27 September 2015

Video tin tức và Thánh lễ Đạt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/ '

Sáng ngày 18/09/2015, là một ngày đáng ghi nhớ với Giáo phận Xuân Lộc. Tại vùng đất cao su bạt ngàn thuộc xã Gia Tân 1, huyện Thống nhất, tỉnh Đồng Nai, hàng ngàn con tim đã tìm về bên Mẹ Núi Cúi. Ngay từ sớm khi trời còn tối, đã có những bước chân hối hả tiến về quảng trường phía trước Núi Cúi để tham dự Thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên xây dựng trung tâm Đức Mẹ.

Vào lúc 6h15, giữa những bước chân dồn dập tiến về Núi Mẹ, cộng đoàn bước vào giờ cầu nguyện với việc suy niệm kinh Mân Côi. Cả cánh rừng cao su hôm nay đã vang lên lời kinh dâng Mẹ : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà…”; sau mỗi đoạn suy niệm, mỗi chục Kinh Mân Côi là bài hát về Mẹ.

Sau giờ cầu nguyện với chàng chuỗi Mân Côi là phần tập hát. Quảng trường Đức Mẹ Núi Cúi đã chật kín người : "Triệu trái tim, triệu tấm lòng đang hướng về Núi Cúi thắm tình", cộng đoàn hát vang lời ca tụng Chúa và tôn vinh Mẹ.

Vào lúc 8h00, mọi người hướng về con đường chính dẫn về lễ đài để đón các phái đoàn :

Phái Đoàn của Giáo Hội có : Đức Tổng Giáo mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch HĐGMVN; Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục TGP Hà Nội, Nguyện Chủ Tịch HĐGMVN, Quí Đức Giám mục tham dự hội nghị HĐGMVN khóa II/2015 tại TGM Xuân Lộc; Cha Giám Quản Giáo phận Vĩnh Long, Quí Cha Tổng Đại diện, Quí Cha Ban Giám đốc các Đại Chủng Viện, Quí Cha thuộc hội thân hữu gốc Giáo phận Xuân Lộc và Quí Bề trên các dòng tu.

Giáo phận cũng rất vinh dự đón tiếp phái đoàn các cấp lãnh đạo Nhà Nước, trong đó có ông : Ông Lê Bá Trình, phó Chủ Tịch UB Trung Ương MTTQVN, Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban Tôn Giáo UB Trung Ương MTTQVN.

Ban Tôn Giáo Chính Phủ : có Ông Phạm Dũng, Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ; Ông Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ; Ông Đặng Trung Thành, Vụ Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

Ban Dân Vận Trung Ương : có Ông Hồ Minh Tâm, Vụ Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương; Ông Đỗ Văn Phớn, Vụ Phó Ban Dân Vận Trung Ương.

Cục An Ninh Xã Hội: Ông Bùi Mậu Quân, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh Bộ Công An; Ông Lê Văn Luận, Cục Phó Cục An Ninh xã hội; Ông Nguyễn Hữu Thiên, Phó trưởng phòng 88, cục an ninh xã hội.

Đoàn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai : có Ông Nguyễn Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trưởng Đoàn cùng quí vị trong đoàn.

Những tràng pháo tay vang dội, những bài hát cất cao để chào đón các phái đoàn. Thật là một vinh dự lớn lao cho đoàn con Giáo phận Xuân Lộc được tiếp đón Quí Đức Giám mục HĐGMVN và các cấp Chính quyền.

Núi Cúi hôm nay rất đẹp, cả một tuần mưa bão, nhưng hôm nay mặt trời ló dạng, những tia nắng lung linh làm cho Núi Cúi bừng sáng, tâm hồn mọi người nhẹ nhàng tanh thản. Thiên Chúa đã nhận lời cầu nguyện của đoàn con Giáo phận Xuân Lộc, Đức Maria đã yêu thương giáo phận Xuân Lộc ban cho một buổi sáng với khí tiết trời thật tuyệt vời.

Sau khi đoàn xe chờ các Đức Giám mục tiến lên lễ đài, cộng đoàn bước vào Thánh lễ. Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phaolô, Chủ tịch HĐGMVN chủ sự, cùng đồng tế có quí Đức Cha thuộc HĐGMVN, Quí Cha Giám Quản và Quí Cha trong - ngoài giáo phận. Thánh lễ càng long trọng hơn khi có sự tham dự của mọi thành phần dân Chúa thuộc 12 Giáo hạt Giáo phận Xuân Lộc, Quí khách mời, Quí tu sĩ, chủng sinh và hàng ngàn anh chị em Giáo dân khắp nơi đổ về.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã nói về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ được đầy ơn phúc bởi vì Đức Mẹ tràn ngập phúc lành của Thên Chúa. v.v… Đức Cha cũng nói đến ý nghĩa của từ "Núi Cúi", một cái tên rất bình dị đã được chọn đễ đặt thành "Mẹ Núi Cúi". Ngài cắt nghĩa : Mẹ Núi Cúi nói đến việc Đức Maria đã cúi mình trước Thánh ý Thiên Chúa và thưa lời xin vâng; để từ đó Ơn Cứu độ được ban cho loài người.

Sau bài giảng, Đức Cha Chính Đaminh đã chủ sự nghi thức làm phép phần đất xây dựng và làm phép viên đá đầu tiên; và sau đó thánh lễ tiếp tục.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã có lời phát biểu. Ngài nói : hôm nay là ngày đại hỷ của giáo phận Xuân Lộc, là ngày vui lớn của mọi người. Ngài cầu chúc Gp. Xuân lộc 3 điều.

1/ Cầu chúc cho Giáo phận Xuân Lộc tràn đầy niềm vui, "đất lành chim đậu", nhiều người đến đây và chúc cho việc truyền giáo mỗi ngày một la rộng.

2/ Cầu chúc cho việc tôn sùng bí tích Thánh Thể và Đức Maria ngày càng mạnh mẽ và lan rộng ra cho các giáo phận chung quanh để Chúa Giêsu thánh Thể luôn trở thành trung tâm của đời sống Giáo Hội, để Đức Mẹ luôn là Mẹ của Giáo hội và của chúng ta.

3/ Cầu chúc cho Giáo phận Xuân Lộc ngày càng nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ, phong phú đa dạng cả về chất và về lượng. Cầu chúc cho dân Chúa trong giáo phận ngày càng hăng hay hơn nữa.

Sau lời phát biểu của Đức Cha Chủ tịch, ông Trần Tấn Hùng, Phó trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ phát biểu. Ông có lời chúc mừng Tòa Giám mục Xuân Lộc và bà con giáo dân Giáo phận được tràn đầy niềm vui. Nhân dịp kỷ niệm 50 Năm thành lập Giáo phận, ông cầu chúc Giáo phận không ngừng phát triển, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương Đồng Nai ngày càng giàu đẹp.

Cuối cùng, Đức Ông Vinhsơn Tổng Đại diện đã đọc lời cám ơn Quí Đức Cha, Quí Đức Hồng Y, Quí Cha, Quí Tu sĩ chủng sinh, Quí khách, Quí ân nhân và tất cả mọi người trong nước và hải ngoại đã chung tay góp sức cho việc xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi.

Nhất là cám ơn Chính Quyền các cấp đã hết lòng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Trung Tâm này. Sau lời cám ơn, tất cả mọi người cùng cất cao lời cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã thương ban trên Giáo phận Xuân Lộc, mọi người cùng làm theo cử điều để nâng cao lời Tạ ơn.

Thánh lễ khép lại, cộng đoàn lãnh phép lành với ơn Toàn xá. Xin cầu chúc mọi người ra về bình an, và cầu chúc cho Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi sớm được hoàn thành, để Giáo phận có nơi tôn kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội một cách xứng đáng. Ban TT Giáo Phận.

* Còn nhiều hình và chi tiết tại Link ▼:
http://giaophanxuanloc.net/tin-giao-phan/thanh-le-dat-vien-da-dau-tien-xay-dung-trung-tam-duc-me-nui-cui-4440.html

SBTN Official: https://www.youtube.com/user/SBTNOfficial
mid line Pictures, Images and Photos

26 September 2015

Video & Bà Tạ Phong Tần 'vinh dự nhận cờ vàng'

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Hôm 23/9, bà Tạ Phong Tần, người vừa được đình chỉ thi hành án ở trại giam Thanh Hóa và được đưa sang Hoa Kỳ trước đó ít hôm, đã có buổi gặp gỡ ông Andrew Đỗ, Giám sát viên Quận Cam, California.

Nhận một lá cờ vàng ba sọc đỏ từ tay ông Andrew Đỗ, bà Tạ Phong Tần nói: “Tôi rất vinh dự được nhận lá cờ này... Lá cờ này ở miền Nam trước đây đã cho người dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Có thể nói lá cờ này đại diện cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người Việt Nam.”

Về dự định sắp tới của mình, bà Tần nói bà muốn ưu tiên đảm bảo sức khỏe, và nhận thấy “công việc trước mắt sẽ có nhiều khó khăn”. Tuy nhiên, bà nói bà “không từ bỏ mục tiêu, lý tưởng... trong việc tham gia đấu tranh đòi quyền tự do, quyền con người cho người dân trong nước”.

Bà Tạ Phong Tần, cựu nhân viên công an, trước khi vào tù là chủ trang blog Công lý và Sự thật, đồng sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày).

Bà bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án 10 năm tù giam vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Bà tới Hoa Kỳ vào tối 19/9/2015.
mid line Pictures, Images and Photos

22 September 2015

Video tin tức khắp nơi & CA bắt cóc trung tá quân đội Trần Anh Kim

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

CA cộng sản Việt Nam vừa kéo đến khám xét và bắt giam ông Trần Anh Kim, một trung tá quân đội thường xuyên lên tiếng chỉ trích chế độ độc tài đảng trị.

Trao đổi với Danlambao, vợ ông Kim bà Nguyễn Thị Thơm cho biết vụ bắt cóc xảy ra vào ngày 21/9/2015 tại nhà riêng của ông bà ở Thái Bình. Hiện đã qua 24 tiếng nhưng gia đình vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ phía CA.

Ông Trần Anh Kim năm nay 66 tuổi, từng bị chế độ CSVN kết án 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’. Sau khi ra tù vào đầu năm 2015, dù phải chịu thêm án quản chế 3 năm nhưng ông vẫn tiếp mục mạnh mẽ lên tiếng tố cáo chế độ độc tài cộng sản Việt Nam.

Triệu tập vợ để bắt cóc chồng

Nhiều tháng nay, nhà riêng của ông Kim tại địa chỉ số 502, tổ 10, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình vẫn thường xuyên bị CA đeo bám, túc trực.

Lúc 9:30’ sáng ngày 21/9/2015, bà Nguyễn Thị Thơm (vợ ông Kim) khi đang đi làm thì bị CA sắc phục mang xe ô tô kéo đến cơ quan gửi giấy ‘triệu tập’. Nhóm CA này sau đó đã giam lỏng bà Thơm tại trụ sở CA phường Trần Hưng Đạo (thành phố Thái Bình) mãi cho đến tận 5 giờ chiều.

Khi về đến nhà, bà phát hiện cửa đã bị khoá. Lúc này, một viên an ninh liền xuất hiện và đưa chìa khoá cho tổ trưởng dân phố mở cửa vào. Bước vào nhà, bà phát hiện thấy nhiều đồ đạc trong nhà như máy tính, điện thoại, máy ảnh, máy in... bị mất, cửa tủ cũng bị lục tung.

Theo lời một số người dân quanh đó, trong lúc bà không có nhà, CA đã ập vào nhà khám xét và bắt ông Kim đưa đi.

Dùng tù nhân lương tâm để đổi chác

Khi bà Thơm còn chưa lấy lại bình tĩnh thì hàng chục viên CA tiếp tục tự ý xông vào bên trong nhà để tiến hành khám xét lần 2.

Bà kể lại: “Họ mời tất cả công an vào, đông lắm. Tôi đếm từ trong ra ngoài phải đến năm, sáu chục công an.” “Họ đọc lệnh nói rằng đã bắt quả tang trong máy anh Kim có lời kêu gọi gì đó. Họ nói có tang chứng nên bắt anh Kim và khám nhà”.

Bà Thơm đã lên tiếng phản đối hành vi lộng hành của lực lượng CA, bà cũng từ chối ký vào bất cứ biên bản nào được đưa. Dù vậy, cuộc khám xét vẫn tiếp tục diễn ra và do CA tự ký với nhau.

Sau khi lục lọi khắp nơi trong nhà, phía CA đã lấy đi thêm một vài đồ đạc, đồng thời cướp luôn cả chiếc điện thoại trên người bà Thơm. Hiện nay, gia đình vẫn không hề hay biết về địa điểm cũng như tình trạng giam giữ của ông Trần Anh Kim.

Vụ bắt cóc xảy ra đúng vào thời điểm blogger Tạ Phong Tần bị chế độ CSVN trục xuất sang Mỹ. Thả người này nhưng lại bắt người khác, đây chính là thủ đoạn của chế độ CSVN nhằm mang sinh mạng của các tù nhân lương tâm đổi chác với Mỹ.

22.9.2015

CTV Danlambao: http://danlambaovn.blogspot.com/

mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây ▼:

19 September 2015

Video tin tức và Blogger Tạ Phong Tần vừa đặt chân đến Mỹ

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube. mid line Pictures, Images and Photosmid line Pictures, Images and Photos

Sau khi bị chế độ cộng sản trục xuất khỏi Việt Nam, blogger Tạ Phong Tần đã đặt chân đến Mỹ vào lúc 20:50’, 19/9/2015 theo giờ Los Angeles – tức 11:50’ trưa ngày 20/9/2015 theo giờ Việt Nam.

Khá đông người Việt tại Nam Cali đã có mặt tại sân bay Los Angeles để chào đón thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do vừa thoát khỏi ngục tù cộng sản. Trong đoạn video vừa được phổ biến trên facebook, bà Tần chia sẻ lại quãng đường bị áp giải từ trại giam số 5 Thanh Hóa đến sân bay Nội Bài như sau:

“Riêng tôi có khoảng 50 công an áp giải, ở trong nhà tù đi ra có 3 xe áp giải. Tới sân bay có hơn 20 công an mặc thường phục nữa. Mặt mày thì bàng quang như không có nhiệm vụ gì, nhưng mà cứ lẩn quẩn ở đấy và có khoảng chục người cầm camera quay tứ tung”

“Họ đưa tôi vào khu vực phía sau sân bay chỉ có tôi và công an thôi, không có ai cả. Đến khi máy bay sắp cất cánh, họ mới đưa tôi ra phía ngoài để lên máy bay, lúc đó tôi mới gặp nhân viên của đại sứ quán Hoa Kỳ đón tôi ở đó”.

Bà Tần cho rằng, việc có mặt tại Mỹ không phải là do bị ‘trục xuất’, mà đây chỉ là một quyết định ‘tạm đình chỉ chấp hành án’ của nhà cầm quyền CSVN trước áp lực từ chính phủ Mỹ.

“Không phải là trục xuất, tại vì phía Mỹ ép buộc họ trả tự do cho tôi và họ ra một cái quyết định là “tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù” chớ không phải là trục xuất”

* Còn nhiều hình và chi tiết ở Link: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/09/blogger-ta-phong-tan-at-chan-en-my.html#more
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

17 September 2015

Video & Melbourne: Tết Trung Thu 2015

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Chúng tôi đến đây với hai bàn tay trắng, không mang theo được gì ngoài những giá trị văn hóa truyền thống và Tết Trung Thu là một trong những nét đẹp văn hóa hóa truyền thống của Việt Nam, của các nước Á Châu và nay đã trở thành một phần của nền văn hóa Úc Châu.

Hàng năm, Tết Trung Thu đã được các sắc tộc tham gia và đón nhận cùng Cộng đồng Người Việt trong một xã hội đa văn hóa hài hòa - đó là ý chính của lời phát biểu (bằng Anh ngữ) của ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) và đã được ông La Khải Nguyên (Chủ Tịch Hội Thương Gia Á Châu vùng Footscray - FABA) trình bày lại bằng Việt ngữ trong buổi lễ khai mạc.

Ông Bon cũng đã nhắc lại cái nguồn gốc tỵ nạn của Người Việt để bày tỏ lòng thương cảm đối với làn sóng người tỵ nạn đang diễn ra tại Âu Châu và đã kêu gọi các em, các phụ huynh khi thắp đèn thì hãy cùng nhau thắp sáng bằng con tim cho (hình ảnh) em bé trai, Aylan Kurdi, nằm "ngũ yên" trên bãi biển để đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc khủng hoảng tỵ nạn tại Trung Đông.

Bà Dân Biểu Marsha Thomson đại diện cho ông Robin Scott (Bộ Trưởng Bộ Đa Văn Hóa Sự Vụ) đã ca ngợi tinh thần dấn thân và tranh đấu cho người tỵ nạn (không phân biệt nguồn gốc) của ông Nguyễn văn Bon. Tiếp theo Bà nhấn mạnh về sự thành công của chương trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đã đào tạo được những người lãnh đạo trẻ cho Cộng đồng, điển hình là hai MC rất thanh lịch, khả ái của buổi lễ khai mạc - Bích (Celia) Trần và Hoàng Cát.

Ông Murray Thompson đại diện cho Bà Inga Peulich (lo về Bộ Đa Văn Hóa Sự Vụ của đảng đối lập) nói rằng Tết Trung Thu năm 2015 cũng là năm đánh dấu 40 năm định cư của Cộng đồng Người Việt trên một đất nước tự do, thông qua những quyết định nhân đạo của Cố TT Malcolm Fraser.

Chủ tịch Ủy Ban Đa Văn Hóa Victoria, Ông Grahame Leonard cho rằng vùng Footscray là trung tâm của các nền văn hóa (cultural hub) và nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam đã đóng một vai trò đáng kể trong một xã hội đa dạng của đất nước Úc.

Đại diện cho Thị Trưởng Maribyrnong Nam Quách, Nghị Viên Grant Miles khen ngợi sự cộng tác và làm việc chặt chẻ của CĐNVTD/VIC và Hội Thương Gia Footscray trong việc kết hợp và tổ chức Tết Trung Thu tại Footscray là một địa điểm thích hợp và thuận tiện cho các vùng đông dân cư Người Việt ở Miền Tây.

Dân Biểu Bernie Finn công nhận sự đóng góp lớn lao của cộng đồng Người Việt với những con người cần mẫn, siêng năng đã mang lại sự hồi sinh (juvenile) cho vùng Footscray.

Trong số các vị quan khách tham dự còn có Bà Dân Biểu Colleen Hartland (Đảng Xanh), Ông William A. Laker (RSL Keilor East) cùng phu nhân, Bà Huỳnh Bích Cẩm (Hội Phụ Nữ Úc-Việt), và Nghị Viên Trương Lợi (Greater Dandenong).

Sau đó các quan khách cùng với BTC và các thiện nguyện viên phát quà và lồng đèn cho các em. Quả đúng như lời ông Bon nói - Tết Trung Thu đã trở thành một phần của nền văn hóa Úc Châu, với một hàng dài đông đảo các trẻ em cùng phụ huynh của đủ các sắc tộc hớn hở đón nhận quà bánh và lồng đèn, rồi nối đuôi nhau tung tăng, thích thú rước đèn theo đoàn múa lân làm cho cả một khu phố trở nên vui nhộn, sôi động với tiếng trống và tiếng cười.

Tết Trung Thu 2015 được CĐNVTD/VIC và Hội Thương Gia Fooscray kết hợp tổ chức tại Footscray Mall, ngày 12/09, với sự tài trợ của nhiều cơ quan, tổ chức tư nhân cũng như chính phủ. Chương trình Tết Trung Thu bắt đầu từ lúc 11 giờ sáng và kéo dài cho đến tối, có các trò chơi cho trẻ em, các bàn làm lồng đèn do Liên Đoàn Hướng Đạo Phù Đổng hướng dẫn, gian hàng kẹo bông gòn do các sinh viên thuộc Hội Sinh Viên Việt Nam phụ trách, đặc biệt là tất cả mọi thứ đều hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra còn có gian hàng cây cảnh Bonsai và các gian hàng của các cơ quan tài trợ. Về phần văn nghệ thì có sự đóng góp của các ca sĩ Melbourne - Nghiêm Lệ, Thanh Lan, Mỹ Linh, Kim Ngân, Đinh Hùng, Đội Hậu Duệ và tay đàn organ Bình Cadillac. Hai ca sĩ Thụy Kim và Băng Châu (Đội Hậu Duệ) đã đem đến cho các em những bài ca thiếu nhi vui tươi và hát liên tục cho đến tận giờ phút cuối. Có lẽ dễ thương nhất là các màn trình diễn của những tài năng mầm non của trường âm nhạc Kealba và trường St Margaret Mary's Catholic Church.

Tết Trung Thu càng ngày càng thu hút được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của người dân địa phương, của mọi sắc tộc. Điều này cho thấy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ làm giàu cho cuộc sống (của người Người Việt tỵ nạn) mà còn phong phú hóa nền đa văn hóa Úc Châu.

Melbourne 12/09/2015

* Còn nhiều hình và chi tiết ở Link: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4252-4252
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

15 September 2015

Video tin tức và Blogger Phạm Thanh Nghiên phát biểu trên Washington Post

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Zoeann Murphy (Washington Post)/Danlambao lược dịch - Bạn gặp phải những nguy hiểm nào khi đưa tin về những gì xảy ra trên đất nước? Các nhà báo trên toàn thế giới đang mạo hiểm hàng ngày với sinh mạng của họ vì tự do báo chí.

Họ bao gồm các phóng viên, phát thanh viên, nhiếp ảnh gia và các bloggers. Ở một số quốc gia bị kiểm duyệt, họ cũng là những nhà hoạt động chính trị. Với sự giúp đỡ của CPJ (Ủy ban Bảo vệ Ký giả), Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), La Maison des Journalistes và Global Voices, chúng tôi đã tập hợp 30 nhà báo và bloggers cùng chia sẻ về các trường hợp bị đe dọa, tấn công hoặc bị kiểm duyệt vì các bài viết của họ.

Hãy lắng nghe câu chuyện của họ dưới đây, và nếu bạn quan tâm muốn chia sẻ câu chuyện của riêng bạn, hãy gửi email đến: Zoeann.Murphy@washpost.com. Dự án này là một phần của loạt bài đánh giá các tổn thất về con người trong khi tường thuật tin tức trên toàn thế giới.

Đọc Phần 1: Sống trong trốn chạy

Phạm Thanh Nghiên: ‘Không dễ dàng nói với thế giới về những gì đang diễn ra ở Việt Nam’

Phạm Thanh Nghiên là một blogger từng bị kết án tù vì viết về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Sau khi trả qua những năm tù đày khắc nghiệt, cô đã được phóng thích nhưng hiện vẫn đang bị quản chế tại gia.

Zoeann Murphy (Washington Post) Danlambao lược dịch

mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

09 September 2015

Video tin tức & Vụ lô súng ‘khủng’ ở Tân Sơn Nhất: Chỉ thủ tướng mới được đưa vào Việt Nam

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Hôm 8/9/2015, thượng tướng – thứ trưởng bộ CA Tô Lâm đã trọng thưởng cho chi cục hải quan sân bay Tân Sơn Nhất nhờ vào việc bắt giữ lô súng quân dụng ‘khủng’ hồi cuối tháng 7.

Đây được coi là vụ vận chuyển vũ khí lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng lên đến 94 khẩu súng ngắn hiệu CZ P-07 - loại súng chuyên dụng cho các đội đặc nhiệm bảo vệ nguyên thủ quốc gia.

Mức độ nghiêm trọng của vụ án cộng với sự bế tắc trong việc điều tra đã tạo nên những lời đồn đoán khác nhau. Chỉ thủ tướng mới được nhập súng Ngay sau khi xảy ra vụ bắt giữ, tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của lực lượng CA TP.HCM – nơi xảy ra vụ việc đã khẳng định đây là lô súng do cảnh sát Singapore mua từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trong quá trình vận chuyển đã bị ‘gửi nhầm’ sang Việt Nam.

Tuy nhiên, thông tin này đã gây nhiều hoài nghi trong dư luận. Việc ‘gửi nhầm’ vũ khí qua sân bay, dẫn đến ‘bắt nhầm’ chỉ là một sự bịp bợm hết sức lố bịch.

Hôm 28/8/2015, truyền thông nhà nước dẫn lời ông Nguyễn Văn Cẩn, phó tổng cục trưởng tổng cục hải quan đã bác bỏ việc này: “Lô hàng này vi phạm nghiêm trọng pháp luật Hải quan. Bởi đã là vũ khí quân dụng, kể là quá cảnh, đều phải tuân theo quy định pháp luật”. Theo vị quan chức này, đối với mặt hàng là vũ khí quân dụng, chỉ khi được phép của thủ tướng chính phủ thì mới được mang qua Việt Nam.

“Chỉ khi được phép của Thủ tướng Chính phủ mới được mang qua VN. Huống chi đây là gần 100 khẩu súng loại mới, đi từ máy bay và đã đưa vào kho, được lực lượng Hải quan soi chiếu phát hiện”. “Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Công an điều tra xử lý. Không thể có chuyện nhầm lẫn được”, báo Thanh Niên dẫn lời ông Cẩn khẳng định

Vai trò của hải quan Ngoài ra, vai trò ‘tích cực’ một cách bất thường của chi cục hải quân sân bay Tân Sơn Nhất trong vụ bắt giữ, cộng với việc nhanh nhảu đưa tin cho báo chí cũng là những chi tiết gây nhiều chú ý.

Hồi cuối năm 2013, lực lượng này bị nghi tiếp tay vào việc vận chuyển 229 kg ma tuý, trị giá trên 30 triệu đôla từ sân bay Tân Sơn Nhất sang Đài Loan bằng đường hàng không.

Vụ án sau đó đã được cho chìm xuồng nhanh chóng. Không có bất cứ quan chức nào của lực lượng hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bị điều tra, hoặc phải chịu trách nhiệm. Khi so sánh hai vụ việc, người ta liên tưởng đến những kịch bản đấu đá, phá hoại lẫn nhau giữa các quan chức cộng sản.

Trong chế độ cộng sản, hải quan vốn được coi là một lãnh vực béo bở với những khoản chung chi khổng lồ, đặc biệt là chỉ ưu tiên riêng cho những thành phần con ông cháu cha.

Trong số này có thể kể đến Lê Kiên Trung, con trai cố tổng bí thư Lê Duẩn. Ông Trung từng là cục trưởng cục hải quan TP.HCM trước khi được lên làm thiếu tướng, phó tổng cục trưởng tổng cục an ninh II – bộ CA.

Ai là chủ lô súng ‘khủng’? Trở lại với vụ bắt lô súng ‘khủng’, một chi tiết đáng chú ý là lực lượng CA.TPHCM – nơi để xảy ra vụ việc dường như đã không được tham gia vào quá trình điều tra thủ phạm. Thay vào đó, tướng CA Tô Lâm đã đích thân vào Sài Gòn để ra lệnh cho các ‘đơn vị của bộ côn an’ cùng phối hợp để ‘mở rộng điều tra’.

Tướng Lâm là nhân vật thân cận với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được giao chuyên trách về vấn đề an ninh đối ngoại của bộ CA. Dù vậy, sau hơn 1 tháng, chủ nhân của lô súng này vẫn chưa được được tiết lộ. Sự ‘bế tắc’ này dường như có liên quan đến quyền lực của thủ phạm bí ẩn – kẻ đang thao túng cả chế độ.

Do đây là lô súng chuyên dùng để bảo vệ nguyên thủ quốc gia, có thể dễ dàng suy ra nhân vật có nhu cầu được bảo vệ cao nhất hiện nay là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ứng cử viên nặng ký cho chức vụ tổng bí thư tương lai.

Đây được coi là vấn đề sống còn của ông Dũng giữa thời điểm các cuộc đấu đá ngày càng trở nên khốc liệt, kẻ thù chính trị cũng nhiều hơn bao giờ hết. Giả thiết này là có cơ sở khi người ta nhớ lại vụ nổ đe doạ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Sài Gòn hồi năm 2007, tức chỉ một năm sau ngày ông ta nhận chức.

Khi ấy, hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin riêng cho biết các đối thủ chính trị đã đặt một quả bom – tương đương với khoảng 300 gram chất nổ TNT nhắm vào nhà riêng ông Dũng tại Sài Gòn. Vụ nổ khiến hư hại một bức tường và không gây thương tích.

Sau sự kiện này, ông Dũng đã phải luôn đề phòng và giành thế thượng phong trước những kẻ thù chính trị. Tuy vậy, bóng ma thanh trừng trong quá khứ vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn đổi với giới chóp bu cộng sản.

Đây cũng là những biểu hiện rõ rệt nhất cho cái gọi là ‘tình đồng chí’ của những người cộng sản.

Hoàng Trần

mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

05 September 2015

Video tin tức & Pháp Tái Chiếm Nam Kỳ

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Ông Đoàn Văn Vươn, người vừa được đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay sau thời gian hơn 3 năm, bảy tháng bị tù giam trong vụ án chống lại cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, nói ông 'vô tội' và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng.'

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Tối hậu thư Potsdam mà Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa gởi cho Nhật ngày 26-7-1945, giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa giải giới quân đội Nhật ở nam và bắc vĩ tuyến 16 sau khi Nhật đầu hàng. Tối hậu thư không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới, tạo ra một khoảng trống hành chính và chính trị tại Đông Dương, là cơ hội thuận tiện cho Pháp vận động với Anh và Trung Hoa trở lại tái chiếm Đông Dương.

1.- QUÂN ANH ĐẾN NAM KỲ

Tại Nam Kỳ, sau khi quân Nhật đầu hàng ngày 14-8-1945, một toán lính Pháp nhảy dù xuống vùng Tây Ninh ngày 22-8-1945, trong đó có đại tá Jean Cédile, đại diện Pháp tại Nam Đông Dương. Quân Nhật bắt được, đưa về Sài Gòn, tạm giữ ở phủ toàn quyền Pháp cũ. Tuy vậy, hai ngày sau (24-8), quân Nhật cho phép Cédile tiếp xúc với người Pháp ở Sài Gòn. Cédile lập tức thành lập ngay một “Uỷ ban thông tin” để tìm biết tin tức địa phương. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 153.)

Thi hành tối hậu thư Potsdam, toán đầu tiên trong phái bộ quân sự Anh giải giới quân đội Nhật, đến Sài Gòn ngày 6-9-1945, nghĩa là sau ngày Lâm ủy Hành chánh Nam bộ Việt Minh (LUHCNB) nắm quyền ở Sài Gòn và HCM thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945 ở Hà Nội.

Ngày 13-9, tướng Douglas Gracey, chỉ huy lực lượng Anh, phụ trách việc giải giới quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16, có mặt tại Sài Gòn trong lúc tình hình càng ngày càng căng thẳng. Gracey ra lệnh cho LUHCNB phải rời dinh toàn quyền. Nhà cầm quyền Việt Minh (VM) phản đối. Quân Anh liền chiếm trụ sở của LUHCNB. Việt Minh kêu gọi dân chúng biểu tình chống Anh, tố cáo Anh và Pháp vi phạm nền độc lập của Việt Nam.

Những tù binh Pháp được người Nhật thả ra, khiêu khích người Việt nên bị đánh trả. Jean Cédile yêu cầu Gracey can thiệp để cứu nguy người Pháp. Ngày 19-9-1945, Douglas Gracey ra Tuyên cáo của Uỷ ban Kiểm soát Đồng minh, nhận trách nhiệm duy trì trật tự, cấm tổ chức biểu tình, cấm hội họp, cấm mang võ khí, trừ những người có phép, thiết quân luật từ 9 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, lên án tử hình tất cả những kẻ cướp và phá hoại.

Ngày 21-9-1945, trong khi VM ra lệnh dân chúng Sài Gòn-Chợ Lớn đình công bãi thị, thì tướng Gracey thả và trang bị võ khí cho 1,400 tù binh Pháp còn bị giam giữ. Nhân cơ hội nầy, binh sĩ Pháp khiêu khích, tấn công người Việt. Cédile, chỉ huy quân Pháp cướp chính quyền ở Sài Gòn đêm 22 rạng 23-9-1945, chiếm các đồn cảnh sát, công an, ngân khố, tòa đô chánh. Lâm uỷ Hành chánh Nam bộ (gồm đa số là VM cộng sản) bỏ trốn.

Cũng trong ngày 23-9-1945, VM thành lập Uỷ ban Kháng chiến Nam bộ (UBKCNB) do Trần Văn Giàu làm chủ tịch, và Uỷ ban Kháng chiến Sài Gòn Chợ Lớn do Nguyễn Văn Tư làm chủ tịch. Uỷ ban Kháng chiến Nam bộ ra tuyên cáo, vận động dân chúng chống Pháp. Nhà cầm quyền VM ở Hà Nội liền lên tiếng tán thành và kêu gọi toàn quốc chi viện cho Nam bộ kháng chiến. (Tài liệu đảng CSVN gọi ngày 23-9-1945 là ngày “Nam bộ kháng chiến”.)

Tại Sài Gòn, VM tấn công nhà máy điện, bắt cóc và thủ tiêu người Pháp. Ngày 25-9-1945, VM đưa người bao vây trú khu Héraud của người Pháp (có sách viết Hérault) ở Tân Định (trên đường Trần Nhật Duật sau năm 1954). Việt Minh giết một số người Pháp, bắt đi khoảng 50 người, rồi giết luôn. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A: 1939-1946, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996, tr. 269.) Hỗn loạn tiếp diễn trong nhiều ngày.

Ngày 26-9-1945, tại Sài Gòn, trung tá Peter Dewey, trưởng toán O.S.S. 404 (Hoa Kỳ) ở nam Đông Dương, bị bắn chết khi từ phi trường về trụ sở O.S.S. Phía VM đưa ra lý do là vì tướng Gracey không cho phép Dewey trương cờ Mỹ khi di chuyển, nên Dewey bị tưởng lầm là người Pháp và bị bắn. Dewey từ hậu cứ của toán OSS 404 ở Tích Lan (Ceylon tức Sri Lanka), đến Sài Gòn ngày 2-9-1945 theo kế hoạch Embarkment, để điều tra tội phạm chiến tranh.

Nhờ Douglas Gracey (Anh) làm trung gian, Jean Cédile (Pháp) gặp các lãnh tụ UBKCNB ngày 2-10-1945. Hai bên đồng ý tạm thời ngưng các cuộc khiêu khích nhau. Tuy nhiên, khi cuộc nói chuyện đi sâu vào nội dung chi tiết, thì lập trường hai bên quá khác biệt. Cédile đòi UBKCNB trả lại các con tin và thi hài của cố trung tá Dewey. Việt Minh đòi điều kiện tiên quyết là Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập. Ngày 5-10-1945, VM đòi tiếp là phải trở lại tình trạng trước ngày 23-9-1945, trả lại thẩm quyền của Lâm uỷ hành chánh, cảnh sát, an ninh công cộng, giải giới và tập trung người Pháp để người Việt bảo vệ, và ngưng tất cả các cuộc chuyển quân đến Sài Gòn.

2.- ANH GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM NAM KỲ

Pháp thảo luận với VM có thể nhằm kéo dài thời gian cho công việc chuẩn bị. Ngày 3-10-1945, chiến hạm Pháp có tên là Richelieu đến Vũng Tàu, đem theo một toán 55 biệt kích quân và hai đại đội bộ binh gồm 6 sĩ quan và 100 binh sĩ Pháp. Hai ngày sau (5-10-1945), trung tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque (Leclerc) đến Sài Gòn, đóng bản doanh ở dinh toàn quyền.

Từ tháng 10 đến tháng 12-1945, bảy thương thuyền Hoa Kỳ chở từ 14,000 đến 24,000 binh sĩ Pháp đến Việt Nam, nghĩa là khoảng 40% lực lượng Pháp ở Việt Nam lúc đó. (Patricia K. Lane, “Éléments sur la mise en oeuvre de la politique américaine envers l’Indochine, 1940-1945”, đăng trong Les Cahiers de l’Institut D’Histoire Du Temps Présent, Charles-Robert Ageron và Philippe Devillers chủ biên, số 34, tháng 6-1996, tr. 33.) Quân Pháp còn được không vận đến Phnom Penh (Cambodia) và Pakse (Laos).

Trong lúc đó, tại London, thủ đô Anh, hai đại diện chính phủ Anh và Pháp gặp nhau ngày 8-10-1945, ký Tạm ước hành chánh và tư pháp phía nam vĩ tuyến 16 ở Việt Nam. Ngày hôm sau (9-10-1945), chính phủ Anh tuyên bố: 1) Yểm trợ Pháp tái chiếm Việt Nam. 2) Chấp nhận chính quyền Pháp ở Sài Gòn. 3) Giao quyền cai trị Nam vĩ tuyến 16 cho Pháp. (Chính Đạo, sđd. tt. 275-276.)

Tức thì, cuộc đàm phán ở Sài Gòn giữa VM và Pháp đổ vỡ ngày 10-10-1945. Do lực lượng mới được tăng cường, quân Anh phá vỡ vòng vây của VM, bắt đầu mở rộng vòng kiểm soát ở Sài Gòn, chiếm Gò Vấp (ngày 12-10), Thủ Dầu Một, Biên Hòa (ngày 23-10).

Lực lượng VM cộng sản chạy về vùng nông thôn, dùng du kích và khủng bố lẻ tẻ tấn công Pháp. Ngược lại, trung tướng Leclerc tung hai cánh quân ra trận, đánh chiếm Mỹ Tho ngày 25-10. Quân Pháp lần lượt chiếm Gò Công (28-10), Vĩnh Long (29-10), Cần Thơ (30-10).

Cuối cùng, đô đốc D’Argenlieu, cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đến Sài Gòn chiều ngày 30-10-1945. Việc đầu tiên là ông ra sắc lệnh thành lập Hội đồng Cao uỷ Liên bang Đông Dương. Trong khi đó, quân Nhật được tập trung ở Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) để đợi phương tiện về nước.

Pháp tăng cường thêm sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (BBTĐ). Từ đây Pháp tung quân đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ và cao nguyên Trung Kỳ. Ngày 5-2-1946, Leclerc tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn là đã hoàn tất tái chiếm Nam Kỳ và nam Trung Kỳ. (Philippe Devillers, sđd. tr. 176.)

Nhận thấy tình hình đã khả quan về phía Pháp, ngày 4-2-1946, cao uỷ D’Argenlieu ký nghị định thành lập Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ (Conseil consultatif de Cochinchine) do Uỷ viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ làm chủ tịch, lúc đầu gồm 4 hội viên người Pháp, 8 hội viên người Việt, mỗi năm họp ít nhất hai lần.

Việt Minh rút lui dần dần, mở cuộc tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống. Pháp chiếm được các thành phố và các vùng nông thôn phụ cận, trong khi VM lẫn trốn trong các vùng sâu (bưng biền), lập căn cứ bí mật, và từ đó phóng ra những cuộc khủng bố bất ngờ. Đặc biệt VM lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, xã hội xáo trộn, tiếp tục chủ trương thủ tiêu những thành phần dân tộc đối lập, những người không theo VM cộng sản hoặc hợp tác với Pháp.

Từ ngày 9-10-1945, bộ Ngoại giao Anh thảo luận với đại sứ Pháp tại Anh để bàn chuyện chuyển giao chính quyền ở Nam Đông Dương, vì chính phủ đảng Lao Động mới cầm quyền ở Anh, muốn rút quân ra khỏi Đông Dương. Ngày 28-1-1946, tướng Douglas Gracey chính thức bàn giao thẩm quyền cho các giới chức Pháp, và quân lính Anh chính thức chấm dứt nhiệm vụ kể từ không (0) giờ ngày 5-3-1946, để lại nhiều trang thiết bị cho quân Pháp.

3.- PHÁP TIẾN QUÂN RA BẮC KỲ

Về ngoại giao, lúc đó VNDCCH, Pháp và Trung Hoa tạo thành thế tam giác đặc biệt trên sân khấu chính trị Bắc Kỳ. Tại Hà Nội ngày 28-9-1945, Hồ Chí Minh (HCM) gặp gỡ lần đầu các đại diện Pháp là tướng Marcel Alessandri (được cao uỷ D’Argenlieu cử làm đại diện ở Bắc Kỳ ngày 15-9-1945) và Léon Pignon (giám đốc chính trị và hành chính). Ngày nầy cũng là ngày diễn ra lễ đầu hàng của quân đội Nhật, tại Hà Nội. Hơn một tuần sau, HCM gặp lại hai người Pháp vừa kể lần thứ hai.

Sau hai lần thăm dò, ngày 15-10-1945, HCM chính thức gặp Jean Sainteny, người vừa được thủ tướng De Gaulle bổ nhiệm làm Đại diện chính phủ Pháp tại Bắc Kỳ (2-10-1945). Trong cuộc họp báo ngày 20-10-1945, HCM tuyên bố Pháp phải thừa nhận nền độc lập Việt Nam thì mới có thể tiếp tục nói chuyện.

Trong lúc đó, đô đốc D’Argenlieu, cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đến Sài Gòn ngày 30-10-1945. Hồ Chí Minh gặp lại Sainteny ngày 1-12-1945 và sau đó HCM ngỏ ý muốn gặp D’Argenlieu. Người Pháp bí mật giao cho VM ngày 7-12-1945, một bản dự thảo hiệp ước giữa hai bên, để VM nghiên cứu.

Cuộc mật đàm giữa hai bên chưa đi đến kết quả, thì chính phủ lâm thời HCM giải tán, thay bằng chính phủ Liên hiệp ngày 1-1-1946. Sau cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 6-1-1946, chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập ngày 2-3-1946. Chính phủ nầy tạm thời giúp HCM vượt qua những khó khăn nội bộ để lo việc ngoại giao, nhưng Pháp thấy rõ sự chia rẽ giữa VM với các đảng chính trị Việt Nam.

Tại Nam Kỳ (Nam Bộ), các giới chức Pháp đã được người Anh chính thức bàn giao thẩm quyền ngày 28-1-1946, và người Anh tuyên bố chấm dứt nhiệm vụ tại miền Nam vĩ tuyến 16 kể từ không (0) giờ ngày 5-3-1946. Pháp tái chiếm xong miền Nam, liền nôn nóng tiếp tục công việc tái chiếm Bắc Kỳ.

Về phía Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cũng có ý định rút quân Trung Hoa từ Việt Nam về nước, nhưng thấy Pháp quá nôn nóng tái chiếm Bắc Kỳ, nên lợi dụng vấn đề Bắc Kỳ để làm giá mặc cả với Pháp.

Về phía VNDCCH, HCM và VM dùng vàng quyên được trong “tuần lễ vàng” (phát động từ ngày 7-9-1945), hối lộ cho các tướng lãnh Trung Hoa nhằm hai mục đích: Thứ nhứt mua võ khí của các tướng Trung Hoa. Số võ khí nầy do các tướng Trung Hoa tịch thu được khi giải giới quân Nhật, bán cho VM. Thứ hai, thúc đẩy các tướng Trung Hoa rút quân về nước càng sớm càng tốt, chấm dứt luôn việc quân Trung Hoa hậu thuẫn các đảng Việt Quốc, Việt Cách, để VM dễ tiêu diệt các đảng phái nầy.

Tuy nhiên cuộc thương thuyết với Pháp rất khó khăn, vì Pháp biết VM đang chịu áp lực của Trung Hoa và sự chống đối của các đảng phái dân tộc, đưa đến việc HCM phải lập chính phủ liên hiệp. Vì vậy, Pháp tỏ ra cứng rắn trong những đòi hỏi của Pháp.

Ngày 16-2-1946, tức sau cuộc bầu quốc hội (6-1-1946), nhưng trước khi chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập (2-3-1946), HCM cho Sainteny biết rằng ông ta đồng ý bỏ việc đòi hỏi hai chữ “độc lập”, đổi bằng chữ “tự trị”, đồng ý gia nhập khối Liên Hiệp Pháp và để quân Pháp thay thế quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16.

Lúc đó, tướng Lư Hán đang có mặt tại Hà Nội, muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam, nên Lư Hán trực tiếp khuyến cáo HCM nhượng bộ Pháp. (Stein Tonnesson, “La paix imposée par la Chine: l’accord Franco-vietnamien du 6 mars 1946”, đăng trong Les Cahiers de l’Institut D’Histoire Du Temps Présent, Charles-Robert Ageron và Philippe Devillers chủ biên, số 34, tháng 6-1996, tr. 48.)

Trong lúc đang khủng hoảng, sáng ngày 27-2-1946, HCM bất ngờ xin gặp gấp cựu hoàng Bảo Đại, cố vấn chính phủ HCM, lúc đó đang ở Hà Nội, và HCM mời cựu hoàng thay ông ta điều khiển chính phủ. Sau khi tham khảo ý kiến của Trần Trọng Kim và một số người quen thân ở Hà Nội, vào buổi chiều cùng ngày, cựu hoàng Bảo Đại báo cho HCM biết cựu hoàng sẵn sàng nhận lời, thì HCM lại xin rút lui ý kiến. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tt. 230-233. Theo Philippe Devillers, sđd. tr. 216, thì cuộc gặp nầy diễn ra ngày 22 hay 23-2-1945. Xem thêm: Stein Tonnesson, bài đã dẫn, sđd. tr. 33.)

Ngày nầy (27-2-1946) cũng là ngày đô đốc D’Argenlieu vội vàng phát động cuộc hành quân Bentré, dầu Pháp chưa chính thức ký hiệp ước với Trung Hoa, chuyển 21,000 quân từ miền Nam ra Hải Phòng, nhằm tái chiếm Bắc Kỳ. Pháp muốn sớm chiếm lại Bắc Kỳ trước khi nhà cầm quyền VM được củng cố và trước khi mùa mưa đến ở đất Bắc từ tháng 5 hằng năm.

Ngày hôm sau, hai bên Pháp-Trung Hoa ký kết hiệp ước Trùng Khánh ngày 28-2-1946 giữa ngoại trưởng Trung Hoa là Vương Thế Kiệt (Wang Shih-chiek) và đại sứ Pháp tại Trung Hoa là Jacques Meyrier, theo đó Trung Hoa chịu rút quân ra khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15-3, và chậm nhất là ngày 31-3-1946, quân Pháp thay thế quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16; ngược lại,

Pháp trả về cho Trung Hoa các tô giới Pháp ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, bán cho Trung Hoa thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương, miễn thuế người Hoa ở Hải Phòng, và người Hoa chuyên chở hàng hóa ngang qua Bắc Bộ sẽ khỏi phải chịu thuế. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn: 1970, tr. 300.)

Chiều ngày 5-3-1946, hạm đội Pháp xuất hiện ở ngoài khơi Hải Phòng. Sáng sớm hôm sau, ngày 6-3-1946, Sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa Pháp (9è Division d’infanterie coloniale), dưới sự chỉ huy của trung tướng Jean Valluy, bắt đầu đổ bộ ở Hải Phòng.

Thấy bị lâm nguy, sợ mất quyền lực và bị tiêu diệt, HCM bỏ qua lời thề ngày 2-9-1945, vội vàng ký với Jean Sainteny thỏa ước Sơ bộ chiều ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, chính thức thừa nhận quân đội Pháp trở lại Việt Nam.

Về phía Pháp, Pháp trở lại con đường cũ mà các đô đốc Pháp đã đến xâm lăng Việt Nam vào thế kỷ 19: đánh chiếm Sài Gòn, các tỉnh Nam Kỳ, tiến ra Hà Nội, rồi toàn cõi Việt Nam.

TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 28-08-2015)

* Còn nhiều hình và chi tiết ở Link: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/4243-4243
mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

Blog Archive