http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html
Hà Nội, 10/01/2014 -- Vào 10h sáng ngày hôm nay, 10-1, một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với đại diện một loạt đại sứ quán ở Hà Nội gồm có Đức, Thuỵ Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, liên minh EU, Bỉ nhằm thảo luận về phiên điều trần liên quan đến báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam vào ngày 5/2 tới tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Võ Văn Bảo, Lý Văn Dũng, Vũ Sỹ Hoàng (tức blogger Hành Nhân), Đào Trang Loan (Hư Vô), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi), Huỳnh Anh Trí, và Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí) đã đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U Sài Gòn, No-U Hà Nội, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tham dự cuộc tiếp xúc.
Nội dung của buổi gặp xoay quanh việc trao đổi thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và đề xuất chính phủ các quốc gia nêu trên sử dụng thông tin và khuyến nghị này trong phiên điều trần về báo cáo UPR của Việt Nam. Các nhóm cũng đồng thời thảo luận với các đại sứ quán về tình trạng gia tăng đàn áp đối với giới hoạt động trong thời gian gần đây.
Blogger Mẹ Nấm, đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, khẳng định: “Một trong các tiêu chí hoạt động của MLBVN là phấn đấu nỗ lực vì quyền con người, đó là lý do vì sao các nhóm đến gặp các đại sứ hôm nay để cung cấp thêm thông tin về tình trạng nhân quyền của Việt Nam trước phiên điều trần UPR. MLB mong muốn rằng với những nỗ lực này, các đại sứ sẽ có thêm nhiều thông tin cũng như bằng chứng để buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC)”.
Có còn quyền gì không bị vi phạm?
Một thành viên khác của Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Facebooker Mí Rưỡi - thông báo với quan chức các đại sứ quán chuyện bị cấm xuất cảnh và không thể tham gia UPR khi có thư mời. Hư Vô và Mẹ Nấm bổ sung thêm về việc thay đổi hình thức đàn áp với blogger: Thay vì mời “làm việc” vì bài viết thì giờ đây, giới bảo vệ chính quyền chuyển sang sử dụng côn đồ và các nghị định thông tư để đánh đập và phạt tiền.
Hai blogger Anh Chí và Hành Nhân nói về tự do lập hội, trình bày các khó khăn mà đội bóng No-U Hà Nội và No-U Sài Gòn gặp phải, như bị quấy nhiễu, đàn áp, bị câu lưu khi tham gia chơi bóng. Nhưng do càng ngày càng có nhiều hội viên và người quan tâm đến tham gia nên phong trào No-U vẫn phát triển được. Gần đây, cũng có thêm nhiều hội mới ra đời và có sự giao lưu giữa các hội, nhóm, các phong trào bảo vệ nhân quyền.
Anh Huỳnh Anh Trí, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, kể lại khoảng thời gian bị đối xử khắc nghiệt trong tù. Anh cho biết chỉ được tiếp cận luật sư (do nhà nước chỉ định) hai ngày trước phiên xử. Ở tù, anh liên tục kêu oan, nhưng đã bị đối xử thô bạo và tra tấn bằng hình thức cùm chân, hoặc treo dốc ngược đầu xuống đất cả một ngày trời.
Đặc biệt, một thành viên của giáo phái Dương Văn Mình là anh Lý Văn Dũng đã phản ánh về tình trạng người dân tộc H'Mông thiểu số bị công an đánh đập, bắt giữ mà không có giấy tờ gì. Họ cũng không được thông báo cho người thân.
Nhiều bà con xuống Hà Nội đấu tranh đòi thả người bị bắt, nhưng chính bà con cũng bị công an đánh đập, đàn áp. Cũng nói về hành động trấn áp tự do tôn giáo, anh Võ Văn Bảo mô tả lại việc Phật Giáo Hòa Hảo bị kiểm soát chặt chẽ bởi người do chính quyền đưa vào, ai tỏ ý chống đối sẽ bị cách ly, bị đàn áp. Bảo bổ sung thêm trường hợp mẹ của anh là bà Mai Thị Dung đang bị bệnh nặng trong tù nhưng không được đưa đi điều trị vì không chịu nhận tội.
Góc nhìn khác với thông tin do chính quyền cung cấp
Về phần mình, các đại sứ quán (ĐSQ) đều tỏ ra quan tâm đến việc thành viên của MLBVN bị cấm xuất cảnh khi có thư mời tham dự UPR. Có đại diện của tổng cộng 7 cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, gồm ĐSQ của Đức, Bỉ, Đan Mạch, Nauy, Úc, Thụy Điển, và phái đoàn EU. Ông Felix Schwarz, tham tán chính trị ĐSQ Đức, cho biết, trước khi có cuộc gặp hôm nay, sứ quán đã có nhiều tiếp xúc với các tổ chức hoạt động dân sự ở Việt Nam (được cho phép) và nhà nước. Những thông tin họ nhận được hoàn toàn khác với thông tin từ các blogger và nhà hoạt động. Do vậy, buổi gặp hôm nay là cơ hội để họ có thêm thông tin cho phiên UPR tới.
Bà Elenore Kanter, Bí thư thứ nhất ĐSQ Thụy Điển, cũng cảm ơn những thông tin do các nhóm mang lại. Bà nói rằng thông tin này “thực sự khác với những gì ĐSQ nhận được từ phía nhà nước”.
Với các thông tin đã nhận hôm nay, phái đoàn EU tại Hà Nội và các đại sứ quán sẽ tiếp tục đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải thực hiện cam kết của mình trong nhiệm kỳ 2014-2016 ở UNHRC.
5/2/2014: Việt Nam tiến hành điều trần UPR
Cuộc gặp hôm nay của các nhóm hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chính sách tham vấn xã hội dân sự của chính phủ những quốc gia thành viên của UNHRC cũng như các quốc gia quan tâm đến việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên giới hoạt động ở Việt Nam sử dụng cơ chế UPR của Liên Hiệp Quốc để báo cáo thực trạng và đưa ra khuyến nghị về nhân quyền.
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là thủ tục đặc biệt của UNHRC, được tiến hành bốn năm một lần với tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, nhằm đánh giá việc thực thi các cam kết về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia trong số đó.
Việt Nam đã tiến hành thủ tục UPR lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 và nhận được nhiều khuyến nghị của các quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền, trong đó có các khuyến nghị cụ thể liên quan đến việc cho phép báo chí tư nhân, trả tự do cho tù nhân lương tâm, bãi bỏ án tử hình, đảm bảo quyền tự do tiếp cận luật sư của bị can, bị cáo, cho phép Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam để khảo sát thực trạng nhân quyền. Các khuyến nghị cụ thể này đều bị Việt Nam từ chối.
Võ Văn Bảo, Lý Văn Dũng, Vũ Sỹ Hoàng (tức blogger Hành Nhân), Đào Trang Loan (Hư Vô), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi), Huỳnh Anh Trí, và Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí) đã đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U Sài Gòn, No-U Hà Nội, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tham dự cuộc tiếp xúc.
Nội dung của buổi gặp xoay quanh việc trao đổi thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và đề xuất chính phủ các quốc gia nêu trên sử dụng thông tin và khuyến nghị này trong phiên điều trần về báo cáo UPR của Việt Nam. Các nhóm cũng đồng thời thảo luận với các đại sứ quán về tình trạng gia tăng đàn áp đối với giới hoạt động trong thời gian gần đây.
Blogger Mẹ Nấm, đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, khẳng định: “Một trong các tiêu chí hoạt động của MLBVN là phấn đấu nỗ lực vì quyền con người, đó là lý do vì sao các nhóm đến gặp các đại sứ hôm nay để cung cấp thêm thông tin về tình trạng nhân quyền của Việt Nam trước phiên điều trần UPR. MLB mong muốn rằng với những nỗ lực này, các đại sứ sẽ có thêm nhiều thông tin cũng như bằng chứng để buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC)”.
Có còn quyền gì không bị vi phạm?
Một thành viên khác của Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Facebooker Mí Rưỡi - thông báo với quan chức các đại sứ quán chuyện bị cấm xuất cảnh và không thể tham gia UPR khi có thư mời. Hư Vô và Mẹ Nấm bổ sung thêm về việc thay đổi hình thức đàn áp với blogger: Thay vì mời “làm việc” vì bài viết thì giờ đây, giới bảo vệ chính quyền chuyển sang sử dụng côn đồ và các nghị định thông tư để đánh đập và phạt tiền.
Hai blogger Anh Chí và Hành Nhân nói về tự do lập hội, trình bày các khó khăn mà đội bóng No-U Hà Nội và No-U Sài Gòn gặp phải, như bị quấy nhiễu, đàn áp, bị câu lưu khi tham gia chơi bóng. Nhưng do càng ngày càng có nhiều hội viên và người quan tâm đến tham gia nên phong trào No-U vẫn phát triển được. Gần đây, cũng có thêm nhiều hội mới ra đời và có sự giao lưu giữa các hội, nhóm, các phong trào bảo vệ nhân quyền.
Anh Huỳnh Anh Trí, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, kể lại khoảng thời gian bị đối xử khắc nghiệt trong tù. Anh cho biết chỉ được tiếp cận luật sư (do nhà nước chỉ định) hai ngày trước phiên xử. Ở tù, anh liên tục kêu oan, nhưng đã bị đối xử thô bạo và tra tấn bằng hình thức cùm chân, hoặc treo dốc ngược đầu xuống đất cả một ngày trời.
Đặc biệt, một thành viên của giáo phái Dương Văn Mình là anh Lý Văn Dũng đã phản ánh về tình trạng người dân tộc H'Mông thiểu số bị công an đánh đập, bắt giữ mà không có giấy tờ gì. Họ cũng không được thông báo cho người thân.
Nhiều bà con xuống Hà Nội đấu tranh đòi thả người bị bắt, nhưng chính bà con cũng bị công an đánh đập, đàn áp. Cũng nói về hành động trấn áp tự do tôn giáo, anh Võ Văn Bảo mô tả lại việc Phật Giáo Hòa Hảo bị kiểm soát chặt chẽ bởi người do chính quyền đưa vào, ai tỏ ý chống đối sẽ bị cách ly, bị đàn áp. Bảo bổ sung thêm trường hợp mẹ của anh là bà Mai Thị Dung đang bị bệnh nặng trong tù nhưng không được đưa đi điều trị vì không chịu nhận tội.
Góc nhìn khác với thông tin do chính quyền cung cấp
Về phần mình, các đại sứ quán (ĐSQ) đều tỏ ra quan tâm đến việc thành viên của MLBVN bị cấm xuất cảnh khi có thư mời tham dự UPR. Có đại diện của tổng cộng 7 cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, gồm ĐSQ của Đức, Bỉ, Đan Mạch, Nauy, Úc, Thụy Điển, và phái đoàn EU. Ông Felix Schwarz, tham tán chính trị ĐSQ Đức, cho biết, trước khi có cuộc gặp hôm nay, sứ quán đã có nhiều tiếp xúc với các tổ chức hoạt động dân sự ở Việt Nam (được cho phép) và nhà nước. Những thông tin họ nhận được hoàn toàn khác với thông tin từ các blogger và nhà hoạt động. Do vậy, buổi gặp hôm nay là cơ hội để họ có thêm thông tin cho phiên UPR tới.
Bà Elenore Kanter, Bí thư thứ nhất ĐSQ Thụy Điển, cũng cảm ơn những thông tin do các nhóm mang lại. Bà nói rằng thông tin này “thực sự khác với những gì ĐSQ nhận được từ phía nhà nước”.
Với các thông tin đã nhận hôm nay, phái đoàn EU tại Hà Nội và các đại sứ quán sẽ tiếp tục đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải thực hiện cam kết của mình trong nhiệm kỳ 2014-2016 ở UNHRC.
5/2/2014: Việt Nam tiến hành điều trần UPR
Cuộc gặp hôm nay của các nhóm hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chính sách tham vấn xã hội dân sự của chính phủ những quốc gia thành viên của UNHRC cũng như các quốc gia quan tâm đến việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên giới hoạt động ở Việt Nam sử dụng cơ chế UPR của Liên Hiệp Quốc để báo cáo thực trạng và đưa ra khuyến nghị về nhân quyền.
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là thủ tục đặc biệt của UNHRC, được tiến hành bốn năm một lần với tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, nhằm đánh giá việc thực thi các cam kết về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia trong số đó.
Việt Nam đã tiến hành thủ tục UPR lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 và nhận được nhiều khuyến nghị của các quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền, trong đó có các khuyến nghị cụ thể liên quan đến việc cho phép báo chí tư nhân, trả tự do cho tù nhân lương tâm, bãi bỏ án tử hình, đảm bảo quyền tự do tiếp cận luật sư của bị can, bị cáo, cho phép Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam để khảo sát thực trạng nhân quyền. Các khuyến nghị cụ thể này đều bị Việt Nam từ chối.
* Xin nhấn vào Link ▼ xanh dưới đây xem thêm hình và chi tiết:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/01/cac-nhom-nhan-quyen-van-ong-ngoai-giao.html#.UtB7MNIW1ac
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/01/cac-nhom-nhan-quyen-van-ong-ngoai-giao.html#.UtB7MNIW1ac
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây: