Trước thông tin Bộ GD-ĐT đang lên kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Trung 10 năm từ lớp 3 đến lớp 12, thí điểm năm học 2017, được coi như ngoại ngữ thứ nhất cùng với tiếng Anh đã gây ra nhiều phản ánh trái chiều. Lựa chọn và quyết định cho con em mình theo ngoại ngữ nào – đây là lúc chúng ta phải chọn.
Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.
Về kế hoạch thực hiện chương trình tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, Bộ GD -ĐT giải thích việc này nằm trong nhiệm vụ nêu tại quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ. (1)
Một trong những lý do các chuyên gia đưa ra để thuyết phục cho việc đưa tiếng Trung thành ngôn ngữ thứ nhất trong năm học 2017 tới đây là: “bởi vì nếu tính đơn giản, trên thế giới này người biết tiếng Trung Quốc nhiều nhất, phổ biến không kém gì tiếng Anh, phải đến 2 tỷ người biết tiếng Trung.” (2)
Tôi sẽ không trích dẫn bất kỳ ý kiến nào của các chuyên gia trong bài viết này bởi đó là quan điểm. Với vai trò là một phụ huynh, tôi sẽ chọn và đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai con cái mình thay vì chấp nhận để con trở thành chuột bạch thí nghiệm của Bộ Giáo dục.
Các bậc làm cha mẹ khác cũng vậy, hãy can đảm đưa ra quyết định đúng cho tương lai của con em mình, và kiên trì đấu tranh vì nó thay vì cam chịu như bao năm qua. Trước hết, chia sẻ một chút kinh nghiệm về việc đã từng là học sinh dưới mái trường XHCN ở những năm phân loại dạy tiếng Anh và tiếng Nga.
Hàng loạt bạn bè tôi, những bạn đã mất 4 năm học tiếng Nga từ cấp 2 phải đầu tư lại từ đầu khi Bộ Giáo dục chính thức bỏ tiếng Nga ngay năm chúng tôi vào lớp 10. Đầu cấp 2 chúng tôi được học tiếng Anh theo hệ thống 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12). Đến cấp 3 thì việc học tiếng Anh lại chuyển theo chương trình học 3 năm từ lớp 10 đến 12). Bạn nào còn giữ sách lớp 9 hệ 7 năm sẽ thấy nó khó hơn sách lớp 12 hệ 3 năm rất nhiều.
Chỉ tính riêng việc dạy tiếng Việt và tiếng Anh hiện tại, Bộ Giáo dục đã tạo ra gánh nặng cho các phụ huynh bởi không đầu tư chất lượng cho đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa và chương trình học không được nghiên cứu bài bản. Những ai là phụ huynh phải chạy theo giáo trình từ Streamline, Headway tới Lifeline sẽ hiểu nỗi thống khổ này. Không hề có một chương trình đồng bộ, hệ thống từ thấp đến cao.
Thật ra khi tôi trở thành một phụ huynh, tôi chỉ mong Bộ Giáo dục đừng phát kiến thêm việc dạy ngoại ngữ nữa. Hãy đầu tư dạy tiếng Việt và tiếng Anh cho thật tốt. Đừng vá víu tạm bợ cho việc dạy học tiếng Anh từ phổ thông đến đại học nữa. Làm tốt được một việc này chúng ta sẽ có nhiều thế hệ học sinh xịn mà không phải lo so sánh về số người nói tiếng Anh hay tiếng Trung trên toàn thế giới nữa.
Chọn tiếng Trung thành ngoại ngữ thứ nhất có nghĩa là phải đối diện với bài toán đầu tư cho đội ngũ giáo viên, học về văn hoá Trung Quốc, giảng viên bản xứ tiếng Trung…. Trong khi hàng chục năm qua chưa sửa sai được việc giảng dạy tiếng Anh. Tiếng Nga thì vứt xó.
Đã đến lúc, sự lựa chọn học ngoại ngữ cho con em chúng ta không do Bộ Giáo dục quyết định nữa các bố các mẹ ạ.
Đừng đem tương lai của con em mình ra thí nghiệm, như chúng ta đã từng.
29.9.2016
Mẹ Nấm
* NGUỒN TIN ▼
28 September 2016
Video: “NGƯỜI VẪN CỨU NGƯỜI”!
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Người bạn ẩn danh, thuyền nhân năm xưa, đài thọ toàn bộ vé máy bay cho các thuyền nhân cuối cùng.
Khi sáng tác nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” năm 1996, với câu hát “Người Đã Cứu Người” để đánh dấu ngày thành lập Làng Việt Nam ở Palawan, Phi Luật Tân, chắc nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không ngờ rằng chỉ 10 năm sau đó thì toàn bộ 3000 người tỵ nạn bị kẹt lại và sống ở đó, đã được luật sư Trịnh Hội với sự tiếp tay của cộng đồng người Việt tại hải ngoại tranh đấu để họ được thế giới tự do đón nhận. Và chắc ông lại càng ngạc nhiên khi biết, cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm thì “người vẫn cứu người”
Quả thật là như vậy, bởi vì it ai có thể nghĩ được rằng, sau 41 năm kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam VN mà vẫn còn có những thuyền nhân long đong, vất vưởng, sống ngoài vòng pháp luật trên những mảnh đất không cả được tạm dung! Vâng, đó là 28 thuyền nhân tỵ nạn muộn màng, sau hơn một phần tư thế kỷ miệt mài tìm kiếm tự do, cuối cùng họ đã đến được bến bờ hạnh phúc. Cuộc hành trình gian khổ này được kết thúc một cách tốt đẹp, là nhờ vào lòng bao dung cùng sự tranh đấu kiên trì của những người mà tôi xin được gọi họ là những “thiên thần trong bóng tối”!
