Thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn loan báo Nghị Viện California vừa thông qua Nghị Quyết SCR-6, vinh danh tháng 10 năm 2017 là “Tháng Việt Nam Cộng Hòa”.
Đây là lần thứ nhì trong hai năm, Nghị Viện California thông qua nghị quyết do Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn là tác giả. Trong một thông cáo báo chí gửi ra hôm Thứ Năm 26/07, bà Janet Nguyễn cho biết sở dĩ tháng 10 năm 2017 được chọn, bởi vì đây là thời điểm đánh dấu kỷ niệm năm thứ 61 Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.
Nữ thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên của California cho biết, ngoài việc kỷ niệm ngày ban hành hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa- được cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ký vào ngày 26 tháng 10 năm 1956, Nghị Quyết SCR-6 còn công nhận nỗ lực của các quốc gia từ khắp thế giới đã giúp Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.'
Nội dung bản nghị quyết nhấn mạnh sự kiện hơn 58,000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến, cùng với hơn 1 triệu người Mỹ khác, bao gồm các binh sĩ và gia đình, đã hy sinh rất lớn và đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho tự do.
Nghị Quyết SCR-6 cũng bày tỏ lòng tri ân đối với các quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các giới chức chính quyền, nhiều người đã mất tích hoặc bị bắt, cũng như gia đình của họ đã can đảm chịu đựng.
Trong thông cáo báo chí, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn xác nhận rằng bà cũng muốn nhắc đến tình trạng vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam ngày nay trong Nghị Quyết SCR-6.
Huy Lam / SBTN
TNS Janet Nguyễn yêu cầu tổng thống Trump áp lực CSVN thả tù nhân lương tâm
Thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn vừa gửi một thỉnh nguyện thư đến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, yêu cầu ông đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và lập tức thả tất cả tù nhân lương tâm.
Theo Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump sẽ công du Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng, Việt Nam và Philippines, từ ngày 3 đến 14 tháng 11 tới đây, và sẽ tham dự nhiều hội nghị, bao gồm Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Trong thư gởi tổng thống, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn đưa ra chi tiết các vụ vi phạm nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam, những chi tiết về hàng chục nhà hoạt động bị mất quyền tự do cá nhân, và nhấn mạnh trường hợp của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, và ông Y Yich, một mục sư người Ba Na ở miền Trung Việt Nam.
Bà Như Quỳnh bị bắt vào tháng 10 năm 2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự của chế độ. Vào tháng 6 năm nay, bà bị kết án 10 năm tù giam.
Trong khi đó, ông Y Yich bị bắt lần đầu năm 2007 và bị truy tố theo điều 87, “phá hoại đoàn kết dân tộc”. Vì cáo buộc này, ông bị kết án 6 năm tù. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2013, ông Y Yich lại bị bắt lần thứ nhì với cáo buộc tương tự và bị kết án 12 năm tù.
Hiện tại, ông đang bị giam tại nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương. Sức khỏe ông suy yếu trầm trọng và nhanh chóng, vì ông bị bệnh gan, cao máu nặng, yếu thận và viêm khớp.
Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn bày tỏ hy vọng khi Tổng thống Trump gặp các giới chức CSVN, ông sẽ đưa ra điều kiện căn bản là bảo vệ nhân quyền và thả ngay bà Như Quỳnh, ông Y Yich, và hàng chục tù nhân lương tâm khác, trước khi thảo luận và ký kết bất cứ một thỏa thuận nào.
Huy Lam / SBTN
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Khải, một doanh nhân lẫy lừng với thương hiệu Khaisilk phải lên tiếng xin lỗi khách hàng vì bán lụa Tàu suốt gần 30 năm qua, nhớ lại miền Nam trước năm 1975 từng có hàng loạt doanh nhân làm ăn tử tế với những thương hiệu Việt lừng lẫy một thời như xà bông Cô Ba, dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, dầu cù là Mac Phsu, dầu gió Nhị Thiên Đường, bột ngọt Vị Hương Tố, bia la-de Con Cọp, kem đánh răng Hynos, xe hơi La Dalat v.v…
Cái làm nên tên tuổi, thương hiệu thời đó là từ đạo đức kinh doanh của các doanh nhân. Họ làm ăn đàng hoàng, tôn trọng khách hàng, trân trọng sản phẩm của chính mình và hết sức giữ chữ tín. Nhưng sâu xa hơn, sở dĩ họ làm được như vậy là vì họ có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, họ muốn tạo ra những sản phẩm VN chứ không muốn người Việt phải dùng hàng ngoại.
Còn bây giờ, đốt đuốc tìm không ra một doanh nghiêp chân chính, mà toàn là những cung cách làm ăn chụp giựt, thất nhân tâm, không cần biết chữ tín nhan nhản khắp nơi. Tại sao vậy? Vì bây giờ thiên hạ chỉ muốn làm giàu, làm giàu thật nhanh, vơ vét cho nhiều.
Cái thương hiệu lắm khi chỉ là cái bình phong để họ làm chuyện khác, ví dụ như Khaisilk, mảng lụa tơ tằm đâu phải là nguồn thu nhập chính của đại gia này, khi bên cạnh đó ông Hoàng Khải còn kinh doanh bất động sản, nhà hàng, resort, văn phòng cho thuê…Ông Hoàng Khải không sống chết vì lụa.
Nguyên nhân sâu xa hơn là xã hội bây giờ sự dối trá, lừa lọc quá nhiều, con người ta đã quen với chuyện đó và chuyện sống tử tế, làm ăn đàng hoàng trở nên vô cùng hiếm hoi. Thứ hai, người ta không còn yêu nước nữa. Nếu thực sự yêu nước, có lòng tự hào dân tộc, cỡ ông Hoàng Khải thừa sức xây dựng cả một làng sản xuất lụa tơ tằm VN, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hàng ngàn con người, vừa bảo tồn ngành lụa tơ tằm VN và đưa lụa Việt ra với thế giới…Nhưng làm thế cực công lắm, làm nhà hàng, resort, buôn bán bất động sản mau giàu hơn nhiều…Chả phải riêng gì một cá nhân ông Hoàng Khải.
Cho nên, trong một xã hội đàng hoàng, ngay như ở MN trước năm 1975, một doanh nhân giàu lên sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn hàng triệu con người, sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị, làm nên thương hiệu cho đất nước, thậm chí xuất khẩu và đem ngoại tệ về cho đất nước. Còn bây giờ, khi một đại gia giàu lên là bao nhiêu dân oan mất đất, bao nhiêu rừng bị phá, tài nguyên bị khai thác, vơ vét, bao nhiêu đất nông nghiệp bị cướp và chuyển đổi thành đất tư, đất kinh doanh…
Ở nước ta bây giờ, đạo đức trong môi trường chính trị đã không có, đạo đức trong môi trường kinh doanh, thậm chí trong văn hóa nghệ thuật cũng không.
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.
1. Tuyên bố của Trung Quốc
Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.
Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and JonHalliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.) Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
.................
(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc... (Nguồn:://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>).
Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].
Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc. Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay.
2. Công hàm bắc Việt
Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam. Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.
Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo. Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc.
Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.” Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường. Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”
Chắc chắn bản công hàm nầy được Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt. Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I. Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai. Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960.
3. Trung Quốc biện minh
Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện.
Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc. Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng.
Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post(Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc. Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược].
Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5. Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai... Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”
4. Cộng sản Việt Nam chống chế
Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa... Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý...”
Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trường của chính phủ mình. Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy. Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy.
5. Hiểu cách nào
Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời.
Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc.
Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.” Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài. Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”? Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam. Khi cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài? (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao -danlambaovn.blogspot.com)
Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”).
Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ. Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng. Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản. Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội. Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết.
Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau. Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn.
Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa],... quần đảo Nam Sa [Trường Sa],... thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc.
6. Liên minh quân sự
Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc. Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.)
Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự WestPoint, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta - trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức...” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.)
Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới. Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi. Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)? Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.
Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa. Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không?
Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước. Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyền thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai. Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng.
Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc. Trung Quốc dư biết điều đó. Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra. Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm. Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước...
7. Phải quyết định
Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài. Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình.
Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc.
Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm. Phạm Văn Đồng đã chết. Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn. Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội. Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng. Có hai cách giải thể:
Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết. Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen.
Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông?
Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản. Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng. Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình.
Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.
Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi. Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam.
(Toronto, 5-6-2014)
Trần Gia Phụng
danlambaovn.blogspot.com
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
• Ts. Nguyễn Đình Thắng
http://machsongmedia.com
Sau buổi gây quỹ của BPSOS hồi tháng 4 năm ngoái, một tổng giám đốc người Việt của một hãng điện tử ở Bắc Virginia rủ tôi đi ăn trưa. Anh ấy muốn biết hãng của anh ấy có thể làm gì để phụ giúp cho các chương trình của BPSOS.
Tôi đề nghị hãy tài trợ cho 1 người làm việc toàn thời ở Thái Lan để chuyên xin các ngân khoản trợ cấp khẩn cấp có sẵn của các tổ chức quốc tế nhằm giúp đỡ cho các nhà đấu tranh Việt Nam đang lâm nạn hay bị tù đày. Tôi nói thật rằng đây sẽ là thử nghiệm đầu tiên cho công thức mới này, và nếu thành công thì sẽ “1 vốn 10 lời”.
Vài hôm sau anh ấy cho biết là đã bàn với người bạn là Tổng Giám Đốc Tài Chính của hãng, một người Mỹ, và cả 2 đồng ý xuất quỹ 1,500 Mỹ kim mỗi tháng để yêm trợ cho người làm việc toàn thời. Kèm với cam kết này là một thách đố cho BPSOS: người này sẽ phải đem lại 180,000 Mỹ kim trong 12 tháng.
Ngày hôm qua, tôi gửi email báo cho 2 vị mạnh thường quân kia biết: “Đã đạt mục tiêu, trễ 16 ngày”. Thời hạn là 30 tháng 9, 2017.
Hai vị mạnh thường quân, một Việt một Mỹ, mừng lắm, trả lời: “Tuyệt vời! Chúng ta hãy tiếp tục.”
Ngày 16 tháng 10, tôi được tin báo về khoản trợ cấp khẩn cấp mới nhất là 4,100 Mỹ kim vừa được chấp thuận, dành cho một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo đang bị tạm giam. Thành quả mới nhất này đã nâng tổng số cấp khoản lên thành 180,827 Mỹ kim – chậm ít ngày nhưng bù lại thì vượt chỉ tiêu một tí.
Các nhà bảo vệ nhân quyền và lãnh đạo tôn giáo bị bỏ tù hay lậm nạn
Từ năm 2008, BPSOS đã âm thầm trợ giúp cho các người đấu tranh bị lâm nạn hay tù đày. Cách làm của chúng tôi là ưu tiên xin sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế để dành các khoản đóng góp của đồng hương cho những công việc khác. Không những thế, chúng tôi còn muốn lôi kéo các tổ chức quốc tế quan tâm đến tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam. Có những tổ chức quốc tế, sau khi trợ giúp khẩn cấp, đã cùng với chúng tôi lên tiếng tranh đấu cho chính các tù nhân lương tâm mà họ trợ giúp.
Từ năm 2008 đến 2015, BPSOS đã chuyển tổng cộng 420 nghìn Mỹ kim cho các người tranh đấu lâm nạn và tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong số đó, chỉ 60 nghìn Mỹ kim là đến từ những đóng góp của đồng hương người Việt. Tất cả còn lại là từ ngân khoản trợ cấp khẩn cấp của các tổ chức quốc tế. Con số nghe nhiều, tuy nhiên tính ra chỉ là 51 nghìn Mỹ kim mỗi năm, chỉ bằng 1.7% của tổng số ngân khoản trợ cấp khẩn cấp của các tổ chức quốc tế mà tôi biết.
Ngoài sự thiệt thòi cho những người đấu tranh Việt Nam, tỷ lệ cỏn con này tạo ấn tượng rằng tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam không đến nỗi trầm trọng. Trong suốt những năm ấy tôi là người duy nhất hí hoáy lập hồ sơ mỗi khi có thời gian, như là trên các chuyến bay xa, vào ngày cuối tuần rảnh rỗi, giờ nghỉ giữa các buổi họp trong một hội nghị, v.v.
Đầu năm 2016, tôi có ý tưởng tăng con số ấy lên nhiều lần bằng cách có 1 người toàn thời chuyên lập hồ sơ xin ngân khoản. Ngoài việc tự mình thực hiện hồ sơ, người này còn huấn luyện và phối hợp một đội ngũ ngày càng đông những thiện nguyện viên về thể thức lập hồ sơ xin trợ cấp khẩn cấp. Mục tiêu mà tôi đề ra là phải nâng tỷ số 1.7% lên thành 6%, nghĩa là từ 51 nghìn lên 180 nghìn Mỹ kim mỗi năm.
Và mục tiêu này đã đạt: 180,827 Mỹ kim trợ cấp cho 53 người đấu tranh bị lâm nạn hay tù đày. Nếu xem đây là một cuộc đầu tư thì 2 vị mạnh thường quân kể trên đã bỏ ra 1 vốn để lấy về 10 lời, như tôi đã cam kết với họ. Mục tiêu của chúng tôi cho 12 tháng tới là vượt con số 200 nghìn Mỹ kim.
Tác dụng của công thức mới này không phải chỉ quy ra tiền. Chúng tôi đã thu thập một lượng hồ sơ lớn về các người đấu tranh bị lâm nạn hay tù đày để cùng với nhiều tổ chức quốc tế can thiệp cho họ.
Bài liên quan:
Muốn thay đổi đất nước, cần ý thức "đầu tư"
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1142--gii-quyt-vn-nn-phi-tng-ngun-lc.html
1 vốn 10 lời – Đi làm việc nghĩa như là đi buôn
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1147-2016-10-14-18-17-43.html
Đi Làm Việc Nghĩa Như Là Đi Buôn
http://machsongmedia.com/binhluan/nguyn-inh-thng/4-i-lam-vic-ngha-nh-la-i-buon.html
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
* Quý Vị thích xem tin tức Cộng Đồng Video - Hồi ký ▼ xin hãy nhấn 2 hàng chữ màu đỏ ► http://www.khangsydney.blogspot.com.au/ http://www.khanghuong.blogspot.com.au/Thân mẫu của nạn nhân Michelle Võ lên án nhà cầm quyền Hà Nội manh tâm lợi dụng cái chết của con Bà TUYÊN CÁO
Của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California
V/V Lên án nhà cầm quyền Hà Nội manh tâm lợi dụng cái chết của nạn nhân Michelle Võ
Kính gửi : Toàn thể Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn trên toàn Thế Giới.
Kính thưa quý vị.
Biến cố thảm sát xảy ra tại Las Vegas ngày 1 tháng 10 năm 2017 vừa qua đã cướp đi mạng sống của 58 người. Tiếc thay trong số đó có 1 nạn nhân phụ nữ Mỹ gốc Việt là cô Michelle Võ 32 tuổi cư ngụ tại Los Angeles. Cô từng học và tốt nghiệp High School tại trường Trung Học Independent High School tại San Jose, và Đại Học UC David ở Bắc Cali.
Gia đình cô vượt biển và đến Tỵ Nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Cô sinh tại California Hoa Kỳ năm 1985.
Sau cái chết thương tâm của Michelle Võ trong vụ thảm sát.
Đại Sứ Quán VN tại Hoa Kỳ đã phối hợp cùng Tổng Lãnh Sự Quán tại San Francisco tiến hành thủ tục xác định quốc tịch VN của nạn nhân Michelle Võ và đòi thực hiện quyền bảo hộ công dân cho cô.
Bà Hanna Bùi là Thân Mẫu của cô khi hay tin này đã hết sức tức giận, cực lực phản đối cũng như lên án hành động bỉ ổi, bất lương, trơ trẽn này của Việt Cộng.
Xét rằng: Cô Michelle Võ là con cái của một gia đình VN Tỵ Nạn Cộng Sản. Cô sinh trưởng tại Hoa Kỳ nên không hề dính dáng gì đến chế độ VC ở VN.
Xét rằng: Qua sự khẳng định rõ ràng của bà Hanna Bùi trong cuộc phỏng vấn của Phóng Viên Vũ Nhân trên đài đài SBTN. Bà đã xác định gia đình bà là người Mỹ gốc Việt Tỵ Nạn Cộng Sản không hề dính dáng đến chế độ Hà Nội.
Xét rằng: Chế độ Hà nội luôn lợi dụng, gian dối, cướp bóc củangười dân. Nay lại muốn nhúng tay vào việc xác nhận tư cách quốc tịch VN của cô Michelle Võ với mục đích mờ ám gì, trong khi gia đình hoàn toàn phản đối không chấp nhận việc làm trơ trẽn của nhà cầm quyền Hà Nội.
Do đó Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc Cali ra tuyên cáo này cực lực phản đối và lên án hành động trơ trẽn, bất lương của bạo quyền Hà Nội.
Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt ngay trò bỉ ổi xía vào các gia đình Tỵ Nạn Cộng Sản.
Xin các đồng hương Tỵ Nạn đề cao cảnh giác trò lợi dụng của Việt Cộng trong các công việc riêng tư của chúng ta để làm lợi cho chúng dưới bất cứ hình thức nào.
Làm tại San Jose ngày 12 tháng 10 năm 2017.
VHT
Đã có đến 54 người thiệt mạng trong ba ngày mưa lũ vừa qua ở miền Bắc Việt Nam mà báo chí trong nước gọi là ba ngày mưa lũ lịch sử. Ngoài ra còn có hàng chục người bị mất tích, nâng số thương vong lên đến hơn 90 người tính đến ngày 13 tháng 10, 2017.
Theo ông Trần Quang Hoài, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên Tai, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục trưởng Phòng Chống Thiên Tai trong trả lời báo chí vào chiều ngày 13 tháng 10 cho rằng thiệt hại lớn về người và tài sản trong đợt thiên tai mới nhất một phần do chủ quan.
Khu vực bị mưa lũ là một vùng rộng lớn từ Bắc Trung bộ cho đến các tỉnh Tây Bắc, và cả vùng Trung du. Đó là các tỉnh: Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, và cả Thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra sự thiệt hại về nhà cửa và hoa màu cũng rất cao, đã có đến 31 ngàn ngôi nhà bị sập, hàng chục ngàn hectare hoa màu bị ngập và thiệt hại.
Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong ngày 13 tháng 10, đã có 1000 người thuộc các lực lượng bộ đội và công an được huy động để gia cố một đoạn đê có nguy cơ bị sạt lở của thành phố này.
Tổng số thiệt hại chưa được thống kê hết, nhưng riêng tỉnh Yên Bái đã là 500 tỉ đồng, tính đến hiện nay.
Trong khi đó một cơn bão khác lại đang hướng về miền Bắc Việt Nam từ Biển Đông.
Cơn bão này được cơ quan khí tượng thủy văn Việt Nam đặt tên là cơn bão số 11, tên quốc tế là Khanun, đã vượt qua đảo Luzon của Philippines và hướng về Việt Nam.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thì trong hai ngày tới Khanun sẽ đến gần quần đảo Hoàng Sa, và trong ba ngày tới, mặc dù bão chưa đổ bộ vào Việt Nam, nhưng sẽ gây ra giông trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, cho đến vùng biển thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
Trước tình hình này các cơ quan phòng chống thiên tai của Việt Nam đã kêu gọi tàu thuyền quay vào bờ, tránh các khu vực nguy hiểm.
Cũng trong ngày 13 tháng 10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã mở một hội nghị mang tên Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và tăng cường khả năng chống chịu nông nghiệp với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Tại hội nghị này các số liệu đưa ra cho biết là mỗi năm Việt Nam có 300 người thiệt mạng và mất tích vì thiên tai, thiệt hại về kinh tế trị giá 1 tỉ 300 ngàn đô la Mỹ, tương ứng với 1,5% tổng sản lượng quốc dân.
Phó Thủ tướng Việt Nam là ông Trịnh Đình Dũng kêu gọi các địa phương kiểm soát lại cơ sở hạ tầng, cũng như phân bố dân cư để tránh thiên tai một cách hữu hiệu.
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Bà Đoàn Thị Hồng Anh, hiện cư ngụ ở Michigan, là vợ của giáo dân Cồn Dầu Nguyễn Thành Năm, bị tra tấn đến chết năm 2010
Luật chống tra tấn của Hoa Kỳ: bắt thủ phạm trả giá
Ngày 9 tháng 10, 2017
http://machsongmedia.com
/p>
• Ts. Nguyễn Đình Thắng
Trong một bài trước đây tôi kể câu chuyện lý thú của cụ ông Gustavo Villoldo, người Mỹ gốc Cuba sinh sống ở Miami, cùng với người em đã kiện 2 anh em Fidel và Raul Castro về tội tra tấn – chính quyền Cuba đã từng hăm doạ và tìm cách hãm hại 2 anh em Ông Villoldo vì các hoạt động chống chính quyền Cuba. Năm 2011 toà tiểu bang Florida ở Dade County đã tuyên án là 2 anh em Castro phải bồi thường 2 anh em Villoldo 2.8 tỉ Mỹ kim. Điều này cho thấy “cánh tay dài” của luật pháp Hoa Kỳ.
Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tra Tấn (Torture Victims Protection Act, hay TVPA), ban hành năm 1992, cho phép nạn nhân tra tấn đang cư ngụ ở Hoa Kỳ khởi kiện dân sự các thủ phạm đằng sau các hành vi tra tấn đã xảy ra không quá 10 năm trước ngày đơn kiện được nộp vào toà. Nguyên đơn phải chính là nạn nhân trong trường hợp bị tra tấn. Trong trường hợp nạn nhân bị giết, thân nhân hay người đại diện hợp pháp có quyền đứng đơn kiện. Nguyên đơn có thể là công dân Hoa Kỳ hay chỉ đang cư ngụ ở Hoa Kỳ.
Chúng tôi biết ít ra có 30 trường hợp người Việt ở Hoa Kỳ thuộc phạm vi của Luật TVPA. Khi đứng đơn kiện, những người này có thể có các mục tiêu khác nhau, như:
(1) Phanh phui mặt thật của chế độ trước ánh sáng công lý của toà án Hoa Kỳ;
(2) Bắt các thủ phạm thực hiện hay bao che hành vi tra tấn phải bồi thường tổn thương;
(3) “Dằn mặt” các quan chức của đảng và nhà nước Việt Nam để họ phải chùn tay trong chính sách tra tấn.
Họ ở đây là các cá nhân hành động trong thẩm quyền của giới chức chính quyền, hoặc là cá nhân ngoài chính quyền nhưng hợp tác chặt chẽ với một giới chức chính quyền trong hành vi tra tấn hay giết người. Họ bao gồm những người trực tiếp ra tay, hoặc người ra chỉ thị, hỗ trợ, khuyến khích hay bao che cho hành vi tra tấn hay giết người. Họ có thể đương nhiệm, đã chuyển nhiệm sở hay đã về hưu.
Bà Đoàn Thị Hồng Anh, hiện cư ngụ ở Michigan, là vợ của giáo dân Cồn Dầu Nguyễn Thành Năm, bị tra tấn đến chết năm 2010
Các trường hợp có thể khởi kiện
Cách đây 20 năm, tôi đề nghị một số bác cựu tù cải tạo đến Hoa Kỳ theo chương trình HO hãy dùng Luật TVPA để kiện những người cộng sản đứng sau các chính sách tra tấn dã man và các vụ xử bắn trong tù cải tạo. Không thấy ai hưởng ứng, năm 1999 BPSOS đứng ra thực hiện việc trục xuất Ông Bùi Đình Thi nhằm chứng tỏ cách vận dụng luật pháp Hoa Kỳ và khuyến khích cộng đồng Việt làm theo.
Nhưng rồi vẫn không ai làm gì cả. Có lẽ cách đây 20 năm chính các nạn nhân hãy còn quá bỡ ngỡ và cộng đồng người Việt nói chung vẫn chưa quen thuộc với giòng chính. Nay tình hình có thể đã khác, nhưng các trường hợp bị tra tấn trong tù cải tạo đã vượt quá thời hiệu 10 năm của Luật TVPA.
Tôi vẫn cứ tiếc, nếu lúc ấy mà người Việt ở Hoa Kỳ biết khai thác luật TVPA thì đã có cả trăm cho đến cả nghìn vụ kiện tạo ác mộng cho giới cầm quyền thời bấy giờ và chắc chắn đã tác động mạnh lên tình hình đất nước ngày hôm nay.
Tuy trễ nãi, chúng ta vẫn còn cơ hội vì trong những năm gần đây nhiều nạn nhân tra tấn đã đến Hoa Kỳ tị nạn. Tôi biết ít ra khoảng 30 trường hợp, có thể phân ra làm 3 thành phần. Thành phần thứ nhất gồm những người bị trục xuất khỏi Việt Nam như Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Blogger Tạ Phong Tần, Mục Sư Nguyễn Công Chính, Bà Trần Thị Hồng… Thành phần thứ hai gồm các người bị tra tấn ở Việt Nam; họ chạy sang Thái Lan tị nạn và nay đã định cư ở Hoa Kỳ như một số giáo dân Cồn Dầu, khoảng chục người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành, và nửa chục tu sĩ hay cựu tu sĩ Phật Giáo Khmer Krom. Thành phần thứ ba là thân nhân ở Hoa Kỳ của những người đã bị đánh đến chết như là giáo dân Cồn Dầu Nguyễn Thành Năm, tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Hữu Tấn, chấp sự Tin Lành người Hmong Hoàng Văn Ngài…
Cộng đồng người Việt có thể yểm trợ cho họ để thực hiện nhiều chục đơn kiện ở các toà liên bang và tiểu bang, rải từ bờ Đông sang bờ Tây Hoa Kỳ.
Tác dụng lên các thủ phạm và toàn chế độ
Nếu khai thác đúng cách, Luật TVPA sẽ tạo ảnh hưởng tương đương với Luật Magnitsky Toàn Cầu: ngăn chặn nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tịch biên tài sản ở Hoa Kỳ.
Một đòi hỏi của Luật TVPA là nguyên đơn tống đạt trát toà khi bị đơn đang có mặt ở Hoa Kỳ. Sau khi nhận trát toà, bị đơn sẽ rơi vào thế lưỡng nan. Ra hầu toà thì phải đối chất về các hành vi đàn áp nhân quyền. Không hầu toà thì đương nhiên thua kiện và phải bồi thường có thể gấp 3 lần mức tổn thương của nguyên đơn. Nếu bị đơn có tài sản ở Hoa Kỳ, thì nguyên đơn có quyền tịch biên tài sản ấy. Đây là tình trạng tương tự với vụ kiện mà nguyên đơn là các nạn nhân bị buôn lao động sang American Samoa và bị đơn là 2 công ty quốc doanh Việt Nam. Bị đơn đã không hầu toà nên đương nhiên thua kiện và bị toà án American Samoa tuyên án phải bồi thường trên 3 triệu Mỹ kim cho khoảng 250 nạn nhân. Đó là năm 2002.
Vận dụng Luật TVPA, nguyên đơn có thể chọn phương pháp “mai phục” hay “dằn mặt”. Mai phục nghĩa là âm thầm khởi hiện và canh chừng để hễ bị đơn đặt chân đến Hoa Kỳ thì lập tức tống đạt trát toà để bị đơn không kịp trở tay. Còn dằn mặt nghĩa là công bố danh tính của bị đơn để bị đơn không dám bén mảng đến Hoa Kỳ.
Các vụ kiện này, nhất là khi thực hiện hàng loạt, sẽ dồn các quan chức của chế độ vào thế bị động: Họ có thể bất khả xâm phạm ở trong nước nhưng sẽ phải hầu toà ở Hoa Kỳ để bị đối chất về các hành vi đàn áp nhân quyền nghiêm trọng. Nếu có tài sảnh ở Hoa Kỳ, tài sản ấy có thể bị tịch biên. Hơn nữa, các vụ kiện đồng loạt ở nhiều nơi sẽ ép toàn thể chế độ vào thế bị động; họ sẽ phải thuê hàng chục hãng luật để biện hộ và chỉ định nhiều nhân viên lãnh sự để theo dõi từng vụ kiện một. Chỉ cần sơ sểnh một bước là có thể phải bồi thường bạc tỉ như chơi.
Không như Luật Magnitsky Toàn Cầu, do Hành Pháp thực thi, các vụ kiện theo Luật TVPA do chính nạn nhân thực hiện và chủ động, kể cả việc tịch biên tài sản sau này.
Cách thực hiện
Từ đầu năm, BPSOS đã hỗ trợ 8 hồ sơ giáo dân Cồn Dầu là nạn nhân tra tấn hay là thân nhân của người bị đánh chết để soạn đơn kiện các giới chức Việt Nam ra toà. Cách đây 2 tuần, một hãng luật đã hoàn tất cuộc nghiên cứu về tính khả thi. Dựa vào đó, Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu đã quyết định hỗ trợ các nạn nhân khởi kiện. BPSOS đang tìm hãng luật thứ hai để thực hiện hồ sơ kiện. Chính các nguyên đơn tự đóng góp cho chi phí luật sư với sự hỗ trợ của các gia đình cựu giáo dân Cồn Dầu khác.
Thực hiện bao nhiêu hồ sơ kiện và ở những toà nào còn tuỳ nhiều yếu tố mà chúng tôi sẽ phải cân nhắc. Chẳng hạn toà tiểu bang ở Dade County, Florida có thể là nơi thuận lợi vì đã từng xử 2 anh em Castro, thủ lĩnh của Cuba, phải bồi thường cho 2 anh em Villoldo 2.8 tỉ Mỹ kim.
Ngoài hồ sơ Cồn Dầu, BPSOS có thể giúp cho các trường hợp khác bằng cách: (1) chia sẻ kinh nghiệm, (2) soạn và dịch lời tường thuật về kinh nghiệm bị tra tấn, và (3) tìm luật sư có thể miễn phí hay giảm phí. Đồng thời, chúng tôi kêu gọi các cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc nếu có thành viên là nạn nhân thì hãy hỗ trợ tinh thần và tài chính cho họ khởi kiện. Đối với những nạn nhân không thuộc một cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc nào, chúng tôi kêu gọi các đoàn thể đấu tranh, các nhóm thân hữu, và những cá nhân có lòng chia nhau hậu thuẫn từng người một về tinh thần và tài chính khi khởi kiện.
Kết luận
Kiện thủ phạm tra tấn ra toà là một phần của Kế Hoạch Xoá Bỏ Tra Tấn mà BPSOS khởi xướng năm 2012. Chương trình này gồm nhiều bước.
Trước hết, trong 2 năm 2012-2013, chúng tôi vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ áp lực chế độ ở Việt Nam ký và chuẩn duyệt Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn. Điều này họ đã làm.
Bước thứ 2 là theo dõi việc thực thi công ước này. Đầu năm 2014, BPSOS đồng sáng lập Chiến Dịch Bài Trừ Tra Tấn ở Việt Nam (xem: http://www.stoptorture-vn.org/), là một nỗ lực quốc tế vận ở hải ngoại. Chiến dịch này đã phát hành bản phúc trình quy mô về tình trạng tra tấn ở Việt Nam (xem: http://dvov.org/wp-content/uploads/2014/01/vietnam-torture-and-abuse-01-16-2014.pdf). Cuối năm 2016, BPSOS yểm trợ việc hình thành Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự ở trong nước (xem:
http://endtorturevn.org/article.php?&L=vi&M=1&CID=366&ORGID=0&AID=0&CID=366
).
Bước thứ 3 là chế tài thủ phảm tra tấn theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Đầu năm 2017, BPSOS chọn 8 hồ sơ để lập danh sách đề nghị chế tài, trong đó hết 7 hồ sơ liên quan đến tra tấn. Các danh sách này đã được nộp cho Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ.
Kiện thủ phạm tra tấn ra toà Hoa Kỳ theo Luật TVPA là bước thứ 4. Tôi mong rằng, giờ đây, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ sẽ không để lỡ cơ hội lần nữa trong việc khai dụng Luật TVPA nhằm đem lại công lý cho các nạn nhân bị tra tấn, trừng phạt và dằn mặt các thủ phạm tra tấn, và áp lực chế độ ở VIệt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn.
Chúng tôi chắc chắn không có đủ danh sách của các người hiện ở Hoa Kỳ và đã từng bị tra tấn ở Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại. Những ai nghĩ mình nằm trong diện này, thì xin báo cho chúng tôi biết qua email: bpsos@bpsos.org. Chúng tôi sẽ giải thích các thông tin cần được cung cấp.
Bài liên quan:
Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Thế kẹt của chính quyền khi bị kiện
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1247-2017-09-01-17-16-30.html
23 tổ chức kêu gọi áp dụng Luật Magnitsky lên 15 quốc gia
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1251-2017-09-12-21-47-32.html
Làm sao để trục xuất kẻ vi phạm nhân quyền khỏi Hoa Kỳ
http://www.machsongmedia.com/congdong/phat-trien-cong-dong/1148-2016-10-18-22-04-17.html
Chiến dịch xoá bỏ tra tấn ở Việt Nam -- TUYÊN BỐ CHUNG
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2791
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.
Cập nhật diễn tiến vận động chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu
• Tổng Thống Trump chỉ định thẩm quyền và trách nhiệm thực thi Luật Magnitsky Toàn Cầu
• Hạ Viện Canada thông qua Luật Sergei Magnitsky
Tính đến nay, BPSOS đã chuyển 8 danh sách gồm khoảng 180 quan chức nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam đến Hành Pháp Hoa Kỳ để đề nghị trừng phạt theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Trong số này 7 danh sách đã được chính thức nộp cho Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố vào tháng 6 năm nay, khi thủ tục nhận hồ sơ vừa được mở ra, và danh sách thứ 8 được nộp ngày 8 tháng 9, cũng là ngày đóng lại việc nhận hồ sơ cho năm 2017. Trong đó có 6 hồ sơ về đàn áp nhân quyền, 1 hồ sơ về tham nhũng lớn, và 1 hồ sơ bao gồm cả đàn áp nhân quyền lẫn tham nhũng lớn. Toàn bộ 8 hồ sơ này được lưu trữ tại: http://dvov.org/luat-magnitsky-toan-cau/
Trong số 180 nhân vật được nêu tên, chúng tôi tập trung vào 40 giới chức chính quyền mà biện pháp trừng phạt có thể có tác dụng thực tế. Ngoài ra có một nhân vật không là giới chức chính quyền. Danh sách của 41 nhân vật này được liệt kê ở cuối bài.
Mở đầu cuộc vận động chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, ngày 29 tháng 6, các phái đoàn người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều tiểu bang và thành phố đã chuyển một số danh sách này trực tiếp đến các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ. Đây là cuộc tổng vận động Quốc Hội lần 7 do BPSOS phối hợp hàng năm.
Song song với nỗ lực nhắm riêng vào Việt Nam, BPSOS còn tham gia liên minh gồm 23 tổ chức nhân quyền ở Hoa Kỳ cho một cuộc vận động chung. Để phục vụ cho công cuộc vận động chung, liên minh này tuyển lựa 15 nhân vật tiêu biểu cho 15 quốc gia. Đại diện của liên minh đã nhiều lần họp với Hành Pháp Trump. Đồng thời, Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin (Dân Chủ, Maryland) và John McCain (Cộng Hoà, Arizona) cũng chuyển cho Toà Bạch Ốc danh sách 15 nhân vật đề nghị trừng phạt, trong đó 12 nhân vật trùng với danh sách của 23 tổ chức kể trên.
Ngày 8 tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Donald Trump ký văn thư chỉ định và uỷ quyền cho Bộ Trưởng Ngân Khố thực thi điều khoản đóng băng tài sản và Bộ Trưởng Ngoại Giao thực thi điều khoản không cấp visa theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Với sự chỉ định ấy, 2 bộ này bắt đầu cứu xét các hồ sơ đã nhận được để kịp phúc trình với Quốc Hội không trễ hơn ngày 10 tháng 12 năm nay về thực thi Luật Magnitsky Toàn Cầu. Xem: https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2017/09/08/presidential-memorandum-secretary-state-and-secretary-treasury
Thông tin từ Hành Pháp Trump cho biết, các hồ sơ nộp sau ngày 8 tháng 9 sẽ được cứu xét trong đợt phúc trình năm 2018. Bắt đầu tháng 1, 2018 các hồ sơ nhận đến đâu sẽ được cứu xét đến đấy thay vì dồn lại thành một nhóm hồ sơ để cứu xét một lượt như trong năm 2017.
Trong tháng 10 này, BPSOS sẽ phối hợp các phái đoàn từng tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam hàng năm để đồng loạt vận động dân biểu và thượng nghị sĩ của mình đôn đốc Hành Pháp Trump ưu tiên quan tâm đến số 41 nhân vật trong 8 danh sách mà BPSOS đã nộp. Ngày 24 và 25 tháng 10, BPSOS sẽ thực hiện một cuộc vận động thu gọn và tập trung tại Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với sự tham gia của Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng – đây là hồ sơ đầu mà BPSOS trong danh sách đề nghị chế tài của BPSOS.
Cũng vào thời điểm này, liên minh gồm 23 tổ chức kể trên dự kiến sẽ tổ chức buổi họp báo để tạo thêm áp lực dư luận giòng chính lên Hành Phápp, nhất là trước chuyến đi Á Châu của Tổng Thống Trump để tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Việt Nam và rồi Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ở Phi Luật Tân vào nửa đầu tháng 11.
Một tiến triển khích lệ là chiều hôm qua Hạ Viện Canada đã thông qua Luật Sergei Magnitsky (tên chính thức là Luật Công Lý cho Nạn Nhân của các Giới Chức Ngoại Quốc Tham Nhũng), với những biện pháp trừng phạt tương tự như Luật Magnitsky Toàn Cầu của Hoa Kỳ. Dự luật Sergei Magnistky sẽ được chuyển sang Thượng Viện Canada để biểu quyết lần cuối. Đầu năm nay Tổ chức Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam đã khởi xướng cuộc vận động trong cộng đồng người Việt ở Canada cho dự luật này. Cuối tháng 9 vừa qua, BPSOS đã chuyển danh sách các quan chức Việt Nam cho tổ chức này và một số tổ chức của cộng đồng Đông Âu và Bắc Âu ở Canada để sử dụng cho cuộc vận động.
BPSOS cũng đã chuyển 8 danh sách riêng của BPSOS và danh sách chung của liên minh 23 tổ chức cho chính phủ Estonia để kêu gọi áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh. Lệnh cấm nhập cảnh của Estonia có hiệu lực trên 26 quốc gia Âu Châu trong khối Shenghen.
Trên đây là một số diễn tiến về vận động Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu năm 2017. BPSOS đã bắt đầu tiến trình soạn thêm danh sách đề nghị trừng phạt để vận động trong năm 2018. Chúng tôi mong đón nhận thông tin từ các nguồn ở trong và ngoài Việt Nam. Xin gửi thông tin về: bpsos@bspos.org
Cũng trong năm 2018, BPSOS sẽ vận động áp dụng biện pháp trừng phạt bổ sung của Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Frank Wolf. Theo đó, không chỉ các giới chức chính quyền đàn áp tôn giáo bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ mà cả vợ, chồng, con của họ cũng bị cấm nhập cảnh và nếu đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất. Trong số 8 hồ sơ mà BPSOS dùng để lập danh sách đề nghị trừng phạt, hết 6 hồ sơ liên quan đến đàn áp tôn giáo.
Các danh sách đề nghị chế tài:
1) Hồ sơ Ms. Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng:
• Đại Tá Vũ Văn Lâu, Giám Đốc Công An Tỉnh Gia Lai
• Đại Tá Nguyễn Văn Long, Giám Đốc Công An TP Pleiku
• Trung Tá Nguyễn Đình Oánh, Công An trại giam T20, Tỉnh Gia Lai
• Thiếu Tá Hoàng Đức Giang, Công An nhà tù An Phước, Bình Dương
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-01-Global-Magnitsky-Act-Pastor-Nguyen-Cong-Chinh-Mrs.-Tran-Thi-Hong.pdf
2) Hồ sơ Nguyễn Bắc Truyển:
• Thiếu Tướng Nguyễn Minh Thuấn, Giám Đốc Công An Tỉnh Đồng Tháp
• Đại Tá Nguyễn Thanh Long, nguyên Trưởng Công An Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp
• Thượng Tá Lê Hoàng Dũng, Phó Công An Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-02-Global-Magnitsky-Act-Nguyen-Bac-Truyen-.pdf
3) Hồ sơ Tin Lành Tây Nguyên:
• Đại Tướng Trần Đại Quang, nguyên Bộ Trưởng Công An, nguyên Chủ Tịch Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng Sản Việt Nam
• Thượng Tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An, Chủ Tịch Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng Sản Việt Nam
• Đại Tá Nguyễn Công Văn, Giám Đốc Công An Tỉnh Kontum
• Đại Tá Vũ Tiến Điền, Phó Giám Đốc Công An Tỉnh Kontum
• Thiếu Tướng Trân Kỳ Rơi, Giám Đốc Công An Tỉnh Đắk Lắk
• Thiếu Tướng Võ Văn Đủ, Giám Đốc Công An Tỉnh Đắk Nông
• Ông Lê Diễn, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Nông
• Đại Tá Lương Ngọc Lếp, Phó Giám Đốc Công An Tỉnh Đắk Nông
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-03-Global-Magnitsky-Act-Central-Highland-Churches-03-16-2017.pdf
4) Hồ sơ Giáo Xứ Cồn Dầu:
• Huỳnh Đức Thơ, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân, nguyên Giám Đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Đà Nẵng
• Đại Tá Trần Mưu, Phó Giám Đốc Công An TP Đà Nẵng
• Đại Tá Lê Văn Tam, Giám Đốc Công An TP Đà Nẵng
• Đại Tá Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Công An Huyện Cẩm Lệ
• Ông Lê Quang Nam, Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP Đà Nẵng
• Ông Võ Văn Thương, nguyên Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
• Ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng
• Ông Nguyễn Điều, nguyên Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP Đà Nẵng
• Ông Nguyễn Văn Toàn, Bí Thư và Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Hoà Xuân
• Ông Lê Viết Lam, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Mặt Trời (Sun Group)
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-04-Global-Magnitsky-Act-Con-Dau-Parish-1.pdf
5) Hồ sơ Mà Văn Pá:
• Đại Tá Hầu Văn Lý, Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Hà Giang
• Ông Hoàng Văn Cương, Phó Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Hà Giang
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-05-Global-Magnitsky-Act-Ma-Van-Pa.pdf
6) Hồ sơ Blogger Tạ Phong Tần:
• Đại Tá Lê Hồng Hà, Phó Giám Đốc Công An TPHCM
• Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám Đốc Viện Kiểm Sát TPHCM
• Thượng tá Nguyễn Thị Can - Nguyên Phó Giám Thị Trại Giam số 5, Bộ Công An Tỉnh Thanh Hoá
• Thượng tá Nguyễn Thị Hương - Phó Giám Thị Trại Giam số 5, Bộ Công An Tỉnh Thanh Hoá
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-06-Global-Magnitsky-Act-Ta-Phong-Tan.pdf
7) Hồ sơ PGHH Nguyễn Hữu Tấn:
• Đại Tá Phạm Văn Ngân, Phó Giám Đốc Công An, Thủ Trưởng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Tỉnh Vĩnh Long
• Ông Trần Văn Rón, Bí Thư Tỉnh Vĩnh Long
• Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long
• Ông Trương Văn Sáu, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long
• Đại Tá Lê Văn Hoàng, Phó Thủ Trưởng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Tỉnh Vĩnh Long
• Đại Tá Phạm Văn Sum, Giám Thị Trại Tạm Giam Sở Công An Tỉnh Vĩnh Long
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-07-Global-Magnitsky-Act-Nguyen-Huu-Tan-06-16-17.pdf
8) Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh:
• Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam
• Ông Trần Quốc Vượng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
• Thượng Tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An
• Ông Trương Minh Tuấn, Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông
• Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại Sứ Việt Nam ở Đức
Hồ sơ đã nộp: http://dvov.org/wp-content/uploads/2017/01/BPSOS-08-Global-Magnitsky-Act-Trinh-Xuan-Thanh.pdf
Bài liên quan:
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: còn nhiều khả năng khai thác
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1243-2017-08-25-21-40-44.html
Công Bố Đợt 1 Danh Sách Đề Nghị Chế Tài Theo Luật Magnitsky Toàn Cầu
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1201-2017-04-03-01-58-05.html
Luật Magnitsky Toàn Cầu: BPSOS công bố danh sách đề nghị chế tài đợt 2
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1211-2017-04-27-02-10-13.html
BPSOS, ngày 3 tháng 10, 2017
http://machsongmedia.com
Tin tức từ Link ▼ * Nhấn vô hàng chữ trên đầu Video sẽ đến nguồn gốc Youtube.