31 January 2018

Video - Audio tin tức & 50 năm sau sự kiện Mậu Thân, bức ảnh của Eddie Adams lại được nhắc lại như một sự ăn năn

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Bức hình chụp Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn súng vào đầu một Việt Cộng là Nguyễn Văn Lém (tự Bảy Lốp) trên đường phố Sài Gòn hôm 1/2/1968

 

Hãng ABC không quên nhắc đến bức ảnh của phóng viên Eddie Adams, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đột kích tàn khốc Mậu Thân của quân đội miền Bắc Việt Nam.

Có một cuộc chiến khác bùng nổ sau khi nhà báo Eddie Adams, đang làm việc cho hãng AP, bấm máy. Bức ảnh cho thấy tướng Nguyễn Ngọc Loan đang kề súng vào đầu của một tù binh cộng sản và bóp cò. Lúc đó là ngày đầu tháng Hai, năm 1968. Người Mỹ thì chưa bao giờ nhìn thấy sự tàn khốc của chiến tranh gần đến mức như vậy. Phe chống chiến tranh ở Hoa Kỳ thì coi đó là bằng chứng của việc nước Mỹ đang về phe của “kẻ ác”. Bức ảnh đã làm nên tên tuổi của Eddie Adams bằng giải Pulitzer danh giá, nhưng đồng thời nó cũng là điều ám ảnh ông ta suốt về sau.

Về sau, chính Eddie Adams đã phân trần rằng ông không có cơ hội để giải thích tại sao tướng Loan phải làm như vậy. “Bức ảnh đã không nói hết câu chuyện, nó không giải thích là tại sao lại có chuyện đó”, Eddie Adams đã nói như vậy, sau nhiều năm.

Sự rầm rộ của truyền thông phương Tây mới thật sự là kết quả của cuộc chiến. Mặc dù phe quân đội cộng sản miền Bắc đã thất bại và tháo chạy, nhưng mặt trận thông tin phương Tây chống miền Nam VNCH đã chiến thắng. Ngay lúc đó, tờ Times đã bình chọn bức ảnh của Eddie Adams là một trong 100 bức ảnh gây ảnh hưởng nhất của thời đại.

Vào ngày thứ hai của cuộc chiến Tết Mậu Thân. Lực lượng Bắc Việt và quân du kích Việt Cộng đã tấn công các thị trấn và thành phố của miền Nam, bao gồm cả thủ đô, Sài Gòn, bất ngờ xé bỏ một hiệp ước tạm đình chiến vài ngày, vừa ký kết.

Cùng với một người phóng viên Việt Nam đang làm cho hãng NBC là ông Vo Suu, phóng viên Adams đã nhìn thấy cảnh tượng đó và ghi hình đúng lúc. Sau này, Eddie Adams nhớ lại hình ảnh của tướng Loan, nói xong và bỏ đi “Họ đã giết nhiều người của tôi và cả người của anh”. Đó là một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào năm 1998 cho chương trình phỏng vấn về lịch sử của hãng AP.

Nhưng vào thời điểm trước đó thì đã muộn. Bức ảnh được tung ra và hoàn toàn là một cú sốc trên mọi mặt báo, truyền hình. Cuộc chiến Mậu Thân mặc dù chứng minh sự thất bại hoàn toàn của phe cộng sản nhưng lại là mồi lửa cho phía những người bi quan và thiên tả, và là lợi thế của miền Bắc cho đến khi họ thắng cuộc năm 1975.

Đó cũng là lúc mà Eddie Adams cảm thấy rằng tướng Loan đã bị làm nhục một cách không công bằng bởi đám đông công chúng – những người không được nhìn thấy sự thật đằng sau bức ảnh: Bảy Lốp, nhân vật bị hành quyết, đã tham gia sát hại cả gia đình người giúp việc của tướng Loan trước đó.

Adams nói: “Tôi không nói những gì ông ấy làm là đúng, nhưng ông ấy đã chiến đấu trong một cuộc chiến, và ông phải chống kẻ xấu. Đã có 2 con người bị hủy diệt ngày hôm đó – Lốp và Loan – tôi thì không muốn hủy hoại cuộc đời của ai. Đó không phải là việc của tôi”.

Ông Adams nói như vậy, vì bởi ông biết người lính đối diện với cuộc chiến phải như thế nào. Eddie Adam từng là cựu phóng viên thủy quân lục chiến Mỹ ở chiến trường Đại Hàn, và sau đó tham gia vào ngành phóng viên dân sự ở hãng AP, năm 1962

Tướng Loan qua đời năm 1998 tại Virginia, ông làm chủ một nhà hàng và sinh sống ở đó. Còn người vợ của ông Bảy Lốp nói với AP, vào năm 2000, rằng bà tin bức ảnh đó đã khiến người dân nước Mỹ chống lại cuộc chiến.

Eddie Adams mất năm 2004. Niềm tự hào nghề nghiệp mà ông có thể giới thiệu với mọi người là những bức ảnh năm 1977, về những người Việt đào thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Những bức ảnh này của ông đã giúp thuyết phục Hoa Kỳ nhận hơn 200.000 người Việt đến tị nạn. Một trong những bức ảnh về đề tài đó cũng nằm trong danh sách 100 bức ảnh gây ảnh hưởng nhất, do Time bình chọn.

It was a fraction of a second that jolted Americans' view of the Vietnam War.

In a Saigon street, South Vietnam's police chief raised a gun to the head of a handcuffed Viet Cong prisoner and abruptly pulled the trigger. A few feet away, Associated Press photographer Eddie Adams pressed his shutter.

Taken during the North's surprise Tet Offensive, Adams' Feb. 1, 1968, photo showed the war's brutality in a way Americans hadn't seen before. Protesters saw the image as graphic evidence that the U.S. was fighting on the side of an unjust South Vietnamese government. It won Adams the Pulitzer Prize. And it haunted him.

"Pictures don't tell the whole story," he said later. "It doesn't tell you why."

After 50 years, the Saigon execution remains one of the defining images of the war. Time magazine has declared it one of history's 100 most influential photos.

"It still represents a lot of what photojournalists do, that idea of bearing witness to an important event," says Keith Greenwood, a University of Missouri photojournalism-history professor. "There are ugly things that happen that need to be recorded and shared."

It was the second day of the Tet Offensive. North Vietnamese forces and Viet Cong guerrillas had attacked South Vietnamese towns and cities, including the capital, Saigon, during a holiday cease-fire.

Adams, a former Marine Corps Korean War photographer who joined the AP in 1962, and NBC cameraman Vo Suu had been checking out fighting in a Saigon neighborhood when they saw South Vietnamese soldiers pulling a prisoner out of a building, toward the newsmen.

The soldiers stopped. The police chief, Lt. Col. Nguyen Ngoc Loan, walked up and lifted his pistol. Adams figured the chief planned a gunpoint interrogation.

Instead, Loan fired, and Adams' photo froze prisoner Bay Lop's grimace as he was shot. Suu's footage also captured the moment, in motion.

Loan told the two: "They killed many of my men and many of your people" and walked away, Adams recalled in a 1998 interview for an AP oral history project.

At the AP's New York headquarters, photography director Hal Buell saw the image emerging from the radio-based system used to transmit photos at the time. After some deliberation, he and other editors decided to distribute it worldwide.

"I knew when it went out that you were going to get two reactions. The doves were going to say, 'See the kind of people we're dealing with here (in South Vietnam)?' And the hawks said, 'It shouldn't have been used — you guys gotta get on the team,'" says Buell, now retired.

But "the image had an impact, and its impact was felt by those people who were on the fences."

The photo appeared on front pages, TV screens and protest placards. The Tet Offensive proved a military failure for the Communists, but it fueled the American public's pessimism and weariness about the war. It ended when the North prevailed in 1975.

Adams, meanwhile, felt Loan was unfairly vilified by a public that didn't see something outside the frame: the killings of Loan's aide and the aide's family hours earlier by the Viet Cong.

"I don't say what he did was right, but he was fighting a war, and he was up against some pretty bad people," Adams said. He rued that "two people's lives were destroyed that day" — Lop's and Loan's — "and I don't want to destroy anybody's life. That's not my job."

Loan died in 1998 in Virginia, where he ran a restaurant. Lop's widow told the AP in 2000 that she felt the picture helped turn Americans against the war. Adams, who died in 2004, was more proud of his 1977 photos of people fleeing postwar Vietnam. Those images helped persuade the U.S. government to admit over 200,000 of the refugees (one of the pictures also is on Time's 100-most-influential list). His legacy includes the annual Eddie Adams Workshop for emerging photojournalists, which marked its 30th year this fall.

Work and fundraising are underway to expand a 2012 short documentary about the famous photograph, "Saigon '68," into a full-length film.

Director Douglas Sloan says it will encourage people to understand the context of what they see in powerful images.
 

Công an Phú Quốc đấu tố người mua bán dâm trước cổng chợ

(Chỉ có CSVN mới lam nhục dân như vậy!!!)

▼ 

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

28 January 2018

Video - Audio tin tức & Sydney: Cờ VC bị dập tắt ở Cabramatta

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Cờ máu đã bị dập tắt ngay lập tức tại Cabramatta khi chỉ mới giương lên trong khoảnh khắc thì cảnh sát xuất hiện can thiệp.

Với sự hợp tác của chủ quán café, ông Chủ tịch Paul Huy Nguyen và các thành viên trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đã tịch thu được một số cờ đỏ của cộng sản dấu trong các bao, dự tính phát cho người xem trận chung kết bóng tròn U23...

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

20 January 2018

Video tin tức & Hàng trăm vây cá mập trên nóc tòa nhà Ngoại giao VN tại Chi Lê

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Các báo Chile đưa tin, trên mái toàn nhà của cơ quan thương mại thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Chile người ta nhìn thấy có hàng trăm tấm vây cá mập phơi trên đó.

Những cư dân xung quanh cảm thấy khó chịu vị mùi tanh tưởi hôi thối bốc ra từ tòa nhà này và họ đã để ý theo dõi và phát hiện ra sự việc. Việc phơi vây cá mập được cho là bắt đầu từ 13/1/2018, ban đầu chỉ có một ít, nhưng số lượng vây cá mập ngày càng tăng thêm, trong đó có cả những nhát cắt còn tươi mới.

Tờ báo cho hay, tòa nhà có địa chỉ tại Eliodoro Yáñez 2897. Sau khi vụ việc bị phanh phui, các nhà báo đã gọi điện thoại cho cơ quan Ngoại Giao Việt Nam để yêu cầu giải thích nhưng không liên lạc được hoặc không nhận được câu trả lời.

Giới chức địa phương và các cơ quan bảo vệ động vật đã vào cuộc. Việc đánh bắt cá mập đã bị cấm ở quốc gia này từ năm 2012 nhưng việc khai thác trộm vẫn xảy ra và Việt Nam, Trung Quốc là kênh tiêu thụ chính sản phẩm này.

Cá mập bị những kẻ săn trộm bắt, kéo lên các con thuyền ở ngoài khơi, rồi dùng cưa máy, cưa vây của chúng sau đó ném con vật trong tình trạng mất hết vây xuống biển. Vì món súp đắt nhất thế giới này mà người ta đã sát hạt cả triệu con cá mập mỗi năm và khiên loài cá này có nguy cơ tiệt chủng.

Cá mập hiện là loài vật được bảo vệ. Các nhà khoa học cho rằng, chúng giúp giữ cân bằng sinh thái biển.

Ngoài cá mập, nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm khác cũng trên đà tuyệt chủng bởi sự sát hại và buôn bán của Việt Nam và Trung Quốc. Hai quốc gia này trong những năm gần đây đã ‘tấn công’ mạnh mã vào các quốc gia châu Phi, sát hại và buôn bán các sản phẩm từ tê giác, hổ báo, voi và nhiều loại động vật khác.

Nhiều đường dây buôn lậu đã bị phá vỡ, hàng tấn ngà voi đã bị bắt giữ và ‘tiêu hủy’ (theo xác nhận của Việt Nam).

Trong năm 2008 vụ việc quan chức ngoại giao Việt Nam buôn sừng tê giác từng gây ầm ĩ báo chí trong nước và quốc tế khi các nhà báo Nam Phi rình và chụp được một số giao dịch diễn ra ngay cổng đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia này.

Đàn Chim Việt tổng hơp

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

16 January 2018

Video clip tin tức & Lại chết trong đồn côn an!

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Ngày 11/1/2018, một nam thanh niên đã tử vong sau khi bị “mời” về trụ sở công an xã Trường An (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) để làm việc.

Hiện tại danh tính của nam thanh niên này vẫn chưa được công an công bố. Công an tỉnh Vĩnh Long chỉ nhanh chóng khẳng định: “Đối tượng này đã treo cổ tự tử bằng dây thắt lưng” và chỉ cung cấp thông tin “người tử vong là một đối tượng nghiện ma túy, có hành vi gây rối trật tự công cộng nên công an xã Trường An đã mời về trụ sở làm việc.”

Trong những năm qua, tình trạng công dân bị chết tại đồn công an khi bị “mời” hoặc đến làm việc theo giấy triệu tập đang gia tăng rất nhiều. Điều này khiến cho người dân nhìn trụ sở công an như là một địa chỉ đen, là nơi mà xác suất vào sống ra chết cao hơn tai nạn giao thông trên... đường làng.

Có thể kể đến vài trường hợp được công luận biết đến trong năm 2017 vừa qua như:

- Tháng 5/2017, anh Nguyễn Hữu Tấn (38 tuổi, ngụ ở Vĩnh Long) tử vong tại trại tạm giam với nhiều vết cắt sâu ở cổ. Anh qua đời trong vòng tay công an sau một ngày bị bắt giữ khẩn cấp với cáo buộc "tán phát tài liệu chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Công an kết luận anh Tấn “tự tử”.

- Đêm 13/6/2017, anh Ngô Chí Tâm (40 tuổi ngụ ở Thủ Đức) được công an dán lên xác của anh kết luận “tự tử bằng dây thun quần" tại đồn công an P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, Sài Gòn). Anh chết chỉ sau vài giờ lên “làm việc” theo giấy mời miệng của công an.

- Ngày 8/7/2017, anh Nguyễn Hồng Đê (25 tuổi, ngụ tại Ninh Thuận) tử vong tại Nhà tạm giữ Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Công an giải trình cái chết của anh là: "trong khi ngồi viết bản tự khai tại phòng làm việc của điều tra viên, anh Đê đã dùng áo của mình làm dây treo vào cửa sổ để tự tử."

Đó chỉ là một vài trường hợp. Các bạn có thể tham khảo thêm từ tài liệu tổng kết những trường hợp người dân chết trong đồn công an do Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) thực hiện:

http://mangluoiblogger.blogspot.hk/2014/04/tap-tai-lieu-ve-tinh-trang-cong-dan.html

Việc công dân tử vong tại đồn công an được nhà cầm quyền - bao gồm công an, hệ thống truyền thông và các quan chức ra sức bao che, bưng bít. Việc tổng hợp, công khai thông tin về những trường hợp công dân bị chết đã bị nhà cầm quyền coi đó là một bằng chứng buộc tội. Cụ thể là việc blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những thành viên sáng lập của MLBVN đã bị nhà cầm quyền sử cáo buộc cô "xúc phạm, hạ uy tín" lực lượng công an vì tài liệu tổng kết do thực hiện.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án 10 năm tù. Những điều cô tranh đấu cho sinh mạng của người dân khi vào đồn công an vẫn còn dang dở. 10 năm tù chế độ công an trị đặt lên đầu cô xem vậy mà vẫn còn... "may mắn". Nhiều người dân đã bị kết án tử hình, không cần quan tòa mà chỉ cần một cái dây thắt lưng hay dây thun quần.

13.01.2018

CTV Danlambao

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

13 January 2018

Video tin tức & Cộng Sản Việt Nam đã bí mật giao Cây Thánh Giá Long Tân cho chính phủ Úc.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Chính phủ Úc trong tuần này làm lễ tiếp đón Thánh Giá Long Tân tại Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh ở thủ đô Canberra.

Nhật báo The Australian đưa tin hôm Thứ Ba 5 tháng 12, hiện vật lịch sử này đã được nhà cầm quyền CSVN bí mật chuyển giao cho phía Úc, sau những cuộc mật đàm giữa các giới chức hai bên, vào hai tuần trước khi Thủ tướng Malcolm Turnbull sang Việt Nam dự thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng. Theo Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick, Hà Nội muốn giao hiện vật cho Úc một cách vừa nhanh chóng vừa bí mật, vì thất bại ở trận Long Tân vẫn là một đề tài nhức nhối đối với CSVN.

Một phái đoàn quân sự Úc đã tháp tùng Thánh Giá Long Tân từ Sài Gòn về Canberra hồi tháng trước. Đây là cây thánh giá nặng 120kg mà các chiến binh sống sót của đại đội Delta 6RAR đã khắc từ bê tông và cắm xuống nền đất đỏ của một trại cao su ở miền Nam Việt Nam từ gần 50 năm trước để vinh danh 18 đồng đội của họ. Trong suốt một tháng qua, cây thánh giá được bí mật cất giữ trong một nhà kho ở Canberra để chuẩn bị cho lễ ra mắt dự trù vào ngày 6 tháng 12.

Tờ The Australian dẫn lời Bộ trưởng Cựu Chiến Binh Úc Dan Tehan cho biết các cuộc thảo luận về việc đưa cây thánh giá về Úc vĩnh viễn đã bắt đầu kể từ sau quyết định gây tranh cãi của nhà cầm quyền CSVN, cấm người Úc đi đến trận địa cũ để làm lễ tưởng niệm.

Cross of Long Tan's return to Australian War Memorial kept secret for weeks

VIỆT NAM (NV) – Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.

Sự kiện này trở thành vấn đề được thương lượng ráo riết và gây nhiều tranh luận trong mấy ngày qua khi có khoảng 2,000 dân Australia bao gồm cựu chiến binh và gia đình họ đã đến Vũng Tàu chuẩn bị dự lễ.

Trận Long Tân xảy ra trong ba ngày tháng 8 năm 1966, là trận gây thương vong nặng nề nhất cho đơn vị quân đội Australia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Australia bắt đầu tham gia vào chiến tranh Việt Nam từ 1962 với 30 cố vấn quân sự; vào thời gian cao điểm của chiến tranh quân số lên tới 7,672 và tính tới khi triệt thoái hoàn toàn năm 1973, khoảng 60,000 quân nhân Australia đã phục vụ tại Việt Nam.

Đơn vị chiến đấu đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1965 là Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 1 Bộ Binh, địa bàn hoạt động tại tỉnh Biên Hòa phối hợp với Lữ Đoàn 173 Không Vận Mỹ và một pháo đội New Zealand. Do có những bất đồng ý kiến về quan điểm chiến thuật, quân đội Australia sau đó đi đến quyết định đảm nhận một khu vực trách nhiệm riêng.

Tháng 4 năm 1966, lực lượng đặc nhiệm số 1 của Australia được đưa đến tỉnh Phước Tuy và đặt căn cứ tại Núi Đất, cách Bà Rịa khoảng 5 dặm về hướng Đông-Bắc. Để thành lập căn cứ này, Chuẩn Tướng O.D. Jackson, với sự đồng ý của tỉnh trưởng Phước Tuy, cho di chuyển khoảng 4,000 dân chúng hai xã Long Tân và Long Phước đi nơi khác.

Hai xã này từ trước vẫn được coi là mật khu Việt Cộng, hoàn toàn bị phá hủy vào tháng 7 năm 1966. Căn cứ Núi Đất vào lúc cao điểm có khoảng 5,000 quân Australia, tuy nhiên hầu hết được điều phối đi các chiến dịch hành quân ngoài căn cứ.

Bộ Tư Lệnh Cộng Sản ngay lập tức quyết định đánh bại đơn vị quân Australia vừa đến nhằm gây được một tác động chính trị đáng kể. Kế hoạch của họ là tìm cách dụ quân Australia ra ngoài căn cứ rồi tiêu diệt bằng một lực lượng áp đảo.

Trận Long Tân xảy ra trong tình huống ấy và có lẽ được tính toán vào cùng thời điểm với dịp kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu, 19 tháng 8 của Cộng Sản. Có thể chính sự trùng hợp ấy bây giờ là một yếu tố tế nhị khiến nhà cầm quyền Việt Nam cuối cùng từ chối không để Australia tổ chức kỷ niệm “50 năm chiến thắng Long Tân” quá trang trọng.

Đêm 16 và17 tháng 8 năm 1966, căn cứ Núi Đất bị pháo kích dữ dội làm 24 binh sĩ Australia bị thương. Ngày 18, Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 được lệnh mở cuộc hành quân tuần tiễu khu vực đồn điền cao su Long Tân, khoảng 3 dặm phía Đông căn cứ.

Trung đội 11 chạm địch lúc 3.15 giờ chiều nhưng quân Việt Cộng rút lui. Tới 4.08 giờ, giữa lúc trời đổ mưa lớn, Đại Đội D đụng một đơn vị lớn là Trung Đoàn 275 Việt Cộng đã bí mật di chuyển vào khu vực trong đêm trước. Địch quân tìm cách bao vây để tấn công dữ dội bằng hòa lực súng cối, đại liên, B-40 và AK-47.

Quân Australia gọi trọng pháo và phi pháo yểm trợ. Nhưng vì thời tiết xấu, máy bay không phân biệt được rõ mục tiêu, chỉ có trọng pháo từ Núi Đất bắn yểm trợ, đồng thời Đại Đội A Tiểu Đoàn 6 cùng với một trung đội thiết quân vận của Thiết Đoàn 1 được phái đến tăng viện. Trận đánh chấm dứt vào lúc 6 giờ 55 trước khi lực lượng tiếp viện đến nơi.

Quân Việt Cộng tuy nhiên hãy còn ở trong đồn điền cao su Long Tân suốt đêm để thu nhặt đồng đội chết và bị thương. Quân Australia cũng rút về căn cứ và trực thăng tải thương được gọi đến chở các thương binh về quân y viện Vũng Tàu hay Biên Hòa.

Sau này người ta mới biết rằng khoảng 1,000-2,500 Việt Cộng thành phần quân chính quy chứ không phải du kích, đã không tiêu diệt được Đại Đội D tiểu đoàn 1 chỉ có 108 người vì sự chiến đấu quyết liệt của các binh sĩ Australia cùng kết quả tác xạ hữu hiệu của pháo binh Australia và New Zealand từ Núi Đất.

Tổn thất về phía Australia là 18 tử trận, trong số có trung úy chỉ huy trưởng Trung Đội 11/1, 24 bị thương. Phía Việt Cộng, 245 chết nhưng theo xác nhận chính thức của Việt Nam chỉ có 150. Đây là tổn thất nặng nhất của Australia trong một trận đánh ở Việt Nam.

Quân đội Australia coi là chiến thắng khi đơn vị Đại Đội D Tiểu Đoàn 1 mới đến Việt Nam chưa đầy 3 tháng đã không bị tiêu diệt trong trận chiến chống một lực lượng đông gấp 10 lần. Và căn cứ Núi Đất tiếp tục là nơi an toàn trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam.

Có nhiều tranh luận về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã cho phép rồi lại đổi ý và giới hạn tầm mức của lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Từ nhiều năm trước, cựu quân nhân Australia và gia đình vẫn đến thăm lại chiến trường Long Tân không có vấn đề gì khó khăn. Nhưng trong những dịp kỷ niệm 18 tháng 8 bình thường chỉ có khoảng 30-40 người tham dự.

Tờ Thanh Niên ở Việt Nam ngày 18 tháng 8, 2006 cho biết “có trên 300 du khách Úc gồm các cựu chiến binh và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm 40 năm trận đánh Long Tân tại Khu Thánh giá Long Tân, huyện Long Đất, Bà Rịa-Vũng Tàu.” Theo tờ báo: “Dự buổi lễ còn có ngài Bill Tweddell – đại sứ Úc tại Việt Nam, tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Mal Skelly, Tổng Lãnh Sự New Zealand Peter và đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Úc.

Trước đó, đoàn đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Gò Cát của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thăm địa đạo Long Phước, khu Núi Đất, đồi Gia Quy, căn cứ Minh Đạm, Xuyên Mộc. Được biết, tour du lịch kết hợp thăm chiến trường xưa của cựu binh Hoàng gia Úc do 3 công ty OSC Vietnam Tours, Vung Tau Tourist Corporation và South East Asia Tours đứng ra tổ chức.” Cây thánh giá do các quân nhân Australia dựng lên những năm sau ở đồn điền cao su Long Tân, bây giờ trở thành di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận từ tháng 11, 1988.

Năm nay, kỷ niệm 50 năm, có lẽ Việt Nam không đồng ý để Australia tổ chức lớn như một kỷ niệm chiến thắng. BBC dẫn lời nhà sử học chiến tranh, Mat McLachian, cho rằng có thể tính chất ồn ào của sự kiện dẫn đến việc nó bị hủy bỏ. Ông nói với đài truyền hình ABC (Australia): “Tôi nghĩ vấn đề năm nay là chúng ta đã phạm chút sai lầm, chúng ta cố làm to quá và cuối cùng phía Việt Nam phải quyết định chừng đó là đủ rồi.”

Tối 17 tháng 8, Thủ Tướng Malcolm Turnbull điện đàm với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Việt Nam quyết định cho phép các nhóm tối đa 100 người đến thăm và đặt vòng hoa tại địa điểm. Trước đó cảnh sát đã ngăn chặn lối vào Long Tân mà không cho biết lý do.

Australia cho biết sự kiện này được thương lượng từ 18 tháng giữa hai nước và Việt Nam đồng ý phối hợp tổ chức, rồi thay đổi quyết định chỉ ba ngày trước. Bộ Ngoại Giao Australia nói họ đã gửi thư khiếu nại cho chính phủ Việt Nam vì “thất vọng sâu sắc trước quyết định, và cách tiến hành quyết định, quá gần dịp kỷ niệm.”

BBC cho biết một nhà bảo tàng của tư nhân tại Vũng Tàu có một gian dành riêng trưng bày các đồ vật quân sự, chủ ý dành cho cựu chiến binh và du khách Australia tới thành phố biển này nhân dịp kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Nhiều người tỏ ý tiếc về việc các giới chức Việt Nam không cho tổ chức lễ kỷ niệm như đã định. Nhưng tối 18 tháng 8, khoảng 800 người đã dự buổi gala dinner do đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức ở khách sạn Pullman, Vũng Tàu.

Tờ Sydney Morning Herald hôm Thứ Năm dẫn lời của cựu Thiếu Tá Harry Smith, đại đội trưởng Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 bộ binh Australia, nói rằng: “Phải nên tôn trọng sự nhạy cảm của chính quyền và cựu chiến binh Việt Nam trong sự kiện này.

” Cựu Chiến Binh Harry Smith nói ông thất vọng vì không tổ chức được lễ kỷ niệm 50 năm ở Long Tân, nhưng thông cảm với tính cách tế nhị do vụ này bị các nhà tổ chức và hãng du lịch làm rùm beng quá mức.

(HC)

Trận Long Tân 1966 và nhạy cảm chính trị 2016

10 January 2018

Video tin tức & Ông Nguyễn Thanh Tú và bà Michelle Dương giải tán công ty mang trùng tên Đảng Việt Tân

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►    http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Hai người bị đảng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) kiện về tội tiếm danh, vừa loan báo giải tán công ty trùng tên với đảng Việt Tân.

Một thông cáo báo chí từ đảng Việt Tân hôm Thứ Sáu cho biết, ông Nguyễn Thanh Tú và bà Michelle Dương, hai người đã thành lập một công ty hồi tháng 8 năm 2016 mang tên “Vietnam Reform Party” tức “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, hay “Việt Tân”, vừa nộp đơn với tiểu bang California xin giải tán công ty này.

Trước đây, hồi tháng 1 năm 2017, ông Tú và bà Michelle bị đảng Việt Tân khởi kiện tại Tòa Án Liên Bang Khu Vực Bắc California về tội tiếm danh, gây ngộ nhận cho công chúng. Thông cáo báo chí của Việt Tân hôm Thứ Sáu 5 tháng 1 xác định trong 2 năm qua, ông Nguyễn Thanh Tú “luôn tìm cách xuyên tạc và phá hoại nhiều cơ quan truyền thông, tổ chức đấu tranh, thân hữu chính giới ngoại quốc có quá trình tranh đấu cho dân chủ Việt Nam, đặc biệt là nhắm vào đảng Việt Tân”.

Được biết phiên tòa xử vụ này dự trù diễn ra trong tháng 1 năm 2018. Nhưng khoảng hai tuần trước khi phiên tòa khai mạc, phía ông Tú và bà Michelle tuyên bố giải tán công ty gây tranh cãi.

Hai bị cáo cũng như luật sư đại diện cho họ đều không xuất hiện trong phiên tòa ngày 4 tháng 1 năm 2018. Thẩm phán Haywood S. Gilliam, Jr. đã gia hạn thêm 2 tuần để cho các bị cáo có cơ hội đáp ứng những yêu cầu của tòa. Trong một văn kiện đệ nạp với tòa, ông Nguyễn Thanh Tú xác nhận rằng, ông không còn là người quản trị “công ty Việt Tân” kể từ tháng 3 năm 2017.

Hồi mới thành lập công ty vừa kể, ông Nguyễn Thanh Tú đưa ra yêu cầu rằng, đảng Việt Tân không được dùng các danh xưng “Việt Tân” hay “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” hay “Viet Nam Reform Party” trong bất cứ trường hợp nào. Ông Tú còn đòi đảng chính trị phải hủy bỏ mọi tài liệu đề cập đến những danh xưng vừa kể, nếu không thì ông sẽ kiện đảng này ra tòa.

Huy Lam / SBTN

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive