http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
Singapore là thuộc địa của Anh từ 1819. Bị Nhật chiếm đóng rồi kết thúc thế chiến thứ hai, Singapore vẫn là thuộc địa của Anh nhưng được Anh dành cho một số quyền chính trị và tự trị hạn chế. Mãi đến 1959 tiểu đảo này mới được tự trị rộng rãi, chỉ trừ các lãnh vực ngoại giao, quốc phòng.
Việt Nam - Singapore
Năm 1963 Singapore được trả độc lập mà không cần chiến tranh giải phóng. Thủ tướng Lý Quang Diệu vận động xin gia nhập và được sáp nhập vào Liên Bang Mã lai Á. Nhưng chỉ được hai năm, đến 1965 bị Liên Bang đuổi ra, trong tình cảnh một xứ sở hầu như không có một chút tài nguyên thiên nhiên, không lực lượng quốc phòng, nguồn nước ngọt cũng phải trông vào Malaysia, thiếu thốn đủ mọi bề.
Vậy mà đến nay tiểu đảo Sư tử đã trở thành một quốc gia có thu nhập bình quân cá nhân đứng trong hàng 10 nước cao nhất thế giới, với một chính quyền trong sạch, một xã hội dân trí cao. Thử đối chiếu hoàn cảnh lịch sử hai nước, chúng ta thấy gì?
Nói về hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam và Singapore đều là thuộc địa của Pháp và Anh từ thế kỷ 19, sang thập niên 1940 bị Nhật chiếm đóng trong mấy năm. Khi Nhật thua trận, phe đồng minh tiếp quản, Singapore lại trở về dưới chế độ bảo hộ như trước, sau cùng được trả lại độc lập.
Ở Việt Nam lúc Nhật đầu hàng, lực lượng Việt Minh chớp thời cơ cướp chính quyền, ép Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, quyết giành độc lập không trở lại chế độ thuộc địa. Lúc đó quân Nhật đã phục tùng Hoàng đế Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim trong khi chờ đồng minh giải giới, nhưng Hoàng đế Bảo đại không cho quân Nhật can thiệp. Khi quân Anh Pháp trở lại tiếp quản để tiếp tục chế độ bảo hộ của Pháp, thì nổ ra chiến tranh. Tình cảnh Việt Nam từ đó đã rẽ sang một ngã khác.
Trong thời gian chiến tranh 1946-1954 ở Việt Nam thì Singapore được an bình trong chế độ bảo hộ của người Anh, để rồi được trả quyền tự trị vào năm 1959, và độc lập vào năm 1963. Trong giai đoạn này ở bán đảo Mã lai có xảy ra phong trào kháng chiến giành độc lập do đảng Cộng sản Mã Lai phát động, nhưng ở quá xa những cái nôi cách mạng Nga, Tàu, nên chỉ đến năm 1960 là bị dẹp tan.
Riêng Singapore vẫn được yên ổn, nhưng phải ôm lấy nền độc lập trong cô đơn từ năm 1965, một tình cảnh mà Thủ tướng Lý Quang Diệu mô tả là nỗi thống khổ của ông và của người dân Singapore. Hai nước Singapore và Việt Nam nằm trong tình cảnh hoàn toàn khác biệt, còn có gì để đối chiếu?
Sự khác biệt là hòa bình và chiến tranh, nhưng về kinh tế Việt Nam vẫn có được hơn nửa thập niên phát triển trong yên bình. Con đường phát triển của Singapore bắt đầu từ lúc quân Nhật thua trận, và đảo quốc đã phát triển mạnh theo viễn kiến của Thủ tướng Lý Quang Diệu từ 1965. Trong khi đó Việt Nam đã trải qua 6 năm khói lửa Nam Bắc phân tranh từ 1959, đến 1965 bắt đầu leo thang ác liệt với sự xâm nhập ồ ạt của quân đội Bắc Việt, và các sư đoàn quân Mỹ nhảy vào Việt Nam.
Trong giai đoạn từ 1954 đến khoảng trước 1965 khi chiến tranh bùng nổ lớn ở miền Nam Việt Nam, Singapore và Việt Nam Cộng hòa vẫn cùng song song kiến tạo được nền kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn hẳn so với năm 1954, 1955 và so với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Việt.
Năm 1957 Việt Nam Cộng Hoà đã sản xuất 340 ngàn tấn gạo. Kế hoạch 5 năm 57-62 xuất cảng gạo, cao su, xi măng, trong khi Singapore chỉ có 1,45 triệu dân, còn dưới chế độ bảo hộ của người Anh, không có ngành sản xuất đáng kế. Nhưng Singapore vốn là trung tâm thương mại quốc tế từ đầu thế kỷ 20, đến năm 1965 đã đạt được bình quân thu nhập cá nhân cao hàng thứ ba ở Đông Á và từ đó phát triển nhảy vọt cho đến ngày nay.
Kinh tế Miền Nam Việt Nam bắt đầu xuống dốc từ năm 1965, khi hai miền Nam Bắc dốc hết nhân tài vật lực vào chiến tranh. Kinh tế miền Bắc Việt Nam trước sau cũng không có gì đáng kể.
Việt Nam- Korea
Nhìn sang một xứ Đông Á khác, Korea, có nhiều chỗ tương đồng với Việt Nam hơn là Singapore, để có thể đối chiếu và suy nghiệm. Nói Korea để chỉ cả hai xứ Nam Bắc Hàn. Sự tương đồng nằm ở chỗ Korea chia ra 2 miền nam bắc vào năm 1948, nhưng đến năm 1950 thì Bắc Hàn xâm lăng xứ miền Nam, đẩy lùi quân Nam Hàn và quân Mỹ tiếp viện xuống cuối miền Nam, chỉ còn giữ vòng chu vi Pusan.
Mỹ tung thêm quân vào trận, đẩy lui quân Bắc Hàn đến biên giới Trung Quốc. Tháng 10 năm đó chí nguyện quân Trung hoa tràn vào, đánh tới vĩ tuyến 38 chia đôi hai miền. Chiến tranh kéo dài mãi đến năm 1953 mới ngưng chiến, và hai miền thi đua phát triển từ đó.
Tình trạng này mới có thể đem đối chiếu với Việt Nam từ năm 1954 trở đi.
Hoàn cảnh lịch sử hai nước có thể coi là tương đồng tính đến năm 1953, nhưng tiến trình phát triển trong hoà bình và trong chiến tranh hoàn toàn khác biệt.
Từ năm 1953 Bắc Hàn cũng có một thời gian ngắn phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật, nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể nuôi dân mặc dù người dân Bắc Hàn chỉ được cung cấp những nhu cầu vật chất tối thiểu.
Đến nay Bắc Hàn cũng chỉ hùng mạnh về quân sự, đem vũ khí hạt nhân đe doạ để đòi thực phẩm cứu đói, dân vẫn thường xuyên đói kém, phải trông nhờ hết vào Trung Quốc. Đó chỉ là kết quả của con đường xã hội chủ nghĩa với chế độ chính trị độc tài man rợ.
Nam Hàn tìm theo con đường sáng, từ thập niên 1960 đã áp dụng chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, dựa vào nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài và chương trình ODA. Trong nước thì chính sách giáo dục đã đào tạo được tầng lớp chuyên viên cao cấp trong mọi lĩnh vực, phần lớn cũng nhờ ý chí cương quyết và cái tâm sáng của dân tộc Nam Hàn. Ngày nay Nam Hàn xứng đáng đứng vào hàng các quốc gia phát triển, và là một trong số ít nước giàu có nhất trên thế giới.
Yếu tố địa lý
Đối chiếu Nam Hàn với Việt Nam, bối cảnh lịch sử của hai nước đã khác biệt hẳn từ thập niên 1960 trở đi, do bối cảnh địa lý hoàn toàn khác biệt.
Tuy chia đôi nam bắc giống như Việt Nam nhưng Nam Hàn đến năm 1953 đã được hưởng thái bình dù vẫn căng thẳng, trong khi Việt Nam bị chiến tranh tàn phá đến tận năm 1975
Bắc Hàn từng gánh cuộc chiến tranh uỷ nhiệm và tiến chiếm miền Nam không thành, nhưng cũng không thể gây chiến tranh nổi dậy hay trường kỳ kháng chiến như Việt Nam vì không thể đưa quân chính quy xâm nhập qua đường biển bao quanh bán đảo Triều Tiên như Bắc Việt xâm nhập miền Nam qua đường Trường Sơn, hành lang Lào-Miên.
Nam Hàn phải cám ơn “mẹ đại dương” đã che chở để dồn hết nỗ lực vào công cuộc phát triển kinh tế. Việt Nam Cộng Hoà bảo vệ được bờ biển nhưng không thể ngăn Bắc quân trong hằng chục năm liền quyết dồn bao nhiêu thế hệ thanh niên xẻ dọc Trường Sơn, đâm mũi dáo nhọn xuống đồng bằng miền Trung, hay luồn đến Cambodia rồi lao thẳng vào hướng Sài Gòn…
Việt Nam từ khởi điểm trong hoàn cảnh lịch sử sau năm 1945 hoà bình vãn hồi, không khác các nước Á Đông, nhưng chỉ vì bối cảnh địa lý sát lưng với nước Trung Hoa Cộng sản, lại được cả Trung Quốc lẫn Liên Xô cổ võ cấp viện từ xe tăng đại pháo tên lửa đến hạt gạo và cây kim sợi chỉ, nên đã hăng hái giương lá cờ đầu, giành lấy miền Bắc về cho phe xã hội chủ nghĩa, lại thừa thắng xông lên đem 800 ngàn mạng người lìa bỏ quê nhà đi đánh chiếm miền Nam ruột thịt, lập công đầu trong thế giới Cộng sản anh em.
Các nước khác chọn hoà bình để phát triển. Việt Nam chọn chiến tranh để tàn phá. Một mình Việt Nam miệt mài đem xương máu đồng bào đi đòi xương máu đồng bào để tự mình giải phóng cho mình, trong khi khắp trời Á Đông nơi nơi miệt mài phát triển dân giàu nước mạnh, thịnh vượng văn minh như Singapore, Nam Hàn đã minh chứng.
Mải mê con đường ngược chiều thế giới văn minh, chẳng trách lúc phá sản chủ nghĩa, mở mắt nhìn lại, thì đã muộn sau người hằng thế kỷ.
Việt Nam - Singapore
Năm 1963 Singapore được trả độc lập mà không cần chiến tranh giải phóng. Thủ tướng Lý Quang Diệu vận động xin gia nhập và được sáp nhập vào Liên Bang Mã lai Á. Nhưng chỉ được hai năm, đến 1965 bị Liên Bang đuổi ra, trong tình cảnh một xứ sở hầu như không có một chút tài nguyên thiên nhiên, không lực lượng quốc phòng, nguồn nước ngọt cũng phải trông vào Malaysia, thiếu thốn đủ mọi bề.
Vậy mà đến nay tiểu đảo Sư tử đã trở thành một quốc gia có thu nhập bình quân cá nhân đứng trong hàng 10 nước cao nhất thế giới, với một chính quyền trong sạch, một xã hội dân trí cao. Thử đối chiếu hoàn cảnh lịch sử hai nước, chúng ta thấy gì?
Nói về hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam và Singapore đều là thuộc địa của Pháp và Anh từ thế kỷ 19, sang thập niên 1940 bị Nhật chiếm đóng trong mấy năm. Khi Nhật thua trận, phe đồng minh tiếp quản, Singapore lại trở về dưới chế độ bảo hộ như trước, sau cùng được trả lại độc lập.
Ở Việt Nam lúc Nhật đầu hàng, lực lượng Việt Minh chớp thời cơ cướp chính quyền, ép Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, quyết giành độc lập không trở lại chế độ thuộc địa. Lúc đó quân Nhật đã phục tùng Hoàng đế Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim trong khi chờ đồng minh giải giới, nhưng Hoàng đế Bảo đại không cho quân Nhật can thiệp. Khi quân Anh Pháp trở lại tiếp quản để tiếp tục chế độ bảo hộ của Pháp, thì nổ ra chiến tranh. Tình cảnh Việt Nam từ đó đã rẽ sang một ngã khác.
Trong thời gian chiến tranh 1946-1954 ở Việt Nam thì Singapore được an bình trong chế độ bảo hộ của người Anh, để rồi được trả quyền tự trị vào năm 1959, và độc lập vào năm 1963. Trong giai đoạn này ở bán đảo Mã lai có xảy ra phong trào kháng chiến giành độc lập do đảng Cộng sản Mã Lai phát động, nhưng ở quá xa những cái nôi cách mạng Nga, Tàu, nên chỉ đến năm 1960 là bị dẹp tan.
Riêng Singapore vẫn được yên ổn, nhưng phải ôm lấy nền độc lập trong cô đơn từ năm 1965, một tình cảnh mà Thủ tướng Lý Quang Diệu mô tả là nỗi thống khổ của ông và của người dân Singapore. Hai nước Singapore và Việt Nam nằm trong tình cảnh hoàn toàn khác biệt, còn có gì để đối chiếu?
Sự khác biệt là hòa bình và chiến tranh, nhưng về kinh tế Việt Nam vẫn có được hơn nửa thập niên phát triển trong yên bình. Con đường phát triển của Singapore bắt đầu từ lúc quân Nhật thua trận, và đảo quốc đã phát triển mạnh theo viễn kiến của Thủ tướng Lý Quang Diệu từ 1965. Trong khi đó Việt Nam đã trải qua 6 năm khói lửa Nam Bắc phân tranh từ 1959, đến 1965 bắt đầu leo thang ác liệt với sự xâm nhập ồ ạt của quân đội Bắc Việt, và các sư đoàn quân Mỹ nhảy vào Việt Nam.
Trong giai đoạn từ 1954 đến khoảng trước 1965 khi chiến tranh bùng nổ lớn ở miền Nam Việt Nam, Singapore và Việt Nam Cộng hòa vẫn cùng song song kiến tạo được nền kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn hẳn so với năm 1954, 1955 và so với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Việt.
Năm 1957 Việt Nam Cộng Hoà đã sản xuất 340 ngàn tấn gạo. Kế hoạch 5 năm 57-62 xuất cảng gạo, cao su, xi măng, trong khi Singapore chỉ có 1,45 triệu dân, còn dưới chế độ bảo hộ của người Anh, không có ngành sản xuất đáng kế. Nhưng Singapore vốn là trung tâm thương mại quốc tế từ đầu thế kỷ 20, đến năm 1965 đã đạt được bình quân thu nhập cá nhân cao hàng thứ ba ở Đông Á và từ đó phát triển nhảy vọt cho đến ngày nay.
Kinh tế Miền Nam Việt Nam bắt đầu xuống dốc từ năm 1965, khi hai miền Nam Bắc dốc hết nhân tài vật lực vào chiến tranh. Kinh tế miền Bắc Việt Nam trước sau cũng không có gì đáng kể.
Việt Nam- Korea
Nhìn sang một xứ Đông Á khác, Korea, có nhiều chỗ tương đồng với Việt Nam hơn là Singapore, để có thể đối chiếu và suy nghiệm. Nói Korea để chỉ cả hai xứ Nam Bắc Hàn. Sự tương đồng nằm ở chỗ Korea chia ra 2 miền nam bắc vào năm 1948, nhưng đến năm 1950 thì Bắc Hàn xâm lăng xứ miền Nam, đẩy lùi quân Nam Hàn và quân Mỹ tiếp viện xuống cuối miền Nam, chỉ còn giữ vòng chu vi Pusan.
Mỹ tung thêm quân vào trận, đẩy lui quân Bắc Hàn đến biên giới Trung Quốc. Tháng 10 năm đó chí nguyện quân Trung hoa tràn vào, đánh tới vĩ tuyến 38 chia đôi hai miền. Chiến tranh kéo dài mãi đến năm 1953 mới ngưng chiến, và hai miền thi đua phát triển từ đó.
Tình trạng này mới có thể đem đối chiếu với Việt Nam từ năm 1954 trở đi.
Hoàn cảnh lịch sử hai nước có thể coi là tương đồng tính đến năm 1953, nhưng tiến trình phát triển trong hoà bình và trong chiến tranh hoàn toàn khác biệt.
Từ năm 1953 Bắc Hàn cũng có một thời gian ngắn phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật, nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể nuôi dân mặc dù người dân Bắc Hàn chỉ được cung cấp những nhu cầu vật chất tối thiểu.
Đến nay Bắc Hàn cũng chỉ hùng mạnh về quân sự, đem vũ khí hạt nhân đe doạ để đòi thực phẩm cứu đói, dân vẫn thường xuyên đói kém, phải trông nhờ hết vào Trung Quốc. Đó chỉ là kết quả của con đường xã hội chủ nghĩa với chế độ chính trị độc tài man rợ.
Nam Hàn tìm theo con đường sáng, từ thập niên 1960 đã áp dụng chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, dựa vào nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài và chương trình ODA. Trong nước thì chính sách giáo dục đã đào tạo được tầng lớp chuyên viên cao cấp trong mọi lĩnh vực, phần lớn cũng nhờ ý chí cương quyết và cái tâm sáng của dân tộc Nam Hàn. Ngày nay Nam Hàn xứng đáng đứng vào hàng các quốc gia phát triển, và là một trong số ít nước giàu có nhất trên thế giới.
Yếu tố địa lý
Đối chiếu Nam Hàn với Việt Nam, bối cảnh lịch sử của hai nước đã khác biệt hẳn từ thập niên 1960 trở đi, do bối cảnh địa lý hoàn toàn khác biệt.
Tuy chia đôi nam bắc giống như Việt Nam nhưng Nam Hàn đến năm 1953 đã được hưởng thái bình dù vẫn căng thẳng, trong khi Việt Nam bị chiến tranh tàn phá đến tận năm 1975
Bắc Hàn từng gánh cuộc chiến tranh uỷ nhiệm và tiến chiếm miền Nam không thành, nhưng cũng không thể gây chiến tranh nổi dậy hay trường kỳ kháng chiến như Việt Nam vì không thể đưa quân chính quy xâm nhập qua đường biển bao quanh bán đảo Triều Tiên như Bắc Việt xâm nhập miền Nam qua đường Trường Sơn, hành lang Lào-Miên.
Nam Hàn phải cám ơn “mẹ đại dương” đã che chở để dồn hết nỗ lực vào công cuộc phát triển kinh tế. Việt Nam Cộng Hoà bảo vệ được bờ biển nhưng không thể ngăn Bắc quân trong hằng chục năm liền quyết dồn bao nhiêu thế hệ thanh niên xẻ dọc Trường Sơn, đâm mũi dáo nhọn xuống đồng bằng miền Trung, hay luồn đến Cambodia rồi lao thẳng vào hướng Sài Gòn…
Việt Nam từ khởi điểm trong hoàn cảnh lịch sử sau năm 1945 hoà bình vãn hồi, không khác các nước Á Đông, nhưng chỉ vì bối cảnh địa lý sát lưng với nước Trung Hoa Cộng sản, lại được cả Trung Quốc lẫn Liên Xô cổ võ cấp viện từ xe tăng đại pháo tên lửa đến hạt gạo và cây kim sợi chỉ, nên đã hăng hái giương lá cờ đầu, giành lấy miền Bắc về cho phe xã hội chủ nghĩa, lại thừa thắng xông lên đem 800 ngàn mạng người lìa bỏ quê nhà đi đánh chiếm miền Nam ruột thịt, lập công đầu trong thế giới Cộng sản anh em.
Các nước khác chọn hoà bình để phát triển. Việt Nam chọn chiến tranh để tàn phá. Một mình Việt Nam miệt mài đem xương máu đồng bào đi đòi xương máu đồng bào để tự mình giải phóng cho mình, trong khi khắp trời Á Đông nơi nơi miệt mài phát triển dân giàu nước mạnh, thịnh vượng văn minh như Singapore, Nam Hàn đã minh chứng.
Mải mê con đường ngược chiều thế giới văn minh, chẳng trách lúc phá sản chủ nghĩa, mở mắt nhìn lại, thì đã muộn sau người hằng thế kỷ.
* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/same-starting-point-why-falling-behind-others-for-hundreds-of-years-03252015214353.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/same-starting-point-why-falling-behind-others-for-hundreds-of-years-03252015214353.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vietnamese.org.au/vca/ http://vcavic.net/
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
Video tin tức Úc Châu và các Quốc Gia khác
* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
* Quý Vị nào chưa ký "Vận Động Chiến Dịch Nhân Quyền 2015" xin nhấn vào Link dưới đây ▼
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc của Video trên.
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc của Video trên.
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
30 March 2015
Audio: Melbourne: Lễ Tưởng Niệm Ngài Cựu Thủ Tướng Úc Malcolm Fraser
* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
Vào buổi chiều cùng ngày với lễ Quốc Táng, một buổi lễ cầu nguyện và tưởng niệm Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã được CĐNVTD/VIC tổ chức trước tiền đình Quốc Hội tiểu bang, với sự tham dự thật đông đủ của đồng bào. Đặc biệt là sự hiện diện các vị lãnh đạo và tín hữu của các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo, Phật Giáo cùng với các quan khách Úc - ông bà Ian Macphee and Julie Macphee (ông Ian Macphee là Bộ Trưởng Bộ Di Trú dưới thời Malcolm Fraser), ông Mike Richards, một người bạn thân của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã làm việc và có mặt bên cạnh ông đến những ngày cuối cùng, bà Nghị Sĩ Colleen Hartland (đảng Xanh) và ông Hong Lim (Thư Ký của Bộ Đa Văn Hóa Sự Vụ). Bên cạnh đó còn có Thị Trưởng Marybirnong Quách Nam, TS Hà Cao Thắng (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW) và LS Trần Công Thúy Định (Phó CT Ngoại Vụ CĐNVTD/NSW).
Buổi lễ được bắt đầu bằng nghi thức hát quốc ca Úc-Việt và một phút mặc niệm. Cả hai bài quốc ca đã được các anh chị em trong BTC, đồng bào và quan khách tham dự cùng hát vang. Ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), người hướng dẫn chương trình buổi lễ, ngõ lời chào đón mọi người đã tề tựu về đây để bày tỏ lòng tri ân và làm lễ tưởng niệm cho Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, một con người đầy lòng vị tha, bác ái, hết lòng phục vụ đất nước, và tranh đấu cho nhân quyền. Một vị Thủ Tướng đã làm thay đổi bộ mặt của quốc gia, thay đổi cuộc sống của rất nhiều người và nhiều thế hệ.
Tiếp đến cô Jenny Đào, một khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc, đã sơ lược về những thành quả và đóng góp to lớn của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Ông là một nhà vô địch trong công cuộc tranh đấu cho nhân quyền, cho công bằng, là một tấm gương sáng, một kim chỉ nam cho Úc Châu và cho cả thế giới. Đối với cộng đồng Người Việt, đáng ghi nhớ nhất là quyết định và chính sách mở cửa nhận Người Việt tỵ nạn CS sau khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30/04/1975. Nếu không có Thủ Tướng Malcolm Fraser (vào thời điểm ấy) thì ngày nay ắt hẳn có rất nhiều người trong chúng ta đã không có mặt ở đây, trên đất nước tự do, dân chủ này. Sau cùng, cô Jenny trích dẫn một trong những thông điệp mà chính Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã gởi đến cho CĐNVTD Úc Châu và nhất là giới trẻ người Úc gốc Việt:
"... The Vietnamese is the biggest and the most positive argument against current polices and in favour of a better past.
Under current policies, multiculturalism and much else is at risk. We are losing opportunities as a nation, to continue to build a better and fairer and more just society. We are failing our job as a good neighbor and a global citizen.
I strongly encourage you to take action, to participate and to engage. Whatever path you choose, have your say, take action. You are the beneficiary of this multicultural nation, where everyone is free to be who they want to be without compromising their heritage. It is now up to you to protect and enhance it. History will judge harshly those who stand on the sideline, and more so those doing it knowingly ...”
(Cộng đồng người Việt là một bằng chứng lớn nhất và hùng mạnh nhất cho những chính sách đa văn hoá của một nước Úc có một quá khứ nhân đạo hơn.
Dưới những chính sách đương hiện hành, đa văn hoá và tất cả đang có cơ hội bị nguy cơ. Cả nước đang mất đi những cơ hội để xây dựng một quốc gia công bằng bình đẳng hơn. Chúng ta đang bị thất bại trong vai trò của chúng ta là một nước láng giềng và một công dân thế giới.
Tôi tha thiết kêu gọi các bạn hãy làm một cái gì đó, hãy tham gia và hành động. Bất kể con đường nào bạn đã chọn, bạn phải lên tiếng và phải hành động. Bạn là người thừa hưởng của những gì tốt đẹp của chính sách đa văn hoá này, nơi mọi người được quyền tự do một công dân mà không buộc phải đánh mất nguồn gốc của mình.)
[Xin bấm vào đây để đọc/nghe toàn bài phát biểu của cô Jenny Đào, bản dịch tiếng Việt do cô Thiên Thư đọc (Radio Viễn Xứ FM88.9)]
Ông Ian Macphee đã được mời lên chia sẽ đôi lời về Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Là một vị cựu Bộ Trưởng Bộ Di Trú, ông hoàn toàn tán thành các chính sách nhân đạo của Thủ Tướng Malcolm Fraser, là một người đã cống hiến suốt cuộc đời để tranh đấu cho nhân quyền. Ông Ian Macphee đã tỏ ra vô cùng cảm kích khi được chứng kiến sự thành công trong tiến trình hội nhập cùng với sự đóng góp thật đáng kể của cộng đồng Người Việt tỵ nạn CS. Kế đến, ông Mike Richards đã cho rằng sự hiện diện và thành công của cộng đồng Người Việt tỵ nạn đã đóng một vài trò quan trọng vào sự quyết tâm của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong công cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Ông là một con người nguyên tắc và đầy lòng vị tha đối với Người Việt tỵ nạn trốn chạy chế độ phi nhân CS. Ông Mike Richards cũng đã nhìn nhận rằng Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser là một nhà vô địch trong vấn đề nhân quyền, một ngọn hải đăng của lòng bác ái do đó sự ra đi của Cựu Thủ Tướng là một sự mất mát lớn lao cho công đồng Người Việt tỵ nạn, như mất đi một người "Cha", một vị cứu tinh.
[Xin bấm vào đây để nghe lời phát biểu của ông Ian Macphee và ông Mike Richards]
Sau đó, lễ tưởng niệm đã được tiến hành theo nghi thức truyền thống Việt Nam. Quỳ trước bàn thờ của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) đã đọc một bài văn tế dâng lên hương hồn của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser với những lời tiễn biệt thống thiết (bên dưới là đoạn cuối của bài văn tế):"
..........................................
Chính sự như thế,
Nhơn hậu như thế
Công bằng xã hội như thế
Người dân bao xiết ghi ơn
Người tỵ nạn muôn đời tạc dạ.
Than ôi!!
Đang lúc lãnh đạo Úc lâm cơn khủng hoảng của lòng nhân và nước Úc gục đầu trước nhân quyền quốc tế về ngược đãi thuyền nhân,
Malcolm Fraser - ngọn hải đăng, kim chỉ nam của lương tâm, người cha tinh thần của người Việt và thuyền nhân lại vĩnh viễn ra đi.
Đêm nay đây: Cộng Đồng chúng con đốt nén nhang lòng
Trước bàn thờ: Rượu rót ba tuần cúc cung kính nhớ
Xin quỳ gối: Văn đọc một bài, bao người xúc động
Thấy nguồn cơn vật đổi sao dời, ruột sầu chín khúc
Nhìn bàn thờ của “Cha”, vị Đại Ân Nhân, chúng con nước mắt hai dòng
Nguyện cầu Thiên Chúa ban ơn, cho nước Úc luôn an cư, lạc nghiệp
Và dìu dắt linh hồn Cha về quê Trời, nơi vĩnh phúc, công nghiệp Cha đáng hưởng!
Vĩnh biệt Cha! Thủ Tướng Fraser.
Thương ôi!
Thượng hưởng."
Tiếp theo là phần dâng hương của các quan khách. Được mời lên phát biểu, Thượng Tọa Thích Phước Tấn đã nói đến cộng đồng Người Việt tỵ nạn như là những người hưởng được ân huệ của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Và nói về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" Thượng Tọa Thích Phước Tấn đã nhắc nhở chúng ta cần phải ghi nhớ công đức vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD nhất là khi chúng ta được hưởng cả một bầu trời an lành, tự do của đất nước Úc. Hơn thế nữa "ông cho chúng ta những cái gì không phải ông đã có sẳn, ông phải tranh đấu để được cái điều đó để tặng cho cộng đồng của chúng ta ... ông đã lót đường cho chúng ta đi ... thế hệ sau không được quên điều đó ... quên điều đó là chúng ta mất đi cái lý tưởng tại sao người Việt Nam có mặt ở đây ".
Kế đến Cha Nguyễn Viết Huy đã nói đến công đức của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser bằng chính cuộc đời tỵ nạn của Cha - được đón nhận vào đất Úc khi Cha mới được 17 tuổi, vốn liếng tiếng Anh không có nhưng bây giờ Cha đã có văn bằng đại học và trở thành một vị linh mục đồng thời cũng là một thầy giáo. Do đó Cha rất biết ơn Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser và chính phủ Úc, đã mở rộng tấm lòng và vòng tay để đón nhận Người Việt tỵ nạn chúng ta vào một đất nước tự do, bác ái, và an lành. Chúng ta tề tựu về đây tối hôm nay để bày tỏ lòng tri ân đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser và gia đình. Người sẽ ngự trị mãi mãi trong lòng của chúng ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
[Xin bấm vào đây để nghe lời phát biểu của ông TT Thích Phước Tấn và và Cha Nguyễn Viết Huy]
Cũng với 3 tấm biểu ngữ với những lời tiễn biệt đầy thương tiếc cùng những lời phát biểu đầy ân nghĩa đã cầm chân và làm mũi lòng đồng bào và các khách bộ hành. Để làm ấm lòng người quá cố, em Vivian Tạ đã cất cao giọng hát bài "Heal The World" để dâng lên cho hương hồn vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, tưởng không có bài nhạc nào thích hợp hơn, ý nghĩa hơn để dành cho một người đã cống hiến suốt cuộc đời tranh đấu cho một thế giới công bằng và hạnh phúc hơn.
Trong lúc đồng bào tuần tự bước lên dâng hương, dâng hoa và cầu nguyện, ban văn nghệ Viễn Xứ đã hợp ca liên khúc "Khúc Trầm Ca" và "Xin Cám Ơn Tấm Lòng Thế Giới". Đặc biệt, "Khúc Trầm Ca" do anh Nguyễn Long, trưởng Ban Văn Nghệ Viễn Xứ, sáng tác, lấy cảm xúc từ chính sự ra đi của cố Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Khúc Trầm Ca (Nguyễn Long)
(Để Tưởng nhớ Ngài Cố Thủ Tướng Úc – Malcolm Fraser 1930 – 2015)
Từng nén hương trầm bay trong chiều nay
Lời thì thầm nguyện cầu bao thiết tha
Giọt lệ sầu nghẹn ngào nơi đáy tim
Tiếc thương cho Người nghìn trùng cách xa
Từng cánh hoa nhẹ rung như biệt ly,
Nhìn về Người mà lòng luôn khắc ghi
Tình dạt dào, ngọt ngào như ánh trăng.
Dẫu Thiên Thư cùng tháng năm không tàn .
Xin tri ân lòng bác ái bao la
Cho tha nhân lạc bước giữa phong ba
Xin dâng lên khúc tình ca
Xin ghi sâu tấm lòng Cha.
Để chấm dứt buổi lễ, ông Nguyễn văn Bon đã chân thành ngõ lời cám ơn đến tất cả mọi người, ông và BCH CĐNVTD/VIC cảm thấy rất ấm lòng, rất tự hào, rất vinh dự khi thấy đồng bào cùng với các hội đoàn, đoàn thể, các tôn giáo đã tề tựu rất đông đủ tham dự buổi lễ quốc táng và buổi lễ tưởng niệm để bày tỏ lòng tri ân và tiển đưa một vị Đại Ân Nhân, một vị Cha già của CĐNVTD Úc Châu - Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Melbourne
27/03/2015
Buổi lễ được bắt đầu bằng nghi thức hát quốc ca Úc-Việt và một phút mặc niệm. Cả hai bài quốc ca đã được các anh chị em trong BTC, đồng bào và quan khách tham dự cùng hát vang. Ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), người hướng dẫn chương trình buổi lễ, ngõ lời chào đón mọi người đã tề tựu về đây để bày tỏ lòng tri ân và làm lễ tưởng niệm cho Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, một con người đầy lòng vị tha, bác ái, hết lòng phục vụ đất nước, và tranh đấu cho nhân quyền. Một vị Thủ Tướng đã làm thay đổi bộ mặt của quốc gia, thay đổi cuộc sống của rất nhiều người và nhiều thế hệ.
Tiếp đến cô Jenny Đào, một khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc, đã sơ lược về những thành quả và đóng góp to lớn của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Ông là một nhà vô địch trong công cuộc tranh đấu cho nhân quyền, cho công bằng, là một tấm gương sáng, một kim chỉ nam cho Úc Châu và cho cả thế giới. Đối với cộng đồng Người Việt, đáng ghi nhớ nhất là quyết định và chính sách mở cửa nhận Người Việt tỵ nạn CS sau khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30/04/1975. Nếu không có Thủ Tướng Malcolm Fraser (vào thời điểm ấy) thì ngày nay ắt hẳn có rất nhiều người trong chúng ta đã không có mặt ở đây, trên đất nước tự do, dân chủ này. Sau cùng, cô Jenny trích dẫn một trong những thông điệp mà chính Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã gởi đến cho CĐNVTD Úc Châu và nhất là giới trẻ người Úc gốc Việt:
"... The Vietnamese is the biggest and the most positive argument against current polices and in favour of a better past.
Under current policies, multiculturalism and much else is at risk. We are losing opportunities as a nation, to continue to build a better and fairer and more just society. We are failing our job as a good neighbor and a global citizen.
I strongly encourage you to take action, to participate and to engage. Whatever path you choose, have your say, take action. You are the beneficiary of this multicultural nation, where everyone is free to be who they want to be without compromising their heritage. It is now up to you to protect and enhance it. History will judge harshly those who stand on the sideline, and more so those doing it knowingly ...”
(Cộng đồng người Việt là một bằng chứng lớn nhất và hùng mạnh nhất cho những chính sách đa văn hoá của một nước Úc có một quá khứ nhân đạo hơn.
Dưới những chính sách đương hiện hành, đa văn hoá và tất cả đang có cơ hội bị nguy cơ. Cả nước đang mất đi những cơ hội để xây dựng một quốc gia công bằng bình đẳng hơn. Chúng ta đang bị thất bại trong vai trò của chúng ta là một nước láng giềng và một công dân thế giới.
Tôi tha thiết kêu gọi các bạn hãy làm một cái gì đó, hãy tham gia và hành động. Bất kể con đường nào bạn đã chọn, bạn phải lên tiếng và phải hành động. Bạn là người thừa hưởng của những gì tốt đẹp của chính sách đa văn hoá này, nơi mọi người được quyền tự do một công dân mà không buộc phải đánh mất nguồn gốc của mình.)
[Xin bấm vào đây để đọc/nghe toàn bài phát biểu của cô Jenny Đào, bản dịch tiếng Việt do cô Thiên Thư đọc (Radio Viễn Xứ FM88.9)]
Ông Ian Macphee đã được mời lên chia sẽ đôi lời về Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Là một vị cựu Bộ Trưởng Bộ Di Trú, ông hoàn toàn tán thành các chính sách nhân đạo của Thủ Tướng Malcolm Fraser, là một người đã cống hiến suốt cuộc đời để tranh đấu cho nhân quyền. Ông Ian Macphee đã tỏ ra vô cùng cảm kích khi được chứng kiến sự thành công trong tiến trình hội nhập cùng với sự đóng góp thật đáng kể của cộng đồng Người Việt tỵ nạn CS. Kế đến, ông Mike Richards đã cho rằng sự hiện diện và thành công của cộng đồng Người Việt tỵ nạn đã đóng một vài trò quan trọng vào sự quyết tâm của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong công cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Ông là một con người nguyên tắc và đầy lòng vị tha đối với Người Việt tỵ nạn trốn chạy chế độ phi nhân CS. Ông Mike Richards cũng đã nhìn nhận rằng Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser là một nhà vô địch trong vấn đề nhân quyền, một ngọn hải đăng của lòng bác ái do đó sự ra đi của Cựu Thủ Tướng là một sự mất mát lớn lao cho công đồng Người Việt tỵ nạn, như mất đi một người "Cha", một vị cứu tinh.
[Xin bấm vào đây để nghe lời phát biểu của ông Ian Macphee và ông Mike Richards]
Sau đó, lễ tưởng niệm đã được tiến hành theo nghi thức truyền thống Việt Nam. Quỳ trước bàn thờ của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) đã đọc một bài văn tế dâng lên hương hồn của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser với những lời tiễn biệt thống thiết (bên dưới là đoạn cuối của bài văn tế):"
..........................................
Chính sự như thế,
Nhơn hậu như thế
Công bằng xã hội như thế
Người dân bao xiết ghi ơn
Người tỵ nạn muôn đời tạc dạ.
Than ôi!!
Đang lúc lãnh đạo Úc lâm cơn khủng hoảng của lòng nhân và nước Úc gục đầu trước nhân quyền quốc tế về ngược đãi thuyền nhân,
Malcolm Fraser - ngọn hải đăng, kim chỉ nam của lương tâm, người cha tinh thần của người Việt và thuyền nhân lại vĩnh viễn ra đi.
Đêm nay đây: Cộng Đồng chúng con đốt nén nhang lòng
Trước bàn thờ: Rượu rót ba tuần cúc cung kính nhớ
Xin quỳ gối: Văn đọc một bài, bao người xúc động
Thấy nguồn cơn vật đổi sao dời, ruột sầu chín khúc
Nhìn bàn thờ của “Cha”, vị Đại Ân Nhân, chúng con nước mắt hai dòng
Nguyện cầu Thiên Chúa ban ơn, cho nước Úc luôn an cư, lạc nghiệp
Và dìu dắt linh hồn Cha về quê Trời, nơi vĩnh phúc, công nghiệp Cha đáng hưởng!
Vĩnh biệt Cha! Thủ Tướng Fraser.
Thương ôi!
Thượng hưởng."
Tiếp theo là phần dâng hương của các quan khách. Được mời lên phát biểu, Thượng Tọa Thích Phước Tấn đã nói đến cộng đồng Người Việt tỵ nạn như là những người hưởng được ân huệ của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Và nói về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" Thượng Tọa Thích Phước Tấn đã nhắc nhở chúng ta cần phải ghi nhớ công đức vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD nhất là khi chúng ta được hưởng cả một bầu trời an lành, tự do của đất nước Úc. Hơn thế nữa "ông cho chúng ta những cái gì không phải ông đã có sẳn, ông phải tranh đấu để được cái điều đó để tặng cho cộng đồng của chúng ta ... ông đã lót đường cho chúng ta đi ... thế hệ sau không được quên điều đó ... quên điều đó là chúng ta mất đi cái lý tưởng tại sao người Việt Nam có mặt ở đây ".
Kế đến Cha Nguyễn Viết Huy đã nói đến công đức của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser bằng chính cuộc đời tỵ nạn của Cha - được đón nhận vào đất Úc khi Cha mới được 17 tuổi, vốn liếng tiếng Anh không có nhưng bây giờ Cha đã có văn bằng đại học và trở thành một vị linh mục đồng thời cũng là một thầy giáo. Do đó Cha rất biết ơn Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser và chính phủ Úc, đã mở rộng tấm lòng và vòng tay để đón nhận Người Việt tỵ nạn chúng ta vào một đất nước tự do, bác ái, và an lành. Chúng ta tề tựu về đây tối hôm nay để bày tỏ lòng tri ân đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser và gia đình. Người sẽ ngự trị mãi mãi trong lòng của chúng ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
[Xin bấm vào đây để nghe lời phát biểu của ông TT Thích Phước Tấn và và Cha Nguyễn Viết Huy]
Cũng với 3 tấm biểu ngữ với những lời tiễn biệt đầy thương tiếc cùng những lời phát biểu đầy ân nghĩa đã cầm chân và làm mũi lòng đồng bào và các khách bộ hành. Để làm ấm lòng người quá cố, em Vivian Tạ đã cất cao giọng hát bài "Heal The World" để dâng lên cho hương hồn vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, tưởng không có bài nhạc nào thích hợp hơn, ý nghĩa hơn để dành cho một người đã cống hiến suốt cuộc đời tranh đấu cho một thế giới công bằng và hạnh phúc hơn.
Trong lúc đồng bào tuần tự bước lên dâng hương, dâng hoa và cầu nguyện, ban văn nghệ Viễn Xứ đã hợp ca liên khúc "Khúc Trầm Ca" và "Xin Cám Ơn Tấm Lòng Thế Giới". Đặc biệt, "Khúc Trầm Ca" do anh Nguyễn Long, trưởng Ban Văn Nghệ Viễn Xứ, sáng tác, lấy cảm xúc từ chính sự ra đi của cố Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Khúc Trầm Ca (Nguyễn Long)
(Để Tưởng nhớ Ngài Cố Thủ Tướng Úc – Malcolm Fraser 1930 – 2015)
Từng nén hương trầm bay trong chiều nay
Lời thì thầm nguyện cầu bao thiết tha
Giọt lệ sầu nghẹn ngào nơi đáy tim
Tiếc thương cho Người nghìn trùng cách xa
Từng cánh hoa nhẹ rung như biệt ly,
Nhìn về Người mà lòng luôn khắc ghi
Tình dạt dào, ngọt ngào như ánh trăng.
Dẫu Thiên Thư cùng tháng năm không tàn .
Xin tri ân lòng bác ái bao la
Cho tha nhân lạc bước giữa phong ba
Xin dâng lên khúc tình ca
Xin ghi sâu tấm lòng Cha.
Để chấm dứt buổi lễ, ông Nguyễn văn Bon đã chân thành ngõ lời cám ơn đến tất cả mọi người, ông và BCH CĐNVTD/VIC cảm thấy rất ấm lòng, rất tự hào, rất vinh dự khi thấy đồng bào cùng với các hội đoàn, đoàn thể, các tôn giáo đã tề tựu rất đông đủ tham dự buổi lễ quốc táng và buổi lễ tưởng niệm để bày tỏ lòng tri ân và tiển đưa một vị Đại Ân Nhân, một vị Cha già của CĐNVTD Úc Châu - Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Melbourne
27/03/2015
* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4063-4063
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4063-4063
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
29 March 2015
Lễ Quốc Táng Ngài Cựu Thủ Tướng Úc Malcolm Fraser
* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
"Farewell to our true champion of humanity: Malcolm Fraser", "Rest in peace our "Father" and "Saviour" Mr. Fraser", "You are forever in our hearts" - đó là những lời tiễn biệt Ngài Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser được viết trên 3 tấm biểu ngữ lớn của CĐNVTD Úc Châu. Từ sáng sớm, trước khi buổi lễ bắt đầu, đồng bào đã tề tựu về trước ngôi Nhà Thờ Scots (The Scots College Church, Melbourne) để tham dự buổi lễ Quốc Táng và tiễn đưa linh cữu của vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu về nơi an nghĩ cuối cùng.
Một số vào bên trong nhà thờ để dự lễ, nhưng phần lớn đều đứng bên ngoài cùng nhau cầm 3 tấm biểu ngữ trong im lặng, tâm tư lắng đọng hướng lòng về người quá cố, trong đó có cô Phan Đình Bảo Kim (Thư Ký CĐNVTD/VIC), ông Trần Vĩnh Triều (PT Phó Chủ Tịch Nội Vụ CĐNVTD/VIC), Quách Nam (Thị Trưởng thành phố Maribyrnong), TS Hà Cao Thắng (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW). Phải nói rằng trong suốt buổi lễ, bên ngoài ngôi Nhà Thờ Scots, nổi bật nhất là CĐNVTD với 3 tấm biểu ngữ nói lên lòng tri ân đối với người vừa mới ra đi.
Giữa các tấm biểu ngữ ấy, thu hút nhất là tấm di ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser nằm giữa 2 lá cờ Úc-Việt được ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) kính cẩn cầm trên hai tay như là tấm ảnh của một người thân trong gia đình - "Người Cha" của Cộng Đồng Việt Nam tại Úc. Những lời tiển biệt đầy cảm xúc ấy đã làm động lòng khách bộ hành và khách tham dự buổi lễ.
Đã có rất nhiều người dừng lại chụp hình, quay phim, ngõ lời cám ơn, bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Cộng Đồng Việt Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Phong, với bức ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong tay, đã được giới truyền thông Úc Châu - các đài truyền hình, tuyền thanh, các tờ báo lớn, nhỏ - thay nhau phỏng vấn. Đó là một vinh dự thật lớn lao cho CĐNVTD Úc Châu - đã có dịp chính thức bày tỏ lòng tri ân và sự thương tiếc đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Vinh dự hơn nữa là CĐNVTD Úc Châu được chính thức mời tham dự buổi lễ quốc táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Bước vào bên trong Nhà Thờ Scots có LS Võ Trí Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Phó CT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Đan Thanh, anh Nguyễn Thomas (Khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc - Dual Identity Leadership Program) cùng với đông đảo các quan khách Úc, nổi bật nhất là gương mặt của các chính trị gia tên tuổi thuộc lưỡng đảng như Thủ Tướng Tony Abbott, cựu Thủ Tướng John Howard, Julia Gillard, Paul Keating, Bộ Trưởng Ngân Khố Joe Hockey, Bộ trưởng Truyền Thông Malcolm Turnbull, Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews,...
Cựu Thủ Tướng Fraser, vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, là người đã thay đổi chính sách di trú của Úc và đã đón nhận gần 56000 Người Việt tỵ nạn trong thời gian ông làm Thủ Tướng. "Uống nước nhớ nguồn", CĐNVTD Úc Châu không chỉ biết tri ân ông bằng lời nói mà rõ ràng nhất là bằng sự hội nhập thành công và bằng những đóng góp đáng kể vào xã hội Úc. Chắc hẳn CĐNVTD Úc Châu đã không phụ lòng vị Đại Ân Nhân của mình.
Có lẽ một trong những điều mà Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser vui mừng và hãnh diện nhất về những quyết định và chính sách đón nhận Người Việt tỵ nạn của ông là hình ảnh của một Người Việt tỵ nạn (đi tàu đến thẳng Darwin, miền bắc Úc) nay đã trở thành một vị Toàn Quyền ở Nam Úc - ông Lê Văn Hiếu. Ông Hiếu và phu nhân đã có mặt trong tang lễ của vị Đại Ân Nhân đã đón nhận ông, gia đình và hàng chục ngàn đồng bào ruột thịt của ông vào vùng đất lành. Sau buổi lễ ông Hiếu và phu nhân đã ra bên ngoài, tìm đến chào hỏi và chụp hình lưu niệm cùng với đồng bào.
Buổi lễ Quốc Táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã diễn ra thật giản dị nhưng rất trang trọng. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có mây mù với lá vàng bay vẻ nên một bức tranh buồn cùng với nổi lòng tiễn người ra đi trong cái vẩy tay chào của người vợ ở lại. Đi theo sau xe tang là xe chở các tràng hoa phúng điếu, trên đó tràng hoa có màu sắc 2 lá cờ Úc Việt với hàng chữ đơn sơ "FAREWELL - THANK YOU" đã nói lên lòng thương tiếc và tri ân sâu xa của CĐNVTD Úc Châu.
Melbourne
27/03/2015
Một số vào bên trong nhà thờ để dự lễ, nhưng phần lớn đều đứng bên ngoài cùng nhau cầm 3 tấm biểu ngữ trong im lặng, tâm tư lắng đọng hướng lòng về người quá cố, trong đó có cô Phan Đình Bảo Kim (Thư Ký CĐNVTD/VIC), ông Trần Vĩnh Triều (PT Phó Chủ Tịch Nội Vụ CĐNVTD/VIC), Quách Nam (Thị Trưởng thành phố Maribyrnong), TS Hà Cao Thắng (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW). Phải nói rằng trong suốt buổi lễ, bên ngoài ngôi Nhà Thờ Scots, nổi bật nhất là CĐNVTD với 3 tấm biểu ngữ nói lên lòng tri ân đối với người vừa mới ra đi.
Giữa các tấm biểu ngữ ấy, thu hút nhất là tấm di ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser nằm giữa 2 lá cờ Úc-Việt được ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) kính cẩn cầm trên hai tay như là tấm ảnh của một người thân trong gia đình - "Người Cha" của Cộng Đồng Việt Nam tại Úc. Những lời tiển biệt đầy cảm xúc ấy đã làm động lòng khách bộ hành và khách tham dự buổi lễ.
Đã có rất nhiều người dừng lại chụp hình, quay phim, ngõ lời cám ơn, bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Cộng Đồng Việt Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Phong, với bức ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong tay, đã được giới truyền thông Úc Châu - các đài truyền hình, tuyền thanh, các tờ báo lớn, nhỏ - thay nhau phỏng vấn. Đó là một vinh dự thật lớn lao cho CĐNVTD Úc Châu - đã có dịp chính thức bày tỏ lòng tri ân và sự thương tiếc đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Vinh dự hơn nữa là CĐNVTD Úc Châu được chính thức mời tham dự buổi lễ quốc táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Bước vào bên trong Nhà Thờ Scots có LS Võ Trí Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Phó CT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Đan Thanh, anh Nguyễn Thomas (Khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc - Dual Identity Leadership Program) cùng với đông đảo các quan khách Úc, nổi bật nhất là gương mặt của các chính trị gia tên tuổi thuộc lưỡng đảng như Thủ Tướng Tony Abbott, cựu Thủ Tướng John Howard, Julia Gillard, Paul Keating, Bộ Trưởng Ngân Khố Joe Hockey, Bộ trưởng Truyền Thông Malcolm Turnbull, Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews,...
Cựu Thủ Tướng Fraser, vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, là người đã thay đổi chính sách di trú của Úc và đã đón nhận gần 56000 Người Việt tỵ nạn trong thời gian ông làm Thủ Tướng. "Uống nước nhớ nguồn", CĐNVTD Úc Châu không chỉ biết tri ân ông bằng lời nói mà rõ ràng nhất là bằng sự hội nhập thành công và bằng những đóng góp đáng kể vào xã hội Úc. Chắc hẳn CĐNVTD Úc Châu đã không phụ lòng vị Đại Ân Nhân của mình.
Có lẽ một trong những điều mà Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser vui mừng và hãnh diện nhất về những quyết định và chính sách đón nhận Người Việt tỵ nạn của ông là hình ảnh của một Người Việt tỵ nạn (đi tàu đến thẳng Darwin, miền bắc Úc) nay đã trở thành một vị Toàn Quyền ở Nam Úc - ông Lê Văn Hiếu. Ông Hiếu và phu nhân đã có mặt trong tang lễ của vị Đại Ân Nhân đã đón nhận ông, gia đình và hàng chục ngàn đồng bào ruột thịt của ông vào vùng đất lành. Sau buổi lễ ông Hiếu và phu nhân đã ra bên ngoài, tìm đến chào hỏi và chụp hình lưu niệm cùng với đồng bào.
Buổi lễ Quốc Táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã diễn ra thật giản dị nhưng rất trang trọng. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có mây mù với lá vàng bay vẻ nên một bức tranh buồn cùng với nổi lòng tiễn người ra đi trong cái vẩy tay chào của người vợ ở lại. Đi theo sau xe tang là xe chở các tràng hoa phúng điếu, trên đó tràng hoa có màu sắc 2 lá cờ Úc Việt với hàng chữ đơn sơ "FAREWELL - THANK YOU" đã nói lên lòng thương tiếc và tri ân sâu xa của CĐNVTD Úc Châu.
Melbourne
27/03/2015
* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4059-4059
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4059-4059
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
28 March 2015
VIDEO: CĐNVTD/SYDNEY làm Lễ Tưởng Niệm Cố Thủ Tướng MALCOLM FRASER
* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
TS. Hà Cao Thắng, Chủ Tịch CĐNVTD tiểu bang NSW
LS. Võ Trí Dũng, Chủ Tịch CĐNVTD Liên bang Úc Châu và NS Trúc Hồ.
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
TS. Hà Cao Thắng, Chủ Tịch CĐNVTD tiểu bang NSW
LS. Võ Trí Dũng, Chủ Tịch CĐNVTD Liên bang Úc Châu và NS Trúc Hồ.
* Nhạc sĩ Trúc Hồ từ Mỹ sang "Vận Động Chiến Dịch Nhân Quyền 2015". Quý Vị nào chưa ký xin nhấn vào Link dưới đây ▼
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc của Video trên.
* Hình của Tất Phương Nguyễn & Nguyễn Văn Thinh
* Hình của Tất Phương Nguyễn & Nguyễn Văn Thinh
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
27 March 2015
Melbourne, Úc châu tiễn đưa cựu Thủ tướng Malcom Fraser
* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
"Farewell to our true champion of humanity: Malcolm Fraser", "Rest in peace our "Father" and "Saviour" Mr. Fraser", "You are forever in our hearts" - đó là những lời tiễn biệt Ngài Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser được viết trên 3 tấm biểu ngữ lớn của CĐNVTD Úc Châu. Từ sáng sớm, trước khi buổi lễ bắt đầu, đồng bào đã tề tựu về trước ngôi Nhà Thờ Scots (The Scots College Church, Melbourne) để tham dự buổi lễ Quốc Táng và tiễn đưa linh cữu của vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu về nơi an nghĩ cuối cùng.
Một số vào bên trong nhà thờ để dự lễ, nhưng phần lớn đều đứng bên ngoài cùng nhau cầm 3 tấm biểu ngữ trong im lặng, tâm tư lắng đọng hướng lòng về người quá cố, trong đó có cô Phan Đình Bảo Kim (Thư Ký CĐNVTD/VIC), ông Trần Vĩnh Triều (PT Phó Chủ Tịch Nội Vụ CĐNVTD/VIC), Quách Nam (Thị Trưởng thành phố Maribyrnong), TS Hà Cao Thắng (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW). Phải nói rằng trong suốt buổi lễ, bên ngoài ngôi Nhà Thờ Scots, nổi bật nhất là CĐNVTD với 3 tấm biểu ngữ nói lên lòng tri ân đối với người vừa mới ra đi.
Giữa các tấm biểu ngữ ấy, thu hút nhất là tấm di ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser nằm giữa 2 lá cờ Úc-Việt được ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) kính cẩn cầm trên hai tay như là tấm ảnh của một người thân trong gia đình - "Người Cha" của Cộng Đồng Việt Nam tại Úc. Những lời tiển biệt đầy cảm xúc ấy đã làm động lòng khách bộ hành và khách tham dự buổi lễ.
Đã có rất nhiều người dừng lại chụp hình, quay phim, ngõ lời cám ơn, bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Cộng Đồng Việt Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Phong, với bức ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong tay, đã được giới truyền thông Úc Châu - các đài truyền hình, tuyền thanh, các tờ báo lớn, nhỏ - thay nhau phỏng vấn. Đó là một vinh dự thật lớn lao cho CĐNVTD Úc Châu - đã có dịp chính thức bày tỏ lòng tri ân và sự thương tiếc đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Vinh dự hơn nữa là CĐNVTD Úc Châu được chính thức mời tham dự buổi lễ quốc táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Bước vào bên trong Nhà Thờ Scots có LS Võ Trí Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Phó CT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Đan Thanh, anh Nguyễn Thomas (Khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc - Dual Identity Leadership Program) cùng với đông đảo các quan khách Úc, nổi bật nhất là gương mặt của các chính trị gia tên tuổi thuộc lưỡng đảng như Thủ Tướng Tony Abbott, cựu Thủ Tướng John Howard, Julia Gillard, Paul Keating, Bộ Trưởng Ngân Khố Joe Hockey, Bộ trưởng Truyền Thông Malcolm Turnbull, Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews,...
Cựu Thủ Tướng Fraser, vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, là người đã thay đổi chính sách di trú của Úc và đã đón nhận gần 56000 Người Việt tỵ nạn trong thời gian ông làm Thủ Tướng. "Uống nước nhớ nguồn", CĐNVTD Úc Châu không chỉ biết tri ân ông bằng lời nói mà rõ ràng nhất là bằng sự hội nhập thành công và bằng những đóng góp đáng kể vào xã hội Úc. Chắc hẳn CĐNVTD Úc Châu đã không phụ lòng vị Đại Ân Nhân của mình.
Có lẽ một trong những điều mà Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser vui mừng và hãnh diện nhất về những quyết định và chính sách đón nhận Người Việt tỵ nạn của ông là hình ảnh của một Người Việt tỵ nạn (đi tàu đến thẳng Darwin, miền bắc Úc) nay đã trở thành một vị Toàn Quyền ở Nam Úc - ông Lê Văn Hiếu. Ông Hiếu và phu nhân đã có mặt trong tang lễ của vị Đại Ân Nhân đã đón nhận ông, gia đình và hàng chục ngàn đồng bào ruột thịt của ông vào vùng đất lành. Sau buổi lễ ông Hiếu và phu nhân đã ra bên ngoài, tìm đến chào hỏi và chụp hình lưu niệm cùng với đồng bào.
Buổi lễ Quốc Táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã diễn ra thật giản dị nhưng rất trang trọng. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có mây mù với lá vàng bay vẻ nên một bức tranh buồn cùng với nổi lòng tiễn người ra đi trong cái vẩy tay chào của người vợ ở lại. Đi theo sau xe tang là xe chở các tràng hoa phúng điếu, trên đó tràng hoa có màu sắc 2 lá cờ Úc Việt với hàng chữ đơn sơ "FAREWELL - THANK YOU" đã nói lên lòng thương tiếc và tri ân sâu xa của CĐNVTD Úc Châu.
Melbourne
27/03/2015
Một số vào bên trong nhà thờ để dự lễ, nhưng phần lớn đều đứng bên ngoài cùng nhau cầm 3 tấm biểu ngữ trong im lặng, tâm tư lắng đọng hướng lòng về người quá cố, trong đó có cô Phan Đình Bảo Kim (Thư Ký CĐNVTD/VIC), ông Trần Vĩnh Triều (PT Phó Chủ Tịch Nội Vụ CĐNVTD/VIC), Quách Nam (Thị Trưởng thành phố Maribyrnong), TS Hà Cao Thắng (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW). Phải nói rằng trong suốt buổi lễ, bên ngoài ngôi Nhà Thờ Scots, nổi bật nhất là CĐNVTD với 3 tấm biểu ngữ nói lên lòng tri ân đối với người vừa mới ra đi.
Giữa các tấm biểu ngữ ấy, thu hút nhất là tấm di ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser nằm giữa 2 lá cờ Úc-Việt được ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) kính cẩn cầm trên hai tay như là tấm ảnh của một người thân trong gia đình - "Người Cha" của Cộng Đồng Việt Nam tại Úc. Những lời tiển biệt đầy cảm xúc ấy đã làm động lòng khách bộ hành và khách tham dự buổi lễ.
Đã có rất nhiều người dừng lại chụp hình, quay phim, ngõ lời cám ơn, bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Cộng Đồng Việt Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Phong, với bức ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong tay, đã được giới truyền thông Úc Châu - các đài truyền hình, tuyền thanh, các tờ báo lớn, nhỏ - thay nhau phỏng vấn. Đó là một vinh dự thật lớn lao cho CĐNVTD Úc Châu - đã có dịp chính thức bày tỏ lòng tri ân và sự thương tiếc đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser.
Vinh dự hơn nữa là CĐNVTD Úc Châu được chính thức mời tham dự buổi lễ quốc táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Bước vào bên trong Nhà Thờ Scots có LS Võ Trí Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Phó CT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Đan Thanh, anh Nguyễn Thomas (Khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc - Dual Identity Leadership Program) cùng với đông đảo các quan khách Úc, nổi bật nhất là gương mặt của các chính trị gia tên tuổi thuộc lưỡng đảng như Thủ Tướng Tony Abbott, cựu Thủ Tướng John Howard, Julia Gillard, Paul Keating, Bộ Trưởng Ngân Khố Joe Hockey, Bộ trưởng Truyền Thông Malcolm Turnbull, Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews,...
Cựu Thủ Tướng Fraser, vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, là người đã thay đổi chính sách di trú của Úc và đã đón nhận gần 56000 Người Việt tỵ nạn trong thời gian ông làm Thủ Tướng. "Uống nước nhớ nguồn", CĐNVTD Úc Châu không chỉ biết tri ân ông bằng lời nói mà rõ ràng nhất là bằng sự hội nhập thành công và bằng những đóng góp đáng kể vào xã hội Úc. Chắc hẳn CĐNVTD Úc Châu đã không phụ lòng vị Đại Ân Nhân của mình.
Có lẽ một trong những điều mà Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser vui mừng và hãnh diện nhất về những quyết định và chính sách đón nhận Người Việt tỵ nạn của ông là hình ảnh của một Người Việt tỵ nạn (đi tàu đến thẳng Darwin, miền bắc Úc) nay đã trở thành một vị Toàn Quyền ở Nam Úc - ông Lê Văn Hiếu. Ông Hiếu và phu nhân đã có mặt trong tang lễ của vị Đại Ân Nhân đã đón nhận ông, gia đình và hàng chục ngàn đồng bào ruột thịt của ông vào vùng đất lành. Sau buổi lễ ông Hiếu và phu nhân đã ra bên ngoài, tìm đến chào hỏi và chụp hình lưu niệm cùng với đồng bào.
Buổi lễ Quốc Táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã diễn ra thật giản dị nhưng rất trang trọng. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có mây mù với lá vàng bay vẻ nên một bức tranh buồn cùng với nổi lòng tiễn người ra đi trong cái vẩy tay chào của người vợ ở lại. Đi theo sau xe tang là xe chở các tràng hoa phúng điếu, trên đó tràng hoa có màu sắc 2 lá cờ Úc Việt với hàng chữ đơn sơ "FAREWELL - THANK YOU" đã nói lên lòng thương tiếc và tri ân sâu xa của CĐNVTD Úc Châu.
Melbourne
27/03/2015
* Dưới đây là tường trình và ghi nhận của báo The Canberra Times + chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tintuc/4057-4057%20%E2%80%9C%20target=
http://www.news.com.au/national/ex-prime-minister-malcolm-fraser-farewelled-in-state-funeral/story-fncynjr2-1227280853514
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tintuc/4057-4057%20%E2%80%9C%20target=
http://www.news.com.au/national/ex-prime-minister-malcolm-fraser-farewelled-in-state-funeral/story-fncynjr2-1227280853514
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vietnamese.org.au/vca/ http://vcavic.net/
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.radiotiengnuoctoi.com/
Video & Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa CS tại Singapore
* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây:
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
* Xin hãy nhấn vào ▼ Link ký tên:
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc của Video trên.
Chính lý tưởng và tầm nhìn đã giúp Lý Quang Diệu đưa Singapore từ một quốc gia bị trị, phân hóa chính trị, CS hoành hành, xung đột chủng tộc, thiếu thốn tài nguyên thiên thiên trở thành một nước hiện đại, được nhân loại khắp năm châu kính nể.
Lý Quang Diệu, một lần, thừa nhận đã có can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân nhưng như ông biện luận “Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”. Đúng thế, lịch sử Singapore hiện đại đã chứng minh một cách hùng hồn rằng Lý Quang Diệu có lẽ là lãnh đạo có lập trường quốc gia duy nhất không những tồn tại mà còn xóa bỏ được cả một hệ thống CS tại Singapore và đưa đất nước ông thăng tiến vượt lên trên phần lớn nhân loại...
**************
Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2 vì bịnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23/3/2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này.
Các thành tựu kinh tế
Về đối ngoại, hầu hết các chính trị gia thế giới từ Margaret Thatcher của Anh trước đây đến Barack Obama của Mỹ hiện nay đã từng ca ngợi Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông có một tầm nhìn rất xa không chỉ vào tương lai Singapore mà cả chính trị khu vực Á Châu và Thái Bình Dương. Từ đầu năm 1994, Lý Quang Diệu đã thấy trước sự căng thẳng trong vùng biển Đông.
Về đối nội, mặc dù nhiều chính sách cứng rắn của Lý Quang Diệu tạo nên nhiều tranh luận và phê bình, ông có một niềm tin vững chắc vào khả năng lãnh đạo của chính mình và tiềm năng của nhân dân Singapore để cùng đưa quốc gia rất nhỏ bé và bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Ngày nay, Singapore, quốc gia có dân số 5.5 triệu, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, một trong năm cảng thương mại bận rộn nhất thế giới và có lợi tức đầu người cao thứ ba trên thế giới.
Một danh sách dài của những bảng danh dự mà các thống kê, các tổ chức kinh tế, tài chánh, thương mại quốc tế dành cho Singapore trong nhiều lãnh vực. Chẳng hạn, World Bank xếp Singapore vào hạng nhất trên thế giới về dễ dàng làm thương mại (The ease of doing business) và giữ vị thứ này suốt 7 năm liền; Singapore được xếp hạng ba trên thế giới về quốc gia cạnh tranh nhất (Most competitive country in the world); Singapore đứng hạng nhất về bảo vệ tài sản trí tuệ (The best protection of intellectual property); WHO (World Health Organization) năm 2010 xếp Singapore hạng nhì về tỉ lệ tử vong thấp trong thiếu nhi; Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International: Corruption Perceptions Index) năm 2010 xếp Singapore vào hạng quốc gia trong sạch nhất. Và rất nhiều bảng danh dự quốc tế khác.
Thành tựu lớn nhất của Lý Quang Diệu chưa hẳn là thành tựu kinh tế
Reihan Salam, Chủ bút điều hành của National Review Institute và tác giả nhiều tác phẩm chính trị, trong phân tích và cũng là kết luận Thành Tựu Lớn Nhất Của Lý Quang Diệu Chưa Hẳn Là Thành Tựu Kinh Tế của Singapore (Lee Kuan Yew’s Greatest Accomplishment May Not Have Been Singapore’s Economic Success) đăng trên National Review sáng 23/3/2015 vừa qua.
Theo Reihan Salam, trong những năm trước 1959, xã hội Singapore chịu đựng tình trạng xung đột chủng tộc giữa các sắc dân Ấn, Mã Lai và Trung Hoa không chỉ về kinh tế mà trong cả văn hóa, tôn giáo. Ngoài ra, sự phân liệt trầm trọng diễn ra trong sinh hoạt chính trị với đa số thành phần CS và thân Cộng là người gốc Hoa trong khi đa số thành phần chống Cộng là gốc Mã Lai. Thế nhưng, ngày nay có thể nói không một quốc gia nào mà nơi đó người dân thuộc thành phần thiểu số cảm thấy an toàn hơn tại Singapore và gần một nửa số người đang sống yên ổn tại Singapore vốn sinh ra tại nước ngoài. Sự an toàn, ổn định và hòa hợp đó sẽ không xảy ra nếu quốc gia này nằm trong tay CS. Thành tựu lớn nhất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, do đó, phải là thành tựu ngăn chận được sự phát triển của phong trào CS tại Singapore.
Lịch sử phong trào CS tại Mã Lai và Singapore
Năm 1927, năm cán bộ CS Trung cộng được phái tới Mã Lai để thành lập đảng CS Nanyang (Mã Lai, Singapore) với tầm hoạt động bao gồm cả Thái Lan, Đông Dương và các thuộc địa Đông Ấn thuộc Hòa Lan. Năm 1930, Đệ Tam Quốc Tế CS (1919-1943) tổ chức một hội nghị tại Singapore, giải tán đảng CS Nanyang và thành lập đảng CS Mã Lai. Cùng thời gian này, đảng CSVN cũng thuộc Đệ Tam Quốc Tế được thành lập.
Địa bàn hoạt động của đảng CS Mã Lai bao gồm Mã Lai, Singapore và lan rộng tận Thái Lan. Chương trình hành động của đảng CS Mã Lai gắn liền với điều kiện chính trị tại Trung cộng và đảng CSTQ bởi vì đa số đảng viên CS Mã Lai là người gốc Hoa. Những năm hòa hoãn giữa đảng CSTQ và Quốc Dân Đảng Trung Hoa để chống Nhật, đảng CS Mã Lai có cơ hội hoạt động mạnh hơn. Năm 1939, đảng CS Mã Lai có khoảng 40 ngàn đảng viên với một nửa số đó hoạt động tại Singapore. Tài liệu của đảng CSVN không ghi thống kê của năm 1939 nhưng trong giai đoạn 1935 đảng chỉ có 600 đảng viên. So sánh để thấy, hoạt động của đảng CS Mã Lai lúc bấy giờ mạnh đến dường nào.
Các đảng CS thuộc Đệ Tam Quốc Tế, trong đó có Việt Nam và Mã Lai, thực thi một chiến lược giống nhau do Lenin vạch ra trong Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản được chấp thuận tại đại hội Đệ Tam Quốc Tế lần thứ nhất vào năm 1919 và Luận Cương về Vấn đề Dân Tộc và Thuộc Địa do Lenin đọc tại đại hội của Đệ Tam Quốc Tế CS lần thứ 2 vào năm 1920. Chấp hành đường lối quốc tế đó, đảng CS tại các nước thuộc địa dùng cơ hội hợp tác với chính quyền chống ngoại xâm để phát triển đảng một cách công khai. Mã Lai-Singapore chống Anh, Trung Hoa chống Nhật và Việt Nam chống Pháp. Đảng CS mượn chiếc cầu chống thực dân và lợi dụng lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân để đạt mục đích tối hậu là thiết lập chế độ CS trên phạm vi cả nước.
Lai Teck, Tổng bí thư đảng CS Mã Lai có máu Việt Nam
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, đảng CS Mã Lai tuyên bố hợp tác với chính quyền bảo hộ Anh để bảo vệ Singapore. Nhiều đảng viên CS Mã Lai được Anh huấn luyện quân sự. Lai Teck, Tổng bí thư đảng CS Mã Lai nhưng thực chất là một gián điệp làm việc cho nhiều cơ quan tình báo chống CS. Y có máu Việt Nam với cha là người Việt và mẹ là người Hoa. Lai Teck sinh tại Việt Nam và có tên thật là Trương Phước Đạt. Y từng làm việc cho cơ quan mật thám Pháp và xâm nhập đảng CSVN. Sau khi toàn thành nhiệm vụ Pháp chuyển Lai Teck sang cho tình báo Anh và tình báo Anh chỉ thị y xâm nhập vào đảng CS Mã Lai năm 1935. Lai Teck có một tiểu sử đầy kỳ bí và nhiều câu hỏi về nhân vật này vẫn chưa được ai trả lời thỏa mãn.
Khi Singapore rơi vào tay Nhật, Tổng bí thư Lai Teck bị Nhật bắt và trong giai đoạn này y lại bí mật hợp tác với Nhật. Sau Thế chiến thứ hai, Lai Teck vẫn tiếp tục hoạt động trong đảng CS. Mãi cho đến 1947, khi quá khứ bị phanh phui, Lai Teck bỏ trốn sang Thái. Chin Peng, Tổng bí thư mới của đảng CS Mã Lai yêu cầu các đảng viên CS Thái và CS Việt Nam đang hoạt động trên đất Thái truy lùng Lai Teck. Cuối cùng, một tổ ám sát CS Thái tìm ra và siết cổ y chết tại Bangkok. Xác của Lai Teck được ném xuống sông Chao Phraya năm 1947. Năm đó Lai Teck 44 tuổi.
Cộng sản Mã Lai và Singapore sau Thế chiến thứ hai
Giống như tại Việt Nam, khi Nhật rút lui nhưng Đồng Minh chưa đến, các nhóm CS Mã Lai xuất hiện, nhất là trong các khu người Hoa. Các đảng viên CS này được chào đón như những anh hùng cứu tinh dân tộc. Đảng CS tịch thu vũ khí do Nhật để lại và tuyển dụng đảng viên một cách công khai. Những “trung đoàn” CS trong thời chiến mỗi đơn vị chỉ hơn một trăm lính đã lên đến con số 6 ngàn trong một thời gian ngắn.
Khi chính quyền bảo hộ Anh được tái lập tại Singapore và ra lệnh đảng CS Mã Lai phải giao nạp vũ khí và giải tán các “trung đoàn” CS. Đảng CS buộc phải đồng ý giải tán nhưng cũng giấu đi nhiều vũ khí. Theo lịch sử đảng CS Mã Lai, các “trung đoàn” phải giải tán vì thiếu hàng ngũ cán bộ chính trị viên để nắm vững phần tư tưởng của đảng viên, nhưng dù sao đó cũng là một quyết định sai lầm của đảng. Trong khi đó tại Việt Nam, đảng CS lợi dụng khoảng trống cuối Thế chiến thứ hai để chiếm Hà Nội và vài thành phố khác qua biến cố gọi là “Cách mạng Mùa Thu”.
Sau thời kỳ Lai Teck, Chin Peng, 27 tuổi, một lãnh đạo CS Mã Lai gốc Hoa lên nắm quyền Tổng bí thư và chuyển sang đấu tranh bạo động, bao gồm ám sát và khủng bố. Chính quyền phản ứng mạnh qua các chiến dịch truy lùng các lãnh đạo đảng nhưng Chin Peng trốn thoát. Đảng CS Mã Lai thành lập một tổ chức ngoại vi có tên Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Mã Lai. Chính quyền Mã Lai áp dụng chính sách cắt nguồn tiếp tế cho CS bằng cách đưa dân về các “Khu tân lập” được bảo vệ an ninh chặt chẽ. Sau lần đàm phán thứ nhất để giải quyết xung đột trong hòa bình thất bại, các lực lượng CS rút lui dần về biên giới Thái. Theo ước đoán của Bộ Ngoại giao Mỹ, số đảng viên CS Mã Lai trong giai đoạn này chỉ còn vào khoảng 2 ngàn người. Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Mã Lai ngày 31 tháng 8 năm 1957 nhưng vẫn tiếp tục bảo hộ Singapore.
Lý Quang Diệu và CS Singapore
Năm 1950, sau khi học xong ngành luật tại Fitzwilliam College, Cambridge, Anh, và hoàn tất chương trình thực tập luật, Lý Quang Diệu được nhận vào luật sư đoàn Anh nhưng ông đổi ý định hành nghề ở Anh và về nước. Chàng luật sư 27 tuổi Lý Quang Diệu trở lại quê hương mang theo một tấm lòng yêu nước, lý tưởng công bằng xã hội, ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa vào tương lai Singapore.
Lý Quang Diệu là một trong ba người thành lập Đảng Hành động Nhân dân Singapore (People Action Party, gọi tắt là PAP) vào ngày 21 tháng 11, 1954. Mục đích chính của PAP là bảo đảm an ninh quốc gia mà không phải sử dụng bạo lực và xác định trong tuyên ngôn thành lập “PAP sẵn sàng hợp tác một cách thành thật với các đảng phái chính trị khác để đạt đến mục tiêu độc lập thật sự cho đất nước”.
Trong cuộc bầu cử tháng Năm 1959, PAP thắng lớn. Singapore thành quốc gia tự trị trong khuôn khổ Commonwealth và Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên với Thống đốc Sir William Allmond Codrington Goode là Quốc trưởng. Theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý 1962, Singapore sáp nhập vào Liên Bang Mã Lai. Việc chọn gia nhập Liên Bang Mã Lai phát xuất từ mối lo ngại thiếu tài nguyên và ngoài ra, một số chính trị gia cũng quan tâm đến việc Singapore có thể trở thành một quốc gia CS. Tuy nhiên chỉ trong vòng 3 năm, Quốc hội Mã Lai với số phiếu 126 trên 126 loại Singapore ra khỏi liên bang. Thủ tướng Lý Quang Diệu đứng trước một tương lai Singapore đầy bất ổn. Ngay cả trong nội bộ PAP, vài năm trước, các thành viên sáng lập cũng đã chọn con đường tả khuynh cho riêng họ.
Các thành phần CS và tả khuynh trong lãnh đạo PAP
Hai thành viên sáng lập khác là Fong Swee Suan và Lim Chin Siong có lập trường tả khuynh trong lúc Lý Quang Diệu quyết tâm ngăn chận mầm mống CS phát sinh trong xã hội Singapore. Lý Quang Diệu biết rõ rất đông lãnh đạo và đảng viên PAP bị ảnh hưởng CS và việc chấp nhận sự ủng hộ của cánh CS chẳng khác gì ngồi trên lưng cọp nhưng ông tin tưởng vào khả năng và có một niềm tin kiên định vào mục đích sống của đời mình. Muốn đưa Singapore trở thành một quốc gia cường thịnh, trước hết phải xóa bỏ mọi tàng tích CS còn tồn đọng từ quá khứ và ngăn chận mọi mầm mống phát sinh của ý thức hệ CS tại Singapore. Tất cả chính sách đối nội của Lý Quang Diệu đều tập trung vào mục đích đó.
Đảng PAP tập hợp những thanh niên Singapore trẻ, có tinh thần độc lập và liên kết với các nghiệp đoàn, nhưng như Lý Quang Diệu giải thích, sự liên kết này chẳng khác gì một loại “hôn nhân hợp đồng” vì ông chỉ biết nói tiếng Anh nên cần các đảng viên biết nói tiếng Tàu trong giới lao động thân CS.
Lim Chin Siong, một trong ba người thành lập, có giọng nói hùng hồn và thu hút người nghe đã đắc cử Dân biểu Quốc Hội đơn vị Bukit Timah khi chỉ mới 22 tuổi. Năm 23 tuổi Lim Chin Siong và Lý Quang Diệu đại diện cho Singapore để thảo luận về hiến pháp tại London.
Những hoạt động tả khuynh quá khích của Lim Chin Siong đã làm cho hai lãnh đạo PAP xa nhau rất sớm. Lý Quang Diệu tố cáo Lim Chin Siong là CS và dựa vào Sắc Luật An Ninh Quốc Nội (Internal Security Act) bỏ tù đồng chí sáng lập PAP này nhiều năm không xét xử.
Mặc dù Lim từ chối là CS, các hành vi của y như việc đọc diễn văn trong lễ tưởng niệm Joseph Stalin và kế hoạch lật đổ chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore sáp nhập vào Mã Lai cho thấy chủ trương CS hóa Mã Lai bao gồm cả Singapore nằm trong ý định của Lim và mục tiêu của đảng Barisan Sosialis do y thành lập. Dù sao, sau khi Lim Chin Siong chết ngày 5 tháng Hai 1996, Lý Quang Diệu bày tỏ sự kính trọng về quyết tâm, tận tụy với lý tưởng dành cho đồng chí sáng lập PAP vừa qua đời.
Fong Swee Suan, một thành viên sáng lập khác của PAP cũng có lập trường thân CS. Không giống Lý Quang Diệu học hành đổ đạt, Fong Swee Suan bị trục xuất ra khỏi trường trung học vì tham gia đình công. Fong dành hết thời gian còn lại cho các hoạt động của giới thợ thuyền. Trong thời gian PAP lãnh đạo Singapore, Fong Swee Suan là Bộ trưởng Bộ Lao Động. Tháng Bảy 1961, Lý Quang Diệu yêu cầu Fong Swee Suan từ chức vì có liên can đến việc kêu gọi Singapore tự trị. Fong bị bắt tháng Hai 1963, giam tại Mã Lai và được phóng thích vào tháng Tám 1967. Fong có niềm tin sâu xa rằng giới công nhân là giới bị áp bức bóc lột và nghiệp đoàn là phương tiện để giới công nhân đấu tranh giải phóng áp bức bóc lột. Ông thừa nhận là một người xã hội chứ không phải là CS.
Sau khi giới hạn các thành phần CS và tả khuynh trong hàng ngũ lãnh đạo PAP, và ổn định chính trị quốc nội, Lý Quang Diệu thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ quốc tế. Singapore gia nhập Liên Hiệp Quốc 1965 và ASEAN 1967.
Lý Quang Diệu và Cộng Sản Tàu
Có lẽ không ai có ý thức rõ ràng và sâu sắc hơn Lý Quang Diệu về hiểm họa CS Tàu tại Singapore. Hầu hết, nếu không muốn nói tất cả đảng viên CS hoạt động tại Singapore là người Hoa. Do đó, tách rời Singapore ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng càng xa càng tốt. Ông học về lý thuyết CS tại Anh một cách nghiêm túc và nhiều lần khẳng định chủ nghĩa CS không cần thiết là một phương tiện để giành độc lập và chủ nghĩa CS không thể xây dựng Singapore thành một nước cường thịnh về mọi mặt.
Vào những năm đầu thập niên 1960, trong lúc các nhà lãnh đạo CSVN phải sang chầu Trung Cộng hàng năm để xin súng đạn, Lý Quang Diệu từ chối ngay cả việc thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nước có chủ quyền toàn vẹn. Những biện pháp cứng rắn của chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore ra khỏi Liên bang Mã Lai là nhằm bảo vệ sự tồn tại mong manh của hòn đảo nhỏ này và ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng Sản với hậu thuẩn tích cực của Trung Cộng.
Khi Đặng Tiểu Bình phát động bốn hiện đại hóa, Lý Quang Diệu mở rộng các quan hệ các quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Cộng vì lợi ích của Singapore nhưng vẫn chưa thiết lập các quan hệ chính trị trên tầm mức quốc gia. Mặc dù công khai bày tỏ sự kính phục dành cho Đặng Tiểu Bình và được mời thăm Trung Cộng nhiều lần, mãi đến tháng 10 năm 1990, khi Singapore đủ mạnh về kinh tế và ổn định về chính trị, Lý Quang Diệu mới thiết lập ngoại giao hoàn toàn. Singapore là nước cuối cùng ở Đông Nam Á thừa nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Và mặc dù công nhận Trung Cộng, Lý Quang Diệu đồng thời cũng duy trì một quan hệ tốt với Đài Loan.
Quan hệ thương mại với Trung Cộng, tránh phê bình chế độ chính trị CS tại Trung Cộng không có nghĩa Lý Quang Diệu thừa nhận cơ chế CS là đúng. Lý Quang Diệu hiểu CS hơn nhiều lãnh đạo quốc gia khác vì chính ông đã từng tranh đấu một cách gian nan để ngăn chận CS tại Singapore cũng như đã từng phát biểu về lâu về dài nền dân chủ Ấn Độ sẽ giúp cho quốc gia này vượt qua Trung Cộng.
Một số học giả Trung Cộng như Lu Qi gọi Lý Quang Diệu là hanjian (Hán Gian) khi kết án ông Lý đã buộc người dân Singapore sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính và kết quả làm cho đa số người dân Singapore gốc Hoa ngày nay không biết tiếng Tàu. Nhưng tên học giả này quên rằng Lý Quang Diệu là Singapore chứ không phải là Trung Hoa và lại càng không phải Hán. Quyết định duy trì tiếng Anh làm ngôn ngữ chính ngay từ thời gian mới độc lập là một phần trong tầm nhìn xa của họ Lý để chuẩn bị cho Singapore dễ dàng hội nhập vào thế giới toàn cầu hóa năm chục năm sau.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Lý Quang Diệu và nhiều lãnh đạo sáng suốt ở châu Á đã lợi dụng chính sách chống CS của Mỹ ở châu Á để hợp tác và phát triển kinh tế với Mỹ, nhờ đó, không chỉ nền kinh tế Singapore mà nhiều nước nhỏ khác ở châu Á như Nam Hàn, Đài Loan cũng đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn được thế giới ca ngợi như là những con rồng châu Á.
“Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”
Như Joseph Chinyong Liow, thuộc Viện Nghiên Cứu Brookings, phân tích trong bài bình luận Lý Quang Diệu, con người và giấc mơ hôm 22 tháng 3 vừa qua, chính lý tưởng và tầm nhìn đã giúp Lý Quang Diệu đưa Singapore từ một quốc gia bị trị, phân hóa chính trị, CS hoành hành, xung đột chủng tộc, thiếu thốn tài nguyên thiên thiên trở thành một nước hiện đại, được nhân loại khắp năm châu kính nể.
Lý Quang Diệu, một lần, thừa nhận đã có can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân nhưng như ông biện luận “Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”. Đúng thế, lịch sử Singapore hiện đại đã chứng minh một cách hùng hồn rằng Lý Quang Diệu có lẽ là lãnh đạo có lập trường quốc gia duy nhất không những tồn tại mà còn xóa bỏ được cả một hệ thống CS tại Singapore và đưa đất nước ông thăng tiến vượt lên trên phần lớn nhân loại.
Trần Trung Đạo
http://www.khangsydney.blogspot.com.au/
http://www.khanghuong.blogspot.com/
* Xin hãy nhấn vào ▼ Link ký tên:
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
* Nhấn vô chữ Youtube sẽ đến nguồn gốc của Video trên.
Lý Quang Diệu, một lần, thừa nhận đã có can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân nhưng như ông biện luận “Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”. Đúng thế, lịch sử Singapore hiện đại đã chứng minh một cách hùng hồn rằng Lý Quang Diệu có lẽ là lãnh đạo có lập trường quốc gia duy nhất không những tồn tại mà còn xóa bỏ được cả một hệ thống CS tại Singapore và đưa đất nước ông thăng tiến vượt lên trên phần lớn nhân loại...
**************
Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2 vì bịnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23/3/2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này.
Các thành tựu kinh tế
Về đối ngoại, hầu hết các chính trị gia thế giới từ Margaret Thatcher của Anh trước đây đến Barack Obama của Mỹ hiện nay đã từng ca ngợi Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông có một tầm nhìn rất xa không chỉ vào tương lai Singapore mà cả chính trị khu vực Á Châu và Thái Bình Dương. Từ đầu năm 1994, Lý Quang Diệu đã thấy trước sự căng thẳng trong vùng biển Đông.
Về đối nội, mặc dù nhiều chính sách cứng rắn của Lý Quang Diệu tạo nên nhiều tranh luận và phê bình, ông có một niềm tin vững chắc vào khả năng lãnh đạo của chính mình và tiềm năng của nhân dân Singapore để cùng đưa quốc gia rất nhỏ bé và bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Ngày nay, Singapore, quốc gia có dân số 5.5 triệu, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, một trong năm cảng thương mại bận rộn nhất thế giới và có lợi tức đầu người cao thứ ba trên thế giới.
Một danh sách dài của những bảng danh dự mà các thống kê, các tổ chức kinh tế, tài chánh, thương mại quốc tế dành cho Singapore trong nhiều lãnh vực. Chẳng hạn, World Bank xếp Singapore vào hạng nhất trên thế giới về dễ dàng làm thương mại (The ease of doing business) và giữ vị thứ này suốt 7 năm liền; Singapore được xếp hạng ba trên thế giới về quốc gia cạnh tranh nhất (Most competitive country in the world); Singapore đứng hạng nhất về bảo vệ tài sản trí tuệ (The best protection of intellectual property); WHO (World Health Organization) năm 2010 xếp Singapore hạng nhì về tỉ lệ tử vong thấp trong thiếu nhi; Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International: Corruption Perceptions Index) năm 2010 xếp Singapore vào hạng quốc gia trong sạch nhất. Và rất nhiều bảng danh dự quốc tế khác.
Thành tựu lớn nhất của Lý Quang Diệu chưa hẳn là thành tựu kinh tế
Reihan Salam, Chủ bút điều hành của National Review Institute và tác giả nhiều tác phẩm chính trị, trong phân tích và cũng là kết luận Thành Tựu Lớn Nhất Của Lý Quang Diệu Chưa Hẳn Là Thành Tựu Kinh Tế của Singapore (Lee Kuan Yew’s Greatest Accomplishment May Not Have Been Singapore’s Economic Success) đăng trên National Review sáng 23/3/2015 vừa qua.
Theo Reihan Salam, trong những năm trước 1959, xã hội Singapore chịu đựng tình trạng xung đột chủng tộc giữa các sắc dân Ấn, Mã Lai và Trung Hoa không chỉ về kinh tế mà trong cả văn hóa, tôn giáo. Ngoài ra, sự phân liệt trầm trọng diễn ra trong sinh hoạt chính trị với đa số thành phần CS và thân Cộng là người gốc Hoa trong khi đa số thành phần chống Cộng là gốc Mã Lai. Thế nhưng, ngày nay có thể nói không một quốc gia nào mà nơi đó người dân thuộc thành phần thiểu số cảm thấy an toàn hơn tại Singapore và gần một nửa số người đang sống yên ổn tại Singapore vốn sinh ra tại nước ngoài. Sự an toàn, ổn định và hòa hợp đó sẽ không xảy ra nếu quốc gia này nằm trong tay CS. Thành tựu lớn nhất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, do đó, phải là thành tựu ngăn chận được sự phát triển của phong trào CS tại Singapore.
Lịch sử phong trào CS tại Mã Lai và Singapore
Năm 1927, năm cán bộ CS Trung cộng được phái tới Mã Lai để thành lập đảng CS Nanyang (Mã Lai, Singapore) với tầm hoạt động bao gồm cả Thái Lan, Đông Dương và các thuộc địa Đông Ấn thuộc Hòa Lan. Năm 1930, Đệ Tam Quốc Tế CS (1919-1943) tổ chức một hội nghị tại Singapore, giải tán đảng CS Nanyang và thành lập đảng CS Mã Lai. Cùng thời gian này, đảng CSVN cũng thuộc Đệ Tam Quốc Tế được thành lập.
Địa bàn hoạt động của đảng CS Mã Lai bao gồm Mã Lai, Singapore và lan rộng tận Thái Lan. Chương trình hành động của đảng CS Mã Lai gắn liền với điều kiện chính trị tại Trung cộng và đảng CSTQ bởi vì đa số đảng viên CS Mã Lai là người gốc Hoa. Những năm hòa hoãn giữa đảng CSTQ và Quốc Dân Đảng Trung Hoa để chống Nhật, đảng CS Mã Lai có cơ hội hoạt động mạnh hơn. Năm 1939, đảng CS Mã Lai có khoảng 40 ngàn đảng viên với một nửa số đó hoạt động tại Singapore. Tài liệu của đảng CSVN không ghi thống kê của năm 1939 nhưng trong giai đoạn 1935 đảng chỉ có 600 đảng viên. So sánh để thấy, hoạt động của đảng CS Mã Lai lúc bấy giờ mạnh đến dường nào.
Các đảng CS thuộc Đệ Tam Quốc Tế, trong đó có Việt Nam và Mã Lai, thực thi một chiến lược giống nhau do Lenin vạch ra trong Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản được chấp thuận tại đại hội Đệ Tam Quốc Tế lần thứ nhất vào năm 1919 và Luận Cương về Vấn đề Dân Tộc và Thuộc Địa do Lenin đọc tại đại hội của Đệ Tam Quốc Tế CS lần thứ 2 vào năm 1920. Chấp hành đường lối quốc tế đó, đảng CS tại các nước thuộc địa dùng cơ hội hợp tác với chính quyền chống ngoại xâm để phát triển đảng một cách công khai. Mã Lai-Singapore chống Anh, Trung Hoa chống Nhật và Việt Nam chống Pháp. Đảng CS mượn chiếc cầu chống thực dân và lợi dụng lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân để đạt mục đích tối hậu là thiết lập chế độ CS trên phạm vi cả nước.
Lai Teck, Tổng bí thư đảng CS Mã Lai có máu Việt Nam
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, đảng CS Mã Lai tuyên bố hợp tác với chính quyền bảo hộ Anh để bảo vệ Singapore. Nhiều đảng viên CS Mã Lai được Anh huấn luyện quân sự. Lai Teck, Tổng bí thư đảng CS Mã Lai nhưng thực chất là một gián điệp làm việc cho nhiều cơ quan tình báo chống CS. Y có máu Việt Nam với cha là người Việt và mẹ là người Hoa. Lai Teck sinh tại Việt Nam và có tên thật là Trương Phước Đạt. Y từng làm việc cho cơ quan mật thám Pháp và xâm nhập đảng CSVN. Sau khi toàn thành nhiệm vụ Pháp chuyển Lai Teck sang cho tình báo Anh và tình báo Anh chỉ thị y xâm nhập vào đảng CS Mã Lai năm 1935. Lai Teck có một tiểu sử đầy kỳ bí và nhiều câu hỏi về nhân vật này vẫn chưa được ai trả lời thỏa mãn.
Khi Singapore rơi vào tay Nhật, Tổng bí thư Lai Teck bị Nhật bắt và trong giai đoạn này y lại bí mật hợp tác với Nhật. Sau Thế chiến thứ hai, Lai Teck vẫn tiếp tục hoạt động trong đảng CS. Mãi cho đến 1947, khi quá khứ bị phanh phui, Lai Teck bỏ trốn sang Thái. Chin Peng, Tổng bí thư mới của đảng CS Mã Lai yêu cầu các đảng viên CS Thái và CS Việt Nam đang hoạt động trên đất Thái truy lùng Lai Teck. Cuối cùng, một tổ ám sát CS Thái tìm ra và siết cổ y chết tại Bangkok. Xác của Lai Teck được ném xuống sông Chao Phraya năm 1947. Năm đó Lai Teck 44 tuổi.
Cộng sản Mã Lai và Singapore sau Thế chiến thứ hai
Giống như tại Việt Nam, khi Nhật rút lui nhưng Đồng Minh chưa đến, các nhóm CS Mã Lai xuất hiện, nhất là trong các khu người Hoa. Các đảng viên CS này được chào đón như những anh hùng cứu tinh dân tộc. Đảng CS tịch thu vũ khí do Nhật để lại và tuyển dụng đảng viên một cách công khai. Những “trung đoàn” CS trong thời chiến mỗi đơn vị chỉ hơn một trăm lính đã lên đến con số 6 ngàn trong một thời gian ngắn.
Khi chính quyền bảo hộ Anh được tái lập tại Singapore và ra lệnh đảng CS Mã Lai phải giao nạp vũ khí và giải tán các “trung đoàn” CS. Đảng CS buộc phải đồng ý giải tán nhưng cũng giấu đi nhiều vũ khí. Theo lịch sử đảng CS Mã Lai, các “trung đoàn” phải giải tán vì thiếu hàng ngũ cán bộ chính trị viên để nắm vững phần tư tưởng của đảng viên, nhưng dù sao đó cũng là một quyết định sai lầm của đảng. Trong khi đó tại Việt Nam, đảng CS lợi dụng khoảng trống cuối Thế chiến thứ hai để chiếm Hà Nội và vài thành phố khác qua biến cố gọi là “Cách mạng Mùa Thu”.
Sau thời kỳ Lai Teck, Chin Peng, 27 tuổi, một lãnh đạo CS Mã Lai gốc Hoa lên nắm quyền Tổng bí thư và chuyển sang đấu tranh bạo động, bao gồm ám sát và khủng bố. Chính quyền phản ứng mạnh qua các chiến dịch truy lùng các lãnh đạo đảng nhưng Chin Peng trốn thoát. Đảng CS Mã Lai thành lập một tổ chức ngoại vi có tên Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Mã Lai. Chính quyền Mã Lai áp dụng chính sách cắt nguồn tiếp tế cho CS bằng cách đưa dân về các “Khu tân lập” được bảo vệ an ninh chặt chẽ. Sau lần đàm phán thứ nhất để giải quyết xung đột trong hòa bình thất bại, các lực lượng CS rút lui dần về biên giới Thái. Theo ước đoán của Bộ Ngoại giao Mỹ, số đảng viên CS Mã Lai trong giai đoạn này chỉ còn vào khoảng 2 ngàn người. Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Mã Lai ngày 31 tháng 8 năm 1957 nhưng vẫn tiếp tục bảo hộ Singapore.
Lý Quang Diệu và CS Singapore
Năm 1950, sau khi học xong ngành luật tại Fitzwilliam College, Cambridge, Anh, và hoàn tất chương trình thực tập luật, Lý Quang Diệu được nhận vào luật sư đoàn Anh nhưng ông đổi ý định hành nghề ở Anh và về nước. Chàng luật sư 27 tuổi Lý Quang Diệu trở lại quê hương mang theo một tấm lòng yêu nước, lý tưởng công bằng xã hội, ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa vào tương lai Singapore.
Lý Quang Diệu là một trong ba người thành lập Đảng Hành động Nhân dân Singapore (People Action Party, gọi tắt là PAP) vào ngày 21 tháng 11, 1954. Mục đích chính của PAP là bảo đảm an ninh quốc gia mà không phải sử dụng bạo lực và xác định trong tuyên ngôn thành lập “PAP sẵn sàng hợp tác một cách thành thật với các đảng phái chính trị khác để đạt đến mục tiêu độc lập thật sự cho đất nước”.
Trong cuộc bầu cử tháng Năm 1959, PAP thắng lớn. Singapore thành quốc gia tự trị trong khuôn khổ Commonwealth và Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên với Thống đốc Sir William Allmond Codrington Goode là Quốc trưởng. Theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý 1962, Singapore sáp nhập vào Liên Bang Mã Lai. Việc chọn gia nhập Liên Bang Mã Lai phát xuất từ mối lo ngại thiếu tài nguyên và ngoài ra, một số chính trị gia cũng quan tâm đến việc Singapore có thể trở thành một quốc gia CS. Tuy nhiên chỉ trong vòng 3 năm, Quốc hội Mã Lai với số phiếu 126 trên 126 loại Singapore ra khỏi liên bang. Thủ tướng Lý Quang Diệu đứng trước một tương lai Singapore đầy bất ổn. Ngay cả trong nội bộ PAP, vài năm trước, các thành viên sáng lập cũng đã chọn con đường tả khuynh cho riêng họ.
Các thành phần CS và tả khuynh trong lãnh đạo PAP
Hai thành viên sáng lập khác là Fong Swee Suan và Lim Chin Siong có lập trường tả khuynh trong lúc Lý Quang Diệu quyết tâm ngăn chận mầm mống CS phát sinh trong xã hội Singapore. Lý Quang Diệu biết rõ rất đông lãnh đạo và đảng viên PAP bị ảnh hưởng CS và việc chấp nhận sự ủng hộ của cánh CS chẳng khác gì ngồi trên lưng cọp nhưng ông tin tưởng vào khả năng và có một niềm tin kiên định vào mục đích sống của đời mình. Muốn đưa Singapore trở thành một quốc gia cường thịnh, trước hết phải xóa bỏ mọi tàng tích CS còn tồn đọng từ quá khứ và ngăn chận mọi mầm mống phát sinh của ý thức hệ CS tại Singapore. Tất cả chính sách đối nội của Lý Quang Diệu đều tập trung vào mục đích đó.
Đảng PAP tập hợp những thanh niên Singapore trẻ, có tinh thần độc lập và liên kết với các nghiệp đoàn, nhưng như Lý Quang Diệu giải thích, sự liên kết này chẳng khác gì một loại “hôn nhân hợp đồng” vì ông chỉ biết nói tiếng Anh nên cần các đảng viên biết nói tiếng Tàu trong giới lao động thân CS.
Lim Chin Siong, một trong ba người thành lập, có giọng nói hùng hồn và thu hút người nghe đã đắc cử Dân biểu Quốc Hội đơn vị Bukit Timah khi chỉ mới 22 tuổi. Năm 23 tuổi Lim Chin Siong và Lý Quang Diệu đại diện cho Singapore để thảo luận về hiến pháp tại London.
Những hoạt động tả khuynh quá khích của Lim Chin Siong đã làm cho hai lãnh đạo PAP xa nhau rất sớm. Lý Quang Diệu tố cáo Lim Chin Siong là CS và dựa vào Sắc Luật An Ninh Quốc Nội (Internal Security Act) bỏ tù đồng chí sáng lập PAP này nhiều năm không xét xử.
Mặc dù Lim từ chối là CS, các hành vi của y như việc đọc diễn văn trong lễ tưởng niệm Joseph Stalin và kế hoạch lật đổ chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore sáp nhập vào Mã Lai cho thấy chủ trương CS hóa Mã Lai bao gồm cả Singapore nằm trong ý định của Lim và mục tiêu của đảng Barisan Sosialis do y thành lập. Dù sao, sau khi Lim Chin Siong chết ngày 5 tháng Hai 1996, Lý Quang Diệu bày tỏ sự kính trọng về quyết tâm, tận tụy với lý tưởng dành cho đồng chí sáng lập PAP vừa qua đời.
Fong Swee Suan, một thành viên sáng lập khác của PAP cũng có lập trường thân CS. Không giống Lý Quang Diệu học hành đổ đạt, Fong Swee Suan bị trục xuất ra khỏi trường trung học vì tham gia đình công. Fong dành hết thời gian còn lại cho các hoạt động của giới thợ thuyền. Trong thời gian PAP lãnh đạo Singapore, Fong Swee Suan là Bộ trưởng Bộ Lao Động. Tháng Bảy 1961, Lý Quang Diệu yêu cầu Fong Swee Suan từ chức vì có liên can đến việc kêu gọi Singapore tự trị. Fong bị bắt tháng Hai 1963, giam tại Mã Lai và được phóng thích vào tháng Tám 1967. Fong có niềm tin sâu xa rằng giới công nhân là giới bị áp bức bóc lột và nghiệp đoàn là phương tiện để giới công nhân đấu tranh giải phóng áp bức bóc lột. Ông thừa nhận là một người xã hội chứ không phải là CS.
Sau khi giới hạn các thành phần CS và tả khuynh trong hàng ngũ lãnh đạo PAP, và ổn định chính trị quốc nội, Lý Quang Diệu thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ quốc tế. Singapore gia nhập Liên Hiệp Quốc 1965 và ASEAN 1967.
Lý Quang Diệu và Cộng Sản Tàu
Có lẽ không ai có ý thức rõ ràng và sâu sắc hơn Lý Quang Diệu về hiểm họa CS Tàu tại Singapore. Hầu hết, nếu không muốn nói tất cả đảng viên CS hoạt động tại Singapore là người Hoa. Do đó, tách rời Singapore ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng càng xa càng tốt. Ông học về lý thuyết CS tại Anh một cách nghiêm túc và nhiều lần khẳng định chủ nghĩa CS không cần thiết là một phương tiện để giành độc lập và chủ nghĩa CS không thể xây dựng Singapore thành một nước cường thịnh về mọi mặt.
Vào những năm đầu thập niên 1960, trong lúc các nhà lãnh đạo CSVN phải sang chầu Trung Cộng hàng năm để xin súng đạn, Lý Quang Diệu từ chối ngay cả việc thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nước có chủ quyền toàn vẹn. Những biện pháp cứng rắn của chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore ra khỏi Liên bang Mã Lai là nhằm bảo vệ sự tồn tại mong manh của hòn đảo nhỏ này và ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng Sản với hậu thuẩn tích cực của Trung Cộng.
Khi Đặng Tiểu Bình phát động bốn hiện đại hóa, Lý Quang Diệu mở rộng các quan hệ các quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Cộng vì lợi ích của Singapore nhưng vẫn chưa thiết lập các quan hệ chính trị trên tầm mức quốc gia. Mặc dù công khai bày tỏ sự kính phục dành cho Đặng Tiểu Bình và được mời thăm Trung Cộng nhiều lần, mãi đến tháng 10 năm 1990, khi Singapore đủ mạnh về kinh tế và ổn định về chính trị, Lý Quang Diệu mới thiết lập ngoại giao hoàn toàn. Singapore là nước cuối cùng ở Đông Nam Á thừa nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Và mặc dù công nhận Trung Cộng, Lý Quang Diệu đồng thời cũng duy trì một quan hệ tốt với Đài Loan.
Quan hệ thương mại với Trung Cộng, tránh phê bình chế độ chính trị CS tại Trung Cộng không có nghĩa Lý Quang Diệu thừa nhận cơ chế CS là đúng. Lý Quang Diệu hiểu CS hơn nhiều lãnh đạo quốc gia khác vì chính ông đã từng tranh đấu một cách gian nan để ngăn chận CS tại Singapore cũng như đã từng phát biểu về lâu về dài nền dân chủ Ấn Độ sẽ giúp cho quốc gia này vượt qua Trung Cộng.
Một số học giả Trung Cộng như Lu Qi gọi Lý Quang Diệu là hanjian (Hán Gian) khi kết án ông Lý đã buộc người dân Singapore sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính và kết quả làm cho đa số người dân Singapore gốc Hoa ngày nay không biết tiếng Tàu. Nhưng tên học giả này quên rằng Lý Quang Diệu là Singapore chứ không phải là Trung Hoa và lại càng không phải Hán. Quyết định duy trì tiếng Anh làm ngôn ngữ chính ngay từ thời gian mới độc lập là một phần trong tầm nhìn xa của họ Lý để chuẩn bị cho Singapore dễ dàng hội nhập vào thế giới toàn cầu hóa năm chục năm sau.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Lý Quang Diệu và nhiều lãnh đạo sáng suốt ở châu Á đã lợi dụng chính sách chống CS của Mỹ ở châu Á để hợp tác và phát triển kinh tế với Mỹ, nhờ đó, không chỉ nền kinh tế Singapore mà nhiều nước nhỏ khác ở châu Á như Nam Hàn, Đài Loan cũng đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn được thế giới ca ngợi như là những con rồng châu Á.
“Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”
Như Joseph Chinyong Liow, thuộc Viện Nghiên Cứu Brookings, phân tích trong bài bình luận Lý Quang Diệu, con người và giấc mơ hôm 22 tháng 3 vừa qua, chính lý tưởng và tầm nhìn đã giúp Lý Quang Diệu đưa Singapore từ một quốc gia bị trị, phân hóa chính trị, CS hoành hành, xung đột chủng tộc, thiếu thốn tài nguyên thiên thiên trở thành một nước hiện đại, được nhân loại khắp năm châu kính nể.
Lý Quang Diệu, một lần, thừa nhận đã có can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân nhưng như ông biện luận “Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”. Đúng thế, lịch sử Singapore hiện đại đã chứng minh một cách hùng hồn rằng Lý Quang Diệu có lẽ là lãnh đạo có lập trường quốc gia duy nhất không những tồn tại mà còn xóa bỏ được cả một hệ thống CS tại Singapore và đưa đất nước ông thăng tiến vượt lên trên phần lớn nhân loại.
Trần Trung Đạo
* Còn nhiều hình và chi tiết ở ▼ Link dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/03/ly-quang-dieu-va-phong-trao-cong-san.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/03/ly-quang-dieu-va-phong-trao-cong-san.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
Subscribe to:
Posts (Atom)