27 December 2018

Video tin tức & 152 du khách Việt bỏ trốn tại Đài Loan

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/ * Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

Chính phủ Đài Loan đã quyết định ngừng cấp thị thực du lịch cho các đoàn khách đến từ Việt Nam sau khi 152 người đã bỏ trốn khi vừa đến nước này.

Ngày 25 tháng 12, nhà chức trách Đài Loan loan tin về việc 152 người trong tổng số 153 người của một đoàn du khách từ Việt Nam đã bỏ trốn sau khi nhập cảnh vào nước này trong các ngày 21 và ngày 23 tại sân bay Cao Hùng. Người duy nhất còn lại là trưởng đoàn hướng dẫn.

Đây là vụ du khách bỏ trốn tập thể lớn nhất xảy ra ở nước này.

Sau khi vụ việc xảy ra, Đài Loan quyết định ngừng cấp visa du lịch cho các đoàn du khách từ Việt Nam và kiểm tra chặt chẽ các đoàn du lịch hiện đang có mặt tại quốc gia này. Một đội chuyên trách thuộc Cơ quan di trú Đài Loan cũng được lập ra để truy tìm những người đã bỏ trốn. Những trường hợp bị phát hiện trốn ở lại sẽ phải chịu xử lý theo pháp luật nước sở tại và chịu toàn bộ chi phí hồi hương.

Từ năm 2015, Việt Nam là một trong 6 nước Châu Á (bao gồm: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào) được hưởng chính sách ưu đãi về thủ tục xin thị thực du lịch Đài Loan. Theo đó, các nhóm khách từ 5 người trở lên có thể xin thị thực điện tử thông qua các công ty du lịch được Đài Bắc chỉ định, để nhập cảnh vào Đài Loan mà không cần phải chứng minh về tài chính. Chính sách này được đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến Đài Loan du lịch.

Cho đến trước khi sự việc 152 người bỏ trốn xảy ra, chỉ trong 3 năm qua có hơn 150 người Việt Nam đã bỏ trốn ở lại Đài Loan trong các vụ nhỏ khác nhau.

Tình trạng người Việt Nam lợi dụng du lịch để trốn ở lại ở nước ngoài lao động bất hợp pháp diễn ra khá phổ biến trong những năm vừa qua. Hồi năm 2016, một vụ bỏ trốn tập thể cũng gây xôn xao dư luận khi 56 khách du lịch Việt Nam bỏ tour, trốn ở lại đi làm tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... luôn có các chính sách đặc biệt nhằm quản lý khách du lịch từ Việt Nam.

Việc bỏ trốn tập thể 152 người tại Đài Loan này đã khắc thêm một nét họa rõ nét hơn về bức tranh đầy u ám đang diễn ra ở đất nước của chúng ta. Xã hội Việt Nam với đầy rẫy những bất ổn nội tại đã đẩy người dân phải tìm mọi cách để rời bỏ quê hương nhằm mưu cầu một cuộc sống mới.

Nhật Phong

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

12 December 2018

Video tin tức & Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên.

Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán vào tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

Cách đây 7 năm, báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22/10/2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.

Trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.

Theo bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp cũng ghi rõ, trích nguyên văn:

“Nhiệm vụ của Hội:

– Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”.

Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán, tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả” người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 60- 70 ngàn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.

Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro (Bản dịch tiếng Việt đọc ở đây) theo dự án “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” (Strukturförderung). Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum.

Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc do đảng CSVN lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

Muốn biết rõ về những thu chi tài chính mờ ám của Liên hiệp, có thể đọc thêm bài báo “Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm ‘tối mắt’ các vị lãnh đạo“.

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp

Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg – bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin – đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản bên dưới): “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”.

Quyết định đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều §26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet).

Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).

Ngày 01/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều §26 của Luật phá sản).

Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ

Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ, đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều §42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp.

Hầu như tất cả những trường hợp bị coi là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.

Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi là trì hoãn việc khai phá sản, vì từ trước đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoãn việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15, khoản 4 của Bộ luật Phá sản).

Để biết tường tận nhiều chi tiết, độc giả có thể đọc thêm bài báo “Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể.

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

08 December 2018

Video tin tức & Phó Chủ tịch Huawei bị Mỹ điều tra về gian lận ngân hàng

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Quý Vị thích xem: Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ^

Chiếu phim tại Bankstown về việc cướp nội tạng tại Trung Cộng do Cộng Đồng Người Việt NSW và Pháp Luân Công tổ chức ▼

Phó Chủ tịch Huawei cũng bị Mỹ điều tra về gian lận ngân hàng

Giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei Technologies Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về một chương trình bị cáo buộc là sử dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để né các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran, Reuters dẫn nguồn tin nắm rõ về vụ việc cho biết.

Hoa Kỳ đang xem xét liệu tập đoàn Huawei Technologies Ltd có vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran kể từ ít nhất là năm 2016 hay không, và mới đây hơn, là việc tập đoàn này thông qua ngân hàng HSBC Holdings Plc để thực hiện các giao dịch có liên quan đến Iran.

Hồi năm 2012, HSBC đã phải đóng khoản tiền 1,92 tỷ đô la để đạt được thỏa thuận hoãn truy tố với văn phòng Công tố liên bang ở Brooklyn do vi phạm luật cấm vận và chống rửa tiền của Mỹ. Tuy nhiên, HSBC không bị điều tra, cũng theo nguồn tin nắm rõ vụ việc được Reuters trích dẫn.

Bà Mạnh, cũng là con gái của sáng lập viên công ty viễn thông Huawei, bị bắt hôm thứ bảy trong lúc chuyển máy bay ở Vancouver. Nhà chức trách Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cả Canada lẫn Mỹ và yêu cầu phóng thích bà.

Vụ quan chức của một tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị bắt ở Canada có thể bị dẫn độ sang Mỹ làm khuấy động các thị trường và gây nghi ngại về cuộc đình chiến thương mại Mỹ-Trung hiện nay.

Canada là một trong số hơn 100 nước có hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Hiệp ước dẫn độ lâu nay giữa Mỹ và Canada quy định trường hợp bị yêu cầu dẫn độ phải là tội phạm ở cả hai nước.

Các bị can kháng cự việc dẫn độ thường dựa vào cơ sở rằng quyền của họ ở đất nước bắt giữ họ sẽ bị vi phạm nếu họ bị giải qua nước đòi dẫn độ. Các vụ tranh cãi trước đây có khi kéo dài tới nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

07/12/2018

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive