28 February 2018

VIDEO HỘI CHỢ TẾT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO SYDNEY, 2018.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/   

   BCH Cộng Đồng Người Việt Tự Do Sydney tiền nhiệm và đương nhiệm đều trẻ trung!

  Thị Trưởng thành phố Fairfield trao tặng bằng lưu niện cho 2 Chủ Tịch tiền nhiệm TS. Hà Cao Thắng & Kế Toán Gia Paul Huy Nguyen đương nhiêm. 
▼ VIDEO HỘI CHỢ TẾT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO SYDNEY, 2018.

* Hình copy từ Facebookers

22 February 2018

Video tin tức & Tái đánh giá QLVNCH - Tết Mậu Thân 1968

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Buổi hội luận về Luật pháp & nhân quyền cùng NS. Tuấn Khanh ▼

Chiến tranh Việt Nam: Có một tình yêu như thế. Vào thời điểm Sài Gòn sắp sụp đổ, ông David Brown, lúc bấy giờ là một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ tại Nhật, vì tình yêu với vợ mình, đã quyết tâm quay trở lại Việt Nam để giúp đỡ toàn bộ gia đình vợ di tản sang Mỹ ▼

Lewis Sorle, chuyên viên phân tích tình báo, sử gia về quân sử, từng phục vụ tại Việt Nam với nhiệm vụ sĩ quan Tiểu đoàn phó Thiết giáp, hoạt động tại cao nguyên Trung phần Việt Nam. Thuộc thế hệ thứ 3 của gia đình có truyền thống binh nghiệp, tốt nghiệp Học viện quân sự West Point. Ông đậu Tiến sĩ Đại học Johns Hopkins.

Trong suốt hai thập niên trong quân ngũ, ông cầm đầu các đơn vị thiết giáp đóng tại Hoa kỳ, Đức và Việt Nam, phục vụ trong văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, văn phòng Tham Mưu Trưởng Lục quân, dạy các phân khoa ở trường West, Point và Trường Cao đẳng Chiến tranh Lục Quân.

Ông là tác giả sách về tiểu sử:

Thunderbolt: General Creighton Abrams and the Army of His Times.

Honorable Warrior: General Harold K. Johnson and the Ethics of Command.

Ông cũng biên soạn:

Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes, 1968-1972.

A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam. Phần trích dịch bài diễn thuyết tại Vietnam Center, Texas Tech University Lubbock, Texas : Tái đánh giá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đoạn nói về tấn côngi Tết 1968.

*

Lewis Sorley/ VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) trích dịch: - Cuộc chiến đấu lan rộng trong dịp Tết năm 1968 là trắc nghiệm đầu tiên của QLVNCH. Nhiều người kinh ngạc khi thấy họ chiến đấu dũng cảm.

Về sau, khi nhận giải thưởng Thayer tại trường West Point, Đại sứ Ellsworth Bunker có cơ hội ca ngợi thành tựu này.

"Quân đội Việt Nam, mặc dù sức mạnh thua sút, đã chiến đấu giỏi - như Tướng Abrams nói, có lẽ họ đã chiến đấu giỏi hơn so với điều người ta nghĩ rằng họ có thể làm được. Không có cuộc nổi dậy hoặc xảy ra đào ngũ, chính phủ đã không sụp đổ. Ngược lại, quân đội đã phản ứng mạnh mẽ, nhanh chóng và dứt khoát. Đó là nhiệm vụ phục hồi tình thế với nỗ lực to lớn."

Theo Đại sứ Bunker:

"Hoạt động nổi bật của quân đội Nam Việt Nam vào Tết Mậu Thân 1968 là điều tối quan trọng đối với tương lai của đất nước họ. Kết quả cho thấy, một loạt chuyển biến bắt đầu cho các phát triển đáng kể củng cố chính phủ, tăng sự tin tưởng của toàn dân vào khả năng đối phó với kẻ thù, và quyết tâm của chính phủ đảm nhận thêm gánh nặng chiến tranh."

Năm 1972 John Paul Vann (xem chú thích) đồng ý rằng: tấn công dịp Tết đã "giúp chính phủ mở rộng tầm kiểm soát miền Nam Việt Nam rất tốt đẹp."

Vấn đề cập đến việc động viên nhân lực, cho phép mở rộng quân lực Việt Nam trong khi quân đội Mỹ rút lui, và nhấn mạnh sự gia tăng đặc biệt của Địa phương quân và Nghĩa quan, duy trì sự hiện diện lâu dài của chính phủ ở nông thôn.

Vào thời điểm "Cuộc tấn công thứ ba" của cs Bắc Việt vào mùa thu năm 1968, tướng Abrams khi đó đã nắm quyền chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gởi công điện cho tướng Earle Wheeler và Đô đốc John McCain:

"Tôi đi đến kết luận về những kết quả cho thấy tiến bộ trong tài chỉ huy và dũng mãnh của QLVNCH", tướng Abrams muốn nói đến thời gian sáu tuần lễ QLVNCH đã tiêu diệt địch quân nhiều hơn tất cả các lực lượng đồng mình khác,

"Tỷ số KIA của QLVNCH thấp hơn đối phương, tôi xin thêm vào - một phần do QLVNCH chỉ được yểm trợ tác chiến quá ít, đó cũng là luận cứ để xúc tiến việc nâng cấp quân trang cho QLVNCH."(KIA- Killing In Action - tử trận khi chiến đấu).

Khi các viên chức cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau trên đảo Midway vào tháng 6 năm 1969, mở rộng và nâng cấp QLVNCH là đề mục quan trọng.

Sơ khởi gia tăng 820.000 quân, sau đó tăng lên 1,1 triệu quân, chấp thuận cùng các thỏa thuận tiếp theo - "các dự án trang bị các loại vũ khí mới cho QLVNCH: súng M-16, súng máy M-60 và súng phóng lựu LAW - M72",

Chuẩn tướng Trần Đình Thọ còn nhớ. "Các loại vũ khí như M-16 vẫn đang được thương lượng vào cuối giai đoạn này cho thấy đã từ lâu quân đội Nam Việt Nam phải chiến đấu yếu thế về võ khi so với kẻ thù.

Để kết luận, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, Nam Việt Nam và các đồng minh đã chiến đấu vì những mục đích đáng thán phục, các chiến sĩ đã chiến đấu với con tim mạnh mẽ nhất, họ rất gần đến thành công trong mục đích đưa miền Nam Việt Nam tự duy trì như một quốc gia tự do và độc lập.

Một phóng viên từng nhận xét rằng Tướng Creighton Abrams đáng được một cuộc chiến thành công hơn. Tôi nói lại với con trai trưởng của Tướng Abrams, anh này lập tức trả lời:

"Cha tôi không nhìn theo cách đó. Cha tôi nghĩ rằng người Việt Nam rất đáng được một cuộc chiến hay hơn".

Tôi cũng đồng ý. Tất cả cho thấy, bảng đối chiếu quân sự của QLVNCH, bao gồm luôn Địa phương quân và Nghĩa quân được sáp nhập vào quân đội năm 1970, rất lạc quan.

Tuy không đạt được chiến thắng sau cùng, những người có tinh thần cống hiến, lòng dũng cảm và quyết tâm đã mang lại kết quả cho vùng đất mới tại đây- nước Mỹ.

* Còn hơn cả mọi thứ chúng ta mong đợi nữa.

2018.02.21

VNCH-Ngọc Trương trích dịch

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

19 February 2018

Video tin tức & Phim "Ile de Lumière" Cuốn phim "Ile de Lumière" về chiếc tầu được đặt tên là Đảo Ánh Sáng

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Cuốn phim "Ile de Lumière" về chiếc tầu được đặt tên là Đảo Ánh Sáng, đã cứu vớt hàng trăm ngàn boat people Việt Nam sẽ được trình chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp France 2, 23H05 đêm thứ ba 20/02/2018.

Cuốn phim của điện ảnh gia Nicolas Jallot đã gây xúc động lớn khi trình chiếu trong Đại hội Quốc Tế Phim Ảnh Lịch Sử (Festival International du Film d’Histoire) tại Pessac (Pháp) tháng 11 vừa qua.

Trong 65 phút, cuốn phim đã thuật lại cuộc vượt biển hãi hùng của hàng triệu người Việt đi tìm tự do khi Cộng Sản xâm chiếm miền Nam VN.

Nhiều khán giả tại đại hội đã không cầm được nước mắt, nhưng cũng đã hãnh diện vì dân tộc Pháp, trong dịp này, đã bày tỏ tinh thần quảng đại, nhân đạo đáng cảm phục.

Nicolas Jallot nói, trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Frnce Inter, có nưóc Pháp trước và sau Ile de Lumière. Trước Ile de Lumière, người Pháp thường chia rẽ, tranh cãi về mọi vấn đề. Ile de Lumière là trường hợp hy hữu tất cả xã hội Pháp đã ủng hộ hết lòng một chương trình nhân đạo.

Trước Ile de Lumière, nước Pháp chia ra hai phe, tả và hữu. Những gì phe tả ủng hộ, phe hữu chống, và ngược lại. Với Ile de Lumière, hai lãnh tụ trí thức, hai triết gia hàng đầu của Pháp, Jean Paul SARTRE, lương tâm của tả phái, và Raymond Aron, lương tâm của hữu phái, sau 30 năm bút chiến gần như hận thù, đã bắt tay nhau, vào điện Elysée để yêu cầu tổng thống Valéry Giscard d’Estaing đón nhận boat people.

Sartre trước đó đã từ chối giải Nobel văn chương, từ chối gặp gỡ bất cứ một chính trị gia nào bị ông ta cho là phản động.

Lần đầu tiên tất cả báo chí thuộc mọi khuynh hướng đều nồng nhiệt ủng hộ một chương trình nhân đạo. Trừ một bài báo rụt rè trên tờ L’Humanité của Đảng Cộng Sản Pháp, tờ báo vốn bênh vực người anh em Cộng Sản Việt Nam một cách nhiệt thành hơn, chỉ trích các đảng phái chính trị khác đã "lợi dụng một thảm kịch để bôi nhọ cuộc chiến đấu của người Cộng Sản VN.". Nhưng đó chỉ là tiếng nói trong sa mạc

Trước một phong trào nhân dân nhất trí chưa từng có, tổng thống Pháp đã quyết định đón nhận, giúp an cư lạc nghiệp cho 130.000 boat people, mặc dù chính sách của ông lúc đó là hạn chế tối đa di dân vì nước Pháp đang gặp khó khăn kinh tế và vấn đề di dân đã bắt đầu rắc rối trong xã hội Pháp.

Nicolas Jallot nói sau đó, nước Pháp đã đón nhận 300. 000 thuyền nhân, và họ đã hội nhập, thành công, đóng góp cho xã hội Pháp, không gây một vấn đề gì.

Nicolas Jallot là một điện ảnh gia, một tác giả chuyên về những vấn đề hậu Cộng Sản. Ông đã viết hàng chục cuốn sách và nhiều phim tài liệu về Nga, Đông Âu, nhất là giai đoạn sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

Ông nói lần đầu, thực tế phũ phàng về thiên đường Cộng Sản đã đập vào mắt người Pháp. Trước đó đã có những tác phẩm tố cáo, như những tác phẩm của Soljénitsyne, nhưng không có gì gây ấn tượng mạnh hơn là những hình ảnh.

Mỗi ngày, trong mỗi gia đình, người ta theo dõi hoạt động của con tàu Ile de Lumière, không cầm được nước mắt trước địa ngục trần gian và hãnh diện thuộc một dân tộc đã đứng ra cứu vớt người tỵ nan.

Hình ảnh boat people lần đầu đến với người Pháp đầu tháng 11/ 1978 với phóng sự về tàu Hải Hồng, một con tàu chờ 2500 thuyền nhân bị chặn ở biển, không được phép vào hải phận Malaysia.

Hai ngàn 500 người đói khát, bịnh tật giữa trùng dương. Từ đó, các phóng sự liên tiếp trên các đài truyền hình nói về thảm cảnh của hàng triệu người Việt Nam bất chấp sóng biển, hải tặc cướp bóc, hãm hiếp đã vượt biển tìm tự do, chạy trốn một xứ sở mà trước đó báo chí thiên tả nói vừa được giải phóng.

Cả một thế hệ người Pháp, chứng kiến trực tiếp cuộc chạy trốn kinh hoàng của người Việt, đã coi như được chích ngừa vĩnh viễn giấc mộng "xã hội chủ nghĩa" kiểu Mars, Lénine.

Hình ảnh bi thảm của thuyền nhân tàu Hải Hồng đã khiến Bernard Kouchner, một "French doctor" nổi tiếng về những chương trình nhân đạo ở Phi và Á Châu, nghĩ đến việc tạo con tàu Ile de Lumière đi cứu vớt thuyền nhân lênh đênh ngoài biển cả.

Sáng kiến của bác sĩ Kouchner được cả nưóc Pháp ủng hộ, khởi đầu là các nhà trí thức, nghệ sĩ tên tuổi như Michel Foucault, André Gluckmann, Yves Montand, Simone Signoret.

Ile de Lumière đã tuần tiễu cả vùng biển Đông Nam Á để cứu, chăm sóc và định cư hàng trăm ngàn thuyền nhân, mở đầu cho nhiều con tàu khác, nhiều chương trình nhân đạo lớn lao khác.

Sau 1975, đã có hàng triệu người vượt biển. Ít nhất một phần ba đã bỏ mình trên biển cả.

Việc một đài truyền hình quốc gia chiếu một cuốn phim về thuyền nhân VN chứng tỏ, vói công luận thế giới, đó vẫn còn là một thảm kịch lớn nhất trong lịch sử cận đại.

Từ Thức

danlambaovn.blogspot.com

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ :  Newer Post - Home - Older Posts

18 February 2018

Video: Little Saigon diễn hànhTết Mậu Tuất 2018 & Toronto - Canada

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

3 Hình đầu copy từ Facebook của Dominic Pham. Xem thêm hình tại Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

17 February 2018

Video tin tức & Nạn nhân Mậu Thân, nạn nhân Biển Cả

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Đã nhắc đến hàng ngàn nạn nhân kết thành “dải khăn sô cho Huế”, xin đừng quên những nạn nhân đã bỏ mình nơi biển cả trên đường vượt biển.

Đã nhắc đến hàng ngàn người bị đập đầu bằng cuốc xẻng, xin đừng quên những người đã vùi thây dưới những ngọn sóng đập vào những con thuyền mong manh. Đã nhắc đến hàng ngàn người bị xỏ tay vào nhau để khỏi trốn, xin đừng quên những người trên tàu, sau khi nạp tiền mãi lộ, đã bị những người đã bán bãi chơi xỏ, ra lệnh đánh chìm tàu để cướp chỗ tài sản còn lại.

Và nhớ đến những phụ nữ đã bị hải tặc làm nhục trước mặt thân nhân mình.

Nhớ đến những bé gái, thiếu nữ bị hải tặc đem bán cho những động mại dâm để trở thành nô lệ tình dục.

Nhớ đến các bé bị hải tặc bắt làm con nuôi, xé nát ruột gan bố mẹ ruột.

Nhớ đến những cảnh đói khát cùng cực phải ăn cả thịt người để tồn tại.

Nhớ đến những người đã đặt chân lên đảo mà sống cũng như chết, tỉnh cũng như mê.

Nhớ đến những nấm mồ chôn cất sơ sài trên khắp các hòn đảo Đông Nam Á. Những ngày đầu Xuân này, có ai thắp cho họ một nén nhang để có chút hơi ấm?

Phải nhắc và nhớ để các thế hệ sau biết về tội ác chất chồng tội ác của “sự nghiệp giải phóng” đất nước, cái giá phải trả cho thống nhất có đáng?

Phải nhắc để chủ nhân những biệt phủ và con cái họ nhớ rằng, tài sản của họ và nhóm lợi ích của họ được xây đắp bằng xương máu và nước mắt của biết bao người. Nào là Lê Thanh Hải, nào là Vạn Thịnh Phát, có cần kể thêm ở đây?

Và như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, rồi Sẽ có một ngày con người hôm nay

Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất Đảng

Đội lại khăn tang, đêm tàn ngày rạng

Cũng như sẽ có một ngày

tả trắng thắng cờ hồng!

Tiếng sáo mục đồng êm ả

Tình quê tha thiết ngân nga

Thay tiếng “Tiến quân ca”

Và “Quốc tế ca”

Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!

Nhà thơ thường là những tiên tri, loài chim báo bão. Bão đến càng nhanh thì trẻ em đỡ phải lội suối đến trường, bệnh nhân đỡ phải bị ghép giường, phụ nữ đỡ bị gả bán cho người khuyết tật nước ngoài, thanh niên đỡ bị làm nô lệ lao động xứ khác, hộ chiếu mang hai chữ Việt Nam đỡ bị khinh thường. Bão trễ chừng nào thì vết thương càng sâu, khó có thể phân loại cấp mấy.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có lễ tưởng niệm chung cho nạn nhân chiến tranh Nam Bắc, nạn nhân vụ tàn sát Mậu Thân kinh hoàng gấp nhiều lần vụ Mỹ Lai, nạn nhân trên đường vượt biển; ngày đó, tiếng chuông chùa sẽ cùng với tiếng chuông nhà thờ thi nhau đổ liên hồi; những nghĩa trang sẽ được dọn dẹp tươm tất…

Forgive hay Forget? “Yes” cho cả hai hay một trong hai? “No” cho cả hai hay một trong hai?

Thật khó để biết trước những gì mà cơn cuồng nộ sẽ mang lại.

17/2/2018

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

13 February 2018

Video & Danh sách thường dân bị cộng sản thảm sát trong dịp Tết Mậu Thân tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Dưới đây là tài liệu của chính phủ Việt Nam Cộng hoà ghi lại danh sách của 4.062 nạn nhân bị cộng sản thảm sát và bắt đi mất tích trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở 13 quận trong thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Cộng sản Việt Nam giết hại từ trẻ thơ đến phụ lão, nam nữ, đủ mọi thành phần trong xã hội.

Dưới đây là tài liệu của chính phủ Việt Nam Cộng hoà ghi lại danh sách của 4.062 nạn nhân bị cộng sản thảm sát và bắt đi mất tích trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở 13 quận trong thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Cộng sản Việt Nam giết hại từ trẻ thơ đến phụ lão, nam nữ, đủ mọi thành phần trong xã hội.

Trần Giao Thuỷ

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

11 February 2018

Video: Nhạc sĩ Việt Khang tâm tình và cảm ơn Cộng Đồng Việt Nam

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

VIỆT KHANG: Người gieo hạt nhân  

Có hai người đàn ông trẻ đang gieo những hạt nhân xuống thế gian. Một là ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đang mang những hạt nhân nguyên tử ra để dọa dẫm thế giới, làm điên đầu các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ. Còn người kia là nhạc sĩ Việt Khang, người chỉ gieo những hạt nhân từ, nhân hậu, nhân nghĩa, nhân bản cũng như nhân quyền. Ấy thế mà cũng làm điên đảo nhà cầm quyền Việt Nam ở trong nước, khiến họ đã phải giam giữ anh suốt 4 năm tù cộng 2 năm “quan chế”! Và cuối cùng đành phải thả anh đi ra nước ngoài dưới áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là sự can thiệp mạnh mẽ của Thượng Nghị Sĩ John McCain.

Tôi chỉ được trao đổi với nhạc sĩ Việt Khang (VK) có đôi lần. Một lần anh vừa text, vừa email cho tôi khi mới ra tù để gời lời chúc Tết, và cảm ơn những điều mà tôi đã giới thiệu về anh trên các chương trình video của trung tâm Asia cùng những phát biểu khác. Còn lần thứ hai thì anh em chúng tôi nói chuyện qua điện thoại, anh tâm sự về hoàn cảnh gia đình của mình! Và lúc ấy tôi chỉ nhận xét được, anh là một người nhạc sĩ trẻ, với trái tim nhân hậu và tranh đấu cho nhân quyền qua những ca khúc làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới!

Tuy nhiên cho đến khi tiếp xúc và gặp gỡ trực tiếp VK, tôi lại càng ngưỡng mộ và khám phá thêm ở anh những khía cạnh khác của một con người đầy lòng nhân bản. VK tên thật là Võ Minh Trí, là một người miền Nam, ăn nói thật giản dị, thành thật và từ tốn. Nhưng khi quan sát VK trả lời những câu hỏi rất tò mò và phức tạp của các phóng viên báo chí, truyền hình trực tiếp ngay tại phi trường sau hơn 30 giờ không ngủ, vừa bay, vừa đợi chờ ở phi cảng, trong một hoàn cảnh thật tế nhị, đầy xúc động, tôi mới biết anh là một người thật sâu sắc, cẩn thận và kỹ lưỡng.

VK không từ chối bất cứ một câu hỏi nào và quan trọng hơn cả là không hề phát biểu một điều gì thừa thãi hay vấp váp hoặc “đụng chạm”! Từ chuyện gia đình, tù tội, chính trị, đến hận thù và nhân nghĩa, không thiếu bất cứ một câu hỏi nào mà người ta không đặt ra cho VK tại phi trường Los Angeles, ngay khi vừa xuống máy với nét mặt còn xanh xao, mệt mỏi.

Bước ra khỏi phi trường và đi cùng với những người nghệ sĩ đồng chí hướng, đã chia sẻ cùng một lý tưởng và phổ biến những ca khúc yêu nước của anh trên khắp thế giới như Trúc Hồ, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn... Nhìn VK tươi cười và huyên thuyên nói chuyện, tôi có cảm tưởng như một cánh chim, đã vừa tìm được tổ ấm mới ở hải ngoại. Vì thật sự khi sinh hoạt chung, tôi biết các anh chị em nghệ sĩ vừa kể, cộng với Diễm Liên, Đoàn Phi, Y Phương, v..v.. vẫn thường âm thầm trao đổi và nói chuyện qua điện thoại với VK, có khi hàng ngày.

Qua các buổi trình diễn nhạc VK, những lúc tinh thần khán giả lên cao độ, tôi còn thấy họ lén lút “livestream” cho VK cùng chứng kiến. Họ chia sẻ, giúp đỡ và bảo bọc người nhạc sĩ yêu nước này như chính người thân trong gia đình của mình. Chả thế mà họ đã, đang và sẽ khắng khít với nhau. Họ đã kiên nhẫn, bỏ ngoai tai những lời đồn đãi nhảm nhí để sống với nhau một cách chân thành và tình nghĩa của những con người có tư cách và trái tim yêu nước.

Lúc đoàn người đông đảo đang ồn ào và sôi nổi vây quanh VK ở phi trường, nào là hội ngộ, thăm hỏi, phỏng vấn trong một cảnh tượng vô cùng náo nhiệt, thì ở một góc xa tôi nhìn thấy có một thiếu nữ đang đứng khóc, và vội chùi nước mắt khi tôi bước đến hỏi thăm, thì ra đó chính là cô luật sư người Mỹ gốc Việt, phụ tá của TNS John McCain và cũng là người chính thức được ông McCain giao phó trọng trách đảm nhiệm hoàn toàn việc thương thảo, sắp đặt và can thiệp cho VK được ra khỏi VN, cô xin được dấu tên. Tìm hiểu sâu hơn nữa tôi còn biết thêm cô chính là một người “đàn em” của NS Trúc Hồ.

Vì cảm phục tấm lòng son sắt với quê hương, đất nước của TH và VK cho nên cô đã cam kết với NS Trúc Hồ là sẽ cáng đáng công tác đầy thử thách này và cô đã âm thầm hoạt động một cách thật kín đáo và gian truân trong suốt hơn hai năm trời, trước những đòi hỏi phức tạp của “phía bên kia”. Cô nói, đã nhiều lần tưởng VK được đi nhưng lai bị hủy bỏ, thậm chí VK đã cầm vé để chuẩn bị lên mày bay một tuần trước đó, nhưng rồi cũng bị “làm khó”, khiến cô bé lại vất vả, ngược xuôi!

Chả trách cô đang khóc trong hạnh phúc khi nhìn thấy VK đang tươi cười gặp gỡ đồng bào, cùng những người bạn đồng chí hướng với mình trên đất khách. Biết đâu cũng có thể cô khóc vì chợt nghĩ, đến khi nào thì cảnh này sẽ diễn ra ngay trên đất nước VN yêu dấu mà “giặc Tầu đang ngang tàng trên quê hương của chúng ta”?

Tôi ngưỡng mộ và mang ơn cô, vì thì theo tôi một nhân tài yêu nước như nhạc sĩ Việt Khang, cần phải đến một nơi để được tự do sáng tác, để tiếp tục nói dùm những người không được nói và hát thay cho những người không được hát. Chỉ với 2 ca khúc “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu” đầy tình yêu nước mà anh đã trả giá bằng 6 năm tù tội, chính vì thế mà 2 bản nhạc mà anh lén lút sáng tác sau đó là “Trả Lại Cho Dân” và “Con Đường Việt Nam”, trung tâm Asia đã phải dùng tên khác để tôi giới thiệu tác giả!

Tôi gọi anh là “người gieo hạt nhân”, là vì: Đối với những người bách hại anh, VK dùng những lời lẽ nhân từ để nói về họ: “anh là ai, tại sao lại đánh tôi...”?

Đối với đồng bào ở trong nước, anh can đảm đứng lên để đòi hỏi nhân quyền cho họ, và chỉ xin “quyền được nhìn, được nghe, và được nói...”! Đối với những bạn tù, anh giữ trọn nhân nghĩa khi viết: “anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy...”!

Đối với những người nhạc sĩ cùng chí hướng mà anh luôn kính phục như NS Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng hoặc cùng hoạt động như Việt Dzũng, dù đã khuất nhưng với tấm nhân tình, anh xin được đến viếng thăm và cầu nguyện cho họ ngay khi xe vừa rời khỏi phi trường.

Và tôi tin chắc rằng một con người nhân văn, với tấm lòng nhân hâu như anh, lại được sống trong môi trường tự do, VK sẽ cùng những người đồng chí hướng tiếp tục sáng tác, tiếp tục tranh đấu cho quê hương VN tránh khỏi “bị ngoại xâm và hiểm họa diệt vong”, và cùng đưa đất nước Việt Nam vào con đường nhân bản!

Nam Lộc

(tặng Việt Khang, những ngày cuối năm Dậu)

* COPY TỪ FACEBOOK Nguyen Hung Anh

08 February 2018

Video: Việt Khang: Bước ra thế giới tự do với những hoài bão cho Việt Nam.

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Vào sáng thứ Năm 8/2/2018 nhạc sĩ / tù nhân lương tâm Việt Khang đã đặt chân đến Hoa Kỳ, bắt đầu cuộc sống của một người Việt Tị nạn cộng sản sau khi trải qua 4 năm trong nhà tù nhỏ và 2 năm ở ngoài tù lớn của "thiên đàng xã hội chủ nghĩa".

Việc Nhạc sĩ / tù nhân lương tâm Việt Khang, tên thật là Võ Minh Trí, được định cư tại Hoa Kỳ là nhờ vào những vận động không ngừng nghĩ của nhạc sĩ Trúc Hồ và trung tâm SBTN, từ những hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền quốc tế, áp lực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cùng với Thượng Nghị sĩ John McCain.

Việt Khang là một trong những công dân Việt Nam yêu nước đã đứng lên bày tỏ chính kiến của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và phản đối những hành vi xâm lược của Tàu cộng. Anh đã sáng tác những bản nhạc bất hủ như Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu, Trả Lại Cho dân… đã trở thành những bản hùng ca yêu nước, những lời ca bi tráng của đồng bào trỗi lên trong các cuộc biểu tình tranh đấu cho toàn vẹn lãnh thổ và quyền con người:

"Mẹ Việt Nam đau, từng cơn xót dạ nhìn đời; người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian; giờ đây Việt Nam còn hay mất, mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta".

Vào ngày 30/10/2012 tập đoàn bán nước đã đưa anh ra xét xử với bản án bỏ túi: 4 năm tù giam và 2 năm quản chế với tội danh... tuyên truyền chống phá nhà bán nước Ba Đình và nhà nước xâm lược Bắc Kinh.

Ngày 14/12/2015 anh mãn hạn tù yêu nước, tiếp tục bị giam lỏng trong nhà, cô lập kinh tế, cấm sáng tác với thân phận của người tù quản chế tại gia.

Theo thông báo của Nhạc sĩ Trúc Hồ, sau khi đến Nam California, Việt Khang đã đến thăm mộ của Nhạc sĩ Việt Dzũng, Nhạc sĩ Anh Bằng và thắp nhang bàn thờ nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

Theo thông cáo báo chí của SBTN thì nhạc sĩ Việt Khang rời khỏi Việt Nam để có thể tiếp tục sáng tác dòng nhạc thiết tha với vận mạng đất, để cùng góp phần vào nỗ lực tố cáo các vi phạm nhân quyền của CSVN trước dư luận quốc tế, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm khác còn đang bị giam cầm, và đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, tự do.

Danlambao thân chúc Việt Khang chân cứng đá mềm, tiếp tục cất bước trên con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ, độc lập và nhân quyền tại quê nhà.

09.02.2018'

Danlambao

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Video tin tức & Hồng Kông : Ba nhà hoạt động trẻ được tha bổng

*   Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ►     http://www.khangsydney.blogspot.com.au/   http://www.khanghuong.blogspot.com.au/

Từ trái qua: Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Châu Vĩnh Khang (Alex Chow) và La Quán Thông (Nathan Law) tại Hồng Kông, ngày 06/02/2018.   

e>

Ba gương mặt tiêu biểu của phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông đã được tha bổng trong phiên xử hôm nay, 06/02/2018. Tuy nhiên, họ không hoàn toàn hài lòng về phán quyết của tòa.

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law) và Châu Vĩnh Khang (Alex Chow) trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 8/2017 đã bị kết án từ 6 đến 8 tháng do vai trò của họ trong phong trào biểu tình đòi dân chủ mang tên « phong trào Dù Vàng » vào mùa thu năm 2014. Ba nhà hoạt động trẻ này đã kháng án lên Tòa Thượng Thẩm.

Ba gương mặt tiêu biểu của phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông đã được tha bổng trong phiên xử hôm nay, 06/02/2018. Tuy nhiên, họ không hoàn toàn hài lòng về phán quyết của tòa.

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law) và Châu Vĩnh Khang (Alex Chow) trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 8/2017 đã bị kết án từ 6 đến 8 tháng do vai trò của họ trong phong trào biểu tình đòi dân chủ mang tên « phong trào Dù Vàng » vào mùa thu năm 2014. Ba nhà hoạt động trẻ này đã kháng án lên Tòa Thượng Thẩm.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gởi về bài tường trình :

« Vài phút sau phán quyết của Tòa Thượng Thẩm bác bỏ phán quyết của Tòa Phúc Thẩm, Hoàng Chi Phong, lãnh đạo trẻ biểu tượng của phong trào sinh viên đòi dân chủ ở Hồng Kông, ra phát biểu trước các ống kính truyền hình trên sân của Tòa Thượng Thẩm, nằm ở trung tâm Hồng Kông. Anh được tự do, nhưng không tỏ vẻ hài lòng.

Châu Vĩnh Khang, lớn tuổi nhất trong 3 sinh viên này, vào lúc diễn ra phong trào Dù Vàng còn là sinh viên làm luận án văn chương và là tổng thư ký liên đoàn sinh viên, thì giải thích rằng đây chỉ là một thắng lợi nửa vời. Anh nói : « Dĩ nhiên chúng tôi hiểu là nhiều người sẽ ăn mừng việc chúng tôi được tự do, nhưng nếu đọc kỹ phán quyết thì sẽ thấy phán quyết này vẫn kết luận rằng hành động bất phục tùng dân sự của chúng tôi mang tính bạo lực ».

Chính điểm đó là điều có thể gây ra nhiều hệ lụy cho những hành động phản kháng sau này của ba nhà lãnh đạo trẻ của phong trào dân chủ Hồng Kông ».

Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.

Blog Archive