28 February 2013

Audio: Bang giao Úc - Việt 63 năm nhìn lại

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html VNCH Flag Nếu Audio chưa hiện lên thì xin chờ, hoặc nhấn F5

Ngày 26/02/1973, cách nay đúng 40 năm Canberra thiết lập bang giao cấp đại sứ với Hà Nội. Thật ra thì 23 năm trước đó Úc đã công nhận nước Việt Nam độc lập, thống nhất và mở sứ quán tại Sài Gòn. Các chính phủ Úc từ cánh hữu đến cánh tả hầu như theo đuổi một chính sách xuyên suốt với Việt Nam : trước 1975 thì gởi quân sang tham chiến để bảo vệ đồng minh miền Nam Việt Nam, rồi trong thập niên 1980 vận dụng nỗ lực ngoại giao giúp chế độ mới thoát khỏi thế cô lập và ngày nay hai bên đã thiết lập quan hệ toàn diện.

Theo nhà phân tích địa lý chiến lược Lưu Trường Quang từ Sydney, thì nếu tính đến năm nay 2013 quan hệ giữa Úc và Việt Nam đã có quan hệ chính thức 63 năm. Trong bài tham luận công phu với tựa đề « Kỷ niệm 40 năm Bang giao Canberra-Hà Nội : Nhìn Lại Những Nét Chính Trong Quan Hệ Việt Nam-Australia từ 1950 », luật sư Lưu Tường Quang, một người từng phục vụ trong ngành ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, nhà báo và nhà phân tích, đã trình bày ba giai đoạn chính : quan hệ giữa « Việt nam thống nhất và Australia », giữa « Việt Nam chia đôi và Australia » trước 1975 và cuối cùng là từ sau 1975 đến nay.

Tác giả đã nhấn mạnh đến những nỗ lực ngoại giao và tính toán của Úc cũng như những « lựa chọn » từ phía Hà Nội mà nhiều chuyên gia quốc tế lẫn cựu quan chức Việt Nam thừa nhận là những sai lầm dẫn đến « hệ lụy » cho đất nước.

Trong bối cảnh hai nước Úc và Việt Nam kỷ niệm 40 năm quan hệ thân hữu RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang Từ Sydney.

Nhà báo Lưu Tường Quang: « Sau chiến thắng 1975, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam rất kiêu ngạo và rất thiển cận theo cái nghĩa không có tầm nhìn chiến lược thực tế trong tương lai. Họ đã đánh mất cơ hội thảo luận bang giao với Mỹ vì họ đặt điều kiện đòi bồi thường chiến tranh… nhưng điều kiện này lệ thuộc vào sự tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa. Lầm lỗi thứ hai là khi gặp khó khăn với Trung Quốc, khi bị cô lập bởi Hoa Kỳ thì Hà Nội lại đi hoàn toàn với Liên Xô mà ông Lê Duẩn đã sang Moscow ký hiệp ước hợp tác quốc phòng nhưng khi chiến tranh xảy ra với Trung Quốc thì Liên Xô án binh bất động…

Thái độ tích cực của Úc đối với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhằm giúp Hà Nội khỏi thế cô lập. Trong quan hệ quốc tế, không ai làm ơn cho ai cả, Úc giúp Hà Nội vì không muốn đẩy Hà Nội sâu thêm vào quỹ đạo của Moscow… »

Trích đoạn bài tham luận của nhà phân tích Lưu Tường Quang

« Kỷ niệm 40 năm Bang giao Canberra-Hà Nội : Nhìn Lại Những Nét Chính Trong Quan Hệ Việt Nam-Australia từ 1950 »

… Trong năm 1949, hai diễn tiến quan trọng xảy ra: đó là Quốc Gia Việt Nam, mà Thủ đô là Sài Gòn, được Pháp trao trả độc lập trong Liên Hiệp Pháp và tại Bắc Kinh, Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo, nắm chính quyền và thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Diễn biến tại Trung Quốc ảnh hưởng sâu rộng đến tương lai Việt Nam, vì Bắc Kinh (và Moscow) đã cố vấn yểm trợ ồ ạt và liên tục về quân sự, chính trị và kinh tế cho phe cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam trước và sau năm 1954.

Thí dụ cụ thể là chỉ 4 tháng sau khi nắm chính quyền tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông và Joseph Stalin tại Moscow tuyên bố công nhận chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào đầu năm 1950.

Ngược lại, nước Việt Nam Thống nhất cũng đạt được thành quả ngoại giao đáng kể vào đầu năm 1950. Theo bản tin của Hãng Thông Tấn AAP đánh đi từ London ngày 08 tháng 02 năm1950 và được Nhật báo Sydney Morning Hereald đăng tải ngày hôm sau, Anh Quốc và Hoa Kỳ đã công nhận ba nước Đông Dương là Việt Nam, Ai Lao và Cao Miên vào ngày 07 tháng 02 năm 1950 như là quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Cũng theo nguồn tin AAP nầy, Australia và Bỉ Quốc công nhận Việt Nam vào ngày 08.02.1950 [3].

Như vậy, rõ ràng là vào năm 2013, Australia và Việt Nam đã có quan hệ chính thức 63 năm. Và quan hệ chính thức nầy được cụ thể hóa và nâng cấp vào năm 1952 khi Australia và Hoa Kỳ biến cải phái bộ ngoại giao (Legation) thành Đại Sứ Quán tại Sài Gòn [4].

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam dẹp bỏ Mặt Trận Giải Phóng và Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (cũng do Hà Nội dựng lên ngày 08 tháng 06 năm 1969 để có tư cách chính trị tham dự Hòa Đàm Paris). Và kể từ ngày 02 tháng 07 năm1976, chế độ cộng sản Hà Nội được chính thức cải danh thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

…. Quan hệ song phương giữa Canberra và Hà Nội tuột dốc rõ rệt vào năm 1979, khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc và Hà Nội xâm lăng Cam-pu-chia ở phía Tây Nam Việt Nam.

Chính phủ Fraser kết án cuộc xâm lăng Cam-pu-chia của Hà Nội và tiếp tục công nhận Cam-pu-chia theo lập trường phù hợp với Tổ Chức Asean, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam bị cô lập và bị các nước phương Tây, kể cả Australia, cắt đứt viện trợ, cấm vận thương mại và đầu tư.

Khi Đảng Lao Động do Ông Bob Hawke lãnh đạo, trở lại cầm quyền từ tháng 3 năm 1983, Ngoại trưởng Bill Hayden muốn thay đổi chính sách cô lập hóa Hà Nội và đề nghị tái tục viện trợ. Tháng 6 năm 1983, Ông Hayden đi Hà Nội để thảo luận vấn đề nầy và mời Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch thăm viếng Australia. Tháng 4 năm 1984, Ông Nguyễn Cơ Thạch là viên chức cao cấp nhất của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đến Canberra.

Theo Tiến sĩ Carlyle Thayer, động thái ngoại giao mới của Ông Hayden chẳng những gây căng thẳng trong bang giao song phương với Trung Quốc mà còn làm Hoa Kỳ và Tổ chức Asean khó chịu. Ông Hayden đã phải né tránh bằng cách cấp viện cho Hà Nội gián tiếp qua các tổ chức quốc tế. Trong giai đoạn nầy Bắc Kinh coi Hà Nội là con bài của Moscow [13].

Năm 1988, Nghị sĩ Gareth Evans thay thế Ông Hayden trong vai trò ngoại trưởng và Australia tích cực tìm một giải pháp cho vấn đề Cam-pu-chia theo phương thức đa phương dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Hà Nội cũng nỗ lực ‘cầu hòa’ với Bắc Kinh. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bỏ ngày Quốc Khánh 02 tháng 09 năm 1990 để sang Thành Đô, thủ phủ Tỉnh Tứ Xuyên (Chengdu, Sichuan), bí mật gặp gỡ Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng để bàn việc nối lại bang giao với Bắc Kinh và những nhượng bộ mà Hà Nội phải trả, kể cả hoàn tất việc rút quân khỏi Cam-pu-chia, giới hạn quan hệ thân hữu với Mỹ và sa thải Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh coi là thân Washington [14].

Sau khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, quan hệ song phương Canberra - Hà Nội trở lại ‘bình thường’ và Bắc Kinh không còn phản đối nữa.

Nhìn chung, ngoại trừ những năm Hà Nội chiếm đóng Cam-pu-chia, quan hệ song phương Canberra-Hà Nội tiến triển đều đặn. Trong thời gian Hà Nội bị cô lập, vì cấm vận của Mỹ ̣(cho đến năm 1995) và ngay cả đối với Bắc Kinh (cho đến năm 1990), Australia là quốc gia dân chủ phương Tây đã giúp đỡ chính quyền Hà Nội rất nhiều, đặc biệt là trong thời gian Ông Bill Hayden và Tiến sĩ Gareth Evans làm ngoại trưởng.

Hiệp Định Paris 1973 còn giúp Hà Nội về mặt ngoại giao bên ngoài khối cộng sản. Australia và 20 nước khác đã công nhận và thiết lập quan hệ với Hà Nội trong năm 1973 [19]. Nhưng bang giao giữa Australia và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa được nâng lên mức hợp tác chiến lược (strategic partnership). Khác với Washington, Canberra không đặt vấn đề tự do dân chủ và cải thiện nhân quyền như là điều kiện trong bang giao song phương với Hà Nội, nên tôi nghĩ rằng diễn tiến nầy sớm muộn gì rồi cũng xảy ra.

Cơ sở của quan hệ song phương hiện nay là ‘Thỏa Hiệp Hợp Tác Toàn Diện’ mà Australia và Việt Nam đã ký kết bởi Phó Thủ tướng Julia Gillard và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, nhân chuyến viếng thăm Canberra của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh hồi năm 2010. Trên cơ sở nầy, một Chương Trình Hành Động 2010-2013 cũng đã được ký kết khi Thủ tướng Julia Gillard tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Hà Nội hồi cuối năm 2010.

Tuy nhiên, mặc dầu hai bên đối tác đều tuyên bố coi trọng và nâng cao quan hệ song phương, Australia rất dè dặt đối với Việt Nam trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc…

Toàn bộ bài tham luận « Kỷ niệm 40 năm Bang giao Canberra-Hà Nội : Nhìn Lại Những Nét Chính Trong Quan Hệ Việt Nam-Australia từ 1950 » sẽ được đăng trong Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai § Cửu Long, số 7, tháng 5/2013.

Lưu Tường Quang / Tú Anh

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130228-bang-giao-ucviet-nam-63-nam-nhin-lai-nhung-dong-gop-quan-trong-cua-canberra
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml http://danlambaovn.blogspot.com http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/ www.lyhuong.net/uc www.huyenthoai.org http://www.lytuongnguoiviet.com/

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Video & Kỷ Niệm 40 Năm bang giao Việt-Úc 1950-2013

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


VNCH5 * Sau 15 giây chưa nghe Video xin nhấn F5 hay Refresh

Tổng thống Ngô Đình Diệm

Thủ tướng Úc Gough Whitlam.



* Xem thêm Video xin nhấn link chữ xanh nầy ▼ http://www.youtube.com/channel/UC2C8M2bLE9nvn61Xc4Lw8Gg?feature=watch

SYDNEY, AUSTRALIA — Ngày 26 tháng 2 năm 2013 là kỷ niệm 40 năm bang giao song phương giữa Australia và Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cách nay đúng 40 năm, vào ngày 26 tháng 2 năm 1973, Thủ tướng Gough Whitlam tuyên bố chính phủ Úc công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp bậc Đại Sứ Quán với Hà Nội. Ông Whitlam cũng nói rõ là Australia tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Đại Sứ Quán Úc tại Sài Gòn vẫn tiếp tục hoạt động.
.
Trong ngôn từ ngoại giao, Ngoại trưởng Úc Bob Carr đánh giá năm 2013 là ‘Năm Mốc Điểm’ và ông đã mời người đối nhiệm Phạm Bình Minh và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang viếng thăm Australia trong năm nay. Chương trình kỷ niệm và lời lẽ trao đổi giữa hai bên tạo ra ấn tượng là quan hệ giữa Australia và Việt nam chỉ có trong bốn thập niên vừa qua mà thôi.

Luật sư Lưu Tường Quang đã phục vụ tại Đại Sứ Quán VNCH ở Canberra khi Thủ tướng Whitlam công nhận Bắc Việt. Trong bài tham luận về quan hệ giữa Việt Nam và Australia,mà Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long tại Sydney sắp phổ biến, ông Lưu Tường Quang đưa ra vài nhận định về chiều dài và bề sâu trong lịch sử hữu nghị giữa hai nước và phân tích những khó khăn cũng như thành tựu trong quan hệ song phương Canberra/Hà Nội.

Chúng tôi nêu lên vài câu hỏi với tác giả về vấn đề này.

Ngọc Hân: Thưa ông Lưu Tường Quang – ông lập luận rằng 40 năm không phải là chiều dài và bề sâu trong quan hệ thân hữu giữa Australia và Việt Nam. Vậy thì quan hệ này có từ lúc nào?

Ls Lưu Tường Quang: Thưa cô Ngọc Hân và kính chào quí thính giả Đài VOA. Quan hệ thân hữu giữa hai nước và hai dân tộc Việt-Úc đã có từ đầu năm 1950. Do Hiệp định Elysée ký ngày 08-03-1949 giữa Quốc Trưởng Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol, Việt Nam dành được độc lập như là một quốc gia thống nhất từ Mũi Cà Mau đến biên giới Ải Bắc.

Dưới thời Pháp thuộc, Nam Kỳ là một thuộc địa (colony) trong khi Trung Kỳ và Bắc Kỳ là lãnh thổ bảo hộ (protectorates). Australia công nhận Việt Nam độc lập và thống nhất ngày 08-02-1950 và sau đó thiết lập phái bộ ngoại giao tại Thủ đô Sài Gòn. Hoa Kỳ và Anh Quốc công nhận Việt Nam một ngày trước, nhưng Hoa Kỳ đã có liên hệ lâu hơn về thương mại từ năm 1889 và lãnh sự từ năm 1907 tại Sài Gòn trước khi công nhận ngoại giao.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mặc dù không có lãnh thổ và không có thủ đô, cũng được Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa công nhận vào đầu năm 1950. Ở thời điểm này, Quốc Gia Việt Nam được 35 nước công nhận, ít nhất là gấp đôi so với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngọc Hân: Hiệp Định Genève 1954 chia đôi lãnh thổ Việt Nam tại vĩ tuyến thứ 17. Vậy trong bang giao quốc tế, quan hệ giữa Việt Nam và Australia đã được hành xử như thế nào?

Ls Lưu Tường Quang: Australia tiếp tục công nhận Việt Nam Cộng Hòa về mặt pháp lý và hoàn toàn không có liên hệ gì với Bắc Việt. Điểm cao trong quan hệ thân hữu Việt-Úc là chuyến công du Australia của Tổng Thống Ngô Đình Diệm hồi tháng 9 năm 1957. Ông Ngô Đình Diệm là vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên chính thức thăm viếng Australia, kể từ khi Australia thành lập thể chế liên bang độc lập hồi đầu năm 1901. Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được chính phủ liên đảng Robert Menzies, lãnh tụ Đảng Lao Động Tiến sĩ H.V Evatt và công chúng Úc tiếp đón nồng nhiệt.

Sau khi Hà Nội dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960 để bắt đầu chiến dịch tấn công quân sự VNCH, quan hệ giữa Việt Nam và Australia càng trở nên quan trọng hơn. Với sự đồng ý của VNCH, Australia đã gửi Toán Huấn Luyện Bộ Binh đến Nam Việt Nam hồi tháng 8 năm 1962 và trực tiếp tham chiến, với tư cách là quân đội đồng minh, từ năm 1965 đến năm 1972.

Ngọc Hân: Tại Australia, Đảng Lao động theo đuổi lập trường khác với chính phủ Liên đảng bảo thủ về cuộc chiến Việt Nam. Nhưng sau 23 năm ở thế đối lập, Đảng Lao động đã thắng cử vào cuối năm 1972, vậy chính sách ngoại giao mới của Thủ tướng Whitlam như thế nào?

Ls Lưu Tường Quang: Ở thế đối lập – nhất là từ sau năm 1968, Đảng Lao Động Úc chống đối việc Australia tham chiến. Cánh Tả Đảng Lao Động còn công khai ủng hộ phe cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam. Nổi bật trong lãnh vực ngoại giao là sự kiện ông Whitlam công nhận chế độ Bắc Kinh vào cuối năm 1972 và công nhận chính quyền Bắc Việt vào ngày 26 tháng 2 năm 1973, trong khi vẫn duy trì Đại Sứ Quán Úc tại Sài Gòn. Đây là điểm thấp trong bang giao Canberra / Sài Gòn.

Ngọc Hân: Còn trong bang giao Canberra / Hà Nội, có những điểm gì nổi bật, thưa ông Quang?

Ls Lưu Tường Quang: Tại Úc, vì bế tắc chính trị nội bộ, Thủ tướng Whitlam bị toàn quyền liên bang John Kerr bãi chức vào ngày 11-11-1975 và Liên đảng bảo thủ trở lại chính quyền do ông Malcolm Fraser làm Thủ tướng.

​Tại Việt Nam, sau khi chiến thắng quân sự hồi tháng 4 năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam rất kiêu ngạo, nên bỏ lỡ cơ hội thảo luận tiến trình thiết lập bang giao với Mỹ, thiên hẳn về Liên Xô với Hiệp ước Việt-Xô mà Tổng bí thư Lê Duẩn ký tại Moscow tháng 11 năm 1978 trong khi gặp khó khăn với Trung Quốc và với đàn em của Bắc Kinh tại vùng biên giới phía Nam là chế độ Campuchia.

Đây là lầm lỗi quan trọng của Hà Nội trong sách lược hậu chiến. Hà Nội xâm lăng Campuchia ngày 25 tháng 12 năm 1978. Ông Đặng Tiểu Bình trả đũa, ra lệnh tấn công quân sự sáu tỉnh miền Bắc gọi là ‘để dạy cho Hà Nội một bài học’ và cứu vãn đàn em Campuchia. Hậu quả là Hà Nội bị sa lầy tại Campuchia trong 10 năm.

Đó là bối cảnh chính trị có ảnh hưởng sâu rộng trong bang giao Canberra / Hà Nội. Bang giao này xuống rất thấp trong thời gian chính phủ Fraser cầm quyền từ năm 1976 đến năm 1983. Úc đã áp dụng chính sách chung với Mỹ, Liên Âu, Asean và Trung Quốc là tiếp tục công nhận chế độ Campuchia, trừng phạt kinh tế, cắt đứt viện trợ và cô lập Hà Nội.

Khi Đảng Lao động trở lại thế chính quyền vào năm 1983, chính phủ Bob Hawke tiếp tục theo đuổi chính sách chung này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Bill Hayden muốn giúp đỡ chính quyền Hà Nội thoát khỏi tình trạng bị cô lập. Tháng 6 năm 1983, ông Hayden đến Việt Nam và mời Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch thăm viếng Australia.

Ông Nguyễn Cơ Thạch là nhân vật cao cấp nhất lúc bấy giờ của CHXHCNVN đặt chân đến Canberra vào tháng 4 năm 1984. Đường lối uyển chuyển đối với Hà Nội của Ngoại trưởng Hayden đã bị Bắc Kinh phản đối. Mỹ và sáu quốc gia trong tổ chức Asean lúc bấy giờ cũng không hài lòng, đến mức độ mà ông Hayden phải che giấu viện trợ cho Hà Nội qua trung gian của các tổ chức quốc tế đa phương.

Tuy vậy, Úc tiếp tục theo đuổi đường lối uyển chuyển nầy khi Nghị sĩ Gareth Evans kế nhiệm ông Hayden và đóng vai trò tích cực ngoại giao đa phương để giải quyết vấn đề Campuchia và do đó, tạo cho Hà Nội một lối thoát.

Với Ngoại trưởng Bill Hayden và Gareth Evans, Úc đã giúp đỡ Hà Nội rất nhiều khi Hà Nội bị cô lập vì vấn đề Campuchia, vì cấm vận của Mỹ đến năm 1995 và những khó khăn với Trung Quốc ít nhất cho đến khi có Hội nghị bí mật tại Thành Đô ngày 02-09-1990 giữa Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và ông Phạm Văn Đồng với Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc.

Hội nghị Thành Đô là lầm lỗi quan trọng thứ hai của Hà Nội về mặt chiến lược quốc gia và tạo những khó khăn mất mát cho Việt Nam đến ngày nay.

Ngọc Hân: Vậy bang giao song phương hiện nay như thế nào?

Ls Lưu Tường Quang: Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, bang giao Canberra / Hà Nội phát triển đều đặn. Ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng cộng sản Việt nam đầu tiên đến Úc năm 1993. Sau ông Võ Văn Kiệt là Thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng. Căn bản của liên hệ song phương hiện nay là Thỏa hiệp Hợp tác Toàn diện được ký hồi năm 2010 nhân chuyến viếng thăm Úc Châu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Ngoài các lãnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và viện trợ, hợp tác quốc phòng cũng được mở rộng. Canberra và Hà Nội đã có Đối thoại Chiến lược Ngoại giao và Quốc phòng ở cấp viên chức hồi tháng Hai năm 2012. Khi thăm viếng Việt Nam hồi tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith loan báo hội nghị Đối thoại Chiến lược Quốc phòng sẽ được nâng lên cấp Bộ Trưởng.

Vấn đề còn lại là bao giờ thì ‘hợp tác toàn diện’ giữa hai bên sẽ được nâng cấp thành ‘hợp tác chiến lược’ – là điều mà ông Nông Đức Mạnh hình như đã muốn hồi năm 2010, nhưng Thủ tướng Kevin Rudd của Úc lúc bấy giờ có vẻ chưa sẵn sàng.

Ngọc Hân Xin cảm ơn ông Lưu Tường Quang.


* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-40-nam-bang-giao-viet-uc-1950-2013/1611996.html
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Audio & Video: Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì viết bài phê phán TBT Đảng

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html


VNCH5 * Sau 15 giây chưa nghe Audio xin nhấn F5 hay Refresh





* Video link: http://www.rfa.org/vietnamese/

Audio ▼

Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng cực kỳ nhanh: Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, thuộc báo Gia đình và Xã hội đã bị sa thải, chỉ một ngày sau khi ông có bài viết trên internet chỉ trích mạnh mẽ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, 26/02/2013, trên trang mạng của báo Gia đình & Xã hội có một thông báo ngắn về việc sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, với lý do « vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động ». Tối hôm qua, ông Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết trên mạng thu hút sự chú ý của công luận, nhan đề : « Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ».

Bài viết này của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là phản ứng tức thời trước một phát biểu của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, được phát lại trên kênh thời sự VTV1 vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) tối qua 25/02.

Trong bài phát biểu này ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ trích một số quan điểm được lưu truyền trong xã hội Việt Nam, mà ông đánh giá là « suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống », trong đó có quan điểm « muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp », « phủ nhận vai trò lãnh dạo của đảng », cũng như ủng hộ đa nguyên đa đảng…

Bài phê phán của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhấn mạnh đến việc tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam « không có tư cách » để nói về những điều này « với nhân dân cả nước », « những ý muốn trên đây chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng » và « chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay ».

giả bài viết cũng bày tỏ mong muốn « bỏ điều 4 Hiến pháp » qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, « lập một Hiến pháp mới (…) thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam », « ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình tiến bộ của dân tộc Việt Nam »…

Sự việc ông Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình & Xã hội, thuộc Bộ Y tế Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, buộc thôi việc chỉ mới diễn ra ít giờ, nhưng đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ trên các trang mạng xã hội.

RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý vị những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn Võ Thị Hảo (từ Hà Nội) về vụ việc này:

Nhà văn Võ Thị Hảo: « Trước đây, tôi có phụ trách nội dung ở tờ Gia đình & Xã hội trong hai năm. Tôi rất tiếc là cái thời tôi làm việc ở đó, thì bạn Nguyễn Đắc Kiên chưa về báo Gia đình & Xã hội. Nếu mà tôi có một nhân viên như Nguyễn Đắc Kiên, thì tôi sẽ vô cùng hân hạnh, tôi sẽ rất hạnh phúc, bởi vì người trung thực, dám nói lên tiếng nói chân thành, ở Việt Nam bây giờ vô cùng hiếm. Và nếu mà trong tòa báo, hay bất kỳ cơ quan nào có một con người trung thực như thế, thì rất là đáng quý. Tôi thấy rất là vui, và rất là khâm phục, bởi vì, chưa nói đến đúng sai như thế nào, nhưng mà anh ấy đã rất dũng cảm.

Mà tôi nghĩ rằng trong một thể chế được xưng là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc", thì cái việc mà một người không bằng lòng với ý kiến của một người nào đó, dù đó là lãnh đạo hay là một dân thường, thì đó là chuyện quá bình thường, có gì đâu ? mà tại sao lại có thể ?… Anh ấy vừa đưa lên mạng một bài như vậy, bày tỏ chính kiến của anh ấy, thế mà báo Gia đình & Xã hội đã sa thải anh ấy nhanh thế ?!

Theo tôi được biết, đấy là trái luật lao động và như thế là vi phạm quyền con người. Nếu mà muốn sa thải, theo luật lao động, thì thứ nhất vi phạm đó phải nặng ở mức độ nào, chứ không phải vấn đề phát ngôn. Nếu anh ấy làm sai, lấy chứng cứ sai, viết bài sai, vu cáo cho người khác, thì cũng phải nhắc nhở, cũng phải có một nhắc nhở có hệ thống, có quá trình, theo đúng luật lao động mà làm. Sao tự dưng lại sa thải ngay một người như thế ? Tôi nghĩ như thế là trái với luật lao động, như thế chứng tỏ là con người lao động ở Việt Nam đã bị đối xử như thế nào.

Trong khi đó, có những tờ báo như tờ Tuổi trẻ hay Thanh niên, khi có vấn đề gì, họ cũng đã bị rất nhiều áp lực, nhưng họ cũng bình tĩnh họ xem xét lại, họ xem phóng viên của họ sai hay đúng ở mức độ nào. Chẳng hạn như trường hợp một số người, thậm chí họ bị tù, sau khi ra tù tờ báo vẫn tạo điều kiện cho họ có lại công ăn việc làm, thậm chí giữ lại chức vụ của họ. Thì tôi thấy : Đây là một điều hết sức vô lý !

Tôi muốn nói thêm một điều nữa. Tôi nghĩ rằng những người quản lý ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải hiểu rằng, cần phải làm quen với việc có những ý kiến trái mình. Đó là: Có những ý kiến trái mình là cái chuyện đương nhiên. Đừng trả thù họ ! Không được quyền trả thù họ như vậy !

Bởi vì bây giờ là thế kỷ XXI rồi, nếu mà làm như vậy chỉ có thiệt hại về mình mà thôi, và mất uy tín mà thôi. Có lợi bây giờ, thì lại cái hại về sau. Dân chúng bây giờ thông minh lắm và thời đại toàn cầu hóa sẽ không có bất kỳ một hành vi nào hãm hại người khác mà có thể thoát khỏi dư luận và những quả báo. Cho nên là, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải làm quen với cái việc người ta chỉ trích mình. Không đồng ý với ý kiến của mình đó là chuyện bình thường. Nếu mình mạnh và mình đúng, mình đâu có sợ những ý kiến đó. Đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi người, quyền tự do ngôn luận cơ mà. »

RFI xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.viet.rfi.fr/chau-a-0http://www.viet.rfi.fr/chau-a-0
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

26 February 2013

Video: Đọc báo Vẹm số 306 - 309

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

VNCH Flag Sau 15 giây vẫn chưa thấy Video/Audio xin nhấn vào F5 hay Refresh VNCH Flag







mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Santa Ana thông qua nghị quyết ngăn cản phái đoàn CSVN

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Một phiên họp của HÐTP Santa Ana về nghị quyết ngăn cản phái đoàn CSVN đến thành phố

Hội Ðồng Thành Phố Santa Ana biểu quyết 6/0 lúc 6:39 tối Thứ Ba, thông qua nghị quyết 2013-55B, nhằm ngăn cản các phái đoàn cộng sản Việt Nam đến phạm vi của thành phố Santa Ana hoặc đi ngang qua thành phố này.

ông Nguyễn Khanh nói: “Thị trưởng và 5 nghị viên bỏ phiếu thuận 6/0. Nghị Viên Sal Tinajero vắng mặt. Sau khi Thị Trưởng Miguel Pulido ký ban hành nghị quyết, ông trao một bản cho Luật Sư Trần Sơn Hà, đại diện Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Nam California, trước những tràng pháo tay vui mừng của đại diện tôn giáo, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California và hàng chục đồng hương Việt Nam hiện diện.”

Nội dung bản nghị quyết nhận được ghi:

“Thành phố Santa Ana không khuyến khích các chuyến thăm chính thức của các đại diện chính phủ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đến thành phố Santa Ana, cho đến khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các tổ chức quốc tế chứng nhận hoặc khẳng định rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được cải thiện vấn đề vi phạm nhân quyền và chấp nhận cho người dân các quyền tự do cơ bản như sự tự do thờ phượng, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và quyền bầu cử đại diện chính phủ của họ, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam luôn vi phạm những điều mà họ đã cam kết khi trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc và khi họ đã ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.”

Bản nghị quyết xác định:

“Nếu các quan chức từ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam muốn đến thăm hay đi du lịch thông qua thành phố Santa Ana, họ phải thông báo cho cảnh sát trưởng ít nhất là mười bốn (14) ngày trước khi chuyến thăm này và cảnh sát trưởng phải lập tức thông báo cho thị trưởng và các nghị viên về chuyến viếng thăm này.”

Về trách nhiệm tài chánh, “Thành phố Santa Ana có toàn quyền để đòi trang trải các chi phí đối với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào đã mời hoặc tạo cơ hội cho chuyến viếng thăm hay bất kỳ chi phí nào mà thành phố Santa Ana phải gánh chịu để đáp ứng với những lần viếng thăm như vậy,” cũng theo bản nghị quyết.

Nội dung nghị quyết ghi thêm: “Không khuyến khích các đại diện Cộng Sản Việt Nam đến Santa Ana, cho đến khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc tổ chức quốc tế chứng nhận hoặc khẳng định rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được cải thiện về nhân quyền và chấp nhận người dân Việt Nam có các quyền tự do cơ bản.”

Ông Khanh nói:

“Nghị quyết được thông qua như là một món quà đầu Xuân cho cộng đồng Việt Nam. Thành quả của bản nghị quyết này phần lớn là nhờ vào sự nghiên cứu, soạn thảo, dịch thuật và đóng góp của LS Nguyễn Quốc Lân.”

Trước đây, thành phố Garden Grove cũng thông qua nghị quyết tương tự đòi hỏi phái đoàn CSVN phải báo trước 10 ngày. Thành phố Westminster đòi 14 ngày và HÐTP Fountain Valley cũng đang cứu xét việc thông qua một nghị quyết tương tự.
* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://hung-viet.org/blog1/2013/02/2...hai-doan-csvn/
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

24 February 2013

"Không tiếp người Nhật, Phi, Việt Nam và chó"

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Tấm giấy thông báo trước cửa một tiệm ăn nhanh""Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành, Trung Quốc: "Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - người Philippines - người Việt Nam và CHÓ"


Ba nước nêu trên hiện có tranh chấp chủ quyền, hay đúng hơn là bị xâm phạm thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc.

Rose Tang - tác giả bức ảnh là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New York. Bức ảnh được chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân:

"Bạn có thể chia sẻ nó, xin vui lòng chia sẻ nó với mọi người càng nhiều càng tốt, tôi hy vọng các phương tiện truyền thông và áp lực từ công chúng sẽ dạy cho những người này một bài học."

"Lý do khiến cho sự thù hận/chủ nghĩa dân tộc được xây dựng và khuyến khích bởi đảng (cộng sản TQ) là vì nó (ĐCSTQ) muốn dùng khía cạnh bẩn thỉu của con người để đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn nạn tham nhũng, bất công, khủng hoảng môi trường, v.v..."

"Of course you can share it, please share it with as many people as possible, i'm hoping pressure from the public and media will teach these guys a lesson.

The very reason why such hatred/nationalism is cultivated and encouraged by the party is because it needs to use such an ugly aspect of human life to divert public attention from corruption, injustice, environmental crises, etc..."
* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/khong-on-tiep-nguoi-nhat-phi-viet-nam.html#.USq46x10yqh
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

22 February 2013

Video: Việt Nam! Việt Nam! Bộ phim về cuộc chiến Bắc Nam Việt Nam bị dấu kín

* Nghe Radio trên Net - Paltalk Online xin hãy nhấn hàng chữ đỏ ▼ http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html
VNCH Flag Pictures, Images and Photos * Sau 15 giây chưa nghe Audio xin nhấn F5 hay Refresh


Việt Nam! Việt Nam! Bộ phim về cuộc chiến Bắc Nam Việt Nam bị dấu kín và quên lãng trong gần 40 năm qua được phụ đề tiếng Việt.

Trong những ngày qua bộ phim “Vietnam! Vietnam!” do đạo diễn nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thập niên 60, ông John Ford, thực hiện vào đầu năm của thập niên 1970 được nhắc lại trong cộng đồng blogs. Từ lúc hoàn tất, tập phim này không được phép trình chiếu rộng rãi tại Hoa Kỳ vì chính quyền Nixon sợ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch rút quân và bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Tập phim “Vietnam! Vietnam!” đã đi vào lảng quên từ đó.

Tập phim này đã được phổ biến trên youtube cách đây vài năm và vừa mới được trang Thùy Linh. www.buudoan.com giới thiệu lại nhân cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức ra đời viết về cuộc chiến này, và được một số blogs khác trong nước nhanh chóng điểm tin về bộ phim này với bạn đọc người Việt.

Chúng tôi xin đóng góp một tay, gởi đến bạn đọc trong ngoài nước những clip youtube của bộ phim này vừa được phụ đề tiếng Việt để quí vị biết rõ hơn những chi tiết được đề cập đến trong bộ phim.

Xin gởi đến quí bạn toàn bộ 8 tập của phim: “VIETNAM! VIETNAM!”















Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/viet-nam-viet-nam-bo-phim-ve-cuoc-chien.html#more
mid line Pictures, Images and Photos

* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây

http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml
http://danlambaovn.blogspot.com
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/
www.lyhuong.net/uc
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼
Newer Posts Older Posts Home

Blog Archive

About Me