29 November 2023
Cách làm việc lạ thường của Chủ Tịch Hà Cao Thắng. Lương lẹo của thủ lãnh nhóm kiện Cộng Đồng về tiền quỹ pháp lý.
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉 http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
* Quý Vị thích xem:👆Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ↑ 👆
👇📣▼ Cách làm việc lạ thường của Chủ Tịch Hà Cao Thắng. Lương lẹo của thủ lãnh nhóm kiện Cộng Đồng về tiền quỹ pháp lý.▼ 📣👇
BÀ NÊN PHÁ VỠ THÀNH TRÌ "ĐÁNH PHÁ TỚI CÙNG" CỦA THÂN TRỌNG ÁI, BẰNG CÁCH ĐÒI LẠI TIỀN...
Bà Nguyễn Thị Nên, một người đóng góp với số tiền khổng lồ vào quỹ Kiện Cộng Đồng lên tiếng ĐÒI TIỀN LẠI sau khi biết ý định của Thân Trọng Ái là dùng số tiền còn lại để đánh bóng tên tuổi, và gây áp lực lên tân BCH.CĐNVTD.NSW của ông Hà Cao Thắng.
Nhưng bà không ngờ là bị Ái, chị em Oanh, Quang Cánh Gà, Xăng Pha Nhớt và một đám lâu la khác nhảy vào đánh hôi, và nói hành động đòi lại tiền của bà Nên là giống như bọn phá hoại chống lại phe Kiện Cộng Đồng!
Đang từ một nữ anh hùng không thua Chị Bình, Chị Định, bà Nên bỗng trở thành một tội đồ của Ái Tiến Thanh Hùng, và còn bị đe doạ bằng đủ loại ngôn từ chợ búa! Một người quen với bà Nên, gọi điện thoại lại hỏi chuyện và được bà Nên cho biết mọi việc đều do Ái hoạch định mà không hề hỏi ý kiến bà, đã thế còn lèo lái dư luận để áp chế.
Bà nói, cái vụ trả lại $5, hay $500 thì bà không nói, nhưng đây là trả lại một số tiền lớn mà bà "đã ứng trước" cho Quỹ Pháp Lý, (mà số quỹ còn lại 77 ngàn cũng chưa đủ để trả lại cho riêng bà).
Bà Nên kể là ông Ái nói sẽ trả lại tiền ứng trước đầy đủ cho bà, và cam kết với bà là sẽ thắng vụ kiện, và Paul Huy lẫn Kate Hoàng sẽ phải bỏ tiền ra bồi thường án phí, và nhóm kiện sẽ lấy số tiền ấy trả lại cho những người mượn.
Bây giờ, để che dấu vụ mua nhà của Oanh và Đinh Quốc Hùng, Ái vội vã viết ra tổng kết chi thu với những chi tiết mà bà Nên nói là không đúng sự thật. Ngay cả việc đưa số tiền còn lại của Quỹ cho Cộng Đồng, Ái cũng bày ra chuyện mở số băng riêng như hình thức cho mượn chứ không phải cho luôn số tiền này. Ái giải thích với bà Nên rằng đây là cách để giữ BCH làm theo ý, để Ái có thể coi sổ sách bàn giao, cố vấn cho BCH kiện cá nhân Paul Huy và Kate Hoàng bằng số tiền còn lại này!
Chính vì tin tưởng như thế, nên con gái của bà Nên đã nói với nhiều người bạn thân rằng: Paul Huy và Kate Hoàng sẽ bị anh Ái kiện trong những ngày sắp tới. Và chính vì điều này, nên Ái muốn thành lập Uỷ ban Pháp Lý để dùng cơ cấu này thay mặt BCH của Hà Cao Thắng để tái lập lại một vụ kiện khác!
Bà Nên kể là bà không muốn gây thù chuốc oán nữa, và muốn lấy lại tiền để giúp các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, nên lên tiếng phản đối việc Ái lèo lái đưa số tiền còn lại của Quỹ vào một trương mục riêng với chủ ý "rửa tiền" hơn là cho thẳng vào trương mục của Cộng Đồng.
Bà Nên sau khi bị chị em vợ bé của Ái chửi như tát nước nên đã trả lời lại rằng: "Tôi thiệt không biết mấy người mang danh là Luật sư, Bác Sĩ hay "mang danh chính nghĩa" đang nghĩ cái gì trong đầu nữa? Có biết bao nhiêu bà con đã đóng góp vào quỹ án phí để bảo vệ CĐ vì người ta tin vào chính nghĩa, tin tưởng vào quý vị - mà bây giờ kiện tụng đã xong rồi thì mấy người đang giữ tiền cũng nên xin phép mạnh thường quân trước, được người ta đồng ý rồi mới được quyền giao tiền còn lại cho người khác, mới gọi là phải phép và trong sáng chứ?
Còn nếu có ai muốn đòi lại tiền án phí chưa xài thì mình cũng phải trả lại cho người ta vì đó là chuyện vô cùng hợp tình hợp lý. Chứ tại sao lại kéo bầy kéo đàn vô để chế giễu hay chê bai họ?
Thiệt là quá thất vọng tại vì quí vị đã làm mất hết cái chính nghĩa mà bà con đã tin tưởng rồi!" Rồi Tuyet Mai Nguyen (con chổng mông ngoáy đít) chu mỏ lên chửi đổng: "Chưa nghe qua ai đóng góp rồi muốn đòi lại. Mà giờ không thể nào trả lại cho người muốn lấy lại. Mình "bố thí" làm việc thiện rồi giờ đòi lại, sao nghe gì kỳ cục quá".
Bà Nên bực mình nói lại: "Cô cho tiền mà không đòi lại là cái quyền của cô. Còn ai muốn đòi lại là cái quyền của họ. Cho nên cô phải biết tôn trọng người ta. Hơn nữa nếu người ta là mạnh thường quân chỉ đòi lại từ số tiền từ quỹ án phí còn dư thì đâu có cái gì sai, mà mình lại cấm người ta chứ? Cái chuyện đơn giản như vậy mà cô cũng Không hiểu sao?"
Như vậy rõ ràng là bà Nên muốn lấy lại số tiền mà bà tin lời Ái, là "ứng trước" và sẽ lấy lại sau khi vụ kiện chấm dứt. Nhưng khi bà nêu ra vấn đề này thì Ái nói chẳng có ai đòi rồi bầy ra kế cho Cộng Đồng mượn tạm số tiền 70 ngàn còn lại của Quỹ Án Phí. Chiêu tró của Ái là "của người phước ta", để dư luận quên đi cái vụ đánh phá tan nát Cộng đồng này là của Ái, do Ái bày ra để mượn tay mấy thằng bà ngu trong Cộng Đồng nhằm rửa hận tình!
Nay bà Nên đã rõ mọi sự, nên dù bị Ái nói số tiền bà ứng trước là tiền bẩn, và dù Ái không đưa con gái bà là Mỹ Duyên vào BCH của HCT nại cớ là con gái bà có tiếng xấu - bà Nguyễn Thị Nên vẫn can đảm nói ra sự thật là đã bị Ái lừa trước bàn dân thiên hạ.
-Hàn Phi Hạc
8 CÂU HỎI ĐƯỢC ĐẶT RA VỚI THÂN TRỌNG ÁI (GIÁM ĐỐC TỰ PHONG CỦA ĐÀI NVSN)
Ai cũng thấy tong mấy năm gần đây, Ls Thân Trọng Ái đã xông pha làm biết bao nhiêu công việc có ảnh hưởng đến CĐNVTD.NSW, đến nỗi nhiều người, trong đó có "Em Mai Vĩnh Xuân" nêu thắc mắc "THAN TRONG AI, ONG LÀ AI?".
Để tìm câu trả lời: nếu trước đây ông Ái đã đặt 8 câu hỏi với bà Kate Hoàng lên trang facebook, thì hôm nay tôi cũng xin bắt chước để đặt 8 câu hỏi với ông Ái, và xin ông Ái trả lời theo kiểu toà án, là YES hay NO thôi, chứ không cần phân bua, giải thích.
-CÂU HỎI 1:
Trước đây ông không xuất hiện trong các SHCĐ. Nhưng những năm về sau này, ông lại xuất hiện rất thường xuyên, có thể nói là không thiếu trong mọi SHCĐ.
Ông không phải là LS của vụ kiện, nhưng ai cũng biết ông là "master mind" qua sự xác nhận của LS Andy Lam. Rồi nay ông mở thêm đài NVSNews để có cớ chiếm lĩnh sân khấu ở các buổi họp Cộng đồng. Thực sự ông chẳng là cái thá gì trong Cộng Đồng, thế mà ông vẫn "tích cực" có mặt để "theo dõi, thu hình thay báo cáo và thực hiện vai trò văn hoá vận cho VC có phải không?
-CÂU HỎI 2:
Hàng năm ông vẫn thường đóng cửa Văn phòng để về VN, gọi là holiday cả tháng. Năm nào cũng vậy, và đã hàng chục năm rồi, ngoài chuyện ăn chơi gái gú, đến việc móc nối với các đại gia đem tiền sang Úc mua tài sản, bảo Oanh gả cháu cho Cán bộ, rồi tới việc tiếp đón các Đảng viên... Cuối cùng ông đã được móc nối để thực hiện Nghị quyết 36 tại Úc có phải không?
-CÂU HỎI 3:
Ngoài việc viết bài cho báo Sáng Tạo của VC ở Hà Nội, được đối đãi hậu hĩnh với việc Công an đưa rước qua cửa VIP mà không cần kiểm soát an ninh. Ông đã có rất nhiều hình ảnh chụp chung với các Cán bộ Đảng viên VC, mà gần đây nhất là việc ông bảo lãnh một Cán bộ Văn hoá của VC là Thầy Tấn mà ông nói là thầy dạy cũ sang Úc. Vậy ông này có giao nhiệm vụ gì cho ông trong việc đánh sập hệ thống Cộng Đồng chống Cộng không?
-CÂU HỎI 4:
Về vụ xin thành lập Công đoàn Độc lập ở VN của ông Nguyễn Đình Hùng. Ông nói là nhặt được tờ thư của ông Hùng, khi ông Hùng đến nhờ máy photocopie. Nhiều nghi vấn trong lời giải thích quanh co của ông là không thuyết phục. Bởi ông Hùng xác nhận khi photo thì tờ đơn chưa có chữ ký, nhưng tại sao ông lại có TỜ ĐƠN gửi cho Bộ trưởng Công thương của VC có chữ ký đầy đủ?
Người nhận lá thư là Bộ trưởng Công thương VC Trần Việt Anh (con Trần Đức Lương) do chính tay ông Hùng ký gửi, vậy tại sao ông lại có lá thư riêng đó? Vậy có phải chính tay Trần Việt Anh đã đưa lá thư này cho ông với chỉ thị ông (Ái) phải tìm cách dập tắt Phong trào đòi thành lập Công đoàn Độc lập này phải không?
-CÂU HỎI 5:
Vụ tên du học sinh Dương Đức Thịnh xỉ nhục vờ vàng, có phải ông đã lên mạng nói "Đây là vụ giả mạo do Paul Huy và Kate Hoàng dựng ra để đánh bóng tên tuổi, để tăng thêm credit", trong lúc các Hội đoàn ở Úc và các Cộng Đồng người Việt tị nạn trên toàn thế giới đã có những phản ứng rất quyết liệt, trong đó có nhiều Dân biểu và Nghị sĩ đã lên tiếng ủng hộ Cộng đồng tại Quốc Hội va hậu thuẫn việc trục xuất Dương Đức Thịch ra khỏi Úc.
Thế nhưng ông lại làm thơ, xỉ vả câu chuyện và gọi bà con mình là "MỘT LŨ BÒ NGU" có phải không?
-CÂU HỎI 6:
Vụ Ngọc Oanh mua nhà chung với ông Đinh Quốc Hùng khi bị phơi bày, thì ông liền lên tiếng bênh vực và nói đây là chuyện "của con tâm thần" nói bậy không có bằng chứng. Nhưng sau đó có thêm các văn kiện về GIẤY CHỦ QUYỀN thì ông lại im thin thít không hề hé môi giải bày hay đính chính, khiến cho hàng chục người khác tin ông nói thật phải bẽ bàng. Vậy chúng tôi xin hỏi, ông có dính dáng gì vào chuyện mua nhà với số tiền bất minh và đầy tai tiếng này của cặp Oanh-Hùng hay không?
Có người đăt giả thuyết rằng, Ngọc Oanh là cô giáo tiểu học, lương chỉ đủ trả tiền xăng và món nợ mua căn nhà đầu tiên, mà trong đó Ái khoe là có đóng góp vào đó 200 ngàn, nhưng có người lại nói đây là tiền công Ái mai mối cho Oanh gả cháu trai cho đại gia. Như thế thì làm gì để dành được mấy trăm ngàn. Còn ông ĐQH thì quá già đã lãnh tiền trợ cấp cựu binh hàng mấy chục năm nay, thì lấy đâu ra mấy trăm ngàn để hùn mua căn nhà bạc triệu?
Bởi một người lợi tức thấp như bà Oanh, và người không có lợi tức như ông Hùng mà muốn mượn tiền mua nhà, thì phải có ít nhất 500 hay 600 ngàn thì mới được chấp thuận.
Câu hỏi được đặt ra là họ lấy khoản tiền to lớn này ở đâu ra? Tiền từ Quỹ Án Phí hay tiền từ Hội WAWA, hay tiền thưởng từ ông Ái chuyển vì đã hoàn thành công tác?
-CÂU HỎI 7:
Trong vụ kiện Cộng đồng của các ông Tiến Thanh Hùng và bà Nên, chính Ái đứng sau hậu trường để chỉ huy tất cả, và kết quả thật là tẽn tò cho cả đám khi toà không xử nội dung kiện, mà còn BÁC ĐƠN (dismiss) không cần xử (full hearing) với lý do nội vụ đã được dàn xếp ngoài toà là do bên bị (BCH.CĐ và HĐTVGS)loan báo đã có 9/19 Hội đoàn Tân lập (TỰ NGUYỆN) xin rút lui để cho tình hình bớt căng thẳng để đi đến sự đồng thuận hoà giải. Sự kiện này khiến ông Bs Tiến phải thốt lên rằng "kết quả vụ kiện hôm 31.5 tôi chưa hài lòng, nhưng vẫn phải chấp nhận..."
Bởi thực sự Ái và Tiến muốn cả 19 Hội Đoàn này phải bị tiêu diệt, và nếu không đưa được bọn chúng (Paul Huy, Kate Hoàng, Huỳnh Xem...) vào tù thì "tôi (bs Tiến) sẽ chết không nhắm mắt!"
Vậy thì xin hỏi ông Ái, ông là LS chính trong vụ kiện này, thì bên ông cảm thấy CHƯA HÀI LÒNG thì có thể vênh váo gọi là PHE MÌNH TOÀN THẮNG không?
-CÂU HỎI 8:
Có phải chính ông Thân Trọng Ái đã đưa vụ kiện 18 HĐ ra Toà Thượng Thẩm, mà không đưa ra một Cơ quan khác như Fair Trading hay ACNC nhờ phân xử vụ xung đột quyền lợi (conflic of interest) dẫn đến hậu quả là bên Cộng Đồng NVTD.NSW tốn trên 200 ngàn đồng án phí, và bên nguyên đơn của Ái Tiến cũng phải chi ra một số tiền tương đương.
Giá mà ông Ái không nhờ toà án, mà nhờ Fair Trading hay ACNC thì số tiền gần nửa triệu của đôi biên vẫn còn nguyên không? Như vậy có phải chính Ái cố tình đi con đường gây tổn thất tiền bạc và sức lực của Cộng Đồng và Đồng hương hay không?
Nếu Ái ngậm miệng không trả lời 8 câu hỏi trên, thì Ái quá hèn mạt bởi Ái đã từng đặt ra 8 câu hỏi tương tự với một người đàn bà mà Ái thâm thù đến độ mù cả mắt, rối loạn cả lương tri.
-TRẦN MINH BẠCH
↓ Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại Facebook ↓
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
26 November 2023
Thầy Tuệ Sỹ, bậc chân tu của Phật Giáo Việt Nam viên tịch, trụ thế 81 tuổi:-(
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉 http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
👆 Xin Quý Vị hãy nhấn chữ màu đỏ trên👆
* Quý Vị thích xem:👆Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ↑ 👆
👇📣▼Thầy Tuệ Sỹ, bậc chân tu của Phật Giáo Việt Nam viên tịch, trụ thế 81 tuổi:-(👇
👋👋 Cám ơn Quý Vị đến với Tin tức Trung Thực Blogspot. 🙏🙏 Cầu chúc Quý Vị dồi dào sức khỏe 🙏🙏
▼ * Nhấn chữ Older Posts để xem các bài đã đăng trước & Nhấn chữ Home trở về bài mới!
Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Na
Chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023, tin lan nhanh trong giới Phật giáo Việt Nam, cũng như những người quan tâm, thầy Thích Tuệ Sỹ đã ra đi lúc 16 giờ, ở chùa Phật Ân, Đồng Nai, với những người thân thiết và các thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chung quanh.
Thầy đã rời bệnh viện ngày 23 và về đến chùa Phật Ân, chấp nhận giờ lâm chung theo lẽ tự nhiên, hóa thân về với hư không, như thầy viết trong di chúc “hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng”. Thầy Tuệ Sỹ ra đi để lại những bài học khôn cùng về trí tuệ, về chọn lựa và cả tận hiến cho Phật giáo, cho quê hương, dân tộc.
Phật giáo Việt Nam trong nửa thế kỷ này có thể nói đã trải qua hai lần chuyển biến, chân đứng như chạm mép vực sâu của thời thế, và của cả những điều khó nói. Trong hai lần chuyển biến đó, tôi học được sự điềm nhiên và những bước đi có chọn lựa đầy trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ, qua nhiều cảnh ngộ khác nhau.
Những năm tháng sau khi Việt Nam thống nhất địa lý, nhưng đó cũng là lúc Phật giáo bị tan tác, chia rẽ và hình thành giáo hội mới với sự bảo trợ của nhà nước. Đó được coi là lần chuyển biến thứ nhất. Những bậc thầy của Phật giáo Việt độc lập truyền thống rơi vào những hoàn cảnh xót xa. Những minh sư hiền giả lại bị đẩy vào cái chết bất thường, tù đày, cô lập… trong giai đoạn rối ren, hỗn loạn. Thế hệ tiếp nối của tinh thần Phật giáo lúc đó như Thầy Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Thích Phước An… mỗi người một nơi.
Nhưng riêng với Thầy Tuệ Sỹ, sự có mặt, đối thoại và hành xử theo luật pháp Việt Nam vào giai đoạn sau năm 1975 đã đặt các nhà làm chính sách ở Việt Nam vào thế muốn xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một tổ chức bất hợp pháp là một điều không dễ. Sự biến Lương Sơn là một biến cố mà sự có mặt của Thầy đã mở ra một chứng minh quan trọng: cộng đồng tôn giáo, dù lớn hay nhỏ, là một thực thể lịch sử và truyền thống vượt lên hạn chế của tên gọi, thời gian và địa lý, bất luận có được thế quyền nhìn nhận hay không.
Chính vì vậy, việc có thêm một giáo hội, chỉ có ý nghĩa làm đa dạng sinh hoạt tôn giáo chứ không thể vì vậy mà loại trừ một hoạt động tôn giáo khác. Cấm chỉ, thành lập hay loại bỏ bằng quyền lực chỉ là hoạt động vô nghĩa ngoài da.
Buộc lòng phải lên tiếng vì lẽ phải, và sự tồn tại của một tập hợp tôn giáo có tính lịch sử của người Việt Nam, Thầy Tuệ Sỹ đột nhiên trở thành một hình ảnh mang tính chính trị. Ngay cả án tử hình (1988) hay những lần bị tù, quản thúc, Thầy được chúng Phật tử kính trọng với câu trả lời trở thành kinh điển trước các quan chức hay tòa án, nhưng Thầy lại không coi đó là danh tiếng hay điều đáng lưu tâm trong cuộc đời theo chân Phật.
Thầy Hạnh Viên, người kề cận nhiều với thầy Tuệ Sỹ, có kể rằng Thầy Tuệ Sỹ thấy ngại khi người ta nói nhiều về những năm tháng khó khăn của Thầy, ngại khi nghe nói về những phát biểu có tính như một nhà đấu tranh chính trị.
“Ôn (ngài) nói là một người đi tu, điều đáng nói là sự giác ngộ và giá trị tu tập của mình, còn những chuyện khác đó là sự đối phó với đời thường, không có gì đáng nói. Nếu cứ nói miết về tính chính trị, hóa ra đời mình đã xao lãng kinh kệ rồi sao?”
Quả thật, vận mệnh của Phật giáo Việt Nam nổi chìm theo vận nước. Thầy Tuệ Sỹ nói, và xác định sự tự tại, minh định giá trị đời mình trong vận mệnh của Phật giáo, là điều buộc phải làm chứ không là điều Thầy chọn làm.
Đó là lý do những đoạn thăng trầm, bất hòa và mất kết nối trong nội bộ dẫn đến chuyện năm 2005, sau khi bị thay thế bởi một thành viên khác trong Ban chỉ đạo Viện Hóa đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thầy vẫn tập trung làm công việc dịch kinh, chú giải và Phật sự như lẽ sống quan trọng nhất: Một người đến với Phật, điều quan trọng nhất vẫn là tìm về ngồi dưới chân Phật.
Tấm lòng và trí tuệ của Thầy vẫn tỏa sáng. Tháng 5 năm 2019, Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ ra Quyết định số 14 trao quyền điều hành Giáo hội cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Nên đến tháng 4 năm 2020, nhân lễ chung thất của Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tuyên bố phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền điều hành Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Có thể nói, lúc này là lần chuyển biến thứ hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Việc xuất hiện và được giao phó, khiến nhiều vị chức sắc và những nhánh hoạt động thiên về Phật giáo Thống nhất đàm luận, chất vấn và thậm chí tỏ ra nghi ngờ. Bởi lẽ, Thầy ẩn dật và dành nhiều thời gian cho các công trình Phật học – được cho là có lẽ đã “quy thuận” chính quyền và không còn muốn tranh đấu.
Đó có thể là lý do, dù được Đức Đệ ngũ Tăng thống giao toàn quyền, Thầy chỉ xin được nắm vị trí là một “Bỉnh pháp Tỳ-kheo,” chờ khi thuận tiện sẽ tổ chức đại hội để dựng lại Hội đồng Lưỡng viện và bầu ra người lãnh đạo mới: Đức Đệ lục Tăng thống. Cho đến ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2022, Thầy mới vận động được Chư tôn đức để dựng lại Hội đồng Giáo phẩm Trung ương và Hội đồng này đã thỉnh cử Thầy làm Chánh thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.
Hơn ai hết, Thầy hiểu vấn nạn của nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lúc này: Có người muốn đấu tranh quyết liệt đối đầu, có người muốn tập hợp lực lượng chính danh, có người muốn giữ yên tình thế để phát triển nhân lực và vật lực… nhưng quan trọng sự bất đồng là điểm chính, trong sự theo dõi chặt chẽ của nhà cầm quyền.
Chính vì sự nóng lòng muốn có người lãnh đạo, để đấu tranh, để phục hoạt, mà đã từng có một đại hội tự tổ chức ở miền Trung không lâu sau khi Đệ ngũ Tăng thống viên tịch, để bầu lên Đệ lục Tăng thống. Tuy nhiên, kết quả và chức vị từ đại hội đó dần im tiếng vì không chính danh.
Những năm tháng này là sự đau yếu kéo dài của Thầy Tuệ Sỹ. Nhưng Thầy vẫn nhận vị trí cố vấn Hội đồng Hoằng pháp, và thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời. Công trình mới nhất là phiên dịch 29 cuốn kinh, luật và luận thuộc Thanh văn tạng của Đại tạng kinh Việt Nam, được coi là vô cùng quan trọng trong tàng thư Phật giáo cho người Việt Nam.
Có lúc, vang lên lời chất vấn về chuyện tự do tôn giáo đang khốn khó, tại sao Thầy Tuệ Sỹ lại không chọn tranh đấu, mà lại thực hiện việc dịch kinh sách? Thật, trong bối cảnh lửa tàn tro lạnh của sinh hoạt tôn giáo độc lập nói chung, lời chất vấn này không phải là không có ý nghĩa. Câu hỏi đặt ra, nhằm trực diện đến vận mệnh Phật giáo Việt Nam tự do hôm nay, cũng đã có lúc gieo cho tôi sự hoài nghi, khiến tôi phải loay hoay đi tìm sự giải đáp giữa thế giới đầy biến động này.
Năm 1959, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải đi tỵ nạn sang Ấn Độ để tránh âm mưu sát hại của cộng sản Trung Quốc, trên đường đi, những nghĩa quân kháng chiến Tây Tạng đón ngài và đề nghị ngài làm lãnh đạo tinh thần của cuộc kháng chiến đòi độc lập. Nhưng là một người đi tu, ngài chỉ có thể đấu tranh bằng lời kinh truyền thống và mở rộng tinh thần tôn giáo tự do bên ngoài quê hương bị cộng sản thao túng, đàn áp.
Khi đến Ấn Độ, nghe thấy có người kháng chiến thất vọng về ngài đã tự sát, lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã khóc và nói rằng ngài không thể đứng ở vị trí chỉ huy những cuộc tấn công hủy diệt con người và cầu xin những người kháng chiến hãy bình tâm.
Cũng chính vì vậy, năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma xin rút vai trò chính trị trong Quốc hội lưu vong để dành trọn thời gian vận động tinh thần cho một nước Tây Tạng độc lập. Đấu tranh trực diện là giai đoạn, nhưng gìn giữ giá trị truyền thống cho mai sau mới là điều phải tận lực.
Tôi như chợt nhìn ra cuộc vận động lặng lẽ và là rường cột mà Thầy Tuệ Sỹ chủ xướng. Chủ ý của Thầy là dành sức cho vận mệnh Phật giáo Việt Nam độc lập và tinh khiết – một ngày mai phải đến. Sau năm 1975, việc tách nhập Phật giáo, tạo thành nhánh mới vào năm 1981, mọi thứ hoàn toàn là chỏng chơ, với toàn bộ trí tuệ kinh điển, đều là của những bậc đại sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tạo dựng, chuyển soạn, phiên dịch…
Ngoài đền đài, những tượng Phật to lớn và ngôn từ thao túng trục lợi dân chúng của giáo hội mới, xương sống của Phật giáo Việt Nam độc lập là kinh điển hình thành mọi lý thuyết, vẫn sừng sững không thể xâm phạm và xóa bỏ. Nếu cam tâm hủy diệt, tức có nghĩa hủy diệt luôn cả bộ mặt sơn son thếp vàng vô hồn của Giáo hội Phật giáo mà nhà nước dựng lên.
Đời người thì hữu hạn, và cả một chế độ cũng hữu hạn. Tiếp tục duy trì trí tuệ thật, của Phật giáo thật, là chuyện của trăm năm sau, của những thế hệ tìm thấy chỗ dựa để dựng lại xã hội Việt Nam, với Phật giáo đang suy đồi vì danh lợi và chính trị. Và hơn hết, dành sức cho tri thức Phật giáo, cũng đồng nghĩa làm thất bại những lời vu cáo về “lợi dụng tôn giáo, hoạt động chính trị”.
Cũng như nhiều năm trước, đột nhiên Thầy Tuệ Sỹ phải bước ra, cất tiếng trong vận mệnh của Phật giáo Việt Nam trong bi thương. Hôm nay, ngài chấp nhận im lặng trước những câu hỏi không thể trả lời một lần, mà đang dồn sức lực cuối cùng hành động cho tương lai của Việt Nam, tương lai của vận mệnh Phật giáo Việt Nam ngàn đời.
“Nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ ngọn đuốc sáng. Đây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình,” lời của Thầy nói với tuổi trẻ Việt Nam từ nhiều năm trước đến nay vẫn y nguyên vậy.
Sự kiên quyết và hành hoạt không lùi bước của Thầy có thể được xem như một thái độ chính trị cho đạo Phật trước buổi hỗn mang, nhưng chung quyết vẫn là ý chí và tâm nguyện của một người kiên tâm thừa tự chánh pháp, nguyện soi đường cho thế hệ Việt mai sau.
Thầy Tuệ Sỹ trong vận mệnh Phật giáo Việt Nam
↓ Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại ↓
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
22 November 2023
Video: BỨC TRANH MỘ TỔ BS TIẾN LẤY CỦA CĐ &HỘI THƯƠNG PHẾ BINH QUÂN LỰC VNCH NSW XUỐNG ĐƯỜNG GÂY QUỸ TẠI CABRAMATTA PLAZA CHỦ NHẬT 26/11/23
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉 http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
👆 Xin Quý Vị hãy nhấn chữ màu đỏ trên👆
* Quý Vị thích xem:👆Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ↑ 👆
👇📣▼ Video: BỨC TRANH MỘ TỔ BS TIẾN LẤY CỦA CĐ &HỘI THƯƠNG PHẾ BINH QUÂN LỰC VNCH NSW XUỐNG ĐƯỜNG GÂY QUỸ TẠI CABRAMATTA PLAZA CHỦ NHẬT 26/11/23 ▼ 📣👇
Hội TPB QLVNCH /NSW
Chân thành cảm tạ các mạnh thường quân ẩn danh không tên đã deposit vô Acc của hội nếu cần biên lai (receipt) để khai thuế 2023, xin liên lạc hội qua số phone: 0411453924 hoặc Email:thuongphebinhnsw@gma il. com
Tài khoản của hội:
Vietnamese Invalid Veterans.Ass
Westpac
BSB: 032-172
Account: 524085
Hội TPB QLVNCH /NSW chân thành cảm ơn quý mạnh thường quân.
Giấy phép ▼
↓ Coi đầy đủ chi tiết ↓
* LUÔN HÃNH DIỆN - NHỚ VỀ NỀN ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Ký Ức Trong Đời 1: Cuộc di cư của đồng bào miền Bắc năm 1954
👇* Watch more Videos of Viet Media in Australia👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
👋👋 Cám ơn Quý Vị đến với Tin tức Trung Thực Blogspot. 🙏🙏 Cầu chúc Quý Vị dồi dào sức khỏe 🙏🙏
▼ * Nhấn chữ Older Posts để xem các bài đã đăng trước & Nhấn chữ Home trở về bài mới!
13 November 2023
Video: Không Hẹn 149: Thói "chụp mũ" sau gần nửa thế kỷ vẫn còn là căn bệnh của nhiều người hiện nay.
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉 http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
👆 Xin Quý Vị hãy nhấn chữ màu đỏ trên👆
* Quý Vị thích xem:👆Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ↑ 👆
👇📣▼ Không Hẹn 149: Thói "chụp mũ" sau gần nửa thế kỷ vẫn còn là căn bệnh của nhiều người hiện nay.▼ 📣👇
👇* Watch more Videos of Viet Media in Australia👇
↓ Coi đầy đủ chi tiết ↓
Ban chấp hành CĐNVTD/NSW mới lại sắp gặp rắc rối với pháp lý chăng???
Chuyện chụp mũ cộng sản không phải là chuyện đùa ở nước Úc này đâu!
CONCERN NOTICE
To : President of VCA NSW - Mr Thang Ha.
President of Advisory Council - Mr Than Nguyen.
I am writing to convey my profound concern regarding your recent community meeting on last Sunday 12/11/2023 during which several of your members made numerous negative and defamatory remarks about me.
Labeling me as a communist member, for instance, was entirely false and defamatory. The repercussions of these statements are significant and beyond belief. I kindly request your assistance in urging those individuals to publicly retract their comments and offer an apology.
Should those individuals wish not to comply I will initiate legal actions without further notice .
Ms Trang Vo
VCA NSW - Community Member
↓ Copy on the Facebook ▼
👋👋 Cám ơn Quý Vị đến với Tin tức Trung Thực Blogspot. 🙏🙏 Cầu chúc Quý Vị dồi dào sức khỏe 🙏🙏
▼ * Nhấn chữ Older Posts để xem các bài đã đăng trước & Nhấn chữ Home trở về bài mới!
* Thông Báo của Cộng Đồng Người Việt Tự Do/NSW vào tháng 4, năm 2023 của cựu Chủ Tịch Paul Huy Nguyen đã xin ý kiến 65 Hội Đoàn. 28 Hội Đoàn chống không đồng 20 phiếu cho 1 Hội Đoàn!
THÔNG BÁO
V/v: XIN Ý KIẾN CỦA CÁC HỘI ĐOÀN VÀ ĐỒNG HƯƠNG TẠI TIỂU BANG NSW VỀ VIỆC BÃI BỎ SỐ PHIẾU DÀNH CHO CÁC HỘI ĐOÀN
Kính Thưa,
- Quý Trưởng Nhiệm các Hội Đoàn, Đoàn Thể.
- Quý đồng hương người Việt cư ngụ tại tiểu bang NSW.
Hội viên của CĐNVTD/NSW gồm có Hội Viên Đoàn Thể và Hội Viên Cá Nhân. Theo thông lệ, một Đoàn Thể chỉ cần tối thiểu 10 người để gia nhập làm hội viên. Nhưng mỗi Hội Viên Đoàn Thể lại có một lá phiếu bằng 20 phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử.
Mỗi thành viên cá nhân vẫn có thể bỏ phiếu trong tư cách Hội Viên Cá Nhân của CĐNVTD/NSW. Điều này không phù hợp trong một xã hội tự do và dân chủ, vì một người có cơ hội sở hữu trên một lá phiếu.
Lá phiếu Hội Viên Đoàn Thể hiện đang gây tranh cãi, kiện tụng và làm suy yếu tinh thần đoàn kết trong Cộng Đồng NSW. Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW xin đề nghị một giải pháp đó là:
1. Bãi bỏ quyền được 20 phiếu của các Hội Viên Đoàn Thể.
Theo chúng tôi được biết, các CĐNVTD tại các tiểu bang và lãnh thổ Úc Châu không có lá phiếu đặt biệt của Hội Viên Đoàn Thể, nhưng vẫn bảo đảm được lập trường chính trị và mục đích hoạt động hơn 40 năm qua.
Nếu được đa số các Hội Viên Đoàn Thể đồng ý đề nghị này, Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW sẽ tổ chức Đại Hội để thông qua các thay đổi. Mọi đóng góp ý kiến về việc tu chính này, xin quý trưởng nhiệm các Hội Đoàn và đồng hương gửi về địa chỉ email của CĐ “ office@vietnamese.or g.au “.
Sydney ngày 5 tháng 4 năm 2023
Trân Trọng,
Paul Huy Nguyễn
Chủ Tịch CĐNVTD NSW.
↓ Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại Facebook ↓
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
04 November 2023
TRÊN 400 QUAN KHÁCH ĐÃ ĐẾN THAM DỰ LỄ GIỖ CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM-TẠI NHÀ THỜ ST THERESA, LAKEMBA.
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký 👇▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►👉 http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/
👆 Xin Quý Vị hãy nhấn chữ màu đỏ trên👆
* Quý Vị thích xem:👆Tin tức khắp nơi - Thông Báo Cộng Đồng - Sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn VC - Video & Hồi Ký xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ở trên ↑ 👆
👇📣▼ TRÊN 400 QUAN KHÁCH ĐÃ ĐẾN THAM DỰ LỄ GIỖ CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM-TẠI NHÀ THỜ ST THERESA, LAKEMBA.▼ 📣👇
👋👋 Cám ơn Quý Vị đến với Tin tức Trung Thực Blogspot. 🙏🙏 Cầu chúc Quý Vị dồi dào sức khỏe 🙏🙏
▼ * Nhấn chữ Older Posts để xem các bài đã đăng trước & Nhấn chữ Home trở về bài mới!
* TRÊN 400 QUAN KHÁCH ĐÃ ĐẾN THAM DỰ LỄ GIỖ CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM-TẠI NHÀ THỜ ST THERESA, LAKEMBA.
Thánh lễ giỗ lần thứ 60 của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được cử hành trong thể, tại nhà thờ St Theresa, Lakemba - với sự tham dự của trên 400 quan khách, ngồi chật kín gần hết ngôi Thánh đường.
Thánh lễ do Linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Tuyết tuyên úy Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney chủ tế.
Hiện diện trong Thánh lễ có Thượng tọa Thích Phước Long và Ni sư, ông Mai Công Minh đại diện Cao Đài giáo tại Sydney, TS Hà Cao Thắng Chủ tịch CĐNVTD.NSW, Ls Nguyễn Văn Thân Chủ tịch HĐ.TVGS, ông Paul Huy Nguyễn cựu Chủ tịch CĐNVTD.NSW, và đại diện nhiều Hội đoàn, Đoàn thể…
Sau phần đọc tiểu sử và chiếu 5 phút phim về cuộc đời của cố TT Ngô Đình Diệm, LM chủ tế đã cùng đại diện các Tôn Giáo thắp hương trước bàn thờ và di ảnh của cố Tổng Thống.
Trong bài giảng của Linh mục P.X Nguyễn Văn Tuyết, ngài đã đưa ra một so sánh hiển thị về những công việc tốt đẹp mà nền Đệ nhất Cộng Hoà đã làm được chỉ trong vòng 9 năm ngắn ngủi - khác với sự phá hoại và làm ung thối mọi lãnh vực trong hơn 40 năm cai trị của Đảng CSVN.
Sau Thánh lễ, ông Phạm Văn Thông đại diện Hội Thân hữu Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Sydney đã lên tiếng cảm ơn Lm Hà Thanh Hải Chánh xứ Lakemba, Lm Nguyễn Văn Tuyết chủ tế, ông Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng ban Mục vụ và Ban Mục vụ Giáo đoàn cùng Ca đoàn.
Ông cũng cảm ơn các quan khách và tín hữu đã đến tham dự Lễ Giỗ vô cùng đông đảo. Ông cũng không quên công lao của các thiện nguyện viên trong việc trang trí, cũng như các ân nhân đã hỗ trợ cho việc thực hiện hơn 400 phần ăn trưa dành cho mọi người đến tham dự.
Sau đó mọi người đã lần lượt lên thắp nhang trước bàn thờ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cùng lúc ông Nguyễn Vy Tuý thông báo và mời gọi mọi người tham dự Lễ Tưởng Niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ do Cộng Đồng NVTD.NSW tổ chức vào lúc 11 giờ trưa ngày Chúa Nhật 5.11.2023, tại Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng ở Bonnyrigg.
👇* Còn nhiều Videos tại Viet Media in Australia👇
▼ Coi đầy đủ chi tiết hình ảnh tại Facebook ▼
↓ Nhiều Videos tại SBTN ↓
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇
Subscribe to:
Posts (Atom)