
20 February 2025
Repost Video - Ông Võ Ðại Tôn (Hoàng Phong Linh) Anh Hùng Kháng Chiến Phục Quốc❣️❣️
👏👏 ↓ ↓ Video Bà Võ Đại Tôn Tâm Tình Với Đồng Hương Tại Perth, Australia ↓ ↓ ❣️❣️🌹🌹
* Chiến Sĩ Võ Đại Tôn trên Đàn Chim Việt ▼
Ông Paul Huy Nguyễn ↑ (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại NSW) - ↑ Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long (Giáo Phận Parramatta NSW) - Ông Võ Đại Tôn
TÂM TÌNH VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC ÚC NGÀY 18/5/2021 TẠI THƯ VIỆN WHITLAM Ở CABRAMATTA ↓ ↓
* Họa Phẩm VÁ CỜ của Ông Võ Đại Tôn ↓ ↓
Tên thật cuả nhà thơ Hoàng Phong Linh là Võ Đại Tôn. Sinh năm 1935 tại Quảng Nam, là sĩ quan cấp tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được biệt phái ngoại ngạch sang nhiều công vụ dân chính tại miền Nam trước 1975 (Phụ Tá Tổng Trưởng Bộ Thông Tin, - Giám Đốc Công Tác Bộ Chiêu Hồi năm 1970).
Vượt biển đến định cư tại Úc Châu năm 1976 và trở về lại quê hương để tham gia Kháng Chiến Phục Quốc (qua đường rừng Thái-Lào) nhưng đã bị sa cơ vào tháng 10, 1981, tại biên giới Lào Việt.
Vì cương quyết giữ vững lập trường không đầu hàng Cộng Sản trong cuộc họp báo quốc tế ngày 13.7.1982 tại Hà Nội, ông Võ Đại Tôn đã bị Cộng Sản Việt Nam biệt giam hơn 10 năm tại trại tù Thanh Liệt (B-14), ngoại thành Hà Nội.
Được tự do nhờ áp lực của Quốc Tế và trở lại Úc Châu ngày 20.12.1991.
Hiện vẫn đang tiếp tục dấn thân phục vụ Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ cho quốc gia Việt Nam, công tác khắp nơi trên thế giới, với cương vị là Tổng Ủy Viên Điều Hợp Trung Ương của tổ chức đấu tranh Liên Minh Quang Phục Việt Nam.
Ngoài các hoạt động đấu tranh chống Cộng Sản, ông Võ Đại Tôn còn là một nhà thơ nổi tiếng về các đề tài Quê Hương Dân Tộc, với bút hiệu Hoàng Phong Linh và là một họa sỹ. Một trong những bài thơ của ông đã được phổ nhạc là bài "Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây", phổ biến khắp nơi tại hải ngoại từ mấy chục năm qua. Các tác phẩm văn-thơ của ông Võ Đại Tôn đã xuất bản là:
(Các tập Thơ trước 1975 tại Saigon)
- Hoa Tim
- Đêm Trắng
- Cánh Chim Bằng
- Đăng Trình
- Hồn Ca.
- Lời Viết Cho Quê Hương. (Năm 1979 tại Hoa Kỳ)
- Đoản Khúc Người Ra Đi. (Năm 1986 tại Úc Châu)
- Hồi ký lao tù Tắm Máu Đen
- Tập Thơ Tiếng Chim Bên Dòng Thác CHAMPY (Năm 1992 tại Úc Châu và năm 2000 tái bản tại Hoa Kỳ)
- Tập truyện Chim Bắc Cành Nam (2002)
- Tuyển Tập Thơ-Văn Đấu Tranh "Tổ Quốc – Hành Trình 30 năm" (Úc Châu 2005).
Mọi liên lạc xin gửi về : lmqpvn06@gmail.com
Ông Võ Đại Tôn còn nhận được nhiều Bản Tuyên Dương của Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ, được đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng huy chương Quân Công Bội Tinh (2003) và Học Viện Quốc Tế về các Vinh Dự Quân Đội trao tặng Thanh Gươm Hiệp Sĩ Vua Arthur (2003) – ông Võ Đại Tôn là người thứ ba trên thế giới nhận lãnh phần thưởng cao quý này về Lòng Yêu Nước, tình Đồng Đội và Ý Chí Đấu Tranh cho Nhân Quyền.
👆* Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại👇
* Chiến Sĩ Võ Đại Tôn trên Đàn Chim Việt ▼
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
17 February 2025
Video tin tức và Audio: HOA ĐỊA NGỤC (THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN) - Ca Sĩ HOÀNG OANH Ngâm Thơ
Mặc Lâm tuyển chọn một vài bài thơ tiêu biểu trong tập Hoa Địa Ngục gửi tới quý thính giả trong chương trình Văn hóa Nghệ thuật tuần này.
Nếu ai hỏi nhà tù của chế độ cộng sản của Việt Nam có gì đặc biệt so với thế giới, câu trả lời nhanh nhất có thể đưa ra: bạn hãy đọc Hoa Địa Ngục của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Cuốn sách mỏng này có một lịch sử cũng lạ lùng không kém nội dung nó cưu mang. Thay vì in lén lút và chuyền tay nhau trong nước như thường thấy đối với những tác phẩm mà chế độ gọi là văn hóa phẩm phản động thì nó lại tìm đường vượt biên qua ngã tòa đại sứ Anh tại Hà Nội để từ đó bay sang tận Mỹ và phô bày cho cả thế giới xem những hình ảnh kinh hoàng được viết lại bởi chính nạn nhân của nó. Người tù này nhanh chóng được vinh danh bằng một cái tên lạ lùng nhất thế giới: "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện.
Cố nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Lý lịch tù tội của ông cho thấy tư duy của những người cầm quyền lệch lạc và độc đoán tới mức không ai có thể tưởng tượng nổi. Nhà thơ bị bắt giam vì một cái tội là nói đúng sự thật lịch sử khi sách giáo khoa của chế độ tuyên truyền xuyên tạc những dữ kiện đã được cả thế giới công nhận. Trong một lần phỏng vấn trước đây, nhà thơ kể cho chúng tôi câu chuyện ông bị bắt giam và phải ở tù ba năm rưỡi vì một tội danh không hề hiện diện trong bất cứ hiến pháp của một quốc gia nào:
“Khi bị bắt sự thực mà nói thì tôi không làm gì cả. Hôm ấy một ông bạn, ông ấy là giáo viên dạy sử. Ông ấy ốm nhờ tôi dạy hộ một lớp bổ túc văn hóa mà lớp ấy ở trước nhà tôi ở phố Ga Hải Phòng. Tôi cũng tình cờ vào dạy giúp ông ấy có hai tiếng thôi. Tôi giảng về đại chiến thứ hai rằng sở dĩ Nhật đầu hàng là do hai quả bom nguyên tử của Mỹ nó bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki.
Thế nhưng bài giảng đó nó sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói do Liên Sô đánh tan quân Nhật ở Mãn Châu thì Nhật phải đầu hàng chứ không phải do Mỹ. Tôi chỉ giảng như thế thôi. Mình cũng vô tình nhưng nó theo dõi mãi đến đầu năm 1961 nó bắt tôi ra tòa với tội là phản tuyên truyền. Khi ra tòa thì tôi cũng nói tôi giảng theo đúng lịch sử thôi. Lúc bấy giờ họ xử tôi hai năm tù nhưng tôi phải ở 3 năm rưỡi.”
Người ta không thể tìm thấy bất cứ lời hoa mỹ, khó hiểu hay cách dùng một thủ thuật ước lệ, ẩn dụ hay tự trào nào trong cả tập thơ Hoa Địa Ngục. Với Nguyễn Chí Thiện ông làm thơ với một mục đích duy nhất: tố cáo sự tàn ác của các nhà tù cộng sản mà ông là nhân chứng sống. Bài thơ mang tên "Thơ của tôi" được sáng tác vào năm 1970 khẳng định thơ của ông không phải là thơ theo định nghĩa thông thường:
Thơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao
Thơ của tôi không có gì cao
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương
Thơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, như đói, như đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỉ đỏ (1975)
Hai bài thơ cùng một tựa đề có thể được dẫn dắt từ hai lần bị bắt giữ. Bài thơ lần đi tù thứ nhất đã dẫn nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vào nhà giam lần thứ hai, ông kể:
“Lần thứ hai sau khi tôi được thả về thì bom đạn chiến tranh ở miền Bắc tôi hết đường sống. Đành phải bỏ cái lớp dạy tư Anh, Pháp văn do một anh bạn có giấy phép mở tôi ké vào dạy kiếm sống và làm nghề dịch sách nữa.
Trong lần đi tù lần thứ nhất tôi có làm được khoảng 100 bài thơ đọc cho bạn bè nghe, nhiều bài được lưu truyền không may đến tai công an. Công an bắt tôi thì tôi không nhận là thơ do tôi làm.
Công an không xử nữa mà nó bắt tôi tập trung cải tạo, lần này mất 11 năm rưỡi nữa mãi đến tháng 7 năm 1977 tôi mới được về, vì nó cần chỗ để nhốt người miền Nam. Trong giấy tha của tôi nó đề tội danh của tôi là tội làm thơ phản động dù tôi không nhận nó cũng để như thế.”
Bài thơ "Anh có biết" được ông sáng tác vào năm 1966 có thể xem là tiếng rống thống thiết của một con thú chứ không phải là con người khi sự đau khổ đã trở thành viên đá nằm câm nghẹn trong lồng ngực.
👆* Nghe Audio & ▼ hình ảnh tại👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
15 February 2025
Video tin tức - Việt Nam liệt BPSOS vào danh sách ‘tổ chức khủng bố’ & & Dù quá muộn nhưng cũng "hoan hô" Tô Lâm nhận biết Singapore mong ước được giống như miền Nam VN!
Việt Nam liệt BPSOS vào danh sách ‘tổ chức khủng bố’
Ngày 14/2, Bộ Công an Việt Nam tuyên bố tổ chức Ủy ban Cứu Người Vượt biển (BPSOS) là “tổ chức khủng bố” và cáo buộc rằng nhóm phi lợi nhuận này ở Mỹ đã lợi dụng hoạt động để giúp nhiều tổ chức hoặc cá nhân “chống phá Việt Nam”. Ngược lại, BPSOS nhanh chóng lên án động thái này của chính quyền Việt Nam.
“BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa ‘cứu trợ người tị nạn’ nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có số đối tượng tham gia tổ chức ‘Người Thượng vì công lý - MSFJ’ - tổ chức đã tiến hành vụ khủng bố ngày 11/6/2023 tại Đắk Lắk”, báo Công An Nhân Dân của Bộ Công loan tin hôm 14/2.
Truyền thông Việt Nam dẫn thông cáo của Bộ Công an cáo buộc rằng người đứng đầu của BPSOS, ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức này, và một số thành viên khác đã hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn, chỉ đạo các thành viên của MSFJ như ông Y Quynh Bdap, Y Phik Hdok hoạt động.
Ngoài ra, Bộ Công an còn cáo buộc rằng BPSOS tiếp tục hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan và sau đó khi ông Y Quynh bị bắt, BPSOS đã nỗ lực tìm cách bảo vệ, không để tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất Y Quynh về Việt Nam.
BPSOS hỗ trợ người Việt tại Mỹ tiêm mũi vacccine tăng cường
“Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam hết sức bực bõ, gần như là điên cuồng về sự kiện mới xảy ra ở thủ đô Hoa Kỳ là Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF Summit) và hôm nay họ leo thang cáo buộc BPSOS là thành phần khủng bố vì đã hỗ trợ cho MSFJ và lên tiếng bênh vực cho anh Y Quynh Bdap”, ông Nguyễn Đình Thắng nêu phản ứng với VOA.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế diễn ra từ ngày 4-5/2, BPSOS đã hỗ trợ các cộng đồng và nhóm vận động gốc Việt lên tiếng bênh vực cho các nhóm tôn giáo độc lập ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump gây áp lực để Hà Nội ngưng đàn áp các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có ông Y Quynh Bdap.
Trả lời phỏng vấn VOA, ông Stephen Schneck, Chủ tịch Uỷ hội Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ thường phối hợp tổ chức các hội luận, thu thập báo cáo với BPSOS vì tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho hay rằng USCIRF “đang tiếp tục theo dõi tình hình” liên quan đến việc chỉ định của nhà chức trách Việt Nam đối với BPSOS.
“Chúng tôi biết rằng chính quyền [Việt Nam] sử dụng nhiều điều khoản khác nhau của Bộ luật Hình sự để nhắm vào các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự độc lập, bao gồm Điều 113 Bộ luật Hình sự, điều khoản này hình sự hóa việc áp dụng tội danh ‘Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’”, ông Schneck nói.
“Chính quyền vận dụng điều khoản này một cách rộng rãi, cho phép họ truy tố những người ủng hộ quyền tự do tôn giáo và/hoặc hoạt động tôn giáo độc lập”, ông Schneck nêu quan điểm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi được đề nghị đưa ra bình luận về các phát biểu trên.
Hồi tháng 3/2024, Bộ Công an cũng đã đưa tổ chức MSFJ và các cá nhân liên quan vào danh sách các tổ chức, thành viên khủng bố.
Một số tổ chức khác ở Mỹ bị chính quyền Việt Nam đưa vào danh sách khủng bố như Nhóm Hỗ trợ người Thượng (Montagnard Support Group, Inc. – MSGI), Việt Nam canh tân cách mạng đảng (Việt Tân), Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời.
👆* Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại👇
👏👏 Dù quá muộn nhưng cũng "hoan hô" Tô Lâm đã nhận biết rằng miền Nam trước 1975 mặc dù có nội chiến nhưng vẫn được khối Asia mong ước cuộc sống sung túc mang danh Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông!❣️❣️
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
13 February 2025
Video tin tức & Thực hư chuyện cảnh sát di trú Thái Lan bắt giữ tăng đoàn của sư Minh Tuệ
TT Trump: Mỹ sẽ tăng bán vũ khí cho Ấn Độ, tiến tới cung cấp chiến đấu cơ F-35
Hoa Kỳ sẽ tăng doanh số bán hàng quân sự cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2025 và sau này sẽ cung cấp máy bay chiến đấu F-35, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ Năm 13/2.
“Chúng tôi sẽ tăng doanh số bán hàng hóa quân sự cho Ấn Độ lên nhiều tỷ đôla. Chúng tôi cũng đang mở đường để cuối cùng sẽ cung cấp cho Ấn Độ máy bay chiến đấu tàng hình F-35”, ông Trump nói với các phóng viên.
Ông Trump không đưa ra mốc thời gian, nhưng việc bán vũ khí ra nước ngoài, đặc biệt là về công nghệ tiên tiến như máy bay phản lực tàng hình F-35, thường mất nhiều năm để thực hiện.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ông Trump cũng cho hay hai nước đã đạt được một thỏa thuận bao gồm việc Ấn Độ nhập khẩu thêm dầu và khí đốt của Hoa Kỳ để thu hẹp thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Ông Trump cũng nói rằng Washington và New Delhi sẽ hợp tác để đối phó với “mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan”, theo cách dùng từ của ông.
Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri sau đó nói với các phóng viên rằng New Delhi tuân theo một quy trình phức tạp đối với các giao dịch mua vũ khí nước ngoài, bao gồm tìm các bản chào hàng từ các nhà sản xuất và đánh giá chúng.
“Về việc Ấn Độ mua máy bay tiên tiến, tôi nghĩ rằng tiến trình đó vẫn chưa bắt đầu”, ông nói khi được hỏi về thông báo của ông Trump liên quan việc bán máy bay F-35. “Hiện tại, đây là vấn đề đang ở giai đoạn đề xuất”.
Lockheed Martin, hãng sản xuất máy bay phản lực F-35, nói rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc bán F-35 cho Ấn Độ cũng đều sẽ diễn ra ở cấp các chính phủ với nhau.
Các giao dịch mua bán vũ khí với nước ngoài như F-35 được coi là các thỏa thuận giữa các chính phủ với nhau, trong đó Lầu Năm Góc đóng vai trò trung gian giữa nhà thầu quốc phòng và chính phủ nước ngoài.
Kể từ năm 2008 đến nay, Ấn Độ đồng ý mua sản phẩm quốc phòng của Hoa Kỳ trị giá hơn 20 tỷ đô la. Năm ngoái, Ấn Độ đồng ý mua 31 máy bay không người lái MQ-9B SeaGuardian và SkyGuardian sau các cuộc thảo luận kéo dài hơn 6 năm.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ (CRS), New Delhi dự kiến sẽ chi hơn 200 tỷ đôla trong thập kỷ tới để hiện đại hóa quân đội.
Hãng Lockheed đang sản xuất 3 mẫu máy bay chiến đấu mới cho quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh bao gồm Anh, Úc, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bỉ.
Trong nhiều thập kỷ, Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và máy bay chiến đấu của Nga là một phần trong lực lượng quân sự của Ấn Độ. Nhưng khả năng xuất khẩu của Moscow trong những năm gần đây đã bị cản trở bởi cuộc chiến ở Ukraine, khiến New Delhi phải hướng về phương Tây.
Một quan chức Nga và một quan chức Ấn Độ nói hôm 11/2 rằng Nga đã đề nghị sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 tại Ấn Độ cho Không quân Ấn Độ, cùng lúc Moscow muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với New Delhi.
Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
08 February 2025
Video triễn lãm Nhớ Về Sài Gòn & Sắp tới, khi đến thành phố Fairfield sẽ thấy Tưởng Niệm 50 Năm ly hương

Tưởng Niệm 50 Năm Ly Hương.
Sắp tới, khi đến thành phố Fairfield. Mọi người sẽ được nhìn thấy những Banners này ở khắp nơi. Một cố gắng lớn của tất cả thành viên trong Hội Đồng Thành Phố này.
Cám Ơn Hội Đồng Thành Phố Fairfield đã không quên những "BƯỚC CHÂN VIỆT NAM".
Cờ Việt Nam Cộng Hòa (Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ) là biểu tượng của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập vào năm 1955 và tồn tại cho đến 1975. Gìn giữ và tôn trọng cờ vàng là một cách bảo vệ và duy trì giá trị của tự do, dân chủ, và quyền con người.
Lá cờ còn mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, với những kỷ niệm của thời kỳ trước 1975, và đối với những người gốc Việt hải ngoại, đó là một phần của di sản văn hóa và căn cước tị nạn không thể chối bỏ từ những ngày đầu định cư. Việc gìn giữ lá cờ không chỉ là bảo vệ một biểu tượng, mà còn là duy trì niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của thể chế Việt Nam Cộng Hoà.
Hình ảnh của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là Tổng thống Ngô Đình Diệm, và các nhà lãnh đạo khác trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mang ý nghĩa rất đặc biệt đối với cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Những hình ảnh này không chỉ đơn thuần là những bức chân dung của những người đã lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn lịch sử, mà còn biểu trưng cho nhiều giá trị và ý thức hệ có liên quan đến những nỗ lực bảo vệ tự do, dân chủ và chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đó là những kỷ niệm về một thời kỳ, một xã hội với những hy vọng, mơ ước về một đất nước không có chiến tranh và xung đột.
Hành động chối bỏ nguồn gốc tị nạn là điều cần phải được lên án, vì nó không chỉ phản ánh sự thiếu tôn trọng đối với lịch sử và cộng đồng tị nạn mà còn là sự phủ nhận những hy sinh, các nỗ lực, nỗi đau thương, sự phân ly và mất mát mà những người tị nạn đã phải trải qua, dẫn đến việc quên đi giá trị của tự do, nhân quyền và sự đấu tranh cho một xã hội công bằng mà người tị nạn đã đặt cược cả cuộc đời mình để bảo vệ.
Chúng ta, những thế hệ trẻ có nguồn gốc tị nạn cần có trách nhiệm học hỏi từ lịch sử, bảo vệ và truyền lại những giá trị cao quý ấy cho các thế hệ tiếp theo. Vì những giá trị này không chỉ là dấu ấn của một thời kỳ, mà còn là nền tảng quan trọng của nhân phẩm và tự do mà chúng ta phải trân trọng và gìn giữ.
Việt Nam Cộng hòa không chỉ là tên gọi của một quốc gia, mà còn là biểu tượng của một khát vọng sống tự do, bình đẳng và tự quyết. Những người lính, những nhà lãnh đạo, những người dân miền Nam đã không ngừng đấu tranh, không ngừng hy sinh, để bảo vệ những giá trị ấy. Chúng ta không thể quên đi sự hy sinh, những bài học đau thương, và những lý tưởng cao đẹp mà họ đã dành cả cuộc đời để bảo vệ.
Chúng ta không thể đứng im, không thể chối bỏ quá khứ, không thể phản bội những người đã ngã xuống vì nền tự do ấy. Vì thế, chúng ta phải tiếp tục gìn giữ, tôn vinh và phát huy những giá trị mà Việt Nam Cộng hòa đã mang lại, thề rằng sẽ không để cho những lý tưởng ấy bị xóa nhòa trong bóng tối của quên lãng theo thời gian. Việt Nam Cộng Hoà là một niềm tự hào không thể quên và vẫn mãi vẹn nguyên trong trái tim của những người con đất Việt dù ở bất cứ nơi nào.
Tôi kêu gọi thế hệ trẻ, hãy bảo vệ giá trị của thể chế Việt Nam Cộng Hoà. Sự tự do của thế hệ trẻ ngày hôm nay trên đất Úc là kết quả đánh đổi cả mạng sống của cha ông trên những chuyến tàu vượt biên đầy hiểm nguy. Hãy học hỏi và truyền lại cho thế hệ sau những bài học từ lịch sử, để chúng ta mãi mãi là những người bảo vệ tự do, bảo vệ những giá trị nhân bản mà Việt Nam Cộng hòa đã dạy chúng ta. Hãy tự hào vì chúng ta luôn là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hoà.
——————------------
The Republic of Vietnam Flag (yellow and red stripes) is a symbol of the Republic of Vietnam founded in 1955 until 1975 for the value of freedom, democracy, and human rights.
The flag also has many historical meanings, with the memories of the period before 1975, and for overseas Vietnamese people, which is part of the cultural heritage and refugee identification that cannot be denied. The preservation of the flag is not only to protect a symbol of freedom but also to maintain the belief in the good values of the Republic of Vietnam.
The image of the late President of Vietnam, especially President Ngo Dinh Diem, and other leaders in the Republic of Vietnam government have a very special meaning to the overseas Vietnamese community.
These images are not merely the portraits of those who have led the country in a historical period, but also symbolize many values and ideology related to freedom and democracy against communism. Those are memories of a period with hope and dream of a country without war and conflict.
The act of denying the origin of asylum must be condemned, because it not only reflects the lack of respect for history and the refugee community but also the denial of sacrifices, efforts, and feelings, the pain, the dissociation and losses that refugees have experienced, which lead to forgetting the value of freedom, human rights and the struggle for a fair society that refugees have risk their lives for.
We, young generations of those refugees need to be responsible for preserving the history, protect and pass on those noble values to the next generations. Because these values are not only the imprint of a period, but also an important foundation of dignity and freedom that we must cherish and preserve.
The Republic of Vietnam is not only the name of a nation, but also a symbol of a desire to live freely, equal and self -determination. The soldiers, leaders, and the people of the South have constantly struggled, constantly sacrificed, to protect those values. We cannot forget the sacrifices, the painful lessons, and the beautiful ideals they have spent their lives to protect.
We cannot stand still, cannot deny the past, we cannot betray those who have fallen because of that freedom. Therefore, we must continue to preserve, honor and promote the values that the Republic of Vietnam has brought, vowed that we will not let those ideals be erased in the darkness and be forgetting over time. The Republic of Vietnam is an unforgettable pride and remains intact in the hearts of Vietnamese people wherever they are.
I call for the younger generation, protect the value of the Republic of Vietnam. The freedom of the young generation today in Australia is the result of our asylum seeking pass, pending days on dangerous boat journeys seeking for freedom.
Learning and pass ing on to the next generation of lessons from history, so that we can forever protect the freedom, protect the human values that the Republic of Vietnam taught us. Be proud that we are always descendants of the Republic of Vietnam.
👆* Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
06 February 2025
Videos - Gìn Giữ Và Tôn Trọng Lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa (The History of the Yellow and Three Red Stripes Flag. Symbol of Freedom and Democracy)
Cờ Việt Nam Cộng Hòa (Cờ Vàng Sọc Đỏ) là biểu tượng của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập vào năm 1955 và tồn tại cho đến 1975. Gìn giữ và tôn trọng cờ vàng là một cách bảo vệ và duy trì giá trị của tự do, dân chủ, và quyền con người.
Lá cờ còn mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, với những kỷ niệm của thời kỳ trước 1975, và đối với những người gốc Việt hải ngoại, đó là một phần của di sản văn hóa và căn cước tị nạn không thể chối bỏ từ những ngày đầu định cư. Việc gìn giữ lá cờ không chỉ là bảo vệ một biểu tượng, mà còn là duy trì niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của thể chế Việt Nam Cộng Hoà.
Hình ảnh của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là Tổng thống Ngô Đình Diệm, và các nhà lãnh đạo khác trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mang ý nghĩa rất đặc biệt đối với cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Những hình ảnh này không chỉ đơn thuần là những bức chân dung của những người đã lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn lịch sử, mà còn biểu trưng cho nhiều giá trị và ý thức hệ có liên quan đến những nỗ lực bảo vệ tự do, dân chủ và chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đó là những kỷ niệm về một thời kỳ, một xã hội với những hy vọng, mơ ước về một đất nước không có chiến tranh và xung đột.
Hành động chối bỏ nguồn gốc tị nạn là điều cần phải được lên án, vì nó không chỉ phản ánh sự thiếu tôn trọng đối với lịch sử và cộng đồng tị nạn mà còn là sự phủ nhận những hy sinh, các nỗ lực, nỗi đau thương, sự phân ly và mất mát mà những người tị nạn đã phải trải qua, dẫn đến việc quên đi giá trị của tự do, nhân quyền và sự đấu tranh cho một xã hội công bằng mà người tị nạn đã đặt cược cả cuộc đời mình để bảo vệ.
Chúng ta, những thế hệ trẻ có nguồn gốc tị nạn cần có trách nhiệm học hỏi từ lịch sử, bảo vệ và truyền lại những giá trị cao quý ấy cho các thế hệ tiếp theo. Vì những giá trị này không chỉ là dấu ấn của một thời kỳ, mà còn là nền tảng quan trọng của nhân phẩm và tự do mà chúng ta phải trân trọng và gìn giữ.
Việt Nam Cộng hòa không chỉ là tên gọi của một quốc gia, mà còn là biểu tượng của một khát vọng sống tự do, bình đẳng và tự quyết. Những người lính, những nhà lãnh đạo, những người dân miền Nam đã không ngừng đấu tranh, không ngừng hy sinh, để bảo vệ những giá trị ấy. Chúng ta không thể quên đi sự hy sinh, những bài học đau thương, và những lý tưởng cao đẹp mà họ đã dành cả cuộc đời để bảo vệ.
Chúng ta không thể đứng im, không thể chối bỏ quá khứ, không thể phản bội những người đã ngã xuống vì nền tự do ấy. Vì thế, chúng ta phải tiếp tục gìn giữ, tôn vinh và phát huy những giá trị mà Việt Nam Cộng hòa đã mang lại, thề rằng sẽ không để cho những lý tưởng ấy bị xóa nhòa trong bóng tối của quên lãng theo thời gian. Việt Nam Cộng Hoà là một niềm tự hào không thể quên và vẫn mãi vẹn nguyên trong trái tim của những người con đất Việt dù ở bất cứ nơi nào.
Tôi kêu gọi thế hệ trẻ, hãy bảo vệ giá trị của thể chế Việt Nam Cộng Hoà. Sự tự do của thế hệ trẻ ngày hôm nay trên đất Úc là kết quả đánh đổi cả mạng sống của cha ông trên những chuyến tàu vượt biên đầy hiểm nguy. Hãy học hỏi và truyền lại cho thế hệ sau những bài học từ lịch sử, để chúng ta mãi mãi là những người bảo vệ tự do, bảo vệ những giá trị nhân bản mà Việt Nam Cộng hòa đã dạy chúng ta. Hãy tự hào vì chúng ta luôn là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hoà.
----—————— In English ------------
The Republic of Vietnam Flag (yellow and red stripes) is a symbol of the Republic of Vietnam founded in 1955 until 1975 for the value of freedom, democracy, and human rights.
The flag also has many historical meanings, with the memories of the period before 1975, and for overseas Vietnamese people, which is part of the cultural heritage and refugee identification that cannot be denied. The preservation of the flag is not only to protect a symbol of freedom but also to maintain the belief in the good values of the Republic of Vietnam.
The image of the late President of Vietnam, especially President Ngo Dinh Diem, and other leaders in the Republic of Vietnam government have a very special meaning to the overseas Vietnamese community. These images are not merely the portraits of those who have led the country in a historical period, but also symbolize many values and ideology related to freedom and democracy against communism. Those are memories of a period with hope and dream of a country without war and conflict.
The act of denying the origin of asylum must be condemned, because it not only reflects the lack of respect for history and the refugee community but also the denial of sacrifices, efforts, and feelings, the pain, the dissociation and losses that refugees have experienced, which lead to forgetting the value of freedom, human rights and the struggle for a fair society that refugees have risk their lives for.
We, young generations of those refugees need to be responsible for preserving the history, protect and pass on those noble values to the next generations. Because these values are not only the imprint of a period, but also an important foundation of dignity and freedom that we must cherish and preserve.
The Republic of Vietnam is not only the name of a nation, but also a symbol of a desire to live freely, equal and self -determination. The soldiers, leaders, and the people of the South have constantly struggled, constantly sacrificed, to protect those values. We cannot forget the sacrifices, the painful lessons, and the beautiful ideals they have spent their lives to protect.
We cannot stand still, cannot deny the past, we cannot betray those who have fallen because of that freedom. Therefore, we must continue to preserve, honor and promote the values that the Republic of Vietnam has brought, vowed that we will not let those ideals be erased in the darkness and be forgetting over time. The Republic of Vietnam is an unforgettable pride and remains intact in the hearts of Vietnamese people wherever they are.
I call for the younger generation, protect the value of the Republic of Vietnam. The freedom of the young generation today in Australia is the result of our asylum seeking pass, pending days on dangerous boat journeys seeking for freedom. Learning and pass ing on to the next generation of lessons from history, so that we can forever protect the freedom, protect the human values that the Republic of Vietnam taught us.
Be proud that we are always descendants of the Republic of Vietnam.
* ↓ Coi đầy đủ chi tiết & hình ảnh tại👇
* ▼ Viet Media in Australia ↓
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
03 February 2025
CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA CHO HỘI CHỢ TẾT CỘNG ĐỒNG VÀO CUỐI TUẦN NÀY?
CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA CHO HỘI CHỢ TẾT CỘNG ĐỒNG VÀO CUỐI TUẦN NÀY?
Lần đầu tiên một sự kiện "hoà hợp hoà giải" lớn mạnh chưa từng thấy đã xảy ra tại Sydney. Đó là chuyện "Hội Du Học Sinh" (VDS-NSW) tại tiểu bang NSW đăng "quảng bá" rộng rãi cho Hội Chợ Tết, do BCH của ông Hà Cao Thắng tổ chức!
Rõ ràng "Hội Du Học Sinh" này là một tổ chức ngoại vi trực thuộc sự chỉ đạo của Toà Đại Sứ CSVN tại Úc. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao lại có chuyện "kêu mời các du học sinh đến tham dự Hội Chợ Tết tại Fairfield Showground vào 3 ngày cuối tuần này?
Logo quảng cáo cho Hội Chợ được đăng trên trang nhà của Hội Du Học Sinh (VDS) này có tới 87.300 hội viên, cho thấy nhóm này lập lờ coi Hội Chợ Tết của Cộng Đồng như Hội Chợ Tết do họ tổ chức (vì trên hai bích chương này không hề có Cờ Vàng, và chữ Cộng Đồng NVTD.NSW).
Hãy đọc lời kêu gọi của Hội Du Học Sinh này, mới thấy sự nguy hiểm của vấn đề Cờ Vàng nay đã bị nhuộm hết bằng Cờ Đỏ:
"CHỜ ĐỢI LÀM GÌ NỮA ANH CHỊ EM SYDNEY!
ACE SYDNEY ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA VỚI ĐỘI NGŨ DJ & SINGER (có hình cờ Úc và cờ Việt Cộng) SẼ CỐNG HIẾN CHO ACE SYDNEY MỘT ĐÊM "ĂN CHƠI" UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG, PHÁ VỠ MỌI TRẢI NGHIỆM THÔNG THƯỜNG - SIÊU VUI VÀ SIÊU TIẾT KIỆM CỦA CÁC DÂN CHƠI UY TÍN..."
Đọc đoạn quảng cáo trên, người ta hiểu sẽ có một chương trình chơi nhạc DJ với những ca sĩ Việt Cộng, sẽ cống hiến cho các du học sinh tham dự Hội Chợ Tết với một chương trình "BÙNG NỔ" như ông phó Chủ tịch Văn hoá Nguyễn Từ Hiếu Trung đã từng công bố?
Câu hỏi cần được đặt ra ở đây là:
-Ban chấp hành Cộng Đồng của ông Hà Cao Thắng có liên quan gì đến quảng cáo và lời kêu gọi tham dự này trên trang nhà của Hội Du học sinh VC?
-Nếu không, tại sao họ dám ngang nhiên quảng cáo: "Đội ngũ DJ và ca sĩ của họ sẽ cống hiến cho các Du Học Sinh một đêm ĂN CHƠI uy tín và chất lượng" ngay trên sân khấu của Cộng Đồng?
Muốn tránh rắc rối, ông Hà Cao Thắng và BCH phải lên tiếng chối bỏ (càng sớm càng tốt) sự việc gây tranh luận này!
👆* Chi tiết bài viết & ▼ hình ảnh tại👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
02 February 2025
Videos tin tức & Hà Cao Thắng & Tập Đoàn Lãnh Đạo Cộng Đồng Tại Sydney Đã Khiến Người Dân Phẫn Nộ.
Hôm nay rất nhiều người Việt tị nạn đã đồng lòng xuống đường biểu tình yêu cầu Hà Cao Thắng, chủ tịch cộng đồng NSW phải từ chức ngay lập tức. Người biểu tình đứng đối diện với văn phòng cộng đồng tại Cabramatta và lên án tội lỗi của Thắng đối với cộng đồng tị nạn.
Hà Cao Thắng đã vi phạm nội quy nhiều lần, nhiều người đã gởi thư khiếu nại nhưng Thắng vẫn không giải quyết. Chẳng những vậy, Hà chủ tịch còn muốn đổi nội quy để huỷ phiếu hội đoàn cho dễ đường tác oai tác oái mà không ai có thể truất phế.
Lý do là trong nội quy hiện tại người dân không có quyền truất phế chủ tịch, đó là đặc quyền của hội đoàn. Do đó, Thắng phải loại cho bằng được phiếu các hội đoàn. Hà Cao Thắng đã:
1. Cho công khai hát nhạc Việt Cộng trong chương trình 50 năm tị nạn.
2. Xoá bỏ chữ tị nạn trong tất cả các văn bản để đánh đồng thành cộng đồng người Việt theo lệnh của Đảng
3. Nói Hai Bà Trưng và Vua Hùng là chuyện bịa, sau đó dẹp bàn Thờ Quốc Tổ
4. Xoá bỏ chữ Vị Quốc Vong Thân trên bàn thờ tổng thống Diệm & Thiệu vì nói một ông bị ám xác, một ông chết già nên không được ghi hy sinh vì nước!
5. Tuyên bố sẵn sàng nhận tiền cộng sản làm chợ tết và hy vọng cộng đồng tị nạn “hoan hỉ” bỏ qua.
6. Ngó lơ khi thủ tướng Việt Nam sang thăm Úc và cho cờ đỏ tự nhiên xuất hiện tại Cabramatta
7. Chứa chấp côn đồ ”hội đồng” bất cứ ai dám lên tiếng trong các buổi họp.
👆* Chi tiết bài viết & ▼ hình ảnh tại👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
Subscribe to:
Posts (Atom)