29 December 2014
Video: Phim The Interview chiếu ở các rạp hát
* Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html * Nghe Radio trên Net, xin hãy nhấn hàng chữ đỏ: http://tintuctrungthuc.blogspot.com/2011/03/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html
http://phimvipvn.net/xem-phim/cuoc-phong-van-the-interview.61252/
Giữa những lời đe doạ tấn công mạng và bạo động, các rạp hát Mỹ đã tránh chiếu cuốn phim hài này, và Sony đã bãi bỏ kế hoạch trình chiếu phim.
Nhưng sau khi bị chỉ trích, Sony đã thay đổi quyết định, và vào ngày Lễ Giáng Sinh, một số rạp hát nhỏ hơn đã chiếu cuốn phim với số vé bạn sạch.
Các rạp nhỏ hơn, như rạp West End ở Washington đã chiếu cuốn phim vào ngày Lễ Giáng sinh 25 tháng 12, một ngày sau khi Sony công chiếu “The Interview” trên mạng.
Một nữ khán giả cho biết đã mua hai vé hai ngày trước khi phim được chiếu trên mạng. Vé mua rồi không trả lại được.
Hai khán giả khác cho biết mẹ họ đã mua vé để cả nhà cùng đi xem. Và họ đều đã mua vé trước khi phim được chiếu trên mạng.
Giám đốc rạp Josh Levin nói đó cũng là điều tốt bởi vì ông đã phải từ chối nhiều người.
Ông Levin nói con số đó lên đến hàng trăm. Chuông điện thoại reng liên tục, và vé đã bán sạch cho cả bốn suất chiếu trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ.
Đi xem phim trong dịp lễ không phải là điều hoàn toàn bất thường đối với người Mỹ.
Một khán giả nói xem phim vào ngày Lễ Giáng sinh cũng là một cái thú. Lẽ ra anh chọn một phim khác, nhưng anh không phải là người mê đi xem phim mấy.
Và những rạp lớn thì chưa chiếu phim này, và vì thế đấy lại là điều hấp dẫn đối với một số người.
Một trong những người đi xem phim nói, "Những người đã quyết định đi xem phim bất chấp những lời đe dọa.
Các rạp quyết định chiếu phim vì không sợ hãi trước lời hăm he của một tay độc tài cho nên tôi quyết định ủng hộ họ bằng cách đích thân đến rạp và bằng cách mua vé."
Và dường như những lời hăm dọa chiến tranh mạng và bạo lực vật chất không đủ làm cho mọi người phải ở nhà.
Chủ rạp, ông Levin nói vé đã bán hết cho sáu suất chiếu sắp tới. Đó là 450 ghế. Nhưng người Mỹ nóng lòng muốn xem cuốn phim không nên lo ngại.
The Interview có thể xem trên mạng qua một số dịch vụ video cho thuê hay mua phim, với giá khoảng một gói bắp rang lớn và một chai nước ngọt.
http://www.voatiengviet.com/content/phim-the-interview-duoc-chieu-o-/2574684.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker28 December 2014
Video tin tức & Audio: Tâm tình người trẻ trong nước về Giáng Sinh 2014
Các vị khách mời tham gia chương trình hôm nay sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn những ghi nhận về sinh hoạt tôn giáo trong nước năm qua, những ưu tư về một mùa Lễ Giáng Sinh thật sự mang ý nghĩa chia sẻ thương yêu, những trăn trở mà giới trẻ Việt Nam muốn trải lòng với bạn bè khắp nơi, cùng những nguyện ước của họ nhân dịp Lễ Noel 2014.
http://www.voatiengviet.com/content/tam-tinh-nguoi-tre-trong-nuoc-ve-giang-sinh-2014/2574277.html
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/ http://www.vietvungvinh.com/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker26 December 2014
Sony Pictures đưa phim "The Interview lên mạng Internet"
http://phimvipvn.net/xem-phim/cuoc-phong-van-the-interview.61252/
Thứ Tư tuần trước, Sony Pictures tuyên bố thu hồi cuốn phim, không công chiếu tại các rạp chiếu bóng sau khi bị nhóm hacker được cho là của Bắc Hàn tấn công. Nhóm này đe dọa tấn công những rạp chiếu bóng nào chiếu phim hài này.
Quyết định trên của Sony Pictures gặp nhiều phản ứng dữ dội, trong đó có lời chê trách của Tổng thống Obama. Hôm thứ Ba ngày 23 tháng 12, hãng phim đưa ra một quyết định khác, cho phép cuốn phim được công chiếu có giới hạn tại một số rạp chiếu bóng tại một số tiểu bang.
Quyết định đảo ngược trên nhận được sự khen ngợi của Tổng thống Obama, là người cho rằng lẽ ra Sony Pictures nên tới gặp ông trước khi đưa ra quyết định thu hồi. Ông nói điều đó có mối nguy tạo ra một tiền lệ là những kẻ độc tài có thể bắt đầu áp đặt kiểm duyệt ở nước Mỹ.
Sáng thứ Tư, Tòa Bạch Ốc phổ biến một thông cáo cho biết Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Sony, và ông nói là hãy để cho dân chúng Hoa Kỳ tự chọn lựa về cuốn phim mà họ muốn xem.
(Mai Đức)
http://www.sbtn.tv/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker23 December 2014
Video: Bà mẹ ôm bình gas liều chết chống chọi lực lượng CA đến phá lều
* Video Source:
https://www.youtube.com/channel/UC2C8M2bLE9nvn61Xc4Lw8Gg/videos?sort=dd&view=0&shelf_id=1
https://www.youtube.com/user/SBTNAUS?feature=watch%20%20target%20=%20%E2%80%9C%20target=
Người phụ nữ này tên Nguyễn Thị Thúy, 37 tuổi, là một bà mẹ của 8 người con và 3 người cháu. Căn lều nơi chị sẵn sàng liều chết bảo vệ cũng chính là chỗ tá túc của con cháu chị, 8 đứa trẻ giữa lúc trời đông rét buốt, trong đó cháu bé nhỏ nhất năm nay chỉ mới 10 tháng tuổi.
'Sẵn sàng nổ tung' nếu bị CA cướp phá
Cách đây gần 4 năm, nhà cầm quyền CSVN đã xua quân kéo đến phá tan căn nhà của chị Nguyễn Thị Thúy cùng 24 hộ dân trêm khu vực cánh đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng. Thủ đoạn cướp đất man rợ của bọn quan tham CS đã đẩy cả gia đình chị Thúy rơi vào cảnh mất nhà, mất cửa, phải đội đơn khiếu kiện hết năm này qua tháng khác.
Để có chỗ che mưa che gió cho các con, chị Thúy đã phải dựng lên căn lều tạm bợ trên khu đất bị cướp trắng. Đây cũng chính là nơi tá túc của 14 người trong gia đình chị suốt gần 4 năm qua.
Gần đây, căn lều rách nát làm bằng tre và phủ bạt không đủ sức che chở cho gia đình chị trước những cơn gió buốt. Người bố chồng của chị năm nay đã 76 tuổi, vì gió rét đã lên cơn đột quỵ và hiện vẫn đang nằm điều trị trong bệnh viện.
Ngày 22/12/2014, được người bạn cho ít gỗ, chị Nguyễn Thị Thúy đã cùng gia đình sửa sang, gia cố lại căn lều để che gió. Ngay lập tức, vào lúc 17:00 giờ chiều cùng ngày, hàng chục côn an sắc phục, thường phục và một số côn đồ lạ mặt kéo đến giàn quân xung quanh với âm mưu phá nát căn lều đang sửa chữa.
Trước nỗi lo con cái bị đẩy ra đường giữa lúc giá rét, và có lẽ cộng thêm sự uất hận dồn nén suốt bao năm khiếu kiện, bà mẹ của 8 người con trong cơn cùng cực đã phải chọn một giải pháp cuối cùng để bảo vệ gia đình.
Đỉnh điểm căng thẳng xảy ra khi lực lượng CA chuẩn bị xông đến phá lều, chị Nguyễn Thị Thúy liền dội can xăng lên khắp người, một tay ôm bình gas, tay kia cầm chặt chiếc bật lửa sẵn sàng liều chết để chống chọi trước lực lượng côn an hung bạo. Chị phẫn uất tuyên bố:
“Đây là tài sản cuối cùng của mẹ con tôi. Các ông nhìn xem con cái tôi bây giờ khổ như thế này đây, người không ra người, ma không ra ma. Nếu các ông không để yên mà còn tiếp tục quanh quẩn ở đây phá hoại, tôi sẵn sàng cho nổ tung bình gas”.
Trước thái độ cương quyết của một bà mẹ bị dồn đến đường cùng, lực lượng côn an đã buộc phải dừng tay, nhưng vẫn tiếp tục mang xe ô tô và tụ tập tại một góc xa để theo dõi.
Đến tận 19 giờ tối, dù trời gió buốt, chị Nguyễn Thị Thúy vẫn giữ chặt can xăng một cách đầy cảnh giác. Trong lều, các con chị đang phải sưởi ấm bên cạnh bếp than để chống chọi cơn giá buốt.
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/12/hai-phong-giua-gia-ret-ba-me-om-binh.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.vietvungvinh.com/
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
http://sbtn.net/D_1-2_2-54/trang-chinh.html
Video & Ngày Lễ Giáng Sinh
Mùa của bình an, sum họp lại về khắp nơi trên thế gian, những nẻo đường, góc phố từ vài tuần trước lễ Giáng sinh đã rộn rã không khí nhộn nhịp đón chào ngày lễ Thánh. Những khu trung tâm thương mại, các cửa hàng quà tặng đèn hòa rực rỡ, trang hoàng lộng lẫy với màu sắc đỏ trắng đặc trưng … màu đỏ trang phục truyền thống của ông già Noel và màu trắng của hoa tuyết...
Từ những ngôi nhà thờ lớn và cổ kính ở thành thị cho đến những ngôi nhà thờ nhỏ ở vùng thôn quê heo lánh đều trang hoàng một hang đá với những cây thông lấp lánh… nhiều xóm đạo cùng nhau giăng đèn phủ kín cả con phố… mạng lại những cung bậc cảm xúc khác thường. Khắp phố phường dường như ngập tràn trong một không khí lễ hội với muôn ngọn nến sáng lấp lánh mùa Noel, ánh nến hân hoan thắp sáng mùa Vọng trong lòng người Ki-tô, mong đợi ánh nến sáng tin mừng Chúa phục sinh cứu chuộc cho nhân loại.
Ngày Lễ Giáng Sinh
Chúng tôi muốn xin được dành chút thời gian để cùng quí vị tìm hiểu về một số những biểu tượng đặc trưng của ngày lễ lớn này trên thế giới.
Lễ Giáng Sinh là kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời, Christmas, Noel hay Xmas, ở nhiều quốc gia mừng ngày này vào đêm 24, ngày 25 tháng 12. Khi nói lời chúc mừng ngày Giáng Sinh, người ta thường gắn với từ: Merry Christmas – “merry” mang nghĩa một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp, hanh phúc.
Theo sử sách cho biết, người nói cụm từ “Merry Christmas” đầu tiên là một sĩ quan hải quân, ông viết trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Vào dịp lễ Giáng Sinh, không chỉ những giáo dân Thiên Chúa mà hầu như tất cả mọi người đều gửi lời chúc đến cho nhau “Merry Christmas.”
Thông thường, vào dịp lễ Giáng Sinh, trên bàn tiệc, người ta thường thấy chủ nhân của ngôi nhà đặt Vòng Lá Mùa Vọng, vòng lá tròn này được kết bằng lá xanh nói lên sự hi vọng Đấng Cứu Thế sẽ cứu rỗi những linh hồn, hình tròn nói lên tính vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Đôi khi vòng lá mùa vọng này cũng được trang trí với 4 cây nến thắp sáng 3 màu tím, một màu hồng, màu tím tượng trưng màu của Mùa Vọng, màu hồng là màu của Chúa Nhật Vui Mừng.
Vào dịp lễ Giáng Sinh một trong những tục lệ không thể thiếu được là gửi quà mừng cho nhau. Những món quà không cầu kỳ đắt tiền nhưng thường được các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân gửi tặng nhau. Những món quà này cũng mang ý nghĩa tượng trưng để tưởng nhớ về món quà mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Khi chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến bày tỏ sự thành kính với 3 món quà: vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng cho vua, trầm hương tượng trưng Jesus là Thiên Chúa và mộc dược thể hiện hình ảnh Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá, đó cũng cái chết của Người để cứu chuộc cho nhân thế.
Một biểu tượng không thể thiếu của dịp Giáng Sinh là những cây thông Neol. Cây thông Noel có nguồn gốc từ Đức thế kỷ 16, bởi cây thông có thể chịu được thời tiết giá rét khắc nghiệt và mang màu xanh vĩnh cửu, đó là biểu tượng của niềm hi vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới. Thế kỷ 19, cây thông Noel được sử dụng rộng rãi ở Anh và đến tận năm 1820, cây Noel mới chính thức xuất hiện ở Mỹ.
Một trong những hình ảnh mà người ta thường bắt gặp vào mỗi dịp Giáng Sinh đó là ngôi sao năm cánh, xuất hiện rực rỡ đủ sắc màu. Ngôi sao này thường được treo ở đỉnh của cây thông hay ở nơi cao nhất của tháp chuông nhà thờ, rồi từ đó những dải màu căng ra theo 4 phía. Tương truyền cho hay, khi Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ, ánh sáng tỏa rạng ngời… ngôi sao tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
Bên cạnh đó, hình ảnh những chiếc bít tất màu đỏ ngộ nghĩnh cũng hay được sử dụng trang trí vào ngày lễ Giáng Sinh. Chuyện kể rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng vì gia cảnh quá nghèo nên không thể lấy chồng. Đức Giám Mục Myra thương xót nên ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái, những đồng tiền vàng này rơi trúng vào những đôi tất mà các cô đang hong bên lò sưởi… Và để được nhận quà và những điều may mắn, ngày nay, trẻ em thường treo bít tất ở cạnh lò sưởi để mong nhận quà từ ông già Noel…
Một hình ảnh quen thuộc vào dịp lễ Giáng Sinh là ông già Noel. Nguồn gốc của ông già Noel (Santa Claus) hay Thánh Nicholas bắt đầu từ thế kỷ thứ 4. Từ nhỏ, thánh đã là một người rất ngoan đạo và cống hiến cả cuộc đời mình cho đạo Cơ Đốc. Sử sách ca tụng Thánh Nicholas rất yêu thương trẻ em, ông là người được trao gửi những ước mơ của biết bao con trẻ. Ông mặc quần áo đỏ, đội chiếc mũ chóp nhọn màu đỏ, đi đôi giày cao cổ đen, mái tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết, ông cưỡi xe tuần lộc mang quà đến cho mọi trẻ thơ.
Bên cạnh, màu đỏ rực rỡ của ông già Noel là màu đỏ của cây hoa trạng nguyên. Truyền thuyết kể rằng, có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng, em mang đến máng cỏ một chùm lá cây, em bị người ta chế nhạo, thế nhưng thật kỳ lạ những nhánh lá dưới chân chúa đã biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ…
Cũng với màu trắng đỏ, chiếc gậy kẹo lại mang một ý nghĩa khác. Màu trắng thể hiện sự trong trắng và vô tội của chúa Jesus, ba sọc đỏ tượng trưng cho những gì mà ngài phải gánh chịu khổ hình thay cho nhân loại, đôi khi người ta còn lý giải 3 sọc đỏ thể hiện sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh Thần. Nhìn vào cây gậy kẹo uốn cong còn khiến người ta liên tưởng nó giống cây gậy chăn cứu vì Chúa cũng là người chăn dắt đàn con chiên.
Vũ Hoàng xin được thay mặt toàn ban Việt Ngữ gửi tới quí vị lời chúc một Giáng Sinh đầm ấm, an lành và sum họp đoàn viên bên gia đình và người thân. Merry Christmas!!!
http://www.rfa.org/vietnamese/
http://vietvungvinh.com/2013/
http://www.ubllcdhn.com/tiengnoitudo/
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker18 December 2014
Video & Campuchia từ chối trục xuất người Thượng theo yêu cầu của VN?
Bà Wan-Hea Lee (thứ hai từ trái qua), người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Campuchia trong buổi họp báo ở Campuchia hôm 13/12/2014.
Liên Hiệp Quốc chưa thể tiếp cận
Sau khi thất bại trong việc nỗ lực hợp tác với chính quyền Phnom Penh về việc thỏa thuận tìm cách tiếp cận 16 người Thượng Tây Nguyên mà Việt Nam đều nghị Campuchia trục xuất về nước hồi đầu tháng 12, tuần này, các quan chức của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Campuchia đã tiếp tục thất bại trong việc tìm cách gặp người Thượng mặc dù Bộ Nội vụ xứ chùa Tháp bật đèn xanh trước đó.
Bộ Nội vụ Campuchia đã đồng ý hợp tác với các quan chức của Liên Hiệp Quốc. Song, nhóm công tác của Bộ Nội vụ và các quan chức của Liên Hiệp Quốc đã có mặt tại tỉnh Ratanakiri lần hai, kể từ ngày 11/12 đến nay, nhưng chính quyền địa phương lại tiếp tục từ chối hợp tác để họ vào trong rừng tìm 16 người Thượng đang lẩn trốn.
Bà Wan-Hea Lee, người đứng đầu Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Campuchia cho phóng viên Quốc Việt biết vào ngày 13/12 rằng vào hôm thứ Sáu, quan chức cấp cao của Cao ủy Nhân quyền và Cao ủy Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc cùng đại diện Bộ Nội vụ Campuchia đã có cuộc họp với chính quyền tỉnh Ratanakiri. Tuy nhiên, do vấn đề thông tin liên lạc giữa chính quyền địa phương và Bộ Nội vụ, cán bộ của Liên Hiệp Quốc và Bộ Nội vụ cử đến tỉnh trên không được đáp ứng và cũng không được vào trong rừng để tìm kiếm người Thượng.
Theo bà Wan-Hea Lee, một lần nữa Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia đã hợp tác với Liên Hiệp Quốc về vấn tỵ nạn của người Thượng Tây Nguyên, bao gồm công tác cùng làm nhiệm vụ tìm kiếm người tỵ nạn. Người đứng đầu Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền LHQ này khẳng đinh phía LHQ mong muốn sớm được giải quyết các vấn đề còn lại giữa Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương, và gặp gỡ, giúp đỡ những người Thượng trốn từ Việt Nam càng sớm càng tốt.
Bà Wan-Hea Lee nói với RFA: “Công tác hợp tác tìm người tỵ nạn vẫn tiếp tục làm nhưng chúng tôi phải chờ kết quả hợp tác giữa Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương vì lúc này chính quyền tỉnh đi công tác. Bây giờ chúng tôi không mấy lo lắng về tình cảnh của người Thượng vì Bộ Nội vụ đồng ý gặp họ, và lắng nghe ý kiến của họ nếu họ muốn nộp đơn xin quyền tỵ nạn.
Chúng tôi biết Chính phủ Việt Nam yêu cầu Campuchia trục xuất nhóm người Thượng này về nước nhưng chúng tôi tin tưởng vào chính phủ Campuchia. Họ đồng ý hợp tác với chúng tôi.”
Trước những thông tin Bộ Nội vụ Campuchia chấp thuận hợp tác với Liên Hiệp Quốc, Giám đốc Cảnh sát tỉnh Ratanakiri, Thiếu tướng Nguon Koeun phát biểu với RFA ngày 27/11 ông đã nhận được một danh sách do Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai của Việt Nam gửi qua, trên đó có ghi tên của 16 người Thượng vi phạm luật pháp Việt Nam đã rời bỏ nhà cửa ở Tây Nguyên để chạy sang Campuchia.
Thiếu tướng Nguon Koeun cho biết cảnh sát đã vào trong rừng truy bắt 16 người trên kể từ ngày 26/11 đến nay. Giám đốc Cảnh sát tỉnh Ratanakiri nói dứt khoát phải trục xuất nhóm người Thượng về nước do họ nhập cư bất hợp pháp.
Hiện, chính quyền địa phương cứ kéo dài thời gian chưa thể hợp tác với Liên Hiệp Quốc để triển khai công tác vào trong rừng tìm 16 người Thượng nói trên, đã khiến các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế cáo buộc xứ chùa Tháp rất khó từ chối yêu cầu của Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng trong lúc Liên Hiệp Quốc chưa đạt được sự thống nhất với Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương, công tác truy tìm và trục xuất người Thượng vẫn được thực hiện bởi nhóm cảnh sát tỉnh Ratanakiri.
Tỉnh Ratanakiri chỉ hợp tác với VN?
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch nói chính phủ Việt Nam tiếp tục phân biệt đối xử và kỳ thị người Thượng vì những lý do chính trị và tôn giáo. Các lực lượng công an, an ninh đã tiếp tục theo dõi chặt chẽ và quấy rối cộng đồng của họ.
Theo ông Robertson, chính phủ Việt Nam đang siết chặt và đóng cửa các giáo hội Tin Lành hay Công giáo mà không có liên kết với các tổ chức tôn giáo do nhà nước quản lý. Phần lớn người Thượng chạy trốn từ Việt Nam là vì dám đấu tranh, phản đối Việt Nam. Trường hợp, cảnh sát Campuchia buộc trục xuất 16 người Thượng này về thì họ sẽ đối mặt với án phạt nặng tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson: “Rõ ràng các quan chức tỉnh Ratanakiri có một quan hệ chặt chẽ với Việt Nam. Trong thực tế, chính quyền này từng tham gia bắt người tỵ nạn Tây Nguyên trở về Việt Nam. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là cho đến nay, các quan chức địa phương không chịu hợp tác với cơ quan của LHQ. Chúng tôi yêu cầu thủ tướng Hun Sen phải ra lệnh cho các quan chức hợp tác toàn diện với LHQ để bảo vệ nhóm người Thượng, và chấm dứt sự chậm trễ và cản trở.”
Trong khi đó, Đại tướng Khieu Sopheak, Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia phát biểu với RFA vào ngày 13/12 rằng cho đến nay Bộ Nội vụ chưa nhận được bất kỳ thông tin cụ thể về sự hiện diện và nơi nhóm người Thượng này đang ẩn náu.
Đại tướng Khieu Sopheak cho biết đáng ra Liên Hiệp Quốc không thất bại nếu cơ quan này hợp tác với Tổng cục Di trú của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ đồng ý làm việc với cơ quan quốc tế này nhưng họ cần phải liên lạc với Tổng cục Di trú của Bộ Nội vụ.
Theo ông, Cao ủy Tỵ nạn và Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục thất bại vì đến nay Campuchia chưa có sự quyết định nào cho họ làm việc với chính quyền địa phương.
Đại tướng Khieu Sopheak: “Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho Liên Hiệp Quốc hợp tác với Tổng cục Di trú của Bộ Nội vụ. Còn chuyện họ tự đi gặp người Thượng là chuyện của họ nhưng sẽ không có cơ quan địa phương nào hợp tác với họ. Đây là Campuchia, đất nước có pháp quyền, chủ quyền, độc lập.
Chuyện bắt theo yêu cầu của Việt Nam hay không thì chưa biết. Nhưng nếu họ là người Thượng tỵ nạn thì OK. Còn nếu là người nhập cư bất hợp pháp thì nhập cư đường nào, phải ra đường nấy.”
Vào ngày 26/11, chúng tôi đã vào trong rừng gặp 8 trong số 16 người Thượng nói trên. Họ cho biết nguyên nhân chạy trốn từ tỉnh Gia Lai của Việt Nam hồi ngày 30/10 do chính quyền truy bắt vì vấn đề tôn và có quan hệ với người ở ngoài nước. Ông Nay Klanh (Ama Blik) tỏ ra lo ngại bị trục xuất về Việt Nam. “Chúng tôi quá sợ bị bắt, đem về Việt Nam. Nếu đem về Việt Nam thì chắc chắn Việt Nam sẽ đánh đập và nhốt vì chạy trốn đến đây.
Chúng tôi nhờ Quốc tế giúp đỡ và mang chúng tôi đến một nơi nào đó an toàn. Vì sợ người ta đem về Việt Nam, chắc chắn bị Việt Nam đánh đập, làm bất kỳ những thứ mà họ có thể làm được. Những điều đó sẽ xảy ra vì chúng tôi ở Việt Nam, chúng tôi biết những gì Việt Nam, người Việt Nam làm với chúng tôi.”
Xưa nay, Campuchia vẫn là nơi thiếu an toàn đối với người Thượng, người Khmer Krom và người Việt bất đồng chính kiến chạy sang lánh nạn từ Việt Nam vì chính phủ Phnom Penh có mối quan hệ mật thiết với chính phủ Cộng sản Việt Nam.
Trước sự quan ngại trên, Cao ủy Tỵ nạn, Cao ủy Nhân quyền của LHQ và các tổ chức nhân quyền trong nước đang nỗ lực làm việc với chính phủ xứ chùa Tháp để chuyển 16 người Thượng về thủ đô Phnom Penh, nơi họ có thể được bảo vệ, tiếp nhận hỗ trợ; và xác định 16 người mà Việt Nam đề nghị Campuchia trục xuất họ có hội đủ điều kiện để được xem là người tỵ nạn hay không.
* Source:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-cambodia-reject-deport-montagnards-to-vn-qv-12132014083942.html
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker17 December 2014
Video: Đại Diện Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW Đặt Vòng Hoa tưởng niệm Mr. Tori Johnson - Ms. Katrina Dawson Tại Martin Place
LS. Nghị Viên Toàn, TS. Thắng Chủ Tịch CĐNVTD-NSW, LS. Chí và LS. Davy (Đại diện BCH Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW)
* Video & hình của Hoài Phương:
https://www.youtube.com/channel/UCbkQ8o5VDP0u8tFtoSzTwjw
* Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://hrrf.org/vietnamese/ http://www.saigonradio890am.com/?q=trackerBlog Archive