Hồi tưởng lại, cách đây hơn 10 năm, khi số phận hẩm hiu của 3000 đồng bào tỵ nạn VN bị thế giới lãng quên ở Phi Luật Tân, qua cuộc vận động và tranh đấu không mệt mỏi của luật sư Trịnh Hội cùng các thiện nguyện viên trong nhóm của anh, khoảng gần 1000 người được đoàn tụ gia đình, số 2000 “không thân nhân” còn lại đã được nhận vào định cư tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Na Uy v..v…
Khoảng thời gian đó không mấy ai tin rằng nỗ lực của Trịnh Hội có thể thành công được, thậm chí, chính bản thân những người tỵ nạn cũng không nghĩ là giấc mơ của mình sẽ trở thành sự thật! Ngay cả ông giám đốc của một cơ quan gọi là “cứu người vượt biển” lúc đó đã ra một thông báo cho biết đây chỉ là chuyện viển vông, không có thật! Ấy thế mà nó đã thành hiện thực! Đó là nhờ vào sự hỗ trợ và tiếp tay của những “thiên thần trong bóng tối”! Họ là ai?
Họ là những người tin vào lý tưởng tự do của bất cứ ai phải bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ Cộng Sản. Họ là những vị luật sư, nghệ sĩ, hay thiện nguyện viên có lòng hy sinh thì giờ và tiền bạc để bay sang PLT hỗ trợ và tiếp tay Trịnh Hội, họ là những viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, Canada hay Na Uy nhưng tin vào lòng thành thâm cùng sự hy sinh kiên trì của một người luật sư trẻ dù anh ta mang quốc tịch Úc Châu.
Họ là quý vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo, các vị dân cử, viên chức chính quyền của nhiều quốc gia và quan trọng hơn cả, họ là những thiện nguyện viên âm thầm đóng góp và hỗ trợ, họ là những luật gia trẻ tuổi, tình nguyện gia nhập tổ chức VOICE để tiếp tục cuộc hành trình cứu người bất hạnh mà Trịnh Hội đã đánh đổi bằng cả quãng đời thanh xuân của mình.
Phần thưởng mà Thượng Đế tặng lại cho tất cả những người tôi vừa kể, là nụ cười hạnh phúc của hàng ngàn đồng bào tỵ nạn đã được họ cứu giúp. Sự thành công trong cuộc sống, thành đạt trong sự nghiệp, và nhất là thành tích về học vấn cùng tương lai sáng lạn của các trẻ em tỵ nạn muộn màng chính là niềm hãnh diện lớn lao đối với những người mà tôi gọi là “thiên thần trong bóng tối”!
Những tưởng sứ mạng cứu người tỵ nạn đã chấm dứt sau khi 3000 đồng bào còn lại tại PLT được đến bến bờ tự do, thế nhưng không lâu sau đó qua lời kêu gọi của linh mục Peter Prayoon NamWong (vị tu sĩ nhân từ, đã tận tình giúp đỡ người tỵ nạn VN tại Thái Lan trong suốt hơn 40 năm qua), anh chị em trong nhóm VOICE lại nhận được lời kêu cứu của một số thuyền nhân và người tỵ nạn cũng có hoàn cảnh tương tự, họ đã trốn ra khỏi trại vì nhất định không chịu bị cưỡng bức hồi hương, trong số đó có những người đã từng mổ bụng tự tử hay uống thuốc độc để quyên sinh, có những cựu quân nhân QLVNCH, họ đang sống vất vưởng ở các nước Đông Nam Á.
Trước hoàn cảnh chẳng đặng đừng Trịnh Hội và các thành viên của VOICE cùng những thiện nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới lại tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cho quyền tỵ nạn của những người di tản bất hạnh nói trên! Tuy nhiên lần này có vẻ phức tạp hơn, vì đồng bào phải sống rải rác ở nhiều nơi, vì thế ngoài trụ sở chính ở PLT, VOICE đã phải mở thêm văn phòng ở Thái Lan.
Điều lệ mà chính phủ Canada đòi hỏi trong vấn đề định cư cũng cam go hơn, qua chương trình “private sponsorship” thì mỗi người tỵ nạn cần phải có 5 công dân Canada ký tên bảo trợ và chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí định cư tối thiểu là $11,800.00 dollars cho một đầu người.
VOICE phải lo mọi thủ tục giấy tờ, lệ phí đơn từ, visas, khám sức khỏe, đóng tiền phạt, thuê nhà tạm trú ở thành phố, chi phí di chuyển cho những lần phỏng vấn, đồng thời đài thọ vé máy bay từ Bangkok đến Canada cho tất cả mọi người tỵ nạn, v..v…
Tuy nhiên như một phép lạ, tình đồng hương vẫn bao la, lòng người vẫn không mệt mỏi và một lần nữa “người vẫn cứu người”. Các đợt gây quỹ để giúp định cư đồng bào tỵ nan đã được chính các hội đoàn, tổ chức thiện nguyện hay cộng đồng người Việt tại nhiều địa phương đứng ra tổ chức. Chính cá nhân tôi dù không yêu cầu, nhưng qua các chương trình truyền thanh, truyền hình mà tôi chia xẻ, vẫn có những đồng hương hoặc thân hữu nghe tin và tự động đóng góp cho VOICE ở khắp nơi trên thế giới, mà điển hình và gần đây nhất là một người bạn, sau hơn 6 năm trời không gặp mặt, nhưng anh cũng đã tìm cách liên lạc với tôi để tự động xin được đài thọ cho toàn bộ vé máy bay với số tiền lên đến $33,600.00.
Hoặc như hai nữ doanh gia trẻ tuổi đến từ Houston, Texas, nghe được chuyện này cũng đã tự động bay đến Thài Lan để tiếp tay VOICE hầu giúp đỡ đồng bào hoàn tất các thủ tục cuối cùng mà đặc biệt là đã tình nguyện đóng toàn bộ tiền phạt “cư trú bất hợp lệ”, lên đến hơn $6000.00 dollars cho nhóm thuyền nhân cuối cùng này. Đấy là chưa kể đến những cuộc gây quỹ có sự tham gia vô vụ lợi của các anh chị em nghệ sĩ, và được sự đóng góp, hưởng ứng từ mọi thành phần khán giả!
Tờ mờ sáng Thứ Sáu 23 tháng 9, 2016, trong cơn mưa tầm tã như thác đổ xuống thành phố Bangkok, tôi cùng Trịnh Hội và linh mục Peter Namwong cũng như anh chị em tình nguyện viên đã đến nhà giam di trú (Immigration Detention Center) để đón họ ra tù! Ngồi trên chiếc xe bít bùng để đi ra phi trường BKK, nét mặt thuyền nhân nào cũng có một nụ cười thật tươi, bên cạnh nỗi khổ đau của một số người tỵ nạn thuộc những quốc gia khác đang bị các sĩ quan di trú Thái Lan áp tải ra phi trường để trục xuất về lại quê hương mà họ đã bỏ ra đi!
Ôi thật là một cảnh tượng xót xa và kinh hoàng như cơn ác mộng trở về từ gần 30 năm trước đối với các thuyền nhân tỵ nạn VN! Tuy nhiên vào giờ chót 9 trong số 28 thuyền nhân cuối cùng đó cũng vẫn chưa hội đủ điều kiện sức khỏe và thủ tục phỏng vấn nên đành phải ở lại để chờ chuyến bay sau.
Một mình tôi trên phi cơ cùng đoàn người tỵ nạn, tôi có dịp chia xẻ về hoàn cảnh của từng thuyền nhân, hầu hết đều vượt biển đến Thái Lan năm 1989 và trốn trại năm 1996. Gặp chị Lê Thị Ba, người sĩ quan huấn luyện viên trường nữ quân nhân thuở nào, còn là một phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh ngày vượt biển, giờ nhìn chị khác hẳn, nhục nhằn, khổ đau cùng bao nỗi nỗi gian truân trong cuộc sống lưu lạc không tương lai, không bờ bến đã biến chị thành một người cao niên gầy yếu! Gặp cô bé Tăng Phannida, 15 tuổi, sinh ra ở Thái Lan nhưng hãnh diện mang dòng máu của một “người Việt tự do”.
Cháu đã vẽ tặng Trịnh Hội, người LS đã và đang thay đổi toàn bộ tương lai cùng cuộc đời của cháu và gia đình cháu, hình ảnh chiếc lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, bị trói trong một sợi xích, nhưng vừa được cắt đứt, phá tan, kèm theo câu “Freedom is Not Free”!
Cháu nói đúng, Tự Do không phải tự nhiên mà có, nhưng cái giá tự do mà cháu cùng những người đồng hành phải trả cũng không thể đo được bằng tiền, mà bằng tình thương vô bờ của những người Việt Nam tử tế, của những đồng hương nhân hậu và có lòng, bất chấp những dèm pha, tỵ hiềm của kẻ tiểu nhân!
Còn nhớ mấy hôm trước đây, lúc ngồi trên chuyến bay từ Los Angeles đến Thái Lan qua ngã Hong Kong, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra gần nửa chỗ ngồi là người Việt Nam từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, ai cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi tưởng là bạn đồng hành và hỏi thăm rối rít “làm sao mà ông dám về VN”? Tôi nói đùa “đoán trước chuyện gì sẽ xẩy ra cho nên tôi chỉ mua vé một chiều”!
Hình ảnh trên làm tôi làm tôi chợt nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Kinh Khổ”: “Người về một ngày một đông hơn, người đi càng lúc càng thưa dần”!Tôi cho ông là một nhà tiên tri về tương lai của đất nước qua âm nhạc, bởi vì với những biến chuyển đang diễn ra ở VN hiện nay, mới nhất là sự việc tàn phá các cơ sở tôn giáo và tiêu hủy ngôi Chùa Liên Trì, là điểm tựa tình thần của hàng trăm ngàn Phật Tử từ hơn 70 năm qua.
Và nếu đúng như câu thành ngữ được truyền tụng trong dân gian: “Giặc đến Bồ Đề, giặc phải tan”, thì có lẽ ngày tàn của chế độ CSVN đã điểm. Người Việt tại hải ngoại chuyển lửa về nước mỗi ngày một đông hơn qua nhiều hình thức, còn người ra đi tỵ nạn thì hầu như đã chẳng còn, và hy vọng 28 người thuyền nhân tỵ nạn mà thế giới tự do đang dương tay chào đón sẽ là nhóm cuối cùng.
Vì có biết bao người đã quyết tâm ở lại trong nước dù đã được các quốc gia tự do đón nhận, như luật sư Lê Thị Công Nhân, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người ẩn danh khác nữa. Họ quyết định ở lại, không những để tiếp tục tranh đấu cho một nước VN tự do, dân chủ, nhân quyền, phi Cộng Sản, mà còn ở lại để giữ nước trước hiểm họa ngoại xâm, và trước hành động dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng của nhà cầm quyền CSVN hiện nay.
Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói, “VOICE for the VOICELESS”! Và xin đồng bào ở trong nước hãy vững niềm tin vì “người…sẽ cứu người”.
Nam Lộc
(Toronto, mùa Thu 2016)
* NGUỒN TIN ▼
26 September 2016
Video tin tức & Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngăn cản người dân khởi kiện Formosa
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Diễn tiến giáo dân giáo xứ Phú Yên cùng Linh mục Đặng Hữu Nam đi đòi công lý.
Khoảng 13h30 đoàn xe đã tạm dừng chân tại giáo xứ Đông Yên tại Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cha Phêrô Trần Đình Lai và bà con giáo xứ Đông Yên ở đón tiếp nồng hậu.
Tại Toà án Nhân dân huyện Kỳ Anh đã có công an, an ninh, mật vụ, quân đội, trật tự đô thị và dân quân tự bố ráp, bao vây khắp khu vực toà án.
Thông tin chúng tôi được biết thêm, để đồng hành cùng đoàn giáo xứ Phú Yên, đã có thêm cả ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Quý Hòa Thị xã Kỳ Anh đã chờ đợi nơi đây từ sớm và lượng người đến ủng hộ đoàn người đòi công lý mỗi lúc càng đông.
Vào khoảng 2 giờ 30 đoàn xe khởi kiện Formosa của giáo dân giáo xứ Phú Yên đang chạy hướng về tòa án Hà Tĩnh.
Khi đi ngang qua công ty Formosa, đoàn người có thể nhìn thấy rõ 3 ống xả của công ty đang nhả khói đen kịt cả bầu trời nơi đây. Ngay lối vào cổng công ty đã có sẵn một lực lượng hùng hậu gồm công an, an ninh, cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông đang đứng trực sẵn nơi đây để bảo vệ cho nhà máy thép đã trực tiếp gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung.
Khi hay tin đoàn khởi kiện Fomosa đã đến, rất đông người dân địa phương ở đây đã tràn ra đường chào đón. Sau đó họ dùng phương tiện mình đi cùng đoàn xe tiến đến tòa án Hà Tĩnh.
15:30: Đoàn người đi đòi công lý đã vào được bên trong tòa án và ngồi xuống trong trật tự. Mọi người cùng hát vang bài hát Trả Lại Cho Dân.
Mong tất cả đồng bào trong và ngoài nước hãy cùng đồng hành và cầu nguyện cùng với các
quí linh mục và bà con giáo dân trong hành trình đòi công lý cho Việt Nam.
*
Hơn 600 người dân, đa số là ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã lên đường đến Tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khởi kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường biển Việt Nam. Formosa, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt từ đầu tháng 4/2016 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng, nòi giống, tương lai của người dân vùng biển miền Trung nói riêng cũng như người dân Việt Nam nói chung nhưng lại nhận được sự đồng lõa, bảo kê của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Theo dự kiến thì sáng sớm ngày 26/9/2016, đoàn khởi kiện sẽ khởi hành từ giáo xứ Phú Yên, (Nghệ An) để cùng đi Hà Tĩnh nộp đơn kiện. Tuy nhiên ngay từ hôm trước (25/9) công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã gây áp lực, đe dọa không cho các chủ xe đến Nhà thờ xứ Phú Yên để đón người.
Theo hợp đồng thuê xe thì các chủ xe phải có mặt tại nhà thờ Phú Yên lúc 4 giờ 30 phút sáng, nhưng chỉ có một số tài xế đến được. Còn lại đều bị ngăn cản và đe dọa. Các ngả đường vào nhà thờ cũng bị dày đặc côn an, mật vụ ngăn chặn. Một số chủ xe còn bị đe dọa sẽ mất kế sinh nhai hoặc gặp rủi ro nếu cố tình phục vụ chương trình của giáo xứ Phú Yên.
Phẫn nộ trước hành vi ngăn cấm thô bạo và trái pháp luật của công an Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam - quản xứ Giáo xứ Phú Yên đã gọi điện cho trưởng công an huyện Quỳnh Lưu để chất vấn nhưng người này chối tội. Nhiều giáo dân tỏ ra tức giận trước việc làm của công an đã đề nghị Linh mục Đăng Hữu Nam tổ chức biểu tình ôn hòa để phản đối.
Khi chúng tôi liên lạc được với Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (lúc 10 giờ) thì được cha cho biết đoàn xe chở 600 người vừa xuất phát từ thành phố Vinh nhằm hướng Kỳ Anh, Hà Tĩnh để đi nộp đơn khởi kiện. Sau khi bị ngăn cản, Linh mục Đặng Hữu Nam và các giáo dân đã cố gắng để thuê xe lên đường tuy có bị chậm giờ so với dự kiến.
“Chúng tôi hẹn nhau ở giáo xứ nhưng vì họ ngăn cản, đe dọa nhà xe nên nhiều bà con phải đi xe khách lên thành phố Vinh. Từ giáo xứ Phú Yên đến thành phố Vinh là khoảng 70 cây số. Tại đây (Vinh), chúng tôi đã tập hợp được đủ 600 bà con. Bây giờ là hơn 10 giờ sáng và nếu không có sự cố nào thì ba tiếng nữa chúng tôi sẽ đến trụ sở tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn. Xin hãy cầu nguyện để chúng tôi được bình an và công lý được thực thi”.
Đoàn khởi kiện gồm 600 người đi trên 14 xe, ba xe lớn và mười một xe 30 chỗ ngồi. Từ thành phố Vinh phải lái xe khoảng 200 cây số mới đến Hà Tĩnh. Linh mục Đặng Hữu Nam cũng cho biết là công an, mật vụ vẫn bám theo đoàn xe.
Khi được hỏi “cha đánh giá thế nào về hành xử của công an, nhà cầm quyền cộng sản về việc ngăn cản người dân đi đòi công lý, tự bảo vệ quyền sống của mình?”, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam khẳng định: “Tôi vẫn coi người cộng sản là chuyên môn dùng mưu hèn kế bẩn để ngăn cản mọi việc làm chính đáng của người dân.
Văn hóa cộng sản là văn hóa mắm tôm. Văn hóa cộng sản là văn hóa đánh lén. Văn hóa cộng sản là văn hóa trả thù. Văn hóa cộng sản là văn hóa hèn hạ. Những người yêu công bằng tự do, những người đấu tranh dân chủ là kẻ thù của chế độ. Và vì thế mà công an, chế độ này luôn bằng mọi cách để trả thù, ngăn cấm người dân đi tìm công lý, bóp chết mọi khát vọng tự do, nhân quyền của người dân.”
Khi chúng tôi hoàn thành bản tin này thì Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cùng 600 giáo dân, ngư dân đang trên đường đi tìm công lý. Công lý không chỉ cho 600 con người này mà là công lý cho toàn dân Việt Nam. Trước khi gác máy Linh mục Anton không quên nhắn gửi người dân Việt Nam, những người quan tâm đến sự kiện này cầu nguyện cho giáo dân, cho những người đang trên đường đi khởi kiện được bình an.
Formosa phải cút khỏi Việt Nam; Formosa phải bồi thường thiệt hại cho người dân miền Trung; Formosa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì những gì đã gây ra cho Việt Nam; Những kẻ tiếp tay cho Formosa tàn phá quê hương Việt Nam phải chịu trách nhiêm về tội ác mà chúng gây ra. Tất cả những nhiệm vụ đó không thể đè nặng lên vai vị Linh mục đang đau ốm bệnh tật và 600 người dân Nghệ An bé nhỏ. Trách nhiệm này phải được gánh vác bởi cả Dân tộc Việt Nam.
26.9.2016
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
19 September 2016
Video TRUNG TÂM ASIA: Văn nghệ đấu tranh phản đối CSVN phá chùa Liên Trì
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Trời sẽ không tha cho những kẻ phá Chùa Liên Trì, giẫm đạp lên Phật pháp
Chùa Liên Trì, thuộc GHPGTN một ngôi chùa đã có tuổi đời đã 70 năm, hiền hòa nằm nép mình dưới tán cây bên bờ sông Sài Gòn quân 2, Sài Gòn. Ngôi chùa như một sinh linh nhỏ bé bao năm nay hòa nhịp tâm linh của người dân quận 2 đã không thể biết được số phận tàn nhẫn sắp giáng xuống đầu. Hòa thượng trụ trì Thích Không Tánh, các Đại đức và phật tử đang ngụ trong chùa cũng không biết được điều đó. Hơn 500 bộ di cốt của Phật tử đã vãng sanh đang gửi trong Chùa cũng không biết được điều đó.
Buổi sáng sớm ngày 8/9/2016, mặt trời đã lên cao. Gió nhẹ từ bờ sông thổi vào, mang đến cái tiết cuối thu hơi lành lạnh. Hòa Thượng trụ trì Thích Không Tánh, người đã sống ở ngôi chùa Liên Trì này 50 năm có lẻ, cùng với vài các đạo đức khác đang buổi hành lễ sáng. Có vài phật tử, dân oan ngụ trong chùa đang dọn dẹp quét tước trước sân... Tiếng gõ mõ cóc cóc quen thuộc vang lên, điểm thêm một tiếng chuông ngân bay xa xa...
Đột nhiên con đường trước cổng chùa Liên Trì bỗng tối sầm lại, Tiếng còi hụ, tiếng động cơ xe ô tô rền vang, và những bóng người xa lạ từ đâu bỗng xuất hiện đầy trước cổng chùa. Các lực lượng CA, CA chìm mặc sơ vin, bảo vệ, dân phòng...với hàng trăm người cùng với dùi cui, roi điện và cả súng nữa xuất hiện bao vây kín mít cả ngôi chùa. Một hàng rào Cảnh sát mặc sắc phục đứng lập vòng rào phía bên ngoài để ngăn cản những Phật tử và người dân nào muốn vào chùa để chia sẻ nỗi khủng khiếp cùng với các nhà sư.
Hòa thượng trụ trì cùng các đại đức ngôi nơi gian chính trong thế Khiết Già của tinh thần bất bạo động. Bên ngoài là tiếng còi hụ, tiếng loa đọc lệnh cưỡng chế vang lên cùng tiếng khóc nức nở của một vài Phật tử bị ngăn không cho vào chùa.
Rồi đúng 7,30 CA cắt cổng khóa chính và ùa vào chùa như một cơn sóng dữ. Những thân hình to lớn, những tiếng la hét, tiếng chửi thề của lực lượng cưỡng chiếm chùa vang lên ầm ĩ trong những tiếng cầu kinh hối hả, tắc nghẹn của các nhà sư, giống như tiếng khóc của bầy chim sẻ nhỏ đang than khóc cho cái tổ giờ đây đang tan tác tơi bời...
Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật...
Những kẻ cướp chùa to lớn không hề nương tay khi nắm lấy từng vị sư đang ngồi gõ mõ tụng kinh, và rồi cứ 5 nhân viên nắm quặt tay vị sư ra sau lưng rồi sỗ sàng đẩy họ đi. Những nhân viên công an mặc thường phục lực lưỡng mở cửa từng phòng để kiểm tra rồi cưỡng chế các tu sĩ đưa ra ngoài phòng khách làm việc.
Hòa thượng Thích Không Tánh đứng chết lặng khi nhìn những vị đại đức đáng kính cùng vài Phật tử bị đối xử như những kẻ tội phạm, nhìn ngôi chùa thân thương bao nhiêu năm qua giờ như một cái trại tập trung nhỏ với từng đoàn Công An chìm nổi hằm hằm đứng canh chật hết cả chùa. Chưa bao giờ hòa thượng trụ trì lại thấy cảnh hung hăng, bao ngược của hàng trăm công an chỉ để trấn áp vài vị sư già cùng ngôi chùa nhỏ bé của mình. Ông ngã xuống gần nơi thờ tự, chỗ chính điện đặt tượng Phật, tượng các vị Bồ Tát... và ngất đi...
Khi hòa thượng trụ trì tỉnh dậy, ông buộc phải nằm nghe các lực lượng thay mặt cho chính quyền đọc lệnh cưỡng chế. Rồi cùng với đại đức Thích Đồng Minh, ông bị đưa ra xe và đi viện quân 2 trong vòng vây của hàng chục công an viên. Điện thoại bị phá sóng, và trong mấy ngày sau đó các Phật tử phải chia nhau đi tìm thì mới biết được ông nằm ở bệnh viện quận 2.
Các tu sĩ và Phật tử còn lại bị cưỡng ép đưa đến nhà tạm ở mãi tận Cát Lái. Toàn bộ đồ đạc trong chùa như tượng Phật, pháp khí, di ảnh và mọi vật dụng của chùa đều bị cưỡng chế di dời. Hơn 500 bộ di cốt ở chùa cũng bị đưa về nhà tạm. Chùa Liên Trì chính thức bị thất thủ.
Những ngày này ai nặng lòng muốn được nhẹ bước chân thăm ngôi chùa một thời nổi tiếng đó thì đều bất thành. Như một tiền đồn bị thất thủ, chùa Liên Trì bị những lưỡi thép, cùng các đơn vị công an bao vây và cấm ngặt mọi sự nhập chùa. Những tấm nilon lớn quây chặt và che kín tất cả mọi con mắt nhìn vào. Ở đằng sau những tấm vải nilon che giấu là một cuộc phá chùa vĩ đại mà chính quyền quận 2 đang tiến hành.
Không hề có bóng tối nào che bớt che đi cảnh bọn Bá Đạo đang hào hứng phá chùa. Chỉ có những Phật tử và người dân gần chùa đang ngẩn ngơ đứng nhìn ngôi chùa thân thiết đang bị công nhân và máy móc đập phá dần, đập phá dần... Những mảng di vật thiêng liêng, nơi vài năm trước đã từng là trạm xá dành cho các thương phế binh VNCH chen chúc đến khám bệnh. Nơi mà bao dân oan, dân đen gặp hạn đã từng lăn ra ngủ cũng đang biến dần, biến dần...
Chùa Liên Trì không còn nữa. Nó không còn bởi vì 70 năm trước các tu sĩ tiền nhiệm của sư Thích Không Tánh đã chọn lựa một nơi mà 70 năm sau có bầy ma quỷ đang nhảy múa vì đã triệt hạ được một ngôi chùa có tên Liên Trì. Ngôi chùa không còn nữa bởi những kẻ vô đạo buôn thần bán thánh đang hò reo ăn mừng vì cái chiến công ấy...
Rồi một ngày kia hòa thượng Thích Không Tánh được thả về từ đám công an. Nhà sư đã thảng thốt bước vội vào cái nơi ngổn ngang sắt thép và không tìm đâu thấy bóng dáng của chùa xưa nữa. Bất ngờ vị sư già ngồi sụp xuống cái đám gạch vụn tan hoang đó. Ông bật khóc. Những giọt nước mắt chưa bao giờ rơi của vị sư trụ trì tuổi 80 bỗng lã chã rơi xuống cái nền đất gạch ngổn ngang, mà mới đó từng có một ngôi chùa nhỏ nép mình dưới tán cây xanh mang tên Chùa Liên Trì...
Khóc đi, cứ khóc nữa đi, cứ khóc
Khóc để mai sông cạn khóc đá mòn..
18.09.2016
Mai Tú Ân
danlambaovn.blogspot.com
15 September 2016
Video tin tức và Thân phận dân tôi - xác người gói chiếu :-)
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Trên là hình ảnh bi thảm xảy ra trên đất nước này. Một người chết, nhà nghèo quá, gia đình không có tiền thuê xe ô tô nên người chồng phải bó xác vợ mình và mượn người quen dùng xe gắn máy để chở xác vợ từ bệnh viện về nhà.
Người chết là chị P. trú ở xã Mường Dại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị bị lao phổi và điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La. Vào ngày 12/09 chị qua đời tại bệnh viện vì căn bệnh hiểm nghèo này.
Chồng chị, nghèo đã đành phải cắn răng bó chiếu xác vợ, nằm vất vưởng sau chiếc xe gắn máy để về nơi an nghĩ sau cùng. Nhưng bệnh viện cũng rất nghèo về tình người, không thể chỉ một lần giúp cho đồng loại, giúp cho gia đình người quá một chuyến xe chở người chết về.
Về phía công an, sau khi tấm hình bi thảm này được Facebooker Tùng Hải chụp và phổ biến trên mạng, đã vào cuộc và điều tra việc làm của người chồng có "dấu hiệu hình sự" hay không để sau đó xác nhận là không vi phạm.
Ở đất nước này tưởng chỉ có hình ảnh này, và tưởng nó cũng đã đi vào bóng tối dưới sự lãnh đạo thiên tài của đảng, với những cán bộ "có tài, có đức" như Nguyễn Phú Trọng huyênh hoang:
Nhưng không! Vẫn còn đây, thân phận của 1 người Việt Nam đi về bên kia thế giới dưới tấm bảng chỉ đường của đảng.
* NGUỒN TIN ▼
10 September 2016
VIDEO CHUYẾN ĐI DIỄN THUYẾT CỦA CHIẾN SĨ VÕ ĐẠI TÔN VỚI CĐNVTD/PERTH VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC. & Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?)
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
Khi một tờ báo Na Uy đăng tấm hình ‘Napalm Girl’ đoạt giải Pulitzer của Nick Út lên Facebook và bị trang này xóa đi, nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt về kiểm duyệt ảnh khỏa thân.
▼ NGHE AUDIO CỦA SBS RADIO ▼
http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/article/2016/09/09/tam-hinh-chien-tranh-viet-nam-noi-tieng-bi-facebook-xoa-vi-khoa?language=vi
Vài tháng trước, tôi có tình cờ biết được Phan Thị Kim Phúc – cô gái trong bức ảnh “Em bé Napalm” hiện đang sống tại Canada.
Một chút thắc mắc hiện ra trong đầu: tại sao một người là nạn nhân của “Chủ nghĩa tư bản” lại sống dưới vòm trời của một trong những trùm tư bản quốc tế, lại đi sang đất nước mà Quốc hội thông qua luật 30/4 – tức coi ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do?
Không có lý gì như thế cả, cô ấy phải là một người yêu Chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc Mỹ và những đồng lõa của nó vì đã gây ra vết thương không bao giờ có thể xóa mờ trên cơ thể và tâm trí mới phải.
Thế mà Kim Phúc không chỉ sống tại Canada một cách đơn thuần, cô đã phải bỏ trốn, xin tị nạn chính trị tại quốc gia láng giềng của “đế quốc Mỹ” này.
Nguồn gốc của bức ảnh
Youtube còn một đoạn video ghi lại gần như toàn bộ diễn biến sự việc từ lúc máy bay ném bom cho đến khi các em nhỏ trong đó có Kim Phúc chạy ra. Bức ảnh của Nick Út chỉ là một trong những khoảnh khắc ấy.
Cái lạ ở đây là các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?
Ngay từ đầu người dân đã biết lính Việt Nam Cộng hòa đến không phải để giết hại họ. Nếu muốn thế, lính Mỹ đã bắn hết những ai chạy ra và chẳng để Nick Út sơ cứu rồi mang Kim Phúc đi chữa trị làm gì.
Tại sao Kim Phúc phải chạy trốn khỏi Việt Nam?
Năm 1982, một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam muốn tìm lại cô bé trong bức hình và Kim Phúc trở thành công cụ hoàn hảo cho bộ máy tuyên truyền. Nếu những gì trong ảnh đúng theo những gì người ta tưởng tượng (về tội ác của đế quốc Mỹ) thì mọi việc chẳng có gì đáng nói và Kim Phúc chẳng bị nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao như thế.
Cô bị bắt nói ra những điều chính quyền muốn. Sau đó, cô bỏ trốn, bị truy lùng, bắt lại, bị buộc thôi học, quản thúc tại gia nghiêm ngặt, giám sát 24/24h “chỉ trừ lúc đi vệ sinh”.
Và cuối cùng, khi có cơ hội Kim Phúc đã chạy trốn và xin tị nạn chính trị ở Canada.
Chiến tranh có phải thứ khủng khiếp nhất?
Chiến tranh luôn đại diện cho điều đáng sợ nhất. Đối với cá nhân Kim Phúc, đó là vết sẹo trên cơ thể và trong tâm chí cô, nhưng những nỗi đau ấy còn có thể xoa dịu bằng niềm tin ở Chúa (cô đã cải đạo sang Tin Lành), còn sự khủng bố tinh thần ngay trong thời bình mới chính là thứ làm cho cô không thể chịu đựng được.
Trong trường hợp này, chiến tranh liệu có còn là điều khủng khiếp nhất? Sẽ nhiều người phản đối, nhưng khoan đã, hãy nhớ lại có bao nhiêu người vô tội phải chết trong Cải cách ruộng đất khi chính quyền đã về tay nhân dân, đó chỉ là một trong rất nhiều tội ác của nhà cầm quyền mang danh nghĩa “do dân vì dân”.
Người ta không chết trong thời chiến mà lại chết trong thời bình, cái chết nào ít đáng sợ hơn, và tội ác nào đỡ ghê sợ hơn?
Nhưng một nhiếp ảnh gia như Nick Út không bao giờ có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc ấy, vì chính quyền Cộng sản không bao giờ cho phép. Ông chỉ được hoạt động ở một nơi tôn trọng nhân quyền, tôn trọng báo chí mà thôi.
Ý nghĩa thực sự của “Em bé Napalm”?
Nhìn vào bức ảnh ấy, người ta không biết rằng lỗi một phần không nhỏ là do lính Bắc Việt đã chạy vào nơi có dân đang trú ngụ không phải để bảo vệ mà gián tiếp đe dọa tính mạng của họ.
Người dân nơi Kim Phúc đang sống lúc đó không hề “rên xiết dưới gót giày quân xâm lược” nên chẳng cần ai đến để cứu giúp họ. Nếu không có sự xuất hiện của người lính Cộng sản ở một nơi không đúng chỗ như thế, sự việc đáng tiếc đã không xảy ra với Kim Phúc.
Còn ai nghi ngờ về điều trên có thể tìm hiểu về cuộc tháo chạy của những người miền Nam khỏi thứ “độc lập, tự do” mà chính quyền Cộng sản đã trao cho họ. Trong số đó có rất nhiều người phải bỏ quê cha đất tổ, bất chấp tính mạng để lênh đênh trên biển tìm nơi ở khác.
Khi nhìn vào một bức ảnh mà người ta chỉ thấy một phần rất nhỏ sự thật, bức ảnh ấy có thực sự còn nguyên giá trị?
Bức hình ấy khiến nhân dân Mỹ có một cái nhìn khác về Cuộc chiến Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ và đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Đến ngày hôm nay, có khi nào Nick Út nghĩ rằng việc tồn tại của Mỹ ở miền Nam hoặc thậm chí chiến thắng toàn diện ở Việt Nam lại là tốt cho người dân Việt?
Mỹ đã rời đi, nay được vời lại để chống lại người anh em Cộng sản lúc đó giúp cách mạng Việt Nam đánh Mỹ.
Jane Fonda – biểu tượng của phong trào phản chiến Mỹ, người từng đến miền Bắc Việt Nam năm 1972 (năm mà bức ảnh “Em bé Nepalm” ra đời) mới đây cũng đã phải thừa nhận sai lầm và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ.
Thử hình dung rằng tôi chớp được khoảnh khắc người cha phạt con mình. Thực tế ngoài đời đứa con đáng bị phạt nhưng bức ảnh lại trở thành biểu tượng của nạn bạo hành trẻ em, thì thà bức ảnh ấy đừng bao giờ xuất hiện. Bản thân bức ảnh ấy không có lỗi gì cả, khoảnh khắc ấy với người xem ảnh có thể đúng, nhưng bản chất của sự việc thì không.
Vậy bức ảnh “Em bé Napalm” có ý nghĩa gì? Nó làm người ta nghĩ đến sự độc ác của Mỹ trong khi họ không hoàn toàn có lỗi. Nó khiến Mỹ rút quân rồi giờ đây Việt Nam muốn Mỹ trở lại.
Nick Út được nhà cầm quyền phe “đế quốc” cho tác nghiệp, được đi cùng với lính Mỹ để chụp ảnh, nhưng sản phẩm của ông sau này chống lại chính những người tôn trọng, bảo vệ cho nghề nghiệp và tính mạng của ông.
Nhà cầm quyền Việt Nam - phía đáng lẽ ra được hưởng lợi nhiều nhất từ tấm ảnh này lại không hề chào đón nó. Người ta đã từng từ chối triển lãm ảnh của Nick Út năm 2007 và nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không chuẩn bị thăm Mỹ thì chắc cũng khó có chuyện bức hình “Em bé Napalm” được xuất hiện chính thức ở Hà Nội. Cũng dễ hiểu vì không lãnh đạo nào muốn nhắc đến cái tên Phan Thị Kim Phúc – người lẽ ra cũng nên có mặt tại buổi triển lãm với tư cách chứng nhân lịch sử.
Không biết lòng thành của Việt Nam được bao nhiêu, vì họ vẫn còn sợ sự thật lắm. Nhưng nếu tôi có bức ảnh hay một bài báo không được mọi người hiểu đúng ý hoặc không thể toát ra những cái mà tôi muốn truyền đạt để rồi làm công cụ cho một sự tuyên truyền lệch lạc, tôi không thể tự hào và thà đừng nhắc đến nó còn hơn.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
▼ NGUÒN TIN ▼
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/06/150617_co_gi_tu_hao_ve_em_be_napalm
07 September 2016
Video tin cập nhật & CĐCGTGPVN Cầu Nguyện Hiệp Thông với Giáo Phận Vinh tại Melbourne Tối ngày 3-9-2016
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
CĐCGTGPVN Cầu Nguyện Hiệp Thông với Giáo Phận Vinh tại Melbourne Tối ngày 3-9-2016
Lúc 6 giờ tối ngày 3 tháng 9 năm 2016, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne đã tổ chức Thánh Lễ Đồng tế rất long trọng, Cầu Nguyện cho Việt Nam và Giáo Phận Vinh tại Trung Tâm Vinh Sơn Liêm, Flemington.
Sau Thánh Lễ, Cộng đoàn đã thắp lên những cây nến để cùng đồng hành với người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ô nhiễm môi trường.
Buổi tổ chức đã quy tụ được đông đảo tín hữu Công giáo từ khắp tiểu bang Victoria với sự tham dự đặc biệt của bà Phượng Vỹ, Chủ tịch CĐNVTD Victoria và nhiều thành viên của Cộng Đồng thuộc tôn giáo khác.
Dù buổi lễ kéo dài trong 2 tiếng rưỡi nhưng hầu như tất cả đồng bào tham dự đã không hề tỏ vẻ mệt mỏi, kể cả quý bác cao niên ngồi xe lăn hoặc các cháu nhỏ chỉ vài tuổi. Tinh thần mọi người rất hăng hái hướng về quê hương và đều cùng một hy vọng ngày tươi sáng hơn cho nước Việt Nam thân yêu.
Phúc An
Melbounre, 3-9-2016
▼ Còn nhiều hình tại trang : ►
Subscribe to:
Posts (Atom)