* MỘT VÀI HÌNH ẢNH TRONG NGÀY RA MẮT “HỘI ĐỒNG NGƯỜI VIỆT GỐC TỴ NẠN ÚC CHÂU” TẠI INTERNATIONAL RESTAURANT - NGÀY THỨ BẨY 17.8.2024.
Đã có trên 200 quan khách đến tham dự lễ ra mắt của Hội Đồng Người Việt Gốc Tỵ Nạn tại Úc Châu - được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ Bẩy 17.8.2024, tại nhà hàng Quốc Tế ở Canley-Vale, Sydney.
Buổi lễ có sự hiện diện của:
⁃ Dân biểu Liên Bang David Coleman - Tổng Trưởng Đối Lập về Truyền Thông
- Dân Biểu Tiểu Bang Vùng Fairfield - Dr. David Saliba
- Ông Walter Robinson - Chủ tịch Club Cabravale Diggers
- Linh mục, Phero Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan về
- Thuợng Toạ Thích Phước Long.
- Ông Boutham Vongyasa - Đại Diện Khối ASEAN và Chủ Tịch Cộng Đồng Lào
- Ông Châu Văn Khảm, tù nhân chính trị của Đảng Việt Tân…
Và các phái đoàn đến từ Victoria, Nam Úc, Queensland và Wollongong.
* ↓ Coi chi tiết & hình ảnh tại ↓
* ↓ Coi chi tiết & hình ảnh tại ↓
Trận đánh Long Tân, niềm tự hào của quân đội Úc và các cựu chiến binh Úc đã từng chiến đấu tại Việt Nam.
👇* Watch more Videos of Viet Media in Australia👇
Trận đánh Long Tân, niềm tự hào của quân đội Úc và các cựu chiến binh Úc đã từng chiến đấu tại Việt Nam.
Cũng như quân đội nhân dân Việt Nam thường lấy trận Điện Biên Phủ chiến thắng thực dân Pháp chấn động động địa cầu làm niềm tự hào, thì quân đội Úc cũng lấy trận đánh Long Tân làm niềm tự hào cho quân đội Úc và các cựu binh Úc đã từng chiến đấu tại Việt Nam. Năm 1986, nhân dịp kỷ niệm 20 năm chiến thắng Long Tân (18/8/1966 – 18/8/1986) của quân đội Úc tại Việt Nam, Thủ tướng Úc Bob Hawke đã công bố quyết định từ nay sẽ lấy ngày 18/8 hàng năm làm Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN (Vietnam Veterans Day).
Điều này chứng tỏ rằng người Úc rất tự hào về chiến thắng Long Tân của họ. Theo báo cáo của người Úc thì ngày 18 tháng 8 năm 1966, Đại Đội D thuộc Tiểu Đoàn 6 RAR (Royal Australian Regiment) với 105 quân nhân Úc, cùng với 3 quân nhân pháo binh New Zealand đã bị một lực lượng hỗn hợp của trung đoàn 275 và tiểu đoàn Cơ Động địa phương D445, cùng với một tiểu đoàn quân chính quy Bắc Việt tăng cường, tổng cộng từ 2000 đến 2500 quân, vây đánh.
Kết thúc trận đánh về phía Úc có mười tám (18) quân nhân Úc thiệt mạng gồm 17 của Đại Đội D và 1 thuộc Thiết Đội 1 Quân Vận. Hai mươi mốt (21) người bị thương. Quân Việt Cộng, tuy với một quân số đông đảo gấp 20 lần quân Úc, nhưng đã thảm bại với hai trăm bốn mươi lăm (245) xác chiến binh VC bị bỏ lại trên chiến trường,
Chiến thắng với tỷ số áp đảo như thế có thể làm cho bất cứ quân lực nào trên thế giới đều phải vênh mặt tự hào. Tuy nhiên theo các nhà ngoại cảm của Học viện Quân sự Phi Dũng thì thành tích đó chỉ là… ‘Hay Không Bằng Hên’. Hên vì đối thủ VC của những người lính Úc tại Núi Đất năm đó nó… NGU DỐT TỘT CÙNG của những ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ, (xin mượn lời của niên trưởng Nguyễn Hữu Thiện của HQPD vì không thể tìm ra lời lẽ nào để diễn tả cho chính xác hơn). Dẫn chứng như sau:
Bản đồ 14.1 cho thấy vị trí truyền tin của Trung đoàn 275 VC đi về hướng Núi Đất. Có lẽ hồi đó trung đoàn này vừa được quan thầy Nga Tàu viện trợ cho một số máy truyền tin không dây, kiểu PRC 25 của QLVNCH, thế là các chú bộ đội vừa đi vừa hót líu lo.
Ai đã từng bay đều biết trên trực thăng có một bộ nhận sóng radio FM gọi là FM Homing. Khi nhận được một tần số FM thì kim địa bàn ADF sẽ chỉ vào hướng phát sóng. Giao điểm của 2 hướng phát sóng nhận được từ 2 vị trí khác nhau sẽ là điểm phát sóng. Và cứ thế ngày 29/7/66, bộ phận dò sóng của quân Úc phát hiện ra là những cái điểm phát sóng của Trung đoàn 275 VC từ mật khu ở Núi Đất 3 huyện Xuyên Mộc nó bắt đầu di chuyển về hướng Tây.
Liên tục theo dỏi từ ngày 2 đến ngày 14 thì cuối cùng sóng radio của trung đoàn 275 VC đã phát ra từ dưới chân Núi Đất 2, còn gọi là Núi Thơm, cách căn cứ Núi Đất 1 của Bộ Tư Lệnh Trung đoàn Đặc Nhiệm Hoàng Gia Úc (1st ATF) khoảng 5 km về hướng Đông. Đến rạng sáng ngày 17/8 thì từ địa điểm này VC bắt đầu pháo kích vào Núi Đất. Ngày 17 và 18/8 các đơn vị Úc tại Núi Đất bắt đầu hành quân lục soát. Đến chiều ngày 18 thì đại đội D của quân Úc bị lọt vào trận địa phục kích của 2500 quân VC trong rừng cao su Long Tân dưới chân Núi Đất 2.
2. Chỉ huy của VC không hề biết trong Căn cứ Núi Đất của Úc có 4 pháo đội: 2 pháo đội đại bác 105 mm của Úc, 1 pháo đội 105 mm của Tân Tây Lan, một pháo đội 155 mm tự hành của Mỹ. Mỗi pháo đội có 6 khẩu, tất cả là 24 cây đại bác. Việc tổ chức phục kích trước 24 họng súng đại bác là hành động… điếc không sợ súng.
3. Chỉ huy của VC không hề biết là tầm bắn của loại đại bác Howitzer 105 ly của Mỹ là 10 km, tầm bắn của pháo 155 ly là 15 km. Việc đem một trung đoàn 2500 quân vào tầm bắn 5 km của pháo binh đối phương là… tự sát. Ngay khi trung đội 11 của đại đội D của Úc vừa lọt vào ổ phục kích, cả 24 cây súng đại bác của Căn cứ Núi Đất đã đồng loạt khai hỏa, tạo thành một hàng rào thép trước mặt biển người của VC và biến chiến trường Long Tân thành một cái cối xay thịt.
Việc đưa đại đội D gồm 105 quân đi tuần tra lại kèm theo tới 3 sĩ quan đề-lô pháo binh người Tân Tây Lan (D.L.O. “détachement de liaison et d’observation”, tiếng Anh là Forward Artillery Observation), chứng tỏ trận phản phục kích này đã được Bộ chỉ huy của quân Úc tính toán từ trước.
4. Thật là khó hiểu khi các cấp chỉ huy VC đưa quân ra trận mà coi pháo binh địch như ngọn rau má? Trong trận Điện Biên Phủ, quân VM cũng có 24 khẩu pháo 105 ly của Mỹ được kéo lên trên đỉnh núi để khống chế phi trường Mường Thanh và các cứ điểm của quân Pháp nằm dưới thung lũng. Ai cũng thấy chính những khẩu pháo này đã quyết định thành bại cho trận đánh Điện Biên Phủ.
Có một tượng đài ở Điện Biên đã được dựng lên để tôn vinh những anh hùng kéo pháo. Một người lính pháo binh VM là Tô Vĩnh Diện đã lấy thân chèn pháo khi dây kéo pháo bị đứt khiến pháo tuột dốc có nguy cơ lao xuống vực.
Nhưng những cấp chỉ huy VC thời hậu Điện Biên lại nghĩ khác. Có lẽ họ cho rằng những khẩu pháo Howitzer 105 mm của Mỹ đã không làm nên trò trống gì, mà chính những khẩu pháo phòng không 37 ly do Liên Xô chế tạo mới là thứ vũ khí tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ? Cho nên không biết từ thời nào, các chính ủy của VC đã cho anh hùng Tô Vĩnh Diện đổi qua lấy thân mình chèn pháo phòng không 37 ly của Liên Xô cho nó… nhẹ nhàng?
Trăng Liên Xô tròn hơn trăng Mỹ
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ…
Chính vì cái tư tưởng cuồng Nga đó mà các chiến sĩ lầm đường VC đã bị những khẩu pháo của quân đội Hoàng gia Úc dập cho một trận te tua tại chiến trường Long Tân năm 1966.
Nhưng các cấp chỉ huy của VC sẽ không bao giờ nhận lỗi. Có lẽ họ đã đổ lỗi thua trận đó cho… VNCH, nên khi chính phủ Úc phát hành những đồng bạc cắc kỷ niệm chiến thắng Long Tân có in hình Cờ Vàng của VNCH thì bị bộ Ngoại Giao của nhà nước XHCNVN la ó om sòm.
Những gì liên can đến lá cờ vàng đều bị cấm tiệt: Những thanh niên miền Bắc mặc áo có in logo Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm của QLVNCH đã bị xử tù.
Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế quyên góp trợ giúp cho Chương trình Tri Ân Thương Phế Binh VNCH cũng bị cấm xuất cảnh…
Tại sao sau 48 năm đại thắng miền Nam mà VC vẫn còn sợ lá cờ vàng của VNCH, lá cờ của một chế độ đã không còn tồn tại?
👇* ↓ Coi đầy đủ chi tiết & ▼ hình ảnh tại👇
* CHUYỆN KỂ VỀ VƯỢT BIÊN NHIỀU ĐAU KHỔ ĐỂ TÌM TỰ DO TẠI VIETNAMESE MUSEUM:-(👇