30 September 2014
Cộng sản Ba Đình đổi chác tù nhân để gạ gẫm Mỹ
* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html
Trong các ngày từ 25 đến 27/9/2014 vừa qua, 4 tù nhân là thành viên của các tổ chức chống cộng sản đã rời khỏi trại giam sau quãng thời gian hàng chục năm bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ.
4 người yêu nước gồm các ông Trần Tư, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Tuấn Nam (Bảo Giang), Nguyễn Long Hội bị kết án từ 15 năm tù giam đến mức án chung thân vì tham gia các tổ chức nhằm đấu tranh chống ách cai trị độc tài cộng sản.
Sự kiện trên một lần nữa cho thấy bộ mặt phản quốc, hại dân của tập đoàn Việt gian cộng sản. Khi cần làm hài lòng quan thầy Trung Cộng, chúng sẵn sàng bắt người; đến khi muốn ve vãn Mỹ, chúng lại trơ trẽn thả người dưới chiêu bài ‘khoan hồng’ và ‘nhân đạo’.
Thật là một kiểu ‘khoan hồng’ hết sức khốn nạn. Những người tù bị đày đọa, giam hãm hàng chục năm trời bỗng bị chế độ cộng sản mang ra đổi chác để gạ gẫm Mỹ bán vũ khí và xin vào TPP.
Số phận của 4 người vừa ra tù cũng không khác gì số phận của 86 triệu người dân Việt Nam, chúng ta trở thành con tin trong những cuộc mặc cả và đổi chác của giới chóp bu Ba Đình.
Xin chúc mừng sự trở về của 4 người tù yêu nước, nhưng cũng không quên ghi nhớ những tội ác mà chế độ cộng sản đã gây ra đối với con dân nước Việt.
Tù nhân Nguyễn Tuấn Nam. Người nhiều tuổi nhất vừa ra tù là ông Nguyễn Tuấn Nam (Bảo Giang), sinh năm 1938, thành viên đảng Nhân dân Hành động dưới thời chủ tịch đảng là ông Nguyễn Sỹ Bình.
Ông Nguyễn Tuấn Nam cùng 45 đảng viên đảng Nhân dân Hành động khác bị bắt giam vào năm 1996 tại vùng biên giới Camphuchia - Thái Lan. Ông bị áp giải về VN và bị kết án 19 năm tù giam với cáo buộc ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’.
So với bản án, ông Nguyễn Tuấn Nam ra tù trước thời hạn 14 tháng vì sức khỏe đang rất suy yếu.
Theo bản lên tiếng Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, người tù 76 tuổi này bị tai biến mạch máu não cách đây hơn một năm, “liệt nửa người bên trái, sức khỏe ông ngày càng sa sút trầm trọng. Hiện thời ông nói không ra hơi, chân không tự đi được, thậm chí ngồi cũng không vững”.
Ông Nguyễn Tuấn Nam không còn thân nhân ở Việt Nam, vì vậy sau khi ra tù, xe cứu thương của trại giam đã chuyển ông về nhà riêng của ông Phạm Bá Hải - người trước đó từng ở tù chung.
Hiện không rõ còn bao nhiêu thành viên đảng Nhân dân Hành động khác đã bị lãng quên và vẫn đang tiếp tục bị giam giữ trong ngục tù cộng sản?
Người đã phải ngồi tù lâu nhất là ông Trần Tư, sinh năm 1942, thành viên Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam.
Ông Trần Tư là một sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau năm 1975, ông bị chế độ CS bắt đi tù ‘cải tạo’ 5 năm, từ năm 1976 đến năm 1981.
Sau khi ra tù, ông vượt biên và định cư ở Mỹ cùng gia đình. Năm 1993, ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam sau chuyến xâm nhập về Việt Nam để phát triển Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam.
Sau đó, ông Trần Tư bị chế độ CSVN kết án tù chung thân với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Tính đến thời điểm ra tù hôm 25/9/2014, ông đã bị giam giữ 21 năm.
Như vậy, trong cả quãng đời của người tù 72 tuổi này, ông đã bị chế độ CSVN giam giữ và đày đọa tổng cộng 26 năm trời.
Tù nhân Nguyễn Long Hội. Người bị bắt sớm nhất sau năm 1975 là ông Nguyễn Long Hội, sinh năm 1940, là thành viên của tổ chức Việt Nam Phục Quốc. Ông Nguyễn Long Hội bị bắt giam vào năm 1979 và bị kết án tù chung thân với cáo buộc ‘phản động chống chính quyền cách mạng’.
Mức án sau đó giảm xuống còn 20 năm. Đến năm 1992,ông Nguyễn Long Hội bỏ trốn khỏi trại giam sau 13 năm tù đày. Nhưng không may, năm 2010, ông bị chế độ CSVN bắt giam trở lại.
Cho đến ngày ra tù vào hôm 27/9/2014, ông Nguyễn Long Hội đã bị chế độ CS bỏ tù tổng cộng 17 năm. Hiện Danlambao chưa có điều kiện liên lạc để hỏi về tình trạng sức khỏe của tù nhân này.
Sau gần 15 năm tù, anh Trần Hoàng Giang trông khá trẻ so với tuổi 34 của mình. Bên cạnh Giang là người mẹ già suốt 15 năm mỏi mòn đợi con.
Tù nhân Trần Hoàng Giang . Người trẻ tuổi nhất tại thời điểm bị bắt giam là ông Trần Hoàng Giang, sinh năm 1980, thành viên tổ chức Việt Nam Tự Do.
Người thanh niên Trần Hoàng Giang bị bắt giam vào năm 2000 khi mới vừa tròn 20 tuổi, sau đó bị kết án 15 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố” và “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong thời gian giam giữ, ông Trần Hoàng Giang đã bị cùm chân suốt 2 năm trời vì đã hô ‘Đả đảo cộng sản’. Ông bị cán bộ trại giam tra tấn bằng cách sử dụng loại cùm hình chữ V, loại cùm đáng sợ nhất trong nhà tù cộng sản.
Người tù nếu không cử động thì sẽ rất khó chịu, cảm giác tê chân như sắp liệt, nhưng sẽ tóe máu, rách thịt chỉ cần một cử động rất nhẹ. Ông Huỳnh Anh Trí đã bị nhiễm HIV và qua đời vì bị công an trại giam sử dụng loại cùm này.
So với bản án, ông Trần Hoàng Giang ra tù trước thời hạn 5 tháng.
Những người tù bị quên lãng
Cùng bị bắt với ông Trần Hoàng Giang còn có 34 người khác trong tổ chức Việt Nam Tự Do, nhiều người bị kết án lên đến 20 năm tù giam.
Trong số đó, ít nhất 2 người đã qua đời trong sự lãng quên và cô độc giữa chốn lao tù cộng sản.
Còn khoảng 10 người trong cùng vụ án vẫn đang bị giam giữ, gồm có:
1. Ông Lê Kim Hùng: 20 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố” và “tuyên truyền chống nhà nước”
2. Ông Văn Ngọc Hiếu: 20 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố”, “tuyên truyền chống nhà nước” và “trốn khỏi nơi giam giữ”.
3. Ông Đỗ Văn Thái: 18 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố” và “tuyên truyền chống nhà nước”.
4. Ông Nguyễn Thanh Vân: 18 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố” và “trốn khỏi nơi giam giữ”
5. Ông Danh Hưởng: 18 năm tù, bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
6. Ông Nguyễn Văn Phương: 17 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố” và “tuyên truyền chống nhà nước”.
7. Ông Hồ Long Đức: 16 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố” và “trốn khỏi nơi giam giữ”
8. Ông Sơn Nguyễn Thanh Điền: 16 năm tù, bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
9. Ông Nguyễn Văn Bình: 16 năm tù, bị cáo buộc tội danh “khủng bố” và “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Nguyễn Văn Bình đã qua đời trong thời gian giam giữ.
10. Sơn Tâm: 15 năm tù; bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Hầu hết những người bị bắt trong vụ án này đều đã phải gánh chịu số phận nghiệt ngã trong cả một đời người.
Tù nhân Nguyễn Văn Bình đã qua đời trong trong lao tù cộng sản. Còn ông Huỳnh Anh Trí bị nhiễm HIV trong thời gian bị giam giữ, sau khi ra tù một thời gian ngắn đã qua đời trong đau đớn.
Những tổ chức một thời tranh đấu chống chế độ độc tài cộng sản như Liên đảng Cách Mạng Việt Nam, Việt Nam Phục Quốc, Việt Nam Tự Do, Đảng Nhân dân Hành động... gần như đã tan rã và không còn xuất hiện trong các sinh hoạt chính trị.
Vì nhiều lý do, hầu hết những tù nhân này đã không được quốc tế biết đến.
Dù vậy, bất luận thành hay bại, những người đã can đảm đấu tranh vì một nước Việt tự do không cộng sản sẽ luôn có một chỗ đứng nhất định trong lịch sử dân tộc.
Hoàng Trần
http://danlambaovn.blogspot.com/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vcavic.net/ http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker28 September 2014
Video & Một cuộc thăm viếng ý nghĩa
Buổi tiếp xúc được dự kiến bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng và kết thúc lúc 11 giờ. Tuy nhiên, vì tình trạng giao thông buổi tiếp xúc đã muộn 1 giờ, và vì nẩy sinh một số vấn đề mới cần trao đổi, cuộc tiếp xúc kéo dài đến tận hai giờ chiều.
Trong buổi tiếp xúc này, bà Tham tán tòa đại sứ Hoa Kỳ đã hỏi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khá chi tiết về chế độ biệt giam đối với tù nhân lương tâm trong nhà tù Nam Hà nơi nhà văn bị giam giữ và chính ông đã trải qua những lần biệt giam. Nhà văn cũng đã có một cơ may về thời gian để kể khá chi tiết mà trước đó không có. Bà Jennifer đã rất xúc động khi cảm nhận được tinh thần của câu chuyện mặc dầu phải qua người phiên dịch.
Bà hỏi nhiều chi tiết về blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, và nguyên nhân nào dẫn đến cuộc tuyệt thực kéo dài của anh tại nhà tù số 6 (Thanh Chương, Nghệ An). Bà nói rằng nhà văn có thể gợi ý cho bà về ba tù nhân lương tâm cần được trả tự do để bà cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ “làm việc” với phía Việt Nam lần này.
Gần kết thúc buổi tiếp xúc, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã nói: “Mong bà lưu tâm rằng những thông tin tôi vừa đưa ra sẽ bị chính quyền độc tài Việt Nam phản bác là bà đã lấy chúng từ một kẻ bất mãn, kẻ vi phạm phát luật Việt Nam. Hai nữa là tôi biết chính phủ Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trên toàn thế giới, hạt nhân của Bắc Triều,
I-Ran, chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông và Bắc Phi, và gần đây là cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhưng tôi mong không vì thế mà Hoa Kỳ quên vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.”
Bà Jennifer đã nói sẽ cố gắng tối đa trong phạm vi quyền hạn để nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện.
http://vietvungvinh.com/2013/
http://danlambaovn.blogspot.com/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vcavic.net/ http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker27 September 2014
Audio -Video & Bắt đầu chiếm trung tâm Hong Kong
Lãnh đạo của phong trào đấu tranh dân chủ ở Hong Kong đã tuyên bố phát động một chiến dịch bất tuân dân sự ở quy mô lớn.
Ông Benny Tai, người đứng đầu phong trào Occupy Central, đã nói chuyện trước hàng ngàn người tập trung trước trụ sở chính quyền ở trung tâm Hong Kong.
Việc này diễn ra chỉ một ngày sau khi hơn 60 người biểu tình tiến vào một khu vực cấm và bị bắt giữ.
Học sinh sinh viên và các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong phản đối quyết định của Bắc Kinh không cho Hong Kong bầu cử dân chủ hoàn toàn vào năm 2017.
‘Dùng sức mạnh trấn áp’
Ông Tai, người đồng sáng lập của phong trào Occupy Central, đã phát động chiến dịch phong tỏa khu trung tâm tài chính của Hong Kong trong một tuyên bố bất ngờ hôm thứ Bảy ngày 27/9.
Lúc đầu, việc này được dự định vào đầu tháng sau.
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy ngày 27/9 không chỉ có sinh viên mà còn rất nhiều người khác tham gia, phóng viên BBC ở Hong Kong Juliana Liu cho biết.
Con số này tăng từ hàng trăm cho đến hàng ngàn trong khi cảnh sát chặn các con đường xung quanh khu vực và kêu gọi người biểu tình, nhất là thiếu niên, hãy về nhà, phóng viên Liu nói.
Nhiều người đi biểu tình đã mặc áo choàng và đeo đồ bảo vệ mắt để phòng trường hợp cảnh sát xịt tiêu để giải tán đám đông như họ đã làm hôm 26/9.
Khoảng 30 người đã bị thương trong ngày hôm đó trong khi xô xát tại một điểm biểu tình quen thuộc ở gần trụ sở chính quyền – nơi đã bị cấm tiếp cận kể từ tháng Bảy
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vcavic.net/ http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker26 September 2014
Người Tù bất Khuất, Xuyên Thế Kỷ Trần Tư Đã Được Tự Do
Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm nay 25 tháng 9 năm 2014
thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng thích vào ngày 24 tháng 9 và vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số 10, khu phố 4, phường An Phú, quận Hai, Sài gòn vào lúc 5 giờ sáng hôm nay, giờ Việt Nam.
Xin được nhắc lại rằng Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong một gia đình Công Giáo tại làng Phủ Cam, xã Thủy Trường quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học sinh trường Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những học trò cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère Camille.
Năm 1960, ông Trần Tư nhập ngũ, được huấn luyện thành hạ sỹ quan thông dịch viên tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông Trần Tư không ra trình diện ban quân quản Sài gòn để tập trung cải tạo mà trốn về Miền tây tìm đường vượt biên và ông đã bị bắt, bị đưa đi cải tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981.
Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom Thái Lan, nơi ông đã phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức COERR, ông Trần Tư đã thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.
Không lâu sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, ông Trần Tư đã thành lập công ty dịch vụ du lịch ASIA TRAVEL nhằm tạo lợi tức để giúp đỡ cho các thuyền nhân còn kẹt lại tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan.
Sau 4 năm định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1990 ông Trần Tư nhập nội trong vai một nhà từ thiện, về ủy lạo quần áo, thuốc Tây và sữa bột cho các bệnh nhân Phong đang điều trị tại trại phong Thanh Bình, xã An Khánh, Thủ Thiêm, bên kia sông Sài gòn. Trong chính thời gian về nước làm từ thiện này, ông Trần Tư đã xây dựng và phát triển được Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội nhằm tập hợp những người yêu nước có khát vọng chấn hưng dân tộc, quang phục quê hương và đấu tranh một cách ôn hòa nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam cũng như để phổ biến phương hướng đấu tranh mới trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sự sụp đổ hoàn toàn của các nước cộng sản ở Đông Âu. Không may là ngay sau khi về đến Sài gòn chưa hoạt động được bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ.
Cơ quan an ninh của CSVN tiến hành khám xét nhà của ông ở gần Giáo Xứ Thiên Thần, tại số 354 thuộc Khu An Bình, An Phú, quận Thủ Đức, và đã tịch thu một số tài liệu của tổ chức cùng số hiện kim là 195.000 Đô La Mỹ. Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ Kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án của CSVN tại Sài gòn xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, bộ công an CSVN đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Với chế độ tù đày khắc nghiệt, đói khát triền miên, bệnh tật không thuốc men điều trị, trong điều kiện thời tiết quá cực đoan, không ít tù nhân đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn ở nhà tù nhỏ đó.
Một số tù nhân khác còn sống sống sót đã lần lượt đã mãn án tù và đã trở về với gia đình. Một số khác có quốc tịch Mỹ đã được sự can thiệp của chính phủ Mỹ và đã được trở về Mỹ như các anh Lý Tống, Jimmy Quỳnh. Riêng ông Trần Tư, vì mới là thường trú nhân của Hoa Kỳ, nhưng chưa nhập quốc tịch, nên không được sự can thiệp của chính phủ Mỹ, lại do tinh thần quật cường, bất khuất của một cựu quân nhân QLVNCH cùng chí hiên ngang của một tù nhân chính trị, ông Trần Tư đã không cúi đầu trước bạo quyền, không khuất phục trước chế độ cộng sản, và luôn nêu cao dũng khí của một huynh trưởng Hướng Đạo trước các tên giám thị và cán bộ quản giáo, nên ông vẫn tiếp tục bị giam cầm bị hành hạ tại nhà tù nhỏ Ba Sao, khi đến nay ông đã bước sang tuổi 72, với ngót 20 năm tù đày lao lý.
Có một điều cần được minh bạch ở đây là khi ông Trần Tư bị cơ quan an ninh của cộng sản bắt giam và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lập đổ chính quyền, dù không có bất cứ bằng chứng nào mang tính chất bạo lực về hoạt động lật đổ chính quyền của ông Trần Tư mà chỉ có một số tài liệu về các cuộc Cách Mang Nhung ở Ba Lan và Đông Âu và cùng với số tiền 195.000 Mỹ Kim mà cơ quan an ninh đã thu giữ như là một bằng chứng để chúng buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền.
Trong khi đó, những người thuộc tổ chức của ông Trần Tư ở hải ngoại thì hoàn toàn làm ngơ trước bản án tù chung thân mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên phạt ông, bởi trong tổ chức đã một số người đã vu cáo rằng ông Trần Tư đã biển thủ số tiền 195.000 Mỹ Kim đó để mua đất, sắm nhà cho vợ con ở Sài gòn, thật oan khuất cho một chính khách đã dấn thân, đã hy sinh tất cả mọi phúc lợi của bản thân, của gia đình khi đã định cư trên đất Mỹ, đã thành lập được ASIA TRAVEL với lợi tức hàng trăm ngàn Mỹ kim mỗi năm, để trở về xây dựng cơ sở, kiện toàn tổ chức để đấu tranh cho quê hương được tự do, cho dân tộc hưởng đầy đủ các quyền làm người.
Để minh oan cho tù nhân chính trị Trần Tư, chúng tôi đã liên lạc với các tổ chức Human Rights Watch Asia và với Amnesty International và được họ cung cấp biên bản tịch thu số hiện kim khi họ tiến hành khám xét tư gia của ông tại Sài gòn. Chúng tôi xin phép được đăng tải biên bản khám xét và tịch thu tài liệu và tiền bạc của cơ quan an ninh Việt Nam khi họ bắt giam ông Trần Tư với mong mỏi các chiến hữu của tù nhân Trần Tư xóa bỏ định kiến và những nghi hoặc về hành động biển thủ số tiền 195.000 Mỹ kim của tổ chức mà suốt cả một thời gian dài họ đã nghi oan cho ông Trần Tư.
Ngay khi chưa nhận được biên bản khám xét và tịch thu tang vật này, chúng tôi đã hoàn toàn tin vào sự trong sáng của tù nhân chính trị Trần Tư, bởi một người đã từng thừa hưởng một nền giáo dục căn bản của các frère ở trường Pellerin, là một giáo dân có lòng tin kính như ông lại được trưởng thành trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa và khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hoa Kỳ thì ông Trần Tư không phải là hạng người “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để đổi lấy cuộc đời tù ngục bằng một số tiền không bằng lợi tức hàng năm của ông như thế.
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam hân đón mừng chí sỹ Trần Tư, một người tù xuyên thế kỷ vừa rời khỏi địa ngục trần gian. Xin chúc mừng bà Nguyễn Ngọc Hoa và đại gia đình sắp được đoàn tụ với người chồng, người cha khả kính vì đáp đền ơn tổ quốc, nợ núi sông mà đã lụy vòng lao lý ngót phần tư thế kỷ.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài gòn đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh để người tù bất khuất Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình trong vài ngày tới.
Mong rằng các tổ chức và cá nhân đang hoạt động vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, các cựu tù nhân chính trị kịp thời ghé qua thăm gặp và chúc mừng chí sỹ, người bạn tù bất khuất Trần Tư trong những ngày ngắn ngũi ông lưu lại Việt Nam.
Nguyễn Thu Trâm, 8406
http://vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=5063:2014-09-26-06-55-42&catid=49:chinh-tri-xa-hoi&Itemid=82
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
http://sbtn.net/D_1-2_2-54/trang-chinh.html
North Carolina: Gây Quỹ Yểm Trợ Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi
http://www.radiodlsn.com/
Charlotte, NC. Vào ngày Chủ Nhật 21 tháng 9 năm 2014 vừa qua, tại nhà hàng Dragon Court thuộc thành phố Charlotte, North Carolina, nhóm thân hữu Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi (ĐLSN) tại North và South Carolina, do Linh Mục Đinh Xuân Long điều hợp đã đứng ra tổ chức một buổi dạ tiệc để yểm trợ cho Đài với hơn 300 quan khách tham dự.
Góp phần tiếp sức tài chánh nuôi dưỡng Đài ĐLSN gồm có đồng hương tại địa phương và nhiều phái đoàn lái xe hoặc đi máy bay từ các thành phố xa như Greenville, Ashville, Myrtle Beach,Atlanta, Texas, Virginia.
Đại diện Hội Phụ Nữ Âu Cơ, chị Nguyễn Thái Thủy, Phó Chủ Tịch, và Nha Sĩ Phạm Thùy Linh, Ủy Viên Trung Ương, cùng đến góp bàn tay với BTC. Đặc biệt, Bác Sĩ Nha Khoa Chu Văn Cương, Chủ Tịch Tổ Chức Phục Hưng VN và là PCT Nội Vụ của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc (LLCQ) đến từ Houston, Texas đã đại diện LLCQ tường trình về những hoạt động của Đài ĐLSN.
Mở đầu chương trình, MC Hoàng Tịnh đã mời ban hợp ca của BTC tại địa phương lên bắt đầu phần nghi thức Khai Mạc và ngay sau đó ban hợp ca đã trình diễn bài Đáp Lời Sông Núi của nhạc sĩ Trúc Hồ để hâm nóng sân khấu, mở màn cho chương trình gây quỹ. Tiếp nối chương trình, LM Đinh Xuân Long đã ngỏ lời chào mừng quan khách từ các nơi về tham dự dạ tiệc, và LM Long đã nói lên ý nghĩa và lý do tại sao đồng bào hải ngoại cần nên tiếp tay ủng hộ cho Đài ĐLSN, để Đài có thêm phương tiện góp tiếng nói đấu tranh về trong nước.
Khi được phỏng vấn, LM Đinh Xuân Long đã nói như sau: ".... Tự do dân chủ là ước vọng của mọi người dân, và ý dân là ý trời. Một khi người dân đập bỏ đi bức tường sợ hãi thì chế độ CSVN sẽ bị phế bỏ. Đài ĐLSN đang giúp cho sự phá vở bức tường sợ hãi đó để cho công cuộc đấu tranh sớm được thành công ...."
Sau đó, MC Hoàng Tĩnh đã mời Nha Sĩ Chu Văn Cương lên sân khấu để tường trình về những hoạt động của Đài, đồng thời kêu gọi đồng hương giúp quảng bá Đài về cho tất cả những người quen, bạn bè, thân bằng quyến thuộc của mình ở Việt Nam cùng đón nghe Đài trên làn sóng trung bình 1503 Khz, từ 9:30 đến 10:00 tối, giờ Việt Nam. Nha Sĩ Cương nhấn mạnh: "Nếu số thính giả trong nước ngày càng đông, thì ngày tàn của chế độ CSVN sẽ càng nhanh chóng xảy ra, vì một khi tất cả mọi người đều hiểu biết sự thật thì sẽ không còn ai tin tưởng vào chế độ ....
Trong khi tôi đang hầu chuyện với quý vị, các anh em trong Ban Phát Thanh đang chuẩn bị thực hiện chương trình phát thanh thứ 1,227 để phát về Việt Nam. Tính ra số lượng thời gian thì Đài ĐLSN đã làm việc liên tục hàng đêm đúng 3 năm 4 tháng và 5 ngày ...." Nha Sĩ Cương cũng cho biết Ban Phát Thanh đã thực hiện được chương trình nghe đài ĐLSN trực tiếp qua số điện thoại cầm tay: (832) 999-1124.
Hiện diện tại địa điểm tổ chức còn có sự góp mặt của các đài truyền hình như SBTN và VDTVO. Phóng viên Duy Hà của Đài đã thực hiện một chương trình phóng sự và đã gửi về cho Đài ĐLSN phát về Việt Nam vào sáng thứ Tư ngày 24 tháng 9 năm 2014. Chương trình văn nghệ bao gồm những ca sĩ cây nhà lá vườn nhưng không kém phần đa dạng.
Nhạc sĩ Huỳnh Trọng Tâm đã cất tiếng sáo cho ca sĩ Thu Hà ngâm thơ và hát những bài ca ngợi cuộc chiến đấu chính nghĩa củaViệt Nam Cộng Hòa. Những ca sĩ khác gồm có chị Thi Thi từ Virginia đến, chẳng những cống hiến giọng ca của mình mà còn ủng hộ một bàn VIP cho Ban Tổ Chức.
Ngoài ra, các ca sĩ trẻ đã liên tục lên trình diễn những bài hát yêu nước thật sống động. Đặc biệt một bạn trẻ Charlotte, anh Hiếu, đã hứng khởi xin lên sân khấu chia sẻ về phong trào "phải biết và quyền được biết" của các bạn trẻ trong nước đang lớn mạnh như vũ bão, mà tuổi trẻ hải ngoại có bổn phận phải tiếp sức cho họ.
Phần gây quỹ cũng đã được đồng hương yểm trợ mạnh mẽ qua lời kêu gọi của MC Hoàng Tịnh, LM Đinh Xuân Long và Nha Sĩ Chu Văn Cương. Đồng hương đã liên tục đóng góp, tình nguyện tham gia vào chiến dịch Lịch Vàng 365 để yểm trợ cho Đài dài hạn, mua đấu giá một chai rượu, mua cà vạt, vv... Số tiền quyên góp được sau khi đúc kết là $23,000, và sau khi trừ ra các chi phí thì còn lại gần $20,000 do LM Đinh Xuân Long sẽ gửi về cho Ban Quản Trị của Đài ĐLSN.
Trước khi chấm dứt chương trình, một nhóm trẻ tham dự buổi gây quỹ đã xin BTC lên sân khấu để đồng ca bài Việt Nam Tôi Đâu của nhạc sĩ Việt Khang. Bài hát này đã làm cho khí thế hội trường trở nên hứng khởi, sôi sục tinh thần chống xâm lăng và làm bừng dậy ý chí diệt nội thù để cùng nhau khôi phục giang sơn gấm vóc Việt Nam. Trước khi chia tay, các quan khách và thành viên trong Ban Tổ Chức đã cùng nhau chụp những tấm hình lưu niệm trước sân khấu và mọi người cầm tay nhau bùi ngùi hẹn ngày cùng nhau tái ngộ.
Được biết Đài ĐLSN do Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc thực hiện, phát buổi đầu tiên ngày 15 tháng 5 năm 2011. Chi phí điều hành Đài hàng tháng khoảng 15 nghìn mỹ kim trong đó tiền thuê làn sóng phát thanh đã tốn gần 10 nghìn.
Lâm Nhật Thảo
Bản Tin Từ Charlotte, North Carolina
Đêm Văn Nghệ và Dạ Tiệc Gây Quỹ Yểm Trợ
Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi
do Nhóm Thân Hữu của Đài tại N.&S. Carolina thực hiện
http://vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=5064:2014-09-26-07-01-18&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vcavic.net/ http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
http://sbtn.net/D_1-2_2-54/trang-chinh.html
Audio: Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.
Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.
Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:
«Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!»
Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.
Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.
Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải cách ruộng đất là cái xấu xa, đảo lộn đạo lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán oan người ta, hàng vạn người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư luận trên internet phản ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất cập hại, họ vội vàng đóng cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá. Bây giờ còn rất nhiều người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống đây, sao lại bịp chúng tôi được?
Trà Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá là khoét lại nỗi đau chưa lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học lại bài học của chính mình. Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam muốn né tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên và muốn nhân dân phải quên đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ trích nặng hơn. Không nhắc thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng. Nên hiểu thế nào về những gì ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận Việt Nam có quá khắc khe hay không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật sự là một vết nhơ xấu xa nhất của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe, triển lãm. Mà triển lãm lại nói phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một sự bịp bợm, nói dối. Họ cứ quen thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền các phương tiện truyền thông, chứ giờ internet và Facebook đã là phương tiện truyền thông của mọi người.
Trà Mi: Có ý kíên cho rằng lịch sử không phải để thù hận, cho nên cũng có người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì làm sao? Anh bắn giết, hành hạ người oan. Người qua không tội gì lại vu cáo, bịa chuyện để đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người như vậy, rồi ngồi khóc là xong tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp sinh ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, cháu đấu tố ông bà.
Toàn tố điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng đất từ đầu chí cuối. Gia đình tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng tôi phải viết mấy bài trên Facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ thôi.
Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền, đem cái xấu xa nhất của chế độ khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người nhịn được. Nếu họ triển lãm trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra để sám hối, để nhận lỗi của mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm cái cuộc dối trá như vậy. Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một thái độ đàng hoàng, tử tế.
Khi thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không triển lãm nữa lấy lý do thiếu ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị đấu tố hầu hết là những địa chủ phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa ra đấu tố. Như bà Nguyễn Thị Năm là người có công vô cùng lớn với chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi ông Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản trong nhà và mang hết tài sản ra tặng. Thế nhưng cuối cùng họ lại đem bà ra bắn.
Trà Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo ông, vì sao nhà nước lại mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không phải là sớm hơn hay muộn hơn?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này được cấp cao nhất quyết định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ Văn hóa không có quyền làm chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được dân mấy chục năm nay rồi thì giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì dân bây giờ đã thức tỉnh.
Trà Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng đất như một cuộc cách mạng ‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút của nhà văn-nhà báo Trần Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi nay đã bị nhà nước cấm, tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi cũng không muốn nhắc tới vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình nhà tôi, những người tố điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó hiện giờ vẫn còn sống trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó cũng có gọi điện thoại vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công giáo, lấy sự tha thứ làm trọng.’
Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự nhiên ông nhà nước triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì bắt buộc tôi phải lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải thực chất của Cải cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất, tôi đã viết một cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình tôi cũng khủng khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.
Trà Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại thời mốc quá khứ đen tối trong lịch sử Việt Nam, có thể cùng nhà văn Trần Mạnh Hảo nhìn lại những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân cũng là ngừơi tham gia đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi ngày Cải cách Ruộng đất trong thời thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký ức còn đọng lại trong ông là gì?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn quét trong làng xã, cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng đất. Tôi đã từng đi xem bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị quy là địa chủ và bị đưa ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi. Tôi cũng từng chứng kiến thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi phải nói là Cải cách Ruộng đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị bắn trong làng xã tôi hầu hết là từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ lại lôi ra bắn hết. Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm kháng chiến chống Pháp trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản, chủ tịch xã bị lôi ra bắn hết.
Trà Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng chính bản thân ông từng có hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng đất đó, ông có hiểu vì sao mình làm vậy không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên ‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp, bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao.
Trên giao cho mày chửi bố có bằng này thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố. Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.
Trà Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có lãnh hậu quả thế nào không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được thả vì gia đình tôi được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông ở gần làng tôi cũng bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy xuống thành phần. Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia đình. Ngay cả em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ.
Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết.
Trà Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến; tiêu diệt các thành phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy lại ruộng đất cho bần cố nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn tới sự đẫm máu và oan sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh cho hành động độc ác của họ. Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu. Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải cách Ruộng đất, vẫn rành rành ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông dương 1930. Trí thức và những người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội văn minh. Không có trí thức, không có người biết làm ra của cải thì không có xã hội văn minh. Ngay mục tiêu ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống con người mà cứ bảo trên đúng do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm cách mị dân thôi.
Trà Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ chia ít ruộng cho bần cố nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp hết, cho vào hợp tác xã. Nông dân vẫn tiếp tục khổ ai, còn khổ ải hơn xưa nữa, khốn khó vô cùng. Năm 1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là ‘hợp tác xã’, thì đâu thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân cày mất ruộng chứ. Lúc ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là ‘hợp tác xã,’ đày đọa con người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp tác xã, tôi biết, đói vô cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.
Trà Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho tới 6 thập niên sau?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng ta đã kinh qua rất nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc ác, chủ nghĩa duy ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy ác này để trở về với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân tộc, làm nhân dân cùng đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không chóng thì chày họ sẽ bị lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với đất nước. Mọi người chúng ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có mặt trên đất nước chúng ta.
Trà Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông, Cải cách Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất thì chết hết rồi. Bây giờ họ tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo kiểu của họ thế nào cũng được vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói mà. May mà những người như chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ kể lại những ký ức đau thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã lên tiếng. Không thể nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân dân mãi. Internet là phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Trà Mi-VOA
http://www.voatiengviet.com/content/tro-chuyen-voi-mot-nhan-chung-song-cua-cai-cach-ruong-dat/2457370.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vcavic.net/ http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker24 September 2014
Video & HỦY BỎ CUỘC BIỂU TÌNH PHẢN ÐỐI VĂN CÔNG VIỆT NAM TẠI CROWN CASINO – MELBOURNE
- Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
- Quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể,
- Quý vị đại diện các tổ chức và đảng phái chánh trị,
- Cùng toàn thể đồng hương tại Victoria
Sẽ không có buổi biểu tình để phản đối văn công từ Việt Nam sang trình diễn tại THE PALMS AT CROWN vào ngày 27 tháng 09 năm 2014 như đã thông báo, vì chương trình văn nghệ của nhóm này đã bị hủy bỏ do không bán được vé.
Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Victoria xin chân thành cám ơn toàn thể quý vị đã luôn luôn sát cánh với Cộng Đồng trong việc phản đối và không chấp nhận sự hiện diện của những đoàn văn công hay những văn nghệ sĩ từ trong nước ra hải ngoại trình diễn.
Mọi thắc mắc xin liên lạc với ông Nguyễn Thế Phong qua số điện thoại 0411 756 552.
Trân trọng kính báo,
TM. BCH-CÐNVTD-VIC
Nguyễn Thế Phong
Tổng Thư Ký CĐNVTD-Vic
Ngày 22 Tháng 9 Năm 2014
http://www.lyhuong.net/uc/
http://vietvungvinh.com/2013/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://vcavic.net/ http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=trackerBlog Archive