29 March 2018

Video tin tức & BPSOS công bố tài liệu “Hội Cờ Đỏ

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hôm nay tổ chức BPSOS, qua Đề Án Tự Do Tôn Giáo, công bố tập tài liệu về “Hội Cờ Đỏ: Mối đe doạ mới nổi nhắm vào các cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam”.

Tại buổi họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Sáng nay, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS, đã trao tập tài liệu này tận tay Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback.

Trong 18 trang, tài liệu này trình bày quá trình hình thành của các “Hội Cờ Đỏ” ở Tỉnh Nghệ An và lan dần ra Hà Nội và Tỉnh Đồng Nai.

“Các Hội Cờ Đỏ là một hiện tượng mới ở Việt Nam: nhân tố không thuộc chính quyền đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, đặc biệt là nhắm vào các cộng đồng Công Giáo nào đặt vấn đề về cách chính quyền giải quyết thảm hoạ do Nhà Máy Gang Thép Formosa gây ra.”

Tài liệu cho biết, trước đây công an Việt Nam thường dùng các thành phần xã hội đen hay thành viên của các đoàn thể ngoại vi của Đảng Cộng Sản để đàn áp tôn giáo và các người vận động cho nhân quyền. Khi bị quốc tế lên án, chính quyền Việt Nam biện bác rằng đấy là quần chúng tự phát.

Ngược lại, các thành viên Hội Cờ Đỏ đã khoe rằng họ có tổ chức, có chương trình hành động, và có sự phối hợp. Thậm chí, ngày 29 tháng 10 vừa qua, khoảng 700 thành viên thuộc nhiều Hội Cờ Đỏ đã tụ tập để ra mắt “Liên Minh Hội Cờ Đỏ” ngay sát cạnh nhà thờ Văn Thai, một giáo họ Công Giáo ở Nghệ An mà đã nhiều lần bị các thành viên Hội Cờ Đỏ khủng bố tinh thần.

Bản báo cáo nhận định rằng, qua các hành vi và hoạt động của chúng, các Hội Cờ Đỏ cho thấy họ có 3 mục tiêu chính:

(1) Ngăn chặn nạn nhân của thảm hoạ môi sinh trong việc nộp đơn kiện hay biểu tình phản đối Nhà Máy Gang Thép Formosa;

(2) Chia rẽ những người không Công Giáo với các giáo dân Công Giáo, và kêu gọi tẩy chay việc giao thương với các làng Công Giáo;

(3) Hăm doạ các giáo dân bằng cách bôi bẩn các lãnh đạo tinh thần của họ, tấn công các người có uy tín trong cộng đồng của họ, và xâm phạm chỗ ở và nơi thờ phượng của họ.

Thành viên của các Hội Cờ đỏ đã lăng mạ các tu sĩ Công Giáo, khủng bố tinh thần giáo dân, hành hung những người tham gia biểu tình đòi công lý, đập phá nhà ở và doanh nghiệp trong các xứ đạo, la ó và ném đá để gây xáo trộn các buổi lễ và sinh hoạt tại nhà thờ…

Bản báo cáo đưa ra 4 đề nghị cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và 2 đề nghị cho các định chế Liên Hiệp Quốc về nhân quyền. Phần phụ đính của tài liệu gồm 2 bản báo cáo gửi Liên Hiệp Quốc của Giáo Xứ Song Ngọc và Giáo Xứ Kẻ Gai.

Ts. Thắng cho biết là BPSOS đã nhận được thông tin từ nhiều nguồn ở Việt Nam và hải ngoại.

“Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mừng là đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều người để hình thành một cách nhanh chóng tập tài liệu về Hội Cờ Đỏ,” Ông nói.

Tập tài liệu này đã được tải lên trang dvov.org, trang mạng của BPSOS để đưa thông tin về Việt Nam đến với quốc tế ▼

Bài liên quan ▼

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

25 March 2018

Video & Hãy hủy bỏ cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   

Human Rights Watch (New York, ngày 27 tháng Ba năm 2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nguyễn Viết Dũng và phóng thích anh ngay lập tức. Anh bị công an bắt hồi tháng Chín năm 2017 và bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ mở phiên xử anh vào ngày 28 tháng Ba năm 2018.

“Việc Việt Nam vẫn cứ sử dụng tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ đã mất hết sức thuyết phục để dập tắt tiếng nói của những người bất đồng chính kiến chỉ làm uổng phí thời gian mà thôi,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Cả Nguyễn Viết Dũng lẫn những người đang kêu gọi cải cách khác đều không hề biểu lộ ý định chịu khuất phục trước sức ép mạnh tay kiểu này của chính quyền. Tất cả những gì Việt Nam đang làm chỉ gây sự chú ý tới chính sách lố bịch, không chấp nhận bất đồng chính kiến của mình.”

Nguyễn Viết Dũng, 32 tuổi, còn được gọi là Dũng Phi Hổ, có một quá trình phản kháng xã hội khá dài. Khi còn học trung học, anh từng được biết đến khi đoạt giải cuộc thi trên truyền hình Đường Lên đỉnh Olympia và trúng tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội với kết quả thi xuất sắc. Nhưng sau hai năm, anh bị nhà trường đuổi học vì bận tham gia biểu tình. Tháng Tư năm 2015, Nguyễn Viết Dũng lại được công chúng quan tâm sau khi bị bắt vì tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa đòi bảo vệ môi trường ở Hà Nội và bị cáo buộc tội gây rối trật tự công cộng theo điều 245 của bộ luật hình sự. Cũng trong năm 2015, được biết anh đã thành lập một đảng chính trị lấy tên là Đảng Cộng Hòa Việt Nam để vận động cho dân chủ ở Việt Nam.

Tháng Mười hai năm 2015, anh bị đưa ra xử tại Tòa án Nhân dân Quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội). Được biết, trong phiên xử, các luật sư bào chữa yêu cầu tòa án triệu tập nhân chứng và “người bị hại” của hành vi bị cho là phạm tội của anh. Tòa phản ứng lại bằng việc trục xuất một luật sư bào chữa ra khỏi tòa án. Những luật sư còn lại bỏ ra ngoài để phản đối. Nguyễn Viết Dũng bị kết án 15 tháng tù, sau đó phiên phúc thẩm xử vào tháng Ba năm 2016 đã giảm mức án trên xuống còn 12 tháng. Sau đó anh kể vớimột nhà báo tự do rằng công an đã đánh và đá vào mặt và mạng sườn anh trong quá trình bắt giữ.

Ngay sau khi ra tù hồi tháng Tư năm 2016, Nguyễn Viết Dũng lập tức phục hồi các hoạt động chính trị và nhân quyền với khẩu hiệu, “Dù có xảy ra chuyện gì, kết quả cuối cùng vẫn phải là Tự do và Phân quyền.” Anh tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa, một công ty thép Đài Loan đã xả chất thải độc gây ra thảm họa môi trường biển lan rộng dọc bờ biển miền Trung Việt Nam. Anh lên tiếng ủng hộ các nhà vận động nhân quyền như nhà hoạt động nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà. Anh cũng tham gia các hoạt động nhân đạo, như hỗ trợ các nạn nhân bão lụt ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình vào tháng Mười năm 2016.

Tháng Năm năm 2016, khi anh đang đi thăm các bạn bè hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh, một nhóm người mặc thường phục tấn công anh và đưa anh về đồn công an. Công an câu lưu và hỏi cung anh suốt hai ngày rồi áp giải ra sân bay đưa về Vinh. Đến nơi, ba người không xưng danh tính đã khống chế anh, đẩy anh lên một chiếc xe hơi, và đánh dã man, theo như lời Nguyễn Viết Dũng kể lại sau đó.

“Họ đấm vào đầu và tay Dũng bị sưng tím vì bị đánh. Họ không nói hay giải thích bất cứ điều gì, cứ thế đánh Dũng liên tục trên xe ô tô. Đánh bằng tay chưa đủ, họ còn tháo giày da và quật bằng mũi giày.”

Anh kể với một người bạn hoạt động rằng những người này giữ anh một đêm trong một khách sạn ở Vinh, ở đó họ tiếp tục đánh và ép anh viết một bản cam kết những điều chống lại mình, rồi mới thả anh.

Tháng Ba năm 2017, công an câu lưu một số nhà hoạt động vì tham gia buổi tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1988. Nguyễn Viết Dũng và bạn là Đỗ Thanh Vân đến đồn công an phường Bách Khoa để đòi thả các bạn hoạt động của họ. Những người mặc thường phục đã tấn công họ. Đỗ Thanh Vân kể với một phóng viên Đài RFA:

“Ngay lập tức hai thằng ập vào đạp Dũng Phi Hổ ngã ra. Sau khi đạp Dũng, 4,5 thằng tiếp theo dàn trận sẵn rồi. Hai thằng lao vào đập Dũng, hai thằng lao vào đập mình. Mình bị chúng nó dùng 1 cái ghế nhựa đập thẳng tay chính xác vào đầu. Lẽ ra chúng nó sẽ còn tiếp tục đánh mình nhưng vì cái cú đập quá mạnh và mình bị chảy máu ngay lập tức. Máu chảy suốt một bên mặt và chảy xuống áo, che cả mắt mình. Chúng nó thấy vậy, có lẽ một phần vì mình là phụ nữ, thứ hai là chúng thấy chảy máu nhiều quá nên không đánh mình nữa, mà tập trung vào đánh Dũng Phi Hổ.”

Nguyễn Viết Dũng đang thực hiện phóng sự về “hiện trạng lạm thu cũng như suy nghĩ, nguyện vọng của học sinh và các bậc phụ huynh trên địa bàn nơi Dũng sinh sống” trước khi bị bắt hồi tháng Chín năm 2017, theo lời một người bạn hoạt động.

“Thật đau lòng khi thấy hết lần này đến lần khác, chính quyền Việt Nam bức hại một nhà hoạt động ôn hòa vì người đó không chịu thuần phục chính sách của đảng,” ông Adams nói. “Các đối tác thương mại và nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam cần lên tiếng về cách xử sự côn đồ và không biết xấu hổ của chính quyền Việt Nam.”

Muốn đọc thêm tin, bài của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, xin truy cập: http://www.hrw.org/vi/asia/vietnam

Muốn có thêm thông tin về tù nhân chính trị Việt Nam, xin truy cập: https://www.hrw.org/vi/video-photos/interactive/2017/11/02/free-vietnams-political-prisoners

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ: Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531 (di động); hay email: adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hay email: siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

18 March 2018

Video - Audio: Cộng đồng Đông Nam Á ở Sydney biểu tình vì nhân quyền.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vào Link nghe SBS Radio tuờng thuật về buổi biểu tình * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube ▼

* Còn nhiều hinh trên Facebook của Nikonian Dang Tran

12 March 2018

Video tin tức & SBTN cùng 2 tổ chức vận động cho dự án phim chiến tranh Việt Nam mới

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Phim tài liệu lịch sử về ▼ "người Tị Nạn Việt Nam" trên toàn thế giới. Phim dài 17 tập

* COPY CHỮ = > Người tị nạn Việt Nam VÀ ĐÁNH SỐ TẬP 2 ĐẾN TẬP 17. XONG NHẤN Enter/Search NẾU VIDEO KHÔNG CHUYỂN TẬP KẾ TIẾP.

Bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick từng gây bất mãn cho nhiều cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những nạn nhân cộng sản và cộng đồng người Việt tị nạn phải bỏ nước ra đi sau cuộc chiến. Trong cuộc khảo sát mới đây của Bao Cali Today, gần 89% người Mỹ gốc Việt tin rằng bộ phim của Burns và Novick là “thân cộng sản”.

Ba tổ chức gồm Vietnam Veterans for Factual History (VVFH), Immigrant Resettlement & Cultural Center (IRCC) và Đài Truyền Hình SBTN đang hợp tác thực hiện hai dự án sau đây, để câu chuyện thật về chiến tranh Việt Nam phải được kể lại.

Dự án thứ nhất là gửi thư phản đối Bank of America về việc đã tài trợ hàng triệu Mỹ kim cho cuốn phim của Burns và Novick, dù họ chỉ trình bầy một phía với phân nửa sự thật về chiến tranh Việt Nam. Ba tổ chức đòi hỏi Bank of America phải công bằng để ủng hộ và tạo cơ hội cho một nỗ lực trả lời bộ phim và ghi nhận sự thiên vị cũng như thiếu sót của Burns và Novick. Để ký, và tìm hiểu thêm về thư phản đối, xin vào đường link: http://chn.ge/2H3BFDz

Dự án thứ hai là gây quỹ sản xuất một bộ phim mới về chiến tranh Việt Nam, kèm theo những tài liệu giảng dạy dành cho các lớp học, các cuộc trưng bày trực tuyến, các hoạt động đa phương tiện, thảo luận trong lớp, câu đố và bài trắc nghiệm. Chương trình này sẽ gồm hai video miễn phí 45 phút cho tất cả các trường học trên khắp nước Mỹ.

Ngoài ra, các video sử dụng tại trường học cũng sẽ được công khai phát hành đến công chúng. Các video sẽ kể câu chuyện của các cựu chiến binh Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ. Để đóng góp, và tìm hiểu thêm về dự án này, xin vào đường link: https://www.gofundme.com/vn-war-videos-teaching-aid

* Để ĐÓNG GÓP và tìm hiểu thêm về dự án này, vui lòng nhấp vào đây ▼

Có thể gửi tiền tới RADIX Foundation qua địa chỉ dưới đây với chú thích:

VN Videos & Teaching Aid.

Steve Sherman

11715 Bandlon Drive Houston, TX 77072

Email: sherman1@flash.net

phone: 281-879-5688

* Nếu cần biên nhận khai thuế, xin liên lạc ông Steve Sherman.

Dự án này là một nỗ lực chung giữa tổ chức Vietnam Veteran for Factual History (VVFH), Immigrant Resettlement & Cultural Center (IRCC), và Saigon Broadcasting Television Network (SBTN). Mọi người đều là tình nguyện viên. Mọi đóng góp sẽ dành hoàn toàn cho các dự án, chứ không đi vào ngân quỹ hay dùng trả lương cho một tổ chức nào.

Huy Lam / SBTN

10 March 2018

Video tin tức khắp nơi & Úc có nên làm thành viên ASEAN?

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Vào ngày 17 và 18 tháng 3 sắp tới đây, Thủ Tướng Malcolm Turnbull sẽ đón chào lãnh tụ của 10 thành viên quốc gia ASEAN trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Úc - ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Úc.

ASEAN nằm trong chiến lược an ninh đề ra trong Bạch Thư Ngoại Giao công bố vào cuối năm 2017. Trước sự trỗi dậy hung hãn của Trung Quốc cùng với chính sách nước Mỹ trên hết của Tổng Thống Trump, Canberra phải đa phương hóa và thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác khác trong khu vực để giảm bớt lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc. Ấn Độ với dân số 1.3 tỷ người là một mục tiêu lớn.

ASEAN là mục tiên thứ hai. Tổng dân số của 10 quốc gia thành viên ASEAN chiếm khoảng 685 triệu. Hàng năm có khoảng 1.3 triệu người trong các quốc gia khối ASEAN viếng thăm Úc. Hơn 100,000 du học sinh từ ASEAN đang học tập tại Úc. Tổng kim ngạch hai chiều lên đến 93 tỷ trong năm 2016. Gần 1 triệu công dân Úc là những người có gốc gác từ các quốc gia trong khối ASEAN.

Úc là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN vào năm 1974. Vào năm 2004, lãnh tụ Úc và ASEAN công bố ý định siết chặt quan hệ về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ đối thoại. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Úc được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2010 tại Hội Nghị ASEAN thứ 17.

Một thập niên sau, quan hệ Úc - ASEAN được nâng cấp thành đối tác chiến lược tại Hội Nghị Thượng đỉnh tại Nay Pyi Taw Miến Điện vào ngày 12/11/2014 đánh dấu 40 năm quan hệ Úc - ASEAN. Tại đây, lãnh tụ đôi bên đồng ý tổ chức Hội Nghị Thượng đỉnh cấp lãnh tụ mỗi 2 năm một lần. Thượng đỉnh Úc - ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Vientanne Lào vào ngày 7/9/2016 khi hai bên công bố kế hoạch hợp tác chống khủng bố quốc tế.

Canberra bổ nhiệm Simon Merrifield làm Đại Sứ Úc đầu tiên với ASEAN vào ngày 1/10/2013. Người kế nhiệm hiện nay là Elizabeth Jane Duke. Canberra đồng ý ký Hiệp Ước Thân thiện và Hợp tác vào năm 2005 để tham gia vào các Diễn đàn Khu vực ASEAN, Bộ Trưởng Quốc Phòng + 3, Thượng đỉnh Đông Á cũng như nhiều diễn đàn chuyên đề khác gồm có hợp tác chống khủng bố, buôn lậu, cứu trợ nhân đạo, an ninh hàng hải, kiểm soát vũ khí và hoạt động ngoại giao ngăn ngừa xung đột quân sự trong khu vực. Về mặt kinh tế, Úc là một trong 6 đối tác tham gia thương lượng RCEP gồm có 10 quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc, Nhật, Ấn độ, Hàn quốc, Tân Tây Lan và Úc.

Hiện nay có khoảng 130,000 du sinh từ ASEAN đang học tập tại Úc. Vào tháng 12 năm 2013, Canberra tái khởi xướng chương trình cấp học bổng Colombo với ngân sách 100 triệu Úc kim trong 5 năm. Tại Thượng đỉnh Úc - AEAN đầu tiên, hai bên đồng ý thiết lập Chương trình Lãnh đạo và Úc công bố là sẽ tăng gấp đôi số học bổng cho học sinh ASEAN lên tới 1,500 trong năm 2017.

Trước mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai bên, Graeme Dobell một ký giả với hơn 45 kinh nghiệm trong lãnh vực ngoại giao và chiến lược đang cộng tác với Viện Chính Sách Chiến Lược Úc đã táo bạo đề nghị là Úc nên trở thành thành viên ASEAN trước năm 2024 là năm đánh dấu nửa thế kỷ quan hệ giữa Úc và ASEAN.

Tân Tây Lan cũng nên gia nhập. Đơn xin gia nhập ASEAN chung của Úc và Tân Tây Lan sẽ có sức thuyết phục đáng kể. Theo Dobell, Úc là một trung cường. Nếu làm thành viên ASEAN thì cả đôi bên đều có lợi và sẽ gia tăng đáng kể vai trò trọng tâm của ASEAN đối trọng với các siêu cường trong thời đại cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Quan hệ đồng minh giữa Úc và Mỹ không là một lực cản như trường hợp của Thái Lan và Phi Luật Tân.

Úc cần một ASEAN vững mạnh để không bị Bắc Kinh mua chuộc, lũng đoạn và bẻ từng chiếc đũa. Tương lai của Úc lệ thuộc vào tương lai phát triển của ASEAN. ASEAN là đối tác kinh tế thứ ba sau Trung Quốc và Liên Âu. Nếu không trở thành thành viên thì ít nhất phải là quan sát viên trước năm 2024 như Papua New Guinea và Timor Leste hiện nay. Quyết định trở thành thành viên ASEAN phù hợp với chiến lược ngoại giao đề ra dưới Bạch Thư 2017. Là một trung cường, Úc phải tìm thế hỗ tương với các thế lực và cơ chế hiện hữu có vị thế tương tự vì lợi ích đôi bên.

Từ cái nhìn của ASEAN, các quốc gia Đông Nam Á ngày càng chịu sức ép cạnh tranh giữa các siêu cường là Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Ấn Độ. Sự hiện diện của Úc và Tân Tây Lan sẽ là một đóng góp đáng kể giữ thế quân bình cho ASEAN. Vấn đề nhạy cảm nhất là Biển Đông. Hiện nay, ASEAN không có thực lực và hoàn toàn thụ động phản ứng chạy theo bước cờ của Bắc Kinh. Nguồn lực ngoại giao và quốc phòng của Úc và Tân Tây Lan có thể giúp ASEAN trong tiến trình thương lượng COC với Trung Quốc.

Trước đây, cựu Thủ Tướng Paul Keating và hiện đang là Chủ Tịch Ban Giám đốc Tư vấn của Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc cũng đã nhiều lần đề nghị Úc nên tham gia và trở thành viên ASEAN. Keating nhận định rằng Úc phải tìm tương lai chiến lược và an ninh từ bên trong chớ không phải từ bên ngoài châu Á. Nhưng ông là một tiếng nói đơn độc và quan điểm của Keating không được nhiều người ủng hộ vì một số lý do.

Thứ nhất là về mặt địa lý. Úc và Tân Tây Lan thuộc về châu Đại Dương chớ không thuộc châu Á. Nhưng yếu tố địa lý không còn quan trọng trong thời đại điện số hiện nay. Vào năm 2005, Liên Đoàn Túc cầu Úc gia nhập Liên Đoàn Túc Cầu châu Á. Vào năm 2015, Úc tổ chức thắng giải Vô địch Túc cầu châu Á.

Lý do thứ hai là căn cước sắc tộc. Úc và Tân Tây Lan căn bản là những người da trắng xuất phát từ châu Âu. Theo Hiến Pháp, người đứng đầu nước Úc là Nữ Hoàng Elizabeth II. Có nhiều người Úc da trắng vẫn xem mình là thần dân của Nữ Hoàng. Mặt khác, có người lập luận rằng vai trò của Nữ Hoàng chỉ mang tính biểu tượng và không gây cản trở trong việc Úc là một trong những thành viên sáng lập diễn đàn APEC.

Nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất là văn hóa và thể chế chính trị. Úc là một nền dân chủ đại nghị với một hệ thống tư pháp và truyền thông độc lập. Có nhiều đảng phái tham gia chính trường và cạnh tranh lành mạnh đưa ra nhiều chính sách và sáng kiến có lợi cho đất nước và người dân để tranh thủ lá phiếu của cử tri. Nhờ vào thể chế văn minh và tiến bộ này nên Úc có một nền kinh tế phát triển với GDP mỗi đầu người lên tới 50,000 Mỹ kim. Dĩ nhiên tài nguyên thiên nhiên cũng đóng góp một phần đáng kể. Nhưng có những quốc gia chẳng hạn

như Việt Nam với rừng vàng biển bạc mà GDP mỗi đầu người chỉ xấp xỉ 2,000 Mỹ kim vì thể chế quá tồi. Người Úc kiên quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Trong khi đó, đa số các quốc gia ASEAN vẫn còn mang sắc thái độc tài và chuyên chế chẳng hạn như Việt Nam và Lào là 2 nước cộng sản độc đảng toàn trị. Hunsen thì đang biến thành một nhà độc tài tại Cam Bốt. Trong một bài phát biểu vào ngày 21/2, Hunsen dọa là sẽ rượt đuổi và đánh những người biểu tình phản đối ông tại Úc.

Miến điện tuy là có những bước cải cách nhưng quyền lực căn bản vẫn do quân đội kiểm soát. Tại Thái Lan thì các tướng lãnh vẫn chưa cho biết là khi nào sẽ tổ chức bầu cử kể từ khi họ đảo chánh. Mã Lai và Singapore tuy có đảng đối lập nhưng đối lập chưa bao giờ thắng cử nắm chính quyền. Còn Phi Luật Tân dưới thời Duterte cho thấy các cơ chế dân chủ còn rất lỏng lẻo có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền.

Sinh hoạt của ASEAN dựa vào 2 điểm chính. Đó là nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào nội bộ của các thành viên khác. Người Úc cũng như giới truyền thông sẽ khó chấp nhận việc chính quyền và đối lập Úc không thể lên tiếng về các vấn đề nhạy cảm như thảm trạng của người Rohingya tại Miến Điện,

hoặc việc bắn giết người bừa bãi trong chiến dịch bài trừ ma túy của Duterte, hoặc tình trạng bắt bớ các blogger và những nhà tranh đấu cho nhân quyền và môi trường tại Việt Nam như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình... Nói chung, Úc và các quốc gia ASEAN có một khoảng cách quá xa về mọi mặt văn hóa, kinh tế, xã hội và thể chế chính trị.

Cho dù là Úc muốn gia nhập nhưng chưa chắc đã thành công. Có thể là Trung Quốc sẽ không muốn có thêm một đồng minh của Mỹ nằm trong ASEAN để tạo thêm rắc rối cho họ. Bắc Kinh có thể sử dụng lá bài chư hầu từ Phnom Penh để phủ quyết đơn gia nhập của Úc. Hiện nay, Nam Dương là quốc lãnh đạo của ASEAN với GDP chiếm 40% tổng số GDP của 10 thành viên. Họ có thể dè dặt nghĩ rằng Úc sẽ là một đối tượng cạnh tranh giành quyền lãnh đạo ASEAN sau khi gia nhập.

Úc vừa ký CPTPP tại Chile vào ngày 8 tháng 3 vừa qua. Trong nhóm 11 quốc gia CPTPP thì có 4 nước là thành viên ASEAN gồm có Singapore, Brunei, Mã Lai và Việt Nam. Một số quốc gia khác đã ngỏ ý muốn gia nhập gồm có Hàn Quốc, Anh Quốc, Đài Loan cũng như thành viên ASEAN là Nam Dương, Thái Lan và Phi Luật Tân. CPTPP sẽ là một khung sườn siết chặt vận mệnh kinh tế của Úc với châu Á - Thái Bình Dương dù Úc không phải là thành viên ASEAN.

Về mặt an ninh, Canberra đang từng bước phát triển quan hệ ''tứ đại kim cương'' dân chủ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thực thi chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương để kiểm soát tham vọng của Bắc Kinh vì ASEAN quá yếu. Về lâu dài, nếu tứ quốc thuyết phục được Nam Dương, Singapore và Mã Lai cùng gia nhập thì đó sẽ là một liên minh có thực lực đáng kể hầu răn đe ý đồ bành trướng của Trung Quốc.

Theo thông lệ, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc sẽ tổ chức biểu tình phản đối sự hiện diện của ông Nguyễn Xuân Phúc Thủ Tướng Việt Nam tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Sydney vì chính sách đàn áp nhân quyền tàn bạo của Hà Nội.

Có lẽ ông Phúc sẽ không man rợ như Hunsen hăm dọa rượt đánh những người biểu tình. Nhưng nếu có trả đũa thì chắc sẽ tinh vi hơn chẳng hạn như cho Lãnh Sự Quán Việt Nam cấp visa cho về Việt Nam nhưng ra lệnh cho công an bắt giữ tại phi trường rồi đuổi những ''khúc ruột ngàn dậm'' ra khỏi Tân Sơn Nhất như họ vẫn thường làm trong quá khứ để trả lời cho Graeme Dobell: "Văn hóa ASEAN là như vậy đó".

LS. Nguyễn Văn Thân

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

07 March 2018

Video tin tức & Mưu đồ của CSVN qua bộ phim tài liệu Mậu Thân 1968

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Trong bài "Chuyện sau Mậu Thân" ▼

Giáo sư Trần Gia Phụng viết về 2 giại đoạn:

Giai đoạn đầu, sau biến cố Mậu Thân

Giai đoạn hai, sau khi xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa năm 1975

Trong giai đoạn hai, Giáo sư Trần Gia Phụng đã đề cập đến việc "Cộng sản còn bỏ tiền làm phim Mậu Thân, do bà Lê Phong Lan đạo diễn, hoàn thành năm 2013. Bộ phim Mậu thân gồm 12 tập. Mỗi tập mang tiểu đề khác nhau. Bộ phim tố cáo "Mỹ ngụy" giết hại dân lành rồi đổ tội cho CS."

Không riêng gì Giáo sư Trần Gia Phụng mà có rất nhiều người đã lên án và chỉ trích nặng nề bà Lê Phong Lan, nhưng thật ra bà Lê Phong Lan chỉ là con tốt, đạo diễn chính không ai khác hơn là đảng CSVN. Mục đích của bộ phim Mậu Thân đầy dối trá là tuyên truyền và diệt khẩu. Tuyên truyền là mục đích "nổi" còn diệt khẩu là mục đích "chìm" và đấy mới chính là mục đích quan trọng đối với đảng CSVN.

Mục đích tuyên truyền của "Phim tài liệu Mậu Thân 1968" hoàn toàn thất bại vì chắc hẳn rằng chẳng có ai tin vào những điều dối trá được dàn dựng trong bộ phim. Với thời đại internet toàn cầu ngày nay, bộ phim tuyên truyền này đã có phản ứng ngược một khi độc giả đối chiếu với những sự kiện thật về sự man rợ, tàn độc, kinh hoàng của CSVN trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Dĩ nhiên CSVN, các đảng viên kể cả Lê Phong Lan cũng chẳng có ai dám tin vào cái sản phẩm ("con đẻ") của chính mình.

Vậy thì tại sao Lê Phong Lan đã phải mất tới 10 năm để thu thập tài liệu, phỏng vấn các nhân chứng để làm bộ phim tài liệu về cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968 với mục đích gì? Tuyên truyền? Vô ích!

Thoạt tiên thì tưởng rằng mục đích của bộ phim là dùng để tuyên truyền, nhưng phải luôn luôn nhớ rằng CSVN là những kẻ mưu mô, xảo quyệt, gian ác bậc nhất, do đó mục đích chính ("nổi") chỉ là phụ còn mục đích phụ ("chìm") lại là chính - diệt khẩu. CSVN đã gian manh, xảo quyệt dùng Lê Phong Lan như một công cụ (một đạo diễn trá hình) để lùng sục, dò tìm các nhân chứng sống trong suốt 10 năm trời.

Lê Phong Lan đã bỏ ra một thời gian dài để thu thập tài liệu và phỏng vấn các nhân chứng nhất là những nạn nhân, những cán binh CSVN đã từng trực tiếp tham dự cuộc tổng tấn công trên lãnh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (dĩ nhiên là CSVN chỉ đưa vào trong bộ phim những nhân chứng, những phần phỏng vấn có lợi cho chúng).

Đáng thương thay cho những ai ngây ngô "thành thật khai báo" để rồi sau đó bị CSVN âm thầm ra tay tìm cách diệt khẩu để xóa dần đi (những nhân chứng tố cáo hay biết rõ) tội ác của chúng trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân - CSVN tìm cách xóa dấu vết tội ác bằng cách gây thêm tội ác. Chính Lê Phong Lan, sau khi hoàn thành bộ phim, 2013, cũng đã "vô tình" thú nhận - "Thế nên trong phim này 2/3 nhân vật mà tôi phỏng vấn đã mất."

Với bản chất xảo quyệt, gian ác, thâm độc bậc thầy, ngoài việc lùng sục các nhân chứng, CSVN đã dàn dựng, nhồi nhét vào bộ phim đầy những sự dối trá, bịp bợm, láo khoét nhằm mục đích là để gây nên sự giận dữ ở các nhân chứng còn sống để họ lộ diện, lên tiếng, phản bác, đả kích, tố cáo tội ác CSVN. Và thế là, CSVN sẽ dần dần tìm cách diệt khẩu những người "lộ dịên" và được coi là nguy hiểm đối với chúng.

Đối với CSVN thành phần bị xem là "nguy hiểm" chính là những lời nói thật, những lời thú tội của các cán binh CSVN (thức tỉnh, ăn năn) đã từng, trực tiếp hay gián tiếp, nhúng tay vào máu trong những vụ thảm sát dân lành. CSVN luôn hy vọng rằng với thời gian và với tiến trình âm thầm diệt khẩu thì một ngày gần đây sẽ không còn ai là những nhân chứng sống khả tín của cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, lúc đó bộ "Phim tài liệu Mậu Thân 1968" sẽ nghiễm nhiên trở thành sự thật lịch sử.

Tuy nhiên, ngoài những nhân chứng còn sống sót và hiếm hoi như Nguyễn Thị Thái Hòa, Phan Văn Tuấn là những người đã trực tiếp chứng kiến tận mắt cảnh sát hại dân lành một cách tàn độc, dã man của CSVN thì vẫn còn vô vàn những chứng nhân ở thời điểm Tết Mậu Thân, vô vàn những dấu tích tang tóc, chết chóc ở khắp nơi trên vùng đất Thần Kinh và nhất là vô vàn những nạn nhân bị sát hại đã để lại những nỗi đau đầy máu và nước mắt, hằn sâu trong tâm tư của người thân.

Hình ảnh, tiếng nói, những câu chuyện thương tâm của các nhân chứng đã phơi bày những bằng chứng tội ác của CSVN - những tội ác không thể tha thứ và không bao giờ quên.

CSVN tìm mọi cách che dấu, xóa dần những vết tích tội ác của chúng một cách tuyệt vọng nhưng bàn tay vấy máu của CSVN không che nổi mặt trời!

Phan Trâm Anh

06/03/2018

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

04 March 2018

Video tin tức khắp nơi & Blogger Phạm Đoan Trang nói quyết ở lại Việt Nam để chống độc tài

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   

Nhà hoạt động blogger Phạm Đoan Trang ngày 27 tháng 2 thông báo trên trang Facebook với bạn bè, độc giả của cô rằng cô hiện vẫn đang ở Việt Nam, bác bỏ thông tin đồn đoán cô ra nước ngoài.

Thông báo được nói đưa ra lúc cô vào được mạng khẳng định cô sẽ không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi. Cô cũng cho biết sẽ không đến Cộng hòa Séc vào ngày 5/3 tới đây để nhận giải thưởng Homo Homini (Từ Con người Đến Con Người) năm 2017 do tổ chức People In Need trao hồi giữa tháng 2 vừa qua vì sự can đảm của cô trong quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho Việt Nam.

RFA vào chiều tối ngày 28 tháng 2 đã liên hệ với bà Bùi Thị Thiện Căn, thân mẫu của blogger Phạm Đoan Trang, để hỏi thêm thông tin. Bà Căn cho biết từ khi cô Trang được an ninh thả vào ngày 24 tháng Hai tới nay, bà chưa được gặp và không liên lạc được với con gái nên không biết tình hình sức khỏe cũng như tinh thần của cô ra sao.

Về thông tin nói rằng blogger Đoan Trang đã ra nước ngoài, bà Căn khẳng định:

Không bao giờ Trang đi nước ngoài. Trang khẳng định chắc chắn điều đó. Ở Việt Nam người ta nói cột đèn cũng biết đi, chừng nào cột đèn cuối cùng của Việt Nam rời ra nước ngoài thì Trang mới đi.

Thân mẫu của blogger Phạm Đoan Trang cũng chia sẻ suy nghĩ của bản thân về con đường đấu tranh mà con gái bà đã chọn:

Tôi nói thật lý tưởng của Trang rất đẹp. Nếu thực hiện được trên nước Việt Nam này thì tôi rất mừng. Tôi hoàn toàn ủng hộ suy nghĩ và hành động của Trang. Và tôi nghĩ đó là con đường rất đúng đắn.

Tôi tin tưởng con tôi không bao giờ nhụt chí. Hôm trước, trước lực lượng an ninh rất đông đảo, họ dụ dỗ và hăm dọa con tôi đầu hàng. Nhưng con tôi một mực vì lương tâm, nhân cách của cá nhân và dòng họ, Trang không thể và không bao giờ đầu hàng hay phản bội lại lý tưởng mình đã theo.

Cũng trên trang Facebook, blogger Đoan Trang đã kêu gọi người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn thay vì bỏ chạy ra nước ngoài.

Cách đây vài ngày, cũng trên trang cá nhân, nữ blogger đã tuyên bố cô đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài nên cô đấu tranh để xóa bỏ nó.

Xin được nhắc lại, ngày 24 tháng Hai vừa qua, nhà hoạt động Đoan Trang bị an ninh câu lưu và tra hỏi cô về các hoạt động cô tham gia cũng như cuốn sách “Chính trị bình dân” cô viết năm ngoái. Mãi đến nửa đêm cùng ngày, họ mới áp giải cô về nhà và bố trí an ninh canh gác.

Blogger Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Việt Nam. Trước đây cô từng là một phóng viên và sau khi nghỉ làm việc cho truyền thông chính thức Nhà Nước, cô tham gia một số nhóm xã hội dân sự độc lập như Green Trees …..

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive