác và vững chắc cho tổ chức Lưu trữ và Thư viện An Nam và Lưu trữ của Hoàng triều”.
Thật đáng tiếc là công việc đang tiến hành với kết quả ban đầu khả quan như thế thì xảy ra cuộc đảo chính Nhật- Pháp ngày 9-3-1945, rồi chiến tranh kéo dài… Bao nhiêu tài liệu lưu trữ của Hoàng triều đã bị mất, hỏng do thiếu người chăm sóc. Theo tục truyền, có rất nhiều châu bản được bày bán công khai tại các chợ Đông Ba, Bao Vinh, Nam Phổ, Sam… Vì vậy, một phân lớn châu bản đã bị mất hẳn, không thể nào tìm lại được.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã có một sự thay đổi lớn về tổ chức, bắt đầu từ ngày 18-4-1945 bằng việc thải hồi các nhân viên người Pháp. Theo đề nghị của giáo sư S. Kudo (Giám đốc mới của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương), Toàn quyền Đông Dương là Yuichi Tsuchihashi đã bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Phó Giám đốc của Sở. Sau đó, Ngô Đình Nhu đã tới Hà Nội và đã có 3 tuần gặp gỡ với Giáo sư S. Kudo trong cương vị mới. Ngày 31-7-1945, được sự đồng ý của Kudo, Ngô Đình Nhu đã quay lại Huế để tiếp tục công việc ở Viện Văn hóa.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đã được thành lập. Ngay từ những ngày đầu tiên, Lưu trữ và Thư viện đã được chính quyền cách mạng quan tâm đến. Ngày 8-9-1945, tức là chỉ 6 ngày sau khi Việt nam tổ chức tuyên bố độc lập ở Quảng trường Ba Đình lịch sử, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch chính phủ lâm thời ký 2 sắc lệnh có liên quan đến Thư viện và Lưu trữ.
Sắc lệnh thứ nhất sáp nhập các thư viện công (trong đó có thư viện Pierre Pasquier trực thuộc sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương) và một số cơ quan văn hóa khác vào Bộ Quốc gia Giáo dục. Sắc lệnh tiếp theo cử ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc.
Sắc lệnh này thể hiện chính sách trọng dụng nhân tài của chính quyền cách mạng Việt Nam.Sau chuyến đi công cán ở Thuận Hóa để tổ chức việc phân tán tài liệu của Viện Văn hóa theo sự vụ lệnh số 125-ND ngày 4-3-1946, Ngô Đình Nhu đã trở lại Hà Nội ngày 20-5-1946, tiếp tục chỉ đạo công việc chuyên môn ở Sở.
Tờ trình số 365 ngày 16-11-1946, về công việc của Phòng Thư mục và Pháp chế của Giám đốc Sở Lưu trữ công văn và Thư viên toàn quốc gửi Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục với chữ kí tay của Ngô Đình Nhu là bằng chứng cuối cùng về hoạt động của ông trong lĩnh vực Lưu trữ – Thư viện.
Có một điều đáng tiếc là vì thiếu tài liệu, chúng ta đã không thể biết rõ quá trình chuyển đổi của Ngô Đình Nhu từ vai trò “cố vấn kĩ thuật về Lưu trữ – Thư viện” sang vai trò “cố vấn chính trị” như thế nào. Nhưng rõ ràng là, bằng những công việc cụ thể được đề cập tới trong bài viết này, Ngô Đình Nhu đã để lại một dấu ấn không nhỏ trong lịch sử Lưu trữ Việt Nam thời kì 1938-1946, đặc biệt đối với sự sống còn của tài liệu châu bản triều Nguyễn vô giá của chúng ta.
Tác giả: Đào Thị Diễn
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
29 December 2017
Video tin tức & Thư Viện Việt Nam không dám treo hình Ông Ngô Đình Nhu!
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
13 December 2017
Video - Audio Thành công vượt bậc của Giải Thưởng Văn Chương và Âm Nhạc Tự Do 2017
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Vào tối thứ Sáu 8/12/2017 đã diễn ra lễ phát Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 do Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền và Trung Tâm Văn học Tiền Vệ đồng tổ chức tại Smithfield RSL Club Sydney.
Tháng 12 đang vào mùa Noel, từ ngoài tiền sảnh Smithfield RSL Club dẫn đến hội trường nơi diễn ra buổi lễ phát giải, không khí Giáng Sinh sang trọng tao nhã đã làm cho đêm phát giải trở nên ấm áp lung linh.
Ông Đặng Trung Chính, Chủ Tịch Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền - Trưởng ban Tổ Chức, trong diễn từ mở đầu buổi lễ phát giải đã cảm ơn các tổ chức, hội đoàn, các cá nhân đã cộng tác vô điều kiện, tận tâm và chuyên nghiệp cho Giải thưởng Văn chương và Âm nhạc có thể được thực hiện hoàn mỹ.
Ông nói từ hơn 40 năm nay, những người sáng tác tự do từ chối sự kiểm duyệt đã âm thầm viết ra các tác phẩm hiện thực và cất giữ nó hay chia sẽ trong phạm vi hạn hẹp của bạn bè hoặc gởi cho các trang chuyên về văn học như trang Tiền vệ, và điều này đã tạo ra một khoảng trống.
Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do đã đáp ứng đúng nguyện vọng tự do sáng tạo của những văn nghệ sĩ chân chính.
Và đây là cơ hội để các nhà văn, nhà thơ, ca nhạc sĩ, qua tác phẩm của mình, nói lên khát vọng về tự do, nhân quyền, sự thật và công lý cho đất nước Việt Nam mà theo ông Chính rất cần sự chung tay của mỗi người Việt tự do bên ngoài nước Việt để những tác phẩm này được quảng bá.
Ông Paul Nguyễn, Tân Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do NSW cho biết ông cảm thấy vinh dự và hãnh diện khi tiểu bang NSW là nơi đầu tiên diễn ra một giải thưởng văn chương và âm nhạc như vậy.
Ban Tổ Chức Giải Thuưởng đã quy tụ được một lực lượng các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học tên tuổi uy tín tham gia vào trong Ban Giám Khảo Văn Chương và Âm Nhạc.
Bên văn chương thì có nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà văn Mai Sơn (Việt Nam), nhà văn Trần Trung Đạo, nhà văn Thận Nhiên (Hoa Kỳ) Bác sĩ độc giả Nguyễn Mạnh Tiến, và hai nhà phê bình văn học đồng thời là Đồng Chủ biên trang Tiền Vệ Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc Châu)
Ban tuyển chọn Âm Nhạc có các nhạc sĩ Trúc Hồ (Hoa Kỳ), nhạc sĩ Tuấn Khanh (Việt Nam), và nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc Châu).
Ông Hoàng Ngọc Tuấn Đồng, Đồng Chủ Biên trang văn học Tiền Vệ, đại diện ban giám khảo giải Văn Chương cho biết, chỉ trong vòng năm tháng, từ ngày bắt đầu nhận tác phẩm (15/06/2017) cho đến ngày hết hạn nhận tác phẩm (15/11/2017) đã có hơn 300 bài thơ, gần 300 truyện ngắn, 5 cuốn tiểu thuyết, 2 tập khảo luận, và 1 tập phiếm luận từ 71 tác giả là những nhà văn, nhà thơ người Việt ở Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, và đa số là từ Việt Nam cùng gởi về dự thi.
Một số lượng tác giả và tác phẩm mà theo ông Hoàng Ngọc Tuấn là "đã vượt qua rất xa so với sự mong đợi của ban tổ chức."
Giải thưởng Văn Chương Tự Do 2017 bao gồm 3 giải thưởng Hạng Danh Dự, mỗi giải gồm có một bằng tuyên dương và $500 Đô Úc được trao cho các tác phẩm
- 'Ngày tọa thiền của gió' gồm 43 bài thơ của nhà thơ Trương Đình Phượng người gốc Nghệ An hiện sống tại Sài Gòn
- Tập truyện ngắn 'Tội ác già nua' của Trà Đoá cư trú tại Sài Gòn
- Và tập thơ 'Những ngày này' của Nguyễn Đạt là một cựu sĩ quan VNCH
Giải xuất sắc Giải thưởng Văn Chương Tự Do 2017 gồm một bằng tuyên dương và $3000 Đô Úc được trao cho Tập 35 truyện ngắn của tác giả Nguyễn Văn Thiện một nhà văn rất trẻ người gốc Nghệ An hiện đang dạy học ở Đắc Lắc.
Về giải Âm Nhạc đã có tất thảy gần 200 tác phẩm gởi về dự thi cho hai hạng mục Sáng Tác Mới và Giọng Ca Mới.
Giải Giọng Ca Mới trị giá $3000 Đô Úc và bằng tuyên dương đã được trao cho hai em nghệ sĩ trẻ Ksor Duk và Ro Mah Moly người dân tộc Jarai đến từ Gia Lai Pleiku
Về Sáng tác mới có ba giải Danh dự mỗi giải gồm một bằng tuyên dương và $500 Đô Úc đã được trao cho các tác phẩm:
- 'Cho quê hương hôm nay' của Nguyễn Xuân Lưu
- 'Biển xanh không còn' của Trường Phan
- "Nhà Việt Nam" là một tác phẩm du ca của Trần Huân - Trưởng nhóm Du Ca Sài Gòn Việt nam
Một Giải Xuất Sắc gồm một bằng tuyên dương và $3000 Đô Úc dành cho tác phẩm "Biển Đông dậy sóng ba đào" của tác giả Mặc Thiên.
—------------
"Các tác phẩm tham gia Giải thưởng Văn Chương Tự Do 2017 là những tác phẩm rất phong phú về đề tài, ý tưởng và bút pháp. Trong đó, rất nhiều tác phẩm chứa đựng những ý tưởng trung thực về tình trạng mất tự do, mất nhân quyền ở Việt Nam." - Hoàng Ngọc Tuấn Đồng, Đồng Chủ Biên trang văn học Tiền Vệ, đại diện ban giám khảo giải Văn Chương.
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ : Newer Post - Home - Older Posts
07 December 2017
Video: Chị Tuyết Nga cuối cùng đã đặt chân đến Hoa Kỳ
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Vâng thưa quý vị, cuối cùng thì con thuyền bé nhỏ mang tên Tuyết Nga, dù trong rách nát, tả tơi, nhưng cũng đã đến được bến bờ tự do sau 37 năm sóng gió, trải qua bao cơn phong ba, bão tố cùng những vùi dập của “thế nhân”! Hay nói một cách khác là tội ác của con người!
Nhưng ngược lại, vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm 30 tháng 11, 2017 vừa qua, cả hai chị Nguyễn Thị Tuyết Nga và Trần Thị Thu Hương đã được hàng chục người tử tế ra tận cửa phi trường quốc tế Houston đón tiếp trong tình thương, với những tấm lòng bao dung, che chở.
Bởi sự tế nhị của trường hợp cùng tình trạng định cư hai người tỵ nạn đặc biệt này cho nến cơ quan trách nhiệm giúp đỡ họ là YMCA đã yêu cầu cộng đồng người Việt tại Houston giữ kín tin tức và đừng đến đón hai chị quá đông tại phi trường. Tôn trọng lời yêu cầu đó cho nên chỉ có đại diện của các tổ chức cộng đồng, một số hội đoàn cùng nhân viên định cư và những thiện nguyện viên có trách nhiệm liên quan đến cuộc sống tương lai của họ hiện diện trong buổi tiếp đón hai chị Tuyết Nga và Thu Hương mà thôi.
Có những bó hoa nhỏ, nhưng thật tươi và rực rỡ tình yêu của mùa lễ tạ ơn. Có người bảo, hoa đẹp đấy, nhưng Tuyết Nga bị mù thì làm sao mà nhìn thấy được? Người tặng hoa là cô Minh Tâm trả lời: Dạ em biết, nhưng em tin rằng dù không ngắm được nhưng chị Tuyết Nga chắc chắn sẽ ngửi được mùi thơm của tự do và nhân ái từ trong những cánh hoa này. Có những lá cờ nhỏ, nhưng lại là những biểu tượng vĩ đại của tình người, của tự do và dân chủ! Và đây chính là những giá trị tuyệt đối mà Tuyết Nga đã phải đánh đổi bằng 37 năm đoạn trường đầy bi thương và khổ hạnh.
Tôi nghe chị Thu Hương nói nhỏ vào bên tai còn nghe được của Tuyết Nga: Em đang cầm trong tay là cờ vàng ba sọc đỏ mà bố em đã hy sinh để bảo vệ đó em biết không? Tuyết Nga chỉ biết nghẹn ngào trong nước mắt, nhưng vì những giọt lệ trào dâng khiến cô đã phải gỡ cặp kính mát che đôi mắt mù lòa để lau mặt.
Bất chợt nhìn thấy đôi mắt thật “không có con ngươi” của Tuyết Nga, cả đám thiện nguyện viên trẻ người Mỹ bỗng òa lên khóc, họ ôm Tuyết Nga vào lòng và nghẹn ngào an ủi chị. Hình ảnh đó đã mang lại cho tôi cả một trời kỷ niệm mà cách đây gần 43 năm về trước, khi những người tỵ nạn VN đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, họ cũng đã được những vị bảo trợ người Mỹ đối xử y hệt như vậy. Ai bảo người Mỹ kỳ thị? Ai bảo nước Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những khổ đau của nhân loại? Và đó cũng chính là lý do tại sao những người Việt tỵ nạn chân chính vẫn thường nói câu “Thanh You America” hay “Thanh You Australia, “Thanh You Canada” v..v...
Hai tiếng đồng hồ chờ đợi để được hàn huyên với nhau trong 30 phút ngắn ngủi ở phi trường! Tôi may mắn được xem như là “người thân” duy nhất có mặt tại buổi tiếp đón hai cô ngày hôm nay, chả là vì hơn 1 tuần trước đây, anh em chúng tôi đã gặp nhau trong buổi hội ngộ tại nhà giam di trú ở Bangkok, Thái Lan.
Nhưng cũng có thể vì vậy mà đêm nay tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được vì câu trả lời của Tuyết Nga khi tôi hỏi thăm về hai người tỵ nạn cũng đang bị giam cùng trại, đó là anh Bé và anh Sĩ. Một là cưu quân nhân QLVNCH, còn một là người tranh đấu cho VN tự do. Hai cô bảo, tụi em âm thầm rời trại vào lúc nửa đêm để ra phi trường mà không dám chào từ giã vì chỉ sợ các anh ấy tủi thân và buồn thêm cho số phận hẩm hiu của mình. Nhất là anh Bé đang bệnh nặng, hầu như liệt cả nửa thân người, không biết khi nghe tin tụi em được đi Mỹ rồi, anh ấy còn nghị lực để sống nữa hay không?
Nghĩ đến 2 anh, nghĩ đến số phận của gần 2000 người tỵ nạn vì chính trị, vì tôn giáo, vì sự đàn áp nhân quyền ở trong nước hiện nay đang sống vất vưởng tại Thai Lan. Nghĩ đến khuôn mặt méo xệch của linh mục Peter Namwong, vị “bồ tát” của người tỵ nạn VN trên đất Thái từ 42 năm qua. Nhất là nghĩ đến những sắc lệnh đán áp và trục xuất người Việt tỵ nạn tại Thái Lan sắp được chính phủ quân đội, lãnh đạo Vương quốc này đem ra áp dụng, tôi không thể nào viết được nữa! Câu hát của anh Trầm Tử Thiêng lại vang vọng bên tôi vào lúc nửa đêm về sáng: “Người vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới...”!
Bao giờ thì Việt Nam mới hết khổ hả anh Thiêng?
Nam Lộc
Tháng Chạp, 2017 /span>
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Subscribe to:
Posts (Atom)