27 August 2012

Phát biểu của cô y tá Carolyn Coventry trong cuộc triển lãm đánh dấu 50 năm Úc tham chiến tại Việt Nam


Các Bạn ở Việt Nam muốn xem nhiều tin tức mới, hoặc thích nghe Paltalk Online xin hãy nhấn ▼vô hàng chữ màu đỏ dưới đây: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/
VNCH Flag http://tintuctrungthuc.blogspot.com Australian Flaghttp://www.khanghuong.blogspot.com/

Cô y tá Carolyn Coventry

Phát biểu của cô y tá Carolyn "Canny" Coventry (người y tá Úc đầu tiên tại bệnh viện Biên Hoà) với đề tài "Chữa lành vết thương của Người Dân" trong cuộc triển lãm đánh dấu 50 năm Úc tham chiến tại Việt Nam tại Swanton Town Hall, Melbourne ngày 19/8/2012.

(Bản dịch sang tiếng Việt của ông Nguyễn Thế Phong)

KHỞI SỰ

Vào ngày 4 tháng Giêng năm 1966, cuộc sống của nhiều người trong chúng tôi đã thay đổi. Nhóm Phẩu Thuật của Bệnh Viện Alfred lên đường đi Sài-Gòn tới Biên Hoà, Miền Nam Việt-Nam. Chúng tôi đang rời bỏ một đất nước hoà bình và sung túc để đến VN.

Trước khi bệnh viện Alfred gởi những toán phẩu thuật sang Nam VN, các đoàn y sĩ và y tá của hai bệnh viện Hoàng Gia Melbourne và St. Vincent cũng đã hiện hữu tại Long Xuyên trong vùng đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 10 năm 1964. Bệnh viện Alfred đã được mời thiết lập một chương trình trợ giúp y tế và giải phẩu cho Nam VN, đồng thời giúp huấn luyện cho các bác sĩ và y tá địa phương. Tất cả chúng tôi đều là những người tình nguyện và được mời.

Nhóm đầu tiên gồm có hai bác sĩ chuyên khoa giải phẩu, một bác sĩ gây mê, một bác sĩ, hai y tá phòng mổ, hai y tá bệnh xá và một chuyên viên quang tuyến. Từ tháng 10-1965, nhiều cuộc họp đã diễn ra trước khi chúng tôi đến Saigon ngày 5 tháng Giêng 1966. Hôm nay, tôi sẽ tập trung buổi nói chuyện của tôi vào thời điểm khởi sự, những khó khăn không thể tránh mà chúng tôi đã trải qua, những sáng kiến tự tạo, những thời gian đầy vui vẽ mà chúng tôi đã có và nhận được từ những tiếp xúc và làm việc với những người bạn tuyệt vời trong một thời điểm vô cùng khó khăn.

BỆNH VIỆN

Bệnh viện chúng tôi làm việc là một bệnh viện tỉnh lỵ củ kỷ gồm 325 giường. Bệnh viện này gồm các khu vực bệnh xá và giải phẩu, một khu phụ và sản khoa, một khu nhi khoa và một khu dành cho bệnh lao. Khu bệnh xá và giải phẩu vượt quá sức chứa với cửa sổ để mỡ, không có nước vòi hay cống rãnh, không có mùng chống muỗi và ở trong tình trạng vô cùng thiếu chỉnh trang. Khu nhi khoa là một nhà kho tiền chế. Khu bệnh lao nằm phía sau của nhà thương với cống rãnh lộ thiên và bên cạnh một bải đổ rác.

Phòng giải phẩu gồm có 2 phòng có gắn máy lạnh không bảo đảm hoạt động và một phòng hồi sinh có gắn máy lạnh, một phòng làm việc, một khu vực tiếp đón được dùng làm trạm định bịnh và phân loại và một khu vực dùng làm khu tẩy uế. Nghe qua thì có vẽ tiện nghi, nhưng hệ thống cung cấp điện và nước thiếu bảo đảm, do đó điều kiện làm việc trong phòng giải phẩu thật khó khăn và vất vả. Phòng mổ thứ nhì, trong thực tế, chỉ có thể được dùng làm phòng phẩu thuật nhỏ vì máy lạnh không bao giờ hoạt động.

Ngược lại, chiếc máy lạnh trong phòng hồi sinh thì lại quá lạnh. Rất tốt cho nhân viên nhưng lại quá lạnh cho bệnh nhân. Phòng làm việc có một máy khữ trùng bằng điện, nhưng vì điện không bảo đảm có nên chúng tôi phải dùng một máy khữ trùng bằng gas do quân đội cung cấp. Máy này nằm bên ngoài của cánh cửa hậu của phòng mổ. Nguồng cung cấp điện ám ảnh chúng tôi suốt thời gian chúng tôi làm việc ở VN.

Nhà bếp là một phòng củ kỹ, loang lổ và dính đầy khói. Tuy nhiên thức ăn lại ở mức độ khá. Nếu bệnh nhân không thích đồ ăn do thân nhân của họ nấu tại bệnh viện hay do bệnh viện cung cấp, họ sẽ đưa phần phụ trội cho thân nhân của họ, thuờng là ở cửa trước của khu bệnh xá của họ. Tôi đã chứng kiến cảnh thân nhân nhét cơm vào các ống dẫn vào đường ruột của bệnh nhân.

Phòng giặt của bệnh viện gồm hai bệ xi măng và giây phơi quần áo làm bằng giây cói. Vào mùa mưa, với nhu cầu xữ dụng vải và “ra” gia tăng, công việc giặt giủ trở nên một ác mộng.

Tôi còn nhớ phơi khăn phẩu thuật nữa khô hay gần khô thì trời đổ mưa và làm ướt nhẹp toàn bộ đống khăn này của chúng tôi. Trong thời gian đầu chúng tôi phải giặt khăn của phòng mổ bằng bàn chải, xà phòng và bắp thịt của chúng tôi!!

Tiếp theo cuộc đón tiếp chúng tôi tại bệnh viện và một vòng thị sát nơi trú ngụ của chúng tôi, chúng tôi trở lại phòng mổ và với những chiếc sô, chổi chùi và bàn chải chúng tôi đánh và chà, đánh và chà. Căn phòng này quá dơ và bụi bặm vì nhiều năm không ai đoái hoài tới. Người Việt-Nam đã không tin chính mắt của họ khi chứng kiến cảnh toàn bộ nhóm của chúng tôi biến khu vực này trở nên giống những phòng giải phẩu thực sự.

Mới ban đầu, không có một dụng cụ nào để lại cho chúng tôi, vì thế chúng tôi phải khởi sự từ đầu. Tủ đựng dụng cụ nằm ở khu tiếp tân và hai ngăn cuối cùng chứa đầy những cây kẹp mỏ vịt. Tôi phải nói rằng những dụng cụ này trở nên hữu dụng khi chúng tôi không có đủ kéo căng vạch các vết thương!!

Buổi tối đầu tiên tại Biên Hoà được dùng để xem qua những gì tối cần thiết kể cả khăn trải, y cụ, dĩa đựng đồ mổ, băng, gauge, băng keo và một cái tủ lạnh chứa máu và thuốc. Không một thứ nào liệt kê ở trên có tại bệnh viện.

Tuy nhiên, sau chuyến đi Saigon ngày hôm sau của Bác sĩ giải phẩu Bill Mc Donnald và Peter Mangos đến kho của USOM thì một xe đầy những y cụ và y dược cần thiết đã được chở tới và chúng tôi đã có thể tiến hành hai ca mổ đầu tiên trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi chúng tôi đặt chân đến VN. Hôm đó là ngày thứ bảy 8 tháng Giêng năm 1966. Ngày 10 tháng Giêng, chúng tôi đến bệnh viện thì đã thấy một hàng dài bệnh nhân chờ được chúng tôi chăm sóc.

Nổi lo ngại của chúng tôi là người Việt sẽ mất nhiều thời gian để chấp nhận chúng tôi đã hoàn toàn tan biến và chúng tôi đã mổ liên tục từ ngày ấy trở đi. Về phương diện chánh trị, chúng tôi cần phải thành công. Trước khi chúng tôi đến, đã có những tin đồn thổi hù doạ rằng những bệnh nhân VN phải coi chừng những bác sĩ và y tá Úc vì họ sẽ cắt dương vật của họ và may nó lên mặt của họ!! Trong thực tế, tôi còn nhớ chúng tôi không có một thời gian nghỉ nào cả trong tháng đầu tiên. Chúng tôi làm việc đôi khi suốt ngày và đêm.

Sự bực dọc của chúng tôi rất là nhiều, đặc biệt là vào giờ nghỉ trưa khi điện và nước bị cúp. Ngay cả trong chiến tranh, mọi người phải có hai tiếng để ngủ! Ngay cả nhân viên trực của nhà thương cũng nghỉ để cho thân nhân của bệnh nhân coi sóc họ. Chúng tôi cũng cố gắng làm việc trong giờ nghỉ trưa nhưng thật là vô vọng và vì thế nó trở thành một trường hợp “nếu bạn không thắng được họ, thì hãy theo họ” và đó chính là việc chúng tôi đã làm. Một văn hoá mới không thể thay đổi cái văn hoá củ. Đấy cũng là dịp để chúng tôi lấy lại sức và giấc ngủ, đặc biệt là khi chúng tôi đã phải làm việc thâu đêm.

Một đêm bận rộn, chúng tôi đã bị kêu trở lại bệnh viện lúc 7 giờ tối để lo cho 4 bệnh nhân bị thương xuyên qua ngực, bụng và lưng do cộng quân pháo kích. Nhà máy điện của thành phố, nơi cung cấp điện cho nhà thương đã hoàn toàn bị cúp. Chúng tôi đã phải tiến hành và tiếp tục mổ họ hoàn toàn không đèn, chỉ qua đèn dầu và đèn cầy. Chúng tôi có một máy phát điện trong trường hợp khẩn cấp, nhưng VC đã đánh cắp mất bình điện nên chúng tôi đành phải theo dõi bệnh tình của bệnh nhân và chờ đến lúc trời sáng.

Đôi khi, điều này là một phép lành cho chúng tôi vì chúng tôi có thể ngồi đằng trước trên những bậc thềm của phòng mổ để nhìn ngắm sao trên những bầu trời trong

veo và ấm áp của ban đêm. Những âm thanh duy nhất chúng tôi nghe là những tiếng pháo kích nổ đì đùng vọng lại cách xa hằng nhiều cây số, mặc dù thỉnh thoảng cũng có những tiếng động “rợn người” bên trong sân của bệnh viện.

Lúc này thì chúng tôi đã bắt đầu hướng dẩn bà Nguyễn và nhân viên của bà trong phòng nhân viên để làm những việc cho phòng mổ, lau chùi dụng cụ và cách xữ dụng máy khử trùng bằng gas bên ngoài phòng mổ. Nhũng nhân viên VN học rất mau và thật thích thú cho chúng tôi làm việc với họ. Có hai người đàn ông lớn tuổi được cử làm y công phòng mổ cho chúng tôi xữ dụng và huấn luyện. Họ thật tuyệt vời.

Tuy nhiên, lúc ban đầu họ không có một khái niệm gì về vệ sinh và qua hình thức ra dấu chúng tôi đã thành công trong việc chỉ cho họ cách thức lau chùi phòng mổ. Họ trở nên siêng năng đến độ đôi khi ca mổ phải bị trì hoản vì tình trạng lau chùi quá độ!! Chúng tôi cũng huấn luyện họ đưa đẩy bệnh nhân và làm những việc phụ giúp tổng quát trong phòng mổ.

Chúng tôi tiếp tục thăng tiến tiêu chuẩn của phòng mổ với sự trợ giúp của hai vị này. Có nhũng lúc, chúng tôi phải chiến đấu như thể chúng tôi bị tràn ngập bởi biết bao bệnh nhân cần được giải phẩu. Y cụ và y dược thường thiếu thốn do trể nãi về giao hàng. Chúng tôi bị hết dụng cụ và thuốc men rất nhiều lần. Khăn lau mặt đã phại được xữ dụng làm mọi thứ kể cã đồ thấm máu, cột và băng bó vết thương.

Phần lớn những thương tích chúng tôi chăm sóc là thương tích do chiến tranh gây ra, tai nạn xe gắn máy và những thương tật thông thường khác cần đến giải phẩu. Lao cuống phổi rất phổ biến với dạng mụt sưng lớn ở cổ đòi hỏi rút nước một cách thường xuyên. Tai nạn xe cộ cũng rất nhiều. Người Việt, với dáng người nhỏ bé đã có thể nhét ít nhất từ 15-25 người lớn lên một chiếc xe đò lớn hay xe vận tải kèm theo với gà, heo và những loại gia cầm còn sống khác. Những nạn nhân của chiến tranh thường được đưa tới trên băng ca của quân đội.

Chúng tôi dùng luôn những băng ca này để làm giường cho họ nằm, khám, mổ, di chuyển, chụp quang tuyến và làm giường trong phòng hồi sinh và bệnh xá.

Việc cung cấp nước tiếp tục tạo nên những vấn đề rắc rối. Chúng tôi được khuyên không nên uống nước lã, nên chúng tôi thường đem theo những chai nước trái cây vào phòng mổ. Vào thời điểm này chúng tôi phải mổ mà không có máu. Trở ngại này rất quan trọng và cần phải được giải quyết.

Càng ngày càng có nhiều bệnh nhân đến với chúng tôi cần có máu thật khẩn cấp. Ban đầu toàn thể chúng tôi hiến máu của mình cùng với những thành viên của phái đoàn y khoa Hoa Kỳ là những người đã trở thành những đồng minh tuyệt vời của chúng tôi. Hai người, tôi muốn nêu tên ra đây là: Đại uý John Slaughter và Đại úy Robert Hobson.

Vào thời điểm này, dung dịch duy nhất chúng tôi có để chuyền cho bệnh nhân là albumin và saline. Vào một buổi sáng, tôi còn nhớ rất rỏ, chúng tôi nói với người thân của một bệnh nhân là chúng tôi không thể mổ cho thân nhân của họ nếu chính họ không hiến máu. Lúc đó chúng tôi cũng rất khát nên chúng tôi nghỉ để dùng trà buổi sáng và nước trái cây duy nhất chúng tôi có là nước cà chua.

Chúng tôi uống một cách ngon lành trong khi thân nhân của người bệnh nhìn chúng tôi một cách kinh hải vì họ nghỉ rằng chúng tôi đang uống máu mà họ vừa mới hiến xong. Hoàn cảnh vô cùng tế nhị này đã được cấp thời giải toả một cách thỏa đáng bởi cố bác sĩ Bob Wyllie. Ông đã mời họ cùng uống nước cà với chúng tôi!

Chúng tôi trở nên quá bận rộn đến độ hai y tá Barb Phillips và Daphne Amos đã phải biến thành y tá của phòng hồi sinh và rất hiếm khi làm trong khu bệnh xá. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục đi vòng mỗi ngày để xem chừng các bệnh nhân mới mổ ngày hôm trước đó, và để xem họ còn ở trong giường hay không. Đôi lúc, bệnh nhân cảm thấy khỏe, họ tự động đứng dậy đi về. Khu nhi khoa do Mrs Hai đảm trách, John Slaughter và Bob Hobson tụ tập một số bạn bè người Mỹ mới về từ chiến trường để giúp dọn sạch sẽ và sơn phết lại khu nhi khoa. Công tác này đã được mọi người tận tình ủng hộ và thực hiện.

Một cuộc khám bệnh cho bệnh nhân ngoại trú mỗi sáng do bác sĩ Bob Wyllie phụ trách. Ông đến là đã có một hàng dài những bệnh nhân chờ đợi bên ngoài phòng mổ. Một hôm Bill Mc Donnald thấy một người nằm trên bàn mổ vừa đúng vào thời điểm chúng tôi đang chuẩn bị đi về nhà ăn cơm trưa. Chúng tôi chưa từng thấy qua người nầy. Ông này đang bị sa ruột và muốn được mổ.

Vì không có thông dịch viên chúng tôi mổ cho ông ấy ngay lập tức và vì thế đã biến ông ta thành người bệnh nhân chờ trong danh sách mổ ngắn nhất từ trước đến nay. Những loại mổ chọn lọc khác là những trường hợp của các em bị môi chẻ hoặc sứt môi. Vì các em này hiếm được chửa trị, nên chúng tôi lập một danh sách chờ đợi cho hai vị bác sỉ giải phẩu John Snell và Leo Rosner, họ đến với những đoàn quân đến sau.

Những thương tích trầm trọng nhất vẫn là những những gì xảy ra do chiến tranh, do Việt Cộng gây nên. Quân VC sẽ vào làng mạc và dùng dao để chém giết vợ con họ hoặc bắn họ ở tầm cực ngắn. Những thương tích mà những dân nghèo vô tội vạ này thật là khủng khiếp và là những điều mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên.

THÔNG NGÔN

Chúng tôi đã chẳng có ai cả mặc dù đã được hứa cung cấp 3 người thông ngôn. Vào một buổi chiều, người ta đem vào cho chúng tôi một em bé trai khoảng độ chừng 11 hay 12 tuổi. Em này chơi ở ngoài ruộng lúa và nhặt được một chai Coca Cola. Chai này nổ tung và em bị mang những thương tích thật khủng khiếp. Chúng tôi mổ cho em suốt đêm và thức cho đến sáng hôm sau. Em trở thành một trong những trường hợp thành công đầu tiên của chúng tôi. Vì em nhỏ này đến từ miền núi và không có nơi nào để sống nên em ở lại bệnh viện và trở thành người thông dịch viên của chúng tôi.

Em là một cậu bé tuyệt vời, thông minh, học tiếng Anh mau chóng và chúng tôi gọi em ấy là “Số 1”. Đồng thời, một cách ngẩu nhiên, tại một buổi tiệc chúng tôi gặp được Thượng sĩ Ivan Welsh của Trung đoàn 1Bộ Binh Úc đang hồi phục từ bệnh sốt rét. Ông là một thông dịch viên và hầu hết thời gian phục hồi ông đã tình nguyện giúp cho chúng tôi. Ivan và “Số 1” trỡ thành những thành viên quý giá nhất của nhóm chúng tôi. Chúng tôi đã hợp tác tuyệt vời với nhau. Đây là những điều tốt.

AN NINH TẠI BỆNH VIỆN

Không có an ninh gì cã. Bill Mac Donnald xin gặp người đặc trách về y khoa và toà đại sứ để xin cung cấp an ninh tại cổng ra vào của bệnh viện. Điều xảy ra là một người đàn ông già bận quần đùi, áo sơ-mi và mang dép nhật đến trước cổng bệnh viện lúc 9 giờ sáng, ngồi trên chiếc ghế đã cung cấp, đi ngủ trưa vào lúc 12 giờ và chấm dứt lúc 5 giờ chiều. C’est la vie!

TIẾN TRIỂN

Khu quang tuyến được đặt gần khu toilet lộ thiên và đó là lý do cũng dể hiểu tại sao chúng tôi rất hiếm ra đó ngoại trừ Kay Hirst người đảm trách công tác quang tuyến một cách tuyệt vời trong những điều kiện vô cùng khó khăn khi có điện. Bob Wyllie giúp cải thiện dịch vụ Bịnh lý học nhưng những dịch vụ đòi hỏi cao hơn được cung cấp bỡi Bệnh Viện Giải Toả 93.

Bốn tuần sau khi tới đó, điều kiện của bệnh viện đã có phần cải thiện mặc dù tình trạng thiếu y cụ vẫn còn là một trỡ ngại lớn lao cho chúng tôi. Ivan và “Số 1” tiếp tục làm nhiệm vụ thông dịch viên cho chúng tôi. Những nhân viên VN cũng học hỏi thật mau chóng và chúng tôi đã có thể tin cậy rằng họ có khả năng soạn bọc phẩu thuật chính xác cho chúng tôi.

Trẻ em, rất nhiều em sống chung quanh nhà thương giúp chúng tôi lau chùi dụng cụ khi cần tới dưới sự kiểm soát và điều khiển của bà Ng. Khu nhi khoa, nay đã được sơn phết lại cũng đã vận hành tốt với nhiều trẻ em được mổ, đặc biệt là với những thương tật do chiến tranh gây ra. Phòng giặt cũng được cải tiến với hai máy giặt tự động do ông Hubert Humphrey, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đóng góp nhân chuyến viếng thăm VN. Ông đã viếng thăm chúng tôi tại bệnh viện và hỏi rằng chính phủ HK có thể giúp đỡ chúng tôi điều gì.

Ông đề nghị rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng góp 2 máy trợ mổ tim. Tôi cám ơn ông một cách nhiệt thành nhưng đề nghị rằng chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu ông cung cấp cho chúng tôi khăn, băng và máy giặt. Những thứ này sau đó đã được gởi đến cho chúng tôi.

Phẩm chất của nước vẫn còn là một điều không biết được đối với chúng tôi. Rửa tay vì thế là một đòi hỏi tối thượng và nếu chúng tôi đeo găng tay phẩu thuật một cách cẩn thận chúng tôi có thể mổ bệnh nhân mà không sợ vi phạm những nguyên tắc vệ sinh khử trùng. Phòng hồi sinh cũng hoạt động tốt. Con số bệnh nhân so với số giường thỉnh thoảng tăng lên hai bệnh nhân nằm dưới với một bệnh nhân nằm trên băng ca quân đội ở phía trên.

Khu bệnh lao tiêu chuẩn vẫn không thay đổi. Hai người lao công lớn tuổi của chúng tôi thật là nguồn vui tuyệt diệu và họ làm việc thật siêng năng. Máu vẫn còn gặp khó khăn nhưng chúng tôi vượt qua được trở ngại này nhờ nguồn cung cấp từ các chiến binh Nhân Dân Tự Vệ hiến máu. Chúng tôi cũng hy vọng xin được máu đáo hạn từ các nguồn cung cấp của Mỹ trong tương lai.

Tỷ lệ nhiễm trùng của bệnh nhân chúng tôi thấp so với những thương tích kinh khủng và tình trạng thiếu vệ sinh của bệnh viện. Rất hiếm khi chúng tôi có đủ thuốc trụ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ vết thương bị thúi rất cao và chúng tôi xữ dụng Penicillin khi có thuốc này. Chúng tôi dùng sự trợ giúp và hợp tác của nhân viên bệnh viện trong việc lau chùi các vết thương mặc dù không được lý tưởng lắm. Thân nhân của bệnh nhân cũng ở lại qua đêm để giúp chăm sóc họ.

Việc cung cấp điện vẫn còn phải được giải quyết một cách thoả đáng. Chúng tôi có được một máy điện chạy bằng máy xe jeep. Nó chạy rất tốt trong một thời gian cho đến khi nó ngưng chạy và rất tiếc là chúng tôi không thể hồi sinh nó lại hay có một máy khác để thay thế. Máy lạnh vẫn còn là một xa xí phẩm. Khăn và băng vệ sinh, gauge và y cụ giải phẩu vẫn còn thiếu thốn. Chúng tôi phải tiếp tục giặt để xài lại và dùng vô số khăn lau mặt để thay thế. Hệ thống hành chánh rườm rà làm chậm trể việc chuyển giao hàng cho chúng tôi chưa kể đến việc mất cắp rất cao.

Mặc cho những khó khăn này, con số bệnh nhân được mổ tiếp tục tăng gấp đôi mỗi tuần. Chỉ sau hai tuần đến VN, nhóm chúng tôi đã mổ 100 ca và vào cuối tháng Hai con số lên quá 250 ca. Dường như VC luôn pháo kích vào dân làng vào buổi tối, trong nhũng trường hợp như vậy, chúng tôi biến phòng chờ đợi thành trạm phân loại. Việc chúng tôi có thể làm là mổ để cứu những người tre có khả năng sống sót trước. Trẻ em VN luôn là một niềm vui cho chúng tôi.

Chúng dường như ở luôn trong bệnh viện. Tôi không biết chúng có đi học hay không, nhưng chúng luôn sẳn sàng phụ giúp chúng tôi khi chúng tôi cần. Barb Phillips, Daphne Amos, Heather Beveridge và tôi bắt đầu dạy những bài học căn bản tiếng Anh cho các nhân viên trong phòng mổ. Heather và tôi dùng phòng mổ tiểu phẩu để lấy mảnh đạn ra khỏi bệnh nhân và chăm sóc những vết thuơng nhẹ của chiến tranh. Chúng tôi trở nên rất thành thạo về việc lấy miểng và vá lại những vết thương loại này.

NƠI CƯ NGỤ CỦA NHÓM

Căn nhà của nhóm nhìn phía bên ngoài khá đẹp. Nhiều tháng trước khi lên đường sang VN, chúng tôi đã được hứa một căn nhà cho nhóm với phòng riêng biệt, một người quản gia, một người đầu bếp, nhân viên bảo vệ và thông dịch viên nhưng than ôi, chẳng có gì cả. Lúc chúng tôi tới, căn nhà vẫn chưa xong, còn đang sửa chửa. Chúng tôi phải ngủ chung phòng và nhà chỉ có một toilet và một phòng tắm.

Khỏi cần phải nói, chỉ 2 ngày sau khi tới VN, hết thảy mọi người trong chúng tôi bị tiêu chảy và buộc phải sắp hàng liên tục ngoài của toilet chờ đến phiên mình cứ như một đoàn lính cứu hoả vậy. Nếu chúng tôi chưa biết nhau nhiều trước đâythì nay chúng tôi quả là biết nhau quá kỷ vậy!!

Căn nhà của chúng tôi ở gần một trạm xăng và một rạp hát, nó giống như một sân làng gần với bệnh viện có thể đi hoặc chạy bộ đến được. Chúng tôi được chỉ định cư ngụ trên lầu 1 và lầu 2 của căn nhà vì tầng trệt đã có nhân viên của USAID ở rồi. Cũng giống như ở bệnh viện, chúng tôi có điện nước bất thường, không có dụng cụ nấu ăn và không có tủ lạnh. Vì thế chúng tôi lại phải làm lại từ đầu là lau chùi và dọn dẹp.

Vì chúng tôi không có người phụ giúp về bếp núc, nên tôi phải cắt cử chương trình cho các chị em trong nhóm chúng tôi để thay phiên nhau có 2 người đi chợ và nấu ăn và 2 người khác lau chùi, dọn dẹp sau ngày làm việc tại bệnh viện. Cô Kay trở thành người nội trợ của nhóm và chị phải lái xe đi Saigon mua nhu yếu phẩm từ cửa hàng PX của Mỹ. Kay là một người nội trợ nấu ăn ngon và một người quản gia tài ba.

Ngày đầu tiên khi chúng tôi mới tới, John Slaughter, như đã có nói tới trước đây, cứu bồ chúng tôi. Anh mời chúng tôi dùng bữa ở cư xá của anh bất cứ khi nào chúng tôi cần đến. Điều này chẳng những bao gồm, thức ăn và rượu mà còn cả sân tennis và hồ bơi nữa. Thật là vui và thư thái cho anh chị em chúng tôi. Đương nhiên chúng tôi cũng bày ra những trận đấu và giải quần vợt thường xuyên giửa USA và Australia. Đại tá Alex Preece là Trung đoàn trưởng của Úc tại Biên Hoà lúc bấy giờ.

Doanh trại của Úc khác hẳn doanh trại của HK, nó nằm trong phi trường Biên Hoà bụi bặm và làm bằng lều vải trong khi khu chỉ huy của quân đội Mỹ toạ lạc tại một khu vực villa thời Pháp. Đại tá Preece là một người đàn ông lịch lãm, ông và các sĩ quan dưới quyền thường hay ghé thăm chúng tôi vào buổi tối để nghe nhạc và uống rượu. Những người lính Úc lẫn USA luôn luôn sẳn sàng đến bệnh viện phụ giúp bất cứ những gì chúng tôi cần đến.

Tôi chưa nói tới chuyện khí hậu! Trời thật là oi ả, nóng khi chúng tôi đến VN và càng ở thì nó càng nóng và hầm vì mùa mưa đã đến. Chúng tôi vui mừng vô hạn khi cái máy lạnh nó chịu làm việc! Xe của chúng tôi lúc bấy giờ là một chiếc xe thùng Holden Station Wagon. Về sau chúng tôi có được thêm hai chiếc xe Land Rovers, một chiếc màu xám và một chiếc màu vàng. Phương tiện di chuyển của chúng tôi rất đầy đủ. Giờ giới nghiêm trên quốc lộ nối liền từ Biên Hoà về Saigon là 5 giờ chiều.

Thỉnh thoảng Bill McDonald và tôi phải lái xe từ Saigon về nhà sau giờ giới nghiêm. Có một đoạn đường trên quốc lộ mà VC thường hay chặn nên rất là hồi hộp và nguy hiểm. Vào ban đêm chúng tôi được lệnh là phải để cho xe quân đội đến rước chúng tôi từ nhà đến nhà thương. Nhưng đôi khi vì quá khẩn cấp chúng tôi không thể chờ được, nên thỉnh thoảng những người dân ở gần chúng tôi thuờng hay thấy bộ ba chúng tôi chạy bộ lúp xúp trong y phục trắng của y tá, chân mang dép nhật trong đêm để đến bệnh viện.

Liên lạc giửa chúng tôi và nhà thương là một máy truyền tin quân đội. Vì thiếu người canh gác ở bệnh viện nên băng cứu thương và một số y liệu khác thường hay bị mất cắp. Chúng tôi phỏng đoán là những vật này có thể đã được chuyễn vô bưng của VC vì trong số bệnh nhân của chúng tôi chắc chắn là có người của VC.

Sau vài tuần đầu chúng tôi được cung cấp hai người ở và một người nấu bếp người Hoa. Bà nấu những món tuyệt vời. Cua và tôm càng thường để bò lổn ngổn chung quanh bếp truớc khi chúng lên bàn ăn chiều tối của chúng tôi. Chúng tôi thích các món ăn VN, Tàu và Pháp. Nếu không ăn ở nhà thì chúng tôi hay ăn tại một nhà hàng có tên La Plage. Lúc nào chúng tôi cũng được cung cấp thức ăn tươi, ngon và thật đầy đủ.

Thức uống chính tại Biên Hoà là rượu whisky và bia và chúng tôi thường uống rất nhiều. Nếu điều kiện cho phép, chúng tôi thường hay uống một chút và bàn thảo những gì đã xảy ra trong ngày trước khi ăn tối như là một gia đình vậy. Đây là khung cảnh gia đình mà chúng tôi có được lúc xa nhà.

Những thời gian còn lại cho cá nhân chúng tôi dùng để viết thư, tắm nắng hay để ngủ lấy lại sức. Những người bạn Việtnam của chúng tôi thường hay nấu bánh đem lại biếu cho chúng tôi làm chúng tôi rất cảm kích.

Chúng tôi được cho mượn một máy thu thanh và sau đó được cung cấp cho một máy hát diã stereo. Chúng tôi tri ân đối với Hội Phối Ngẫu các Y sĩ ở Úc đã thâu hàng giờ âm nhạc để gởi cho chúng tôi nghe, kể cả tập san và báo chí. Âm nhạc giúp chúng tôi át đi những tiếng bom, đạn và tiếng máy bay trực thăng trên trời và tiếng ồn của xe cộ. Mỗi buổi sáng khoảng chừng 5 giờ là tiếng ồn của những phi đoàn trực thăng cất cánh từ phi trường để đi đón quân đem ra chiến trường. Một số sẽ không trở về nữa....

Tôi còn nhớ trong một buổi lễ ANZAC Day lúc hừng đông, chị Cas McInnes và tôi nghe lại âm thanh của máy bay trực thăng từng bay tại VN được phát lại từ loa phóng thanh, chúng tôi đã bật khóc...... Chúng tôi đã có nhũng kỹ niệm đáng nhớ tại VN trong khi cuộc sống ở Úc thật bình thản.

Chúng tôi cũng đã được mời tham dự một buổi tiệc ăn Tết VN ở căn cứ Kỷ Thuật của Mỹ. Họ sắp đặt bàn ghế chung quanh một một khoảng trống làm sàn nhảy và có cả một ban nhạc chơi nhạc giửa trời. Dưới bầu trời đầy sao Perry Como hát thầm những bản nhạc anh ưa thích trong khi cách đó 2 cây số VC pháo kích vào nhà dân với bom và mọc-chê. Chúng tôi tạm không để ý đến nó.

An ninh nơi chúng tôi cư ngụ khá đầy đủ với hàng rào kẻm gai và một người canh giử 24 tiếng một ngày. Nhưng người canh gác này làm việc nhiều giờ. Tôi còn nhớ rỏ Peter Mangos và tôi từ nhà thương về, trong nhà đèn sáng trưng và người canh gác cho chúng tôi thì đang ngủ thật an bình.

Chúng tôi cũng có những lo âu khi Thủ Tướng Úc ông Harold Holt sắp đến viếng thăm chúng tôi tại bệnh viện và tại nhà của chúng tôi. Ngày Thủ Tướng đến thăm, chúng tôi đã tuyên bố là ngày holiday cho bệnh viện, nhưng kế hoạch của chúng tôi không thành, hôm đó toàn thể chúng tôi phải cật lực trong những ca mổ cứu người bị tai nạn xe cộ. Thủ tướng cũng đã đến thăm chúng tôi tại nhà với máy bay trực thăng bay quần vũ trên nóc nhà của chúng tôi. Đó là một kỷ niệm đáng nhờ trong đời của chúng tôi.

Giống như ở bệnh viện, chúng tôi đã cố gắng ổn định để biến nơi chúng tôi ở thành một mái ấm gia đình. Vô số ngưòi đã đến thăm hỏi chúng tôi khiến cho chúng tôi cảm thấy cuộc sống phần nào được bình thường và giống như ở nhà. Đến khi toán thứ hai sang thế chúng tôi thì căn nhà chúng tôi ở từ điện, nước và máy lạnh (khi nó chạy) đều đã đầy đủ. Tôi hy vọng họ cũng đã tìm được một cảm giác gia đình thứ 2 như chúng tôi.

Người dân VN là nhũng gia chủ thật hiếu khách, chúng tôi nhớ mãi những tấm thịnh tình và những buổi tối thân mật mà họ đã mời chúng tôi tại tư gia.

Và rồi cuộc đời cũng đã đổi thay. Chúng tôi đã làm việc cật lực và thích thú với công việc chúng tôi làm. Chúng tôi đã cười, đã khóc trước nhũng tội ác xảy ra chung quanh mình khi chúng tôi lo sợ cho tính mạng của những người bạn VN của chúng tôi và gia đình của họ.

Tôi nay thường hay suy nghĩ, chúng tôi đã đạt được những gì chúng tôi đã nhắm tới? Chúng tôi chỉ có thể nói rằng, vào lúc ấy chúng tôi đã cố gắng hết sức để giúp người dân miền Nam VN là những người đáng lẽ không phải chiụ đựng sự mất mát của những ngưòi thanh niên trong nhũng hoàn cảnh tàn khốc như vậy.

Thành viên của Nhóm gồm có:

Bác sĩ giải phẩu: Bill Mc Donnald, Peter Mangos

Bác sĩ gây mê: Chan Piercy

Bác sĩ: Bob Wyllie

Chuyên viên quang tuyến: Kay Hirst

Y tá phòng mỗ: Heather Beveridge, Canny Rigg

Y Tá bệnh xá: Daphne Amos. Babara Phillips

PHỤ CHÚ:

Số 1, thông dịch viên của chúng tôi, người đã ở với chúng tôi cho đến khi chúng tôi rời VN về nước. Chúng tôi đến phi trường Tân Sân Nhứt để về nước vào buổi sáng thứ 7 tháng 5, “Số 1” đã có mặt ở đó để trao cho mỗi người trong chúng tôi một bó hoa. Chúng tôi đã rơi lệ. “Số 1” anh nay đang ở đâu?

* Nguồn tin trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2428-2428



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu đen dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive