05 January 2016

Video tin tức & Đấu tranh bằng bàn phím là cách đấu tranh tuyên truyền, vận động

* Quý Vị thích xem Video Hồi ký - Tin tức Cộng Đồng xin hãy nhấn ▼ 2 hàng Links dưới đây: http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

* Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Khi chúng ta ngồi vào bàn phím, tuy là ảo, nhưng chúng ta nói lên chính kiến của mình, ủng hộ hay không ủng hộ, nói lên sự thật có kèm bằng chứng xác thực thì đó là cái cách tuyên truyền chống lại những điều gian dối, những cái sai trái, những điều bất công trong xã hội và nhất là chống lại những cái hèn hạ, làm tay sai bán nước cho giặc... Khi ngồi gõ trên bàn phím là chúng ta đã và đang là những chiến sĩ Tâm Lý Chiến như thời VNCH, và là những chiến sĩ thông tin như DLB thường ví von "Mỗi người là một chiến sĩ thông tin"...

***************

Trước 1975 lúc đó chưa phát triển công nghệ thông tin, chỉ có Báo, Đài, và Tâm Lý Chiến thỉnh thoảng ghé địa phương chiếu bộ phim tuyên truyền. Ngay đến những truyền đơn kêu gọi chiêu hồi cũng phải làm bằng phương pháp quay Roneo, hoặc in trắng đen. Nhưng chủ yếu là các đài phát thanh và truyền hình trắng đen.

Sau ngày 30/4/1975, báo đài cũng còn hiếm, nên vẫn dùng những cái loa dã chiến cầm tay để thông báo lệnh lạc đến người dân. Sau đó, nhà cầm quyền cộng sản thu gom tất cả những phương tiện thông tin còn sót lại để gắn cho mỗi phường, xã một cái loa để khủng bố tinh thần người dân bất cứ lúc nào, nhất là vào buổi sáng sớm. Nếu thấy chưa đủ, thì tập đoàn cai trị tập họp dân chúng bất cứ lúc nào từ sáng cho tới tối mịt để tuyên truyền cho cái việc ăn cướp thống nhất Bắc Nam của chúng. Ai không chịu đi họp để học tập chính sách cướp miền Nam của chúng thì coi như được quyền tập trung cải tạo vì chống đối.

Mấy năm sau thì những giàn loa khủng từ Liên Sô, Tàu cộng nhập vào, rồi phe Liên Sô giúp xây đài Truyền hình Hoa Sen, cộng với các đài cố hửu có từ thời chế độ cũ như đài Truyền Hình Sài Gòn, đài Truyền Hình Cần Thơ v.v...

Trong thập niên vừa qua công nghệ thông tin bùng nổ dữ dội, Internet lan rộng khắp hang cùng ngõ hẻm, ngoài computer, còn có các máy điện thoại di động và máy tính bảng ra đời tràn lan, nên cập nhật tin tức hằng ngày trong và ngoài nước tốc độ nhanh như chớp.

Trước đây đảng và nhà nước cộng sản độc quyền các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng các phương tiện, báo, đài, loa phường, muốn nói gì thì nói, muốn chửi gì thì chửi, muốn cho ai thành thánh thì thành, muốn cho ai là anh hùng thì thành anh hùng, vì người dân đâu có theo dõi được thông tin gì ngoài báo đài.

Ngày nay mọi diễn biến thời cuộc từ trong ra ngoài chỉ vài giây là tất cả mọi người trên toàn thế giới đều hay biết, CSVN không còn cách nào che đậy bịp bợm như xưa được nữa.

Có nhiều người nói, chống cộng trên bàn phím. Vâng đúng là vậy, có nhiều cách chống cộng, chống trực tiếp bằng bất đồng chính kiến, chống bằng cách biểu tình từng nhóm, chống bằng cách khủng bố lẻ tẻ, và nhất là tham gia bàn phím cũng là cách tốt nhất để đem tin tức thời sự nóng bỏng hằng ngày đến trên toàn thế giới. Không phải ai cũng nắm được tin tức nhạy cảm khắp mọi nơi, nhưng một người nào đó biết được post lên mạng tức thì mọi người sẽ biết và rất có lợi cho phong trào tranh đấu đòi Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền.

Khi chúng ta ngồi vào bàn phím, tuy là ảo, nhưng chúng ta nói lên chính kiến của mình, ủng hộ hay không ủng hộ, nói lên sự thật có kèm bằng chứng xác thực thì đó là cái cách tuyên truyền chống lại những điều gian dối, những cái sai trái, những điều bất công trong xã hội và nhất là chống lại những cái hèn hạ, làm tay sai bán nước cho giặc để mọi người đều nhận ra và tỏ tường, một chế độ chỉ biết quỳ mọp dưới chân kẻ thù ngàn năm của ông cha ta. Một kẻ thù lúc nào cũng chỉ lăm le muốn nuốt chửng Tổ Quốc hình chữ "S" của chúng ta.

Cuối cùng phải nhận định là khi ngồi gõ trên bàn phím là chúng ta đã và đang là những chiến sĩ Tâm Lý Chiến như thời VNCH, và là những chiến sĩ thông tin như DLB thường ví von "Mỗi người là một chiến sĩ thông tin".

06.01.2016

Cánh Dù lộng gió

danlambaovn.blogspot.com

Blog Archive