South Vietnamese National Police Chief General Nguyễn Ngọc Loan executing Viet Cong officer Nguyễn Văn Lém in Saigon. (Eddie Adams)
Cánh đại bàng đã qua bờ sinh tử...
Vào ngày 1/10/2019 tại Washington DC ông Nguyễn Từ Huấn chính thức được phong chức Phó Đề Đốc (Rear Admiral) lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ, và là sĩ quan hải quân gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ này. Ông Nguyễn Từ Huấn chính là đứa con trai duy nhât sống sót trong vụ cả gia đình Đại Tá Nguyễn Tuấn bảy người bị chiến binh Cộng Sản Bảy Lốp sát hại vào Tết Mậu Thân năm 1968 dẫn đến Tướng Nguyễn Ngọc Loan tử hình Bảy Lốp trên đường phố Sài gòn. Nguyễn Từ Huấn- chú chim nhỏ bị thương năm nào đã bay qua bờ sinh tử sãi cánh đại bàng. Và đây là câu chuyện của ông.
Câu chuyện bi thương của ông bắt đầu vào một ngày bình yên đầu năm 1968. Ngày Tết Mậu thân trong cuộc chiến tranh Việt nam mà hai bên giao tranh đã thỏa thuận ngưng bắn để nhân dân ăn tết. Truyền đơn ngưng bắn được phía Việt Cộng cho rải ra càng khiến nhiều người tin tưởng. Thế nhưng thỏa thuận này chỉ là một chiêu trò của Cộng sản trong một chuỗi những sự bội tín và man trá của họ, và họ đã phát lệnh tổng tấn công.
Vào ngày thứ hai của cuộc chiến Tết Mậu Thân. Lực lượng Bắc Việt và quân du kích Việt Cộng đã tấn công các thị trấn và thành phố của miền Nam, bao gồm cả thủ đô, Sài Gòn, gia đình.
Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp chỉ huy tấn công trại Phù Ðổng của binh chủng Thiết Giáp VNCH nơi có gia đình của cố Đại tá Nguyễn Tuấn vào lúc đó ông chỉ mang hàm Trung Tá hàm đại tá là ông được truy thăng sau đó.
Trung tá Nguyễn Tuấn giữ chức vụ là Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp từ 4/1965 - 2/1968.
Trong bài viết của Vũ Văn Lộc đăng một chia sẻ của ông Nguyễn Từ Huấn cho biết gia đình ông đã di chuyển từ Quảng Trị về đến Sài gòn vào thời gian cuối năm 67 đầu năm 68.
Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, dùng vợ con của Trung Tá Tuấn để áp lực bắt Ông chỉ dẫn cách sử dụng xe tăng còn lại trong trại.
Trung Tá Tuấn từ chối, Bảy Lốp đã giết chết toàn thể gia đình Ông, gồm cả bà mẹ già của Ông đã 80 tuổi.
Chỉ có một bé trai bị thương nặng và sau đó đã được cứu sống. Và đó chính là Phó Đề Đốc Hải Quân Mỹ (Rear Admiral) Nguyễn Từ Huấn một chức vụ tương đương với Chuẩn Tướng.
"Bố tôi đã vì không chịu đầu hàng cộng sản và đã bị tụi nó giết ông và cả gia đình vào biến cố Mậu Thân 1968. Tôi là người duy nhất sống sót.
Bảy Lốp sau đó bị bắt và bị Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan tử hình ngay trên đường phố Lý Thái Tổ ở Quận 10. Phóng viên Eddie Adams của hãng AP đã ghi lại cảnh này và bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan đang kề súng vào đầu của một tù binh cộng sản và bóp cò đã gây phẫn nộ dư luận toàn thế giới mở màng cho sự bùng nổ về phản chiến tại Mỹ và khắp nơi.
Lúc đó là ngày đầu tháng Hai, năm 1968. Trước đó chưa bao giờ người Mỹ nhìn thấy sự tàn khốc của chiến tranh gần đến mức như vậy.
Bức ảnh đã làm nên tên tuổi của Eddie Adams bằng giải Pulitzer danh giá, nhưng đồng thời nó cũng là điều ám ảnh ông ta suốt về sau. Chúng ta sẽ nói về Eddie Adams đằng sau bức ảnh định mệnh này.
Quay lại với cậu bé Nguyễn Tử Huấn lúc đó 9 tuổi nạn nhân sống sót của vụ thảm sát kinh hoàng gia đình Đại tá Nguyễn Tuấn lúc bị giết ông mang hàm Trung Tá.
Chia sẻ của ông Nguyễn Từ Huấn được đăng tải trong bài viết của Vũ Văn Lộc đăng tên trang blog của Hoàng Sa Paracel cũng có nói:
“Vụ Tướng Loan bắn giết Bảy Lém, không ít thì nhiều cũng liên quan đến vụ thảm sát của gia đình tôi. Gia đình tôi có quen với gia đình ông Loan. Sau vụ thảm sát, tôi có đến ở nhà gia đình vợ của Tướng Loan để tránh pháo kích trong lúc chiến trường Mậu Thân vẫn đang tiếp diễn. Ông Loan cũng là bạn đồng khóa với bố tôi ở Thủ Đức Khóa 1 theo tôi được biết.”
Ông Nguyễn Từ Huấn sau đó được gia đình người chú thím nuôi dưỡng và họ rời Việt nam tới đảo Guam năm 1975. Nhà báo Mạnh Kim, người có cơ hội gặp gỡ trực tiếp ông Nguyễn Từ Huấn mới đây nhân dịp ông được thăng cấp Phó Đề đốc có bài viết chia sẻ những thông tin rất thú vị về ông Nguyễn Từ Huấn.
Ông Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp Đại học Oklahoma State với bằng cử nhân điện cơ Năm 1981, sáu năm sau khi đến Mỹ.
Ông lấy tiếp các bằng thạc sĩ tại ba đại học: Đại học Southern Methodist, Đại học Purdue và Đại học Carnegie Mellon (hạng tối ưu) chuyên ngành kỹ thuật thông tin.
Sau đó, ông làm việc cho một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ.
Năm 1991, cuộc chiến Vùng Vịnh nổ ra. Ông Huấn đăng ký vào quân ngũ. Năm 1993, ông trở thành sĩ quan Hải quân trừ bị mà như ông nói là "Tôi nhập ngũ năm 1993 như một cách trả ơn nước Mỹ và nối bước Bố tôi
Trong bài viết của mình nhà báo Mạnh Kim cho biết:
“Trong thời gian từ năm 199 1-1993, ông làm việc thêm ở Bộ Năng lượng. Với vị trí kỹ sư phụ trách dự án đặc biệt chuyên nghiên cứu kỹ thuật dẫn hai tia proton phóng với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng sao cho chúng có thể chạm nhau (superconducting super collider), từ đó cung cấp các dữ liệu nhằm giúp hiểu thêm về hiện tượng Big Bang cũng như các hiện tượng khác trong vũ trụ, ông Huấn là một trong số rất ít người Việt có mặt trong nhóm nghiên cứu này. Từ Bộ Năng lượng, ông chuyển sang làm việc cho General Motors (GM), phụ trách thiết kế các hệ thống điện tử cho xe hơi. Tại đây, ông phát minh một số sáng chế mà hiện GM vẫn sử dụng. Năm 1993, internet chưa phát triển, cả nước Mỹ chỉ có khoảng 20 website,ông Huấn đã nghĩ đến việc làm thế nào có thể sử dụng network để phục vụ quân đội và hỗ trợ tác chiến. Ý tưởng của ông được một đề đốc ủng hộ và ông được mời vào Ngũ Giác Đài tường trình cho giới lãnh đạo Hải quân. Tiếng nói của anh thiếu úy Huấn trở nên lạc lõng giữa những hoài nghi. Cho đến thời điểm đó, rất ít người có thể hình dung cái gọi là “network warfare”.
Vào năm 2003, nước Mỹ bước vào cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai và cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai cũng là thời điểm để ông Nguyễn Từ Huấn lúc đó là thiếu tá với vai trò sĩ quan chỉ huy đơn vị kỹ thuật ông được cử sang Afghanistan và Iraq để giúp phá hủy các thiết bị kích nổ bom từ xa của khủng bố.
Thượng cấp cũ của ông cựu Đại Tá David Harrison, trong lần trả lời phỏng vấn vào hồi tháng 7 năm nay với Vietface TV Hoa Kỳ nói “ông là người thông minh nhât mà tôi từng gặp”, và ông Đại tá Hirrison gọi ông Nguyễn Từ Huấn là “renaissance guy” để nói về ông như là một người có nhiều tài năng và hiểu biết sâu rộng trong nhiều lãnh vực.
Nguyễn Từ Huấn - Vinh “Một trong những thử thách khó nhất đối với tôi là phải đi một bước trước kẻ thù”
Như ông Huấn trả lời phóng viên Eric Schmitt trên New York Times số ra ngày 6-2-2006.
Đại tá David Harrison cũng có nói không bao lâu sau khi họ làm việc cùng nhau thì ông Nguyễn Từ Huấn cùng ông Harrison cùng phác thảo một đề án qua đó lên kế hoạch làm cách nào để lực lượng Hải quân có thể vào các căn cứ quân sự để hỗ trợ cho các lực lượng bộ binh và Thuỷ quân lục chiến.
Trong lúc đó thì ông Huấn và ông Harrison cùng nhóm của mình cũng hỗ trợ công việc của các binh chủng khác tại chiến trường Iraq và Afganistan. Và Iraq là chiến trường cần nhiều sự hỗ trợ dụng cụ dò bom mìn lề đường IED nhất do bởi số người thiệt mạng vì bom mìn gài trên đường tại Iraq cao hơn tại Afrganistan.
“Ông Huấn là kỹ sư trưởng của tôi. Là người thông minh xuất chúng, ông ấy đóng một vai trò vô giá trong việc tập hợp các ý tưởng lại với nhau tạo thành một kế hoạch để vô hiệu hoá sự tác hại của bom tự chế IED gài bên vệ đường. Ông ấy đã làm việc tuyệt vời,” Đại tá Harrison nói.
Ông Harrison chia sẻ, mỗi khi tôi nghĩ về ông Huấn thì đó là một người sáng suốt, là người thông minh nhât mà tôi từng gặp. Ông ấy là người khiêm nhường nhất mà bạn từng gặp. Nếu bạn hỏi ông ấy đã làm được gì thì ông ấy nói thì chắc chắn ông ấy sẽ nói để giảm nhẹ sự quan trọng của công việc đó cũng như đóng góp của ông, bởi lẽ ông ấy là một người rât là khiêm nhường.
Về phần mình trong những lần trả lời phỏng vấn của báo đài về việc ông được phong hàm cấp tướng Phó Đề Đốc Hải Quân, ông Nguyễn Từ Huấn nói ông là người may mắn được chọn.
Cựu đại tá Harrison cũng nói xác suât để sỹ quan Hải quân được phong cấp tướng rât mong manh ít ỏi chưa tới 1% sỹ quan Hải quân đạt được cấp Phó Đề Đốc.
"Trong nhiều năm phục vụ tôi biết nhiều sỹ quan được đồng đội cho rằng đủ điều kiện và xứng đáng được phong cấp tướng nhưng con số các tướng lãnh Hải quân chiếm một tỷ lệ rât nhỏ, như tôi có lần đọc được câu nói so sánh việc trở thành tướng Hải quân cũng hiếm hoi như việc một cục than có ngày trở thành một viên kim cương vậy.”
Bản thân ông Nguyễn Từ Huấn cũng nói vậy, sự chọn lựa đề bạt càng lên cao càng khó, và khi đi vào quân ngũ ông không dám nghĩ tới có ngày sẽ lên chức đại tá chứ đừng nói chi đến chức tướng.
Ông Nguyễn Từ Huấn cũng là người vận động để xây dựng bức tượng Lone Sailor- Tượng Lính Thủy Cô đơn tại đảo Guam trong chuỗi tượng kỷ niệm của Hải quân Hoa Kỳ - US Navy Memorial là nơi đã đón nhận hơn 100 ngàn người Việt tị nạn vào năm 1975 trong đó có ông.
Ông Nguyễn Từ Huấn nói ông không quên tấm lòng và sự tử tế của những người lính thủy trên đảo đối với những người tị nạn Việt nam.
“Những hình ảnh tôi còn nhớ rõ mồn một khi đặt chân đến Trại Asan ở đảo Guam này, giờ là công viên Asan Beach, là những thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ phơi mình dưới cái nắng cháy da, dựng lều và lán thức ăn, phát nước uống và đồ ăn nóng, giúp đỡ và chăm sóc mọi người với thái độ tử tế và kính trọng… Những người lính đó đã mang lại cảm hứng cho tôi cống hiến cho Hải quân Mỹ đến tận hôm nay”.
Câu chuyện gia đình ông được đăng tải được kể đi kể lại rât nhiều lần. Chuyện gia đình đã ông trở thành một phần của cuộc chiến tranh Việt Nam một phần của lịch sử.
Trong bài viết về ông Nguyễn Từ Huấn của mình nhà báo Manh Kim ghi lại những chia sẻ từ chính ông Nguyễn Từ Huấn về cái ngày định mệnh đó
“Hơn 50 năm trôi qua, ông Huấn chưa bao giờ quên những gì ông chứng kiến. Ông không thể quên tràng súng liên thanh điên cuồng nã vào bảy người trong gia đình mình – vào bố, vào mẹ, vào các người anh và cả đứa em út mà mẹ bế trên tay, khi họ đang bị bắt làm con tin, ngay trong những ngày mà hai bên đã thỏa thuận ngưng chiến. Ông không thể quên cảnh người anh thở hắt ra làn hơi cuối cùng và cảnh người em bị bắn thủng bụng ruột đổ ra ngoài. Ông không bao giờ có thể quên được cảnh mẹ ông, bị bỏ nằm đó đau đớn, chảy máu và rên xiết nhiều giờ cho đến chết. Ông cũng không thể quên cảnh toán đặc công cầm lưỡi lê đâm vào lon bia để uống, dọn đồ ra ăn, giữa những nạn nhân bị thương đang rên xiết và giữa những thi thể mà chúng vừa thảm sát man rợ.
Có một đặc công chĩa súng vào đầu Huấn khi phát hiện đứa trẻ 9 tuổi duy nhất còn sót lại. Dưới ánh sáng hỏa châu từ bên ngoài, tay đặc công cộng sản đối diện ánh mắt không hề lộ chút sợ hãi của cậu bé Huấn. Một vết đạn, từ vụ thảm sát trước đó, trúng vào đầu khiến mặt mày Huấn bê bết máu. Có lẽ đó là lý do khiến toán đặc công không buồn bận tâm ban cho Huấn “một phát đạn ân huệ”, bởi nghĩ rằng ông sẽ không thể nào sống nổi. Tuy nhiên, ông đã không chết.
”Câu chuyện gia đình ông vào thời điểm năm 1968 đã không được ghi lại.
Cả thế giới chỉ thấy tấm ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan tử hình Bảy Lém trên đường phố Sài Gòn mà đã không nhìn thấy gia đình bảy người từ lớn chí nhỏ bị Bảy Lém sát hại.
Bức ảnh ngay sau đó, đã được tờ Times bình chọn bức ảnh của Eddie Adams là một trong 100 bức ảnh gây ảnh hưởng nhất của thời đại.
Tác giả của nó Eddie Adams được tặng giải báo chí Pulitzer danh giá.
Bức ảnh được tung ra và hoàn toàn là một cú sốc trên mọi mặt báo, truyền hình. Cuộc chiến Mậu Thân mặc dù chứng minh sự thất bại hoàn toàn của phe cộng sản nhưng lại là mồi lửa cho phía những người bi quan và thiên tả, và là lợi thế của miền Bắc cho đến khi họ thắng cuộc năm 1975."
Vào năm 2018, đánh dấu 50 năm trận Tết Mậu Thân, trang nbcnews.com đăng tải lại tấm ảnh này với những lời trần tình của Eddie Adams nói rằng ông đã không có cơ hội để giải thích tại sao tướng Loan phải làm như vậy.
“Bức ảnh đã không nói hết câu chuyện, nó không giải thích là tại sao lại có chuyện đó. Tôi không nói những gì ông ấy làm là đúng, nhưng ông ấy đã chiến đấu trong một cuộc chiến, và ông phải chống kẻ xấu. Đã có 2 con người bị hủy diệt ngày hôm đó – Lốp và Loan – tôi thì không muốn hủy hoại cuộc đời của ai. Đó không phải là việc của tôi”.
Sau này, Eddie Adams nhớ lại hình ảnh của tướng Loan, nói xong và bỏ đi “Họ đã giết nhiều người của tôi và cả người của anh”, như ông kể trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào năm 1998 cho chương trình phỏng vấn về lịch sử của hãng AP.
Đó cũng là lúc mà Eddie Adams cảm thấy rằng tướng Loan đã bị làm nhục một cách không công bằng bởi đám đông công chúng – những người không được nhìn thấy sự thật đằng sau bức ảnh: Bảy Lốp, nhân vật bị hành quyết, đã tham gia sát hại cả gia đình người giúp việc của tướng Loan trước đó.
Tướng Loan qua đời năm 1998 tại Virginia, còn Eddie Adams mất năm 2004. Trước khi mât, Adams đã kịp tìm gặp tướng Loan để nói một lời tạ lỗi.
Niềm tự hào nghề nghiệp mà ông có thể giới thiệu với mọi người là những bức ảnh năm 1977, về những người Việt đào thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Những bức ảnh này của ông đã giúp thuyết phục Hoa Kỳ nhận hơn 200.000 người Việt đến tị nạn. Một trong những bức ảnh về đề tài đó cũng nằm trong danh sách 100 bức ảnh gây ảnh hưởng nhất, do Time bình chọn.
Có một chi tiết ít thú vị về NguyễnTừ Huấn được nhà báo mạnh Kim chia sẻ trong bài viết rằng vào những ngày đầu bước chân tới Mỹ, hình ảnh cậu thiếu niên Huấn đã được đăng lên trên trang nhất của tờ The Daily Oklahoman của tác giả Tom McCarthy như một người có khả năng trở thành nghệ sĩ violin tương lai.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết ông đã trở thành người Việt đầu tiên được thăng chức Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ.
Vào ngày 1/10/2019 lễ thăng chức Phó Đề đốc cho ông Nguyễn Từ Huấn được tổ chức tại Washington DC.
Ông là sĩ quan hải quân gốc Việt đầu tiên mang cấp Phó đề đốc hải quân Hoa Kỳ, và là người Việt thứ tư mang cấp tướng trong quân lực Hoa Kỳ. Trước ông có Thiếu tướng Lương Xuân Việt ( Lục quân ), Chuẩn tướng Lapthe C. Flora, vệ binh quốc gia ( lục quân ) và Chuẩn tướng William H. Seely III ( Thủy quân lục chiến ).
Tân Phó Đề đốc Huấn còn sẽ đảm nhận một chức vụ mới: Tham mưu phó Bộ tư lệnh hải dương hệ thống Hải quân (Naval Sea Systems Command-NAVSEA), đặc trách an ninh mạng.
Vào ngày 21 tháng 09 năm 2019 tại buổi lễ Huý Kỵ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại San Jose do Hội Hải Quân Bạch Đằng tổ chức trong bài phát biểu của mình ông Nguyễn Từ Huấn trích dẫn lời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn người mà ông gọi là vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam cách nay 700 năm
Ta cùng các ngươi sinh ra thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Trông thấy tàu chiến Trung Cộng thản nhiên xâm phạm ranh giới Việt Nam, chính phủ Tàu không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, ngang nhiên coi Việt Nam như nước của nó, thương gia Tàu đầu độc môi trường của nước VN, đầu độc thực phẩm đem vào Việt Nam. Nếu không chống lại thì chẳng khác nào như cõng rắn cắn gà nhà, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau. Nay thấy nước nhục không biết thẹn; phải hầu kẻ thù mà không biết tức. Vì lợi ích cá nhân mà quên bổn phận giữ gìn đất nước. Đến khi phải học tiếng nước người, sẽ đau xót biết chừng nào.”
Ông nói:
“Ngày nay, cái hoạ của Trung Cộng đối với VN thì ai cũng rõ. Lời nhắn nhủ của Hưng Đạo Đại Vương 700 năm trước là tiếng trống hùng hồn, ngài như muốn thúc giục, muốn đánh thức con cháu Việt Nam ngày nay phải sẵn sàng đứng lên giữ gìn sông núi. Cuộc chiến này sẽ kéo rất dài. Có thể sẽ 10 năm, có thể sẽ là 100 năm. Con đường đi sẽ nhiều chông gai trắc trở. Bởi vậy chúng ta phải cần kiên trì, giữ vững lòng tin, giữ vững chủ nghĩa dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Chúng ta, nhất là người Việt hải ngoại, phải tìm một mẫu số chung để chúng ta có thể làm việc với nhau, và nhất là không nên quan tâm đến ai sẽ là người được vinh danh. Mỗi một chúng ta phải có sự khiêm nhường và trung thành với đất nước như Đức Thánh Trần với vua Trần. Vì nếu mục tiêu cuối cùng là giữ được lãnh thổ VN thì ai cũng sẽ là kẻ thắng trận.
Chúng ta phải biết dùng đến sở trường của mình để chống lại. Chúng ta không thể nào đánh bại Trung Cộng ngày hôm nay ngoài chiến trường. Mỗi một chúng ta sẽ là một dũng sĩ, với sở trường riêng biệt khác nhau và sẽ dùng nó để đánh lại quân xâm lăng. Nếu là luật sư, quý vị phải dùng lý lẽ luật pháp để vạch mặt chúng ra ngoải với Toà Án Quốc Tế. Nếu là Đạo diễn, quý vị sẽ làm phim nói đến các chiến thắng của dân Việt chống giặc Tàu, nếu là nhạc sĩ, những bài hát nói đến lòng yêu nước, đến tự ái dân tộc
Mỗi email của chúng ta sẽ là một mũi tên bắn đến quân thù, mỗi một tweet là một lời hô hào chống Tàu cộng. Facebook sẽ là giòng sông Bạch Đằng của chúng ta, ngòi bút của chúng ta là cọc nhọn để đâm thủng mộng bá chủ của chúng nó. Mỗi một chúng ta phải có nhiệm vụ nhắc nhở con cháu chúng ta truyền thống Việt Nam. Mỗi một chúng ta tại đây phải có cái tự trọng và tự hào chúng ta là người gốc Việt. Chúng ta phải giữ vững chủ nghĩa dân tộc Việt và văn hoá Việt."
Không một lời thù hận trong bài phát biểu này và trong tất cả những lần trả lời truyền thông trước đó. Hơn ai hêt ông là phải người mang mối thù hận với những kẻ đã gây nên thảm cảnh cho gia đình ông. Thế nhưng không.
Việc ông sống sót sau cuộc thảm sát đã là một điều kỳ diệu. Việc ông vượt đau thương chấn động tâm lý để học hành trở thành một người tài giỏi và thăng tiến thành một Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa kỳ đã là một điều hết sức đáng khâm phục và tự hào cho người Việt.
Thế nhưng việc ông vượt qua được sự thù hận thoát ra được tấm lưới tâm tối của ghét bỏ thù hằn để nhìn Việt Nam như là một quốc gia của tât cả mọi người Việt cùng nhau chống giặc Tàu mới là điều khiến ông trở nên lớn lao đáng kính trọng.
Nghe cuộc phỏng vấn ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến👇 nguồn gốc Youtube